Hướng dẫn chạy chương trình potx

23 304 0
Hướng dẫn chạy chương trình potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần một HƯỚNG DẪN CHẠY CHƯƠNG TRÌNH (Program Operation Manual) 1.1 SOẠN THẢO SỐ LIỆU 1.1.1 Soạn thảo số liệu mới (File>New) Nhấn phím "New" trong "File", các bảng sẽ hiện lên để nhập số liệu. Có thể ghi file khi mới soạn thảo được một phần số liệu. Các lần soạn thảo tiếp sau dùng chức năng "Open". Tên file số liệu có dạng *.abc, file hình vẽ (sơ đồ) có dạng *.vec. 1. Bảng "Số liệu nút" Hình 1.1 Bảng có 13 cột, mỗi nút tương ứng với số liệu cho trên 1 hàng. Nội dung các cột như sau: - ĐTT: Số hiệu đặc tính tĩnh phụ tải (có giá trị từ 0 đến 24). Số 0 được mặc định cho đặc tính cứng (P, Q không phụ thuộc U và f). Các giá trị khác 0 tương ứng với số hiệu ĐTT thiết lập trong bảng "Đặc tính phụ tải". Đặc tính tĩnh phụ tải được thiết lập (với số hiệu khác 0) khi cần xét đến ảnh hưởng của sự thay đổi phụ tải theo tần số và điện áp. - Nút số: Số hiệu nút trên sơ đồ. Các số hiệu nút cần không trùng nhau và cho đầy đủ trên sơ đồ. Hạn chế số hiệu nút với 5 chữ số trở xuống. - Uđm (kV): Điện áp định mức nút (lấy theo điện áp định mức của phần lưới có chứa nút). - Tên nút (tối đa 30 ký tự): để phân biệt các nút bằng tên gọi (không có ý nghĩa tính toán). Có thể bỏ trống ô này. - Ptải (MW), Qtải (MVAr): Công suất phụ tải nhận từ nút. Dấu dương theo hướng công suất lấy ra từ nút (phụ tải tiêu thụ). Nút trung gian cần cho các công suất này bằng 0. - Pphát (MW), Qphát (MVAr): Công suất nguồn tại nút, dấu dương tương ứng với hướng công suất bơm vào nút. Nếu nút không có máy phát thì các cột này cho giá trị 0. Nút có thể đồng thời có tải và nguồn. Máy bù là nguồn thuần kháng. - Umod (kV): điện áp giữ của nguồn. Cần cho khi nút có nguồn giữ điện áp. - Qmin (MVAr), Qmax(MVAr): phạm vi điều chỉnh CSPK của nguồn. Cần phân biệt các loại nút nguồn khi cho số liệu về chúng (xem thêm phần Hướng dẫn sử dụng chương trình). Có các loại nguồn sau: + Nguồn phát PV, giữ điện áp trong phạp vi có thể phát của CSPK: cần cho Pphát và Umod. Khi đó cần cho thêm giá trị Qmin, Qmax (với Qmin < Qmax). Số liệu cột Qphát khi đó không có ý nghĩa tính toán. + Nguồn phát PQ, giữ CSPK phát không đổi: cần cho Pphát, Qphát. Khi này cần cho Qmin = Qmax = Qphát. Số liệu cột Umod không có ý nghĩa tính toán. 2. Bảng "Nút MBA đ/c dưới tải": Cũng là bảng thông tin nút, nhằm bổ sung thông tin cho các nút có MBA điều chỉnh dưới tải. Đó là các nút giữ được điện áp thanh cái hạ áp của trạm không thay đổi trong phạm vi điều chỉnh điện áp (vùng đ/c U) của MBA. Nếu số liệu nút được cho cả ở bảng "Số liệu nút" thì thông tin ở bảng "Nút MBA đ/c dưới tải" được ưu tiên sử dụng. 3. Bảng "LPP" : cũng là bảng thông tin nút, nhưng cho ở đơn vị kW, kVar, nhằm thuận tiện cho việc vào số liệu tính toán lưới phân phối điện công suất rất bé. Nút đã cho thông tin trong bảng này thì không được cho lại trong bảng Số liệu nút. Cùng một sơ đồ, thông tin nút có thể cho ở 1 trong 3 bảng thông tin nút nói trên. 4. Bảng "Đường dây": Hình 1.2 Bảng này để nhập thông tin các đường dây tải điện, trừ các đường dây siêu cao áp. + N: thể hiện trạng thái đường dây (đang làm việc: "-", bị cắt : "x' ). + Nút đầu, Nút cuối, l(km), Ro(Ohm/km), Xo(Ohm/km), Bo(μS/km) lần lượt là: số hiệu nút đầu, nút cuối, chiều dài, điện trở, điện kháng, dung dẫn của một km đường dây trong các đơn vị tương ứng. + Tên nút đầu, Tên nút cuối: không cần cho, máy sẽ tự động chuyển thông tin (khi đã có) từ bảng "Số liệu nút". + Dòng cực đại: nhập giới hạn dòng điện theo điều kiện phát nóng. Mục đích để tính hệ số mang tải và hiển thị mầu trên sơ đồ cho nhánh đường dây. Số liệu này chỉ ảnh hưởng đến khả năng hiển thị mầu trên đồ thị (khi quan tâm). 5. Bảng "ĐDSCA": Hình 1.3 Bảng này để nhập số liệu của các đường dây siêu cao áp (ĐDSCA). Các số liệu được nhập hoàn toàn tượng tự như các đường dây thường (cao và hạ áp), tuy nhiên sẽ được tính toán theo đúng mô hình các ĐDSCA (xem Hướng dẫn ứng dụng chương trình). Hai phía của ĐDSCA (nút 1 và nút 2) có thể có kháng điện bù ngang (Shunt Reactor). Nếu có, có thể nhập số liệu trực tiếp trong bảng này bằng cách cho công suất (MVAr) và điện áp định mức (kV) của mỗi kháng. Nếu không cho số liệu trong bảng này, các kháng còn có thể cho riêng trong bảng SVC, kháng, tụ bù. 6. Bảng "Nhánh MBA" : Để nhập số liệu các nhánh MBA. Hình 1.4 + MBA: để lựa chọn loại (2 cuộn dây, 3 cuộn dây-hoặc tự ngẫu). + N: trạng thái hiện hành (làm việc: "-", bị cắt ra: "x"). + Nút cao, Nút trung, Nút hạ: số hiệu nút thanh cái các phía của MBA. + Nút giữa: số hiệu nút cần được đánh số thêm trong mô hình MBA 3 cuộn dây hoặc tự ngẫu, thực chất là đánh số cho điểm tâm của sơ đồ thay thế hình sao của các MBA 3 cuộn dây (tự ngẫu). Chú ý, điện áp định mức của nút này được lấy theo phía cao áp. + Đầu phân áp: nhập điện áp điều chỉnh (lệch khỏi định mức) tính bằng % khi vận hành ở các đầu phân áp khác định mức. Ví dụ MBA có các nấc điều chỉnh tương ứng 2,5%, đang đặt thấp 2 nấc so với định mức thì "Đầu phân áp" cần được cho bằng % là : -5% = -2 x 2,5%. + Số hiệu MBA: là thông tin quan trọng để nhận thông số MBA đưa vào tính toán. Khi cho một số nguyên vào cột này tương đương với việc xác định máy biến áp ở nhánh đang xét có thông số như MBA cho trong bảng "Thông số máy biến áp" với số hiệu tương ứng. + Tên nút cao, Tên nút trung, Tên nút hạ: không cần cho, sẽ được chuyển sang từ các bảng thông tin nút. 7. Bảng "Thông số MBA": Để nhập thông số của các MBA có trong sơ đồ. Hình 1.5 Mỗi MBA có các thông số nằm trên một hàng. + MBA: để lựa chọn MBA (2 cuộn dây, 3 cuộn dây-hoặc tự ngẫu). + Số hiệu MBA: cần nhập không trùng nhau. Các số hiệu này sẽ được chọn khi thiết lập bảng thông tin "Nhánh MBA" do đó cần giữ cố định. Mỗi khi sửa chữa số hiệu MBA trong bảng này sẽ ảnh hưởng đến thông tin các nhánh MBA. + Các cột còn lại: tương ứng với các ký hiệu quen biết về thông số MBA. 8. Bảng "Nhánh chuẩn": Hình 1.6 Nhánh chuẩn là khái niệm nhánh cơ bản dùng trong mô hình lưới điện (xem Hướng dẫn ứng dụng chương trình). Mọi phần tử đều có thể mô tả bởi một hay một số nhánh chuẩn trong sơ đồ thay thế tính toán và nhập số liệu theo bảng này. Tuy nhiên, để thuận tiện cho người sử dụng các đường dây, ĐDSCA, các MBA được mô tả trong các bảng riêng, máy sẽ tự động tính thông số cho các nhánh và sơ đồ thay thế. Các phần tử còn lại cần tính và nhập số liệu theo nhánh chuẩn (ví dụ tụ bù dọc). + N: trạng thái của nhánh (làm việc: "-", bị cắt ra: "x"). + Nút đầu, Nút cuối: Số hiệu nút đầu nút cuối của nhánh. Không phân biệt thứ tự đầu, cuối. Với nhánh nối đất, nút "đất" cần lấy số hiệu 0. + R(G) và X(B): là phần thực và phần ảo của tổng trở (dẫn) của nhánh chuẩn. Các nhánh chuẩn không nối đất cần được cho theo điện trở R, điện kháng X với đơn vị tính là Ω. Mọi nhánh chuẩn nối đất đều phải được cho bằng tổng dẫn. Đơn vị tính tổng dẫn luôn phải là μS (10 -6 1/Ω). Tổng dẫn cảm kháng nối đất mang dấu dương, dung dẫn nối đất mang dấu âm. + K1 và K2: là phần thực và phần ảo của hệ số biến áp phức. Với nhánh không biến áp có thể cho K1 = 1; K2 = 0 hay cho K1=0; K2 =0 (như nhau đối với chương trình). + Tên nút: không cần cho, sẽ được chuyển sang từ bảng "Số liệu nút". 8. Bảng "Đặc tính phụ tải" Hình 1.7 Bảng này cho phép thiết lập 24 dạng đặc tính tĩnh khác nhau của phụ tải nút. Các đặc tính tĩnh được tiệm cận theo cùng biểu thức, chỉ khác nhau bởi các hệ số. Biểu thức chung: . f ff f; U UU U );f.dd](U.bU.bb[Q)f,U(Q );f.cc](U.aU.aa[P)f,U(P 0 0 * 0 0 * *10 2 *2*100 *10 2 *2*100 − =Δ − =Δ Δ+Δ+Δ+= Δ+Δ+Δ+= Các trị số P 0 , Q 0 - là công suất cho tương ứng với điện áp và tần số U 0 , f 0 . Các hệ số cần thỏa mãn điều kiện: a 0 +a 1 +a 2 =1; b 0 +b 1 +b 2 =1; c 0 +c 1 =1; d 0 +d 1 =1. + Dạng đặc tính: đánh số hiệu cho đặc tính (từ 1 đến 24). Số hiệu này sẽ được chọn cho cột ĐTT trong các bảng thông tin nút. Số hiệu 0, được mặc định cho đặc tính cứng (không thiết lập trong bảng), tương ứng với: a 0 =1; b 0 =1; c 0 =1; d 0 =1, trong khi các hệ số còn lại đều bằng 0. Vì c 0 +c 1 =1; d 0 +d 1 =1 nên trong bảng chỉ cần cho c 1 và d 1 . 9. Bảng "Làm biến thiên chế độ" Chương trình có chức năng tính liên tiếp nhiều chế độ theo những kịch bản khác nhau về biến thiên thông số. Bảng này cho phép thiết lập các kịch bản theo ý muốn. Bảng còn được sử dụng trong các chức năng phân tích ổn định (xem Hướng dẫn ứng dụng chương trình). Các thông số biến thiên được phân biệt theo mã (code), bao gồm các thông số của nút như trong hình 1.8. Để nhìn bảng này chỉ cần nhắp đúp (chuột trái) ở trang đang soạn thảo (bảng Làm biến thiên chế độ), tắt đi bằng nhấn "x". + Nút: số hiệu nút có thông số làm biên thiên. + code: nhập mã thông số. Có thể nhập trực tiếp, hoặc nhắp đúp bào hàng trong trong bảng mã. Mã sẽ tự động gán vào vị trí con trỏ ở bảng ngoài. + Xmin, Xmax: giới hạn 2 phía của phạm vi làm biên thiên thông số. Chú ý, trị số thông số ở chế độ đầu cần nằm giữa 2 gia trị trên. + Delta X: bước thay đổi thông số, có thể âm (lùi) hoặc dương (tiến). Có thể làm biến thiên một hay đồng thời nhiều thông số ở nhiều nút khác nhau tương ứng với các "kịch bản" làm biến thiên thông số. Khi có nhiều thông số biến thiên chỉ cần nhập số liệu liên tiếp theo các hàng. Bước biến thiên thông số (DeltaX) có thể hoàn toàn khác nhau. Giới hạn làm biến thiên mỗi thông số cũng có thể tùy ý. Kết thúc các hàng (tương ứng với 1 kịch bản) cần cho thêm một hàng toàn số 0, trừ cột đầu tiên của hàng này (ứng với cột "nút") cho giá trị yêu cầu về độ chính xác khi tìm giới hạn ổn định. Trị số này cho dưới dạng thập phân nhỏ hơn 1, biểu thị sai số cho phép giữa thông số ở bước cuối cùng so với giới hạn mất ổn định. Nếu cho gia trị 0 ở cột này tương ứng với lấy sai số mặc định là 0,25DeltaX. Nếu cho 0,5 tương ứng chọn sai số cho phép bằng nửa bước DeltaX. Hình 1.8 Chú thích về kịch bản làm biến thiên thông số: - Khi thông số thay đổi, nếu đến giới hạn mất ổn định hệ thống, quá trình tính toán sẽ dừng và in kết quả. - Nếu chưa đến giới hạn mất ổn định nhưng hết giới hạn của một thông số nào đó thì thông số đó lấy giá trị cuối cùng làm thông số tính toán ở bước tiếp theo. Các thông số còn lại tiếp tục thay đổi. Quá trình chỉ dừng lại khi tất cả các thông số đã đến giới hạn. - Kết quả tính toán chế độ được in đầy đủ hoặc in tóm tắt (chọn lọc) tùy thuộc lựa chọn trong bảng "Tùy chọn". - Có thể thực hiện liên tiếp 2 hay nhiều kịch bản. Khi đó các kịch bản được phân biệt bằng cách cho thêm 1 hàng toàn số 0 (sau bước cho sai số cũng gồm hầu hết là số 0). 10. Bảng "SVC, Kháng, Tụ bù": Hình 1.9 Bảng này dành riêng cho thông số SVC, kháng điện bù ngang, tụ bù tĩnh. + Với SVC: Nhập tên nút có thanh cái nối với SVC. Trị số Qmin, Qmax là giới hạn điều chỉnh có dấu bất kỳ nhưng cần thỏa mãn Qmin < Qmax . Cần nhập thêm 3 số hiệu nút (Nut-F, Nút-C, Nut-X) giúp cho mô hình nội bộ SVC (chọn số bất kỳ, chỉ cần không trùng với số hiệu các nút khác). + Với kháng bù ngang cố định: cần nhập Qmin = Qmax = Q Kđm (công suất định mức) và U 0 = U đm của kháng. Không cần nhập thêm số hiệu Nut-F, Nút-C, Nut-X. + Với Tụ bù tĩnh: nhập Qmin = Qmax = Q Cđm (công suất định mức) và U 0 = U đm của tụ. Không cần nhập thêm số hiệu Nut-F, Nút-C, Nut-X. 11. Bảng "Các lựa chọn": Hình 1.10 + Tần số: mặc định 50 (với lưới 50 hez). Giá trị này được sử dụng giữ tần số hệ thống khi lựa chọn tính CĐXL và CĐQĐ với tần số đã cho (có nhà máy điều tần). Khi tính với tần số hệ thống thay đổi, trị số cho trong ô này được sử dụng làm trị số đặt f 0 của đặc tính tĩnh. + Nút cân bằng: là số hiệu nút thanh cái của hệ thống công suất vô cùng lớn hoặc của nhà máy điều tần (khi tính chế độ với tần số đã cho). Khi tính với chế độ tần số thay đổi, nút cân bằng có ý nghĩa là "nút cơ sở" (có góc pha bằng 0) để tính góc pha tương đối của các nút. Khi đó có thể chọn nút bất kỳ (xem Hướng dẫn ứng dụng chương trình). [...]... thiết bị tự động điều chỉnh tốc độ quay tua bin (TĐT) và tự động điều chỉnh kích từ (TĐK) các máy phát (xem Hướng dẫn ứng dụng chương trình) 13 Bảng "Thông số bù": cần sử dụng khi tính toán phân tích hiệu quả bù và lựa chọn tối ưu vị trí và dung lượng bù trong lưới điện (xem Hướng dẫn ứng dụng chương trình) 1.1.2 Làm việc với file cũ (File>Open) Sử dụng chức năng "Open" trong "File" để mở file số liệu cũ... nút Giá trị trong cột X0 là tọa độ điểm xuất phát quá trình làm biến thiên thông số: chính là vị trí Pt, Qt ở CĐXL đầu (không cần nhập vào, chương trình tự in vào theo giá trị đã có) Cột X0' là các giá trị tọa độ mới cần nhập khi cần thay đổi chế độ đầu (có thể bỏ trống) Sau khi cho đầy đủ các thông số trong bảng "Làm biến thiên chế độ", chạy chương trình (run>calculate steady-state) sẽ nhận được file... điểm trên biên giới miền ổn định Dùng phần mềm Exel để vẽ miền (hoặc chương trình khác) Bảng "Làm biến thiên chế độ" Hình 2.7 Miền ổn định (nút tải 5) xây dựng trên Exel Thực chất cách xây dựng miền ổn định là tìm giới hạn theo các hướng khác nhau Mỗi hướng xác định được một điểm giới hạn Cột N1-to-N2 cho giới hạn góc của các đường chỉ hướng làm biến thiên thông số Các góc sẽ được tính là: từ ( N1 + 0,5)... NĂNG CHẠY CHƯƠNG TRÌNH (RUN) 1.2.1 Tính chế độ xác lập (Run > Calculate steady-state) Có thể thực hiện sau khi soạn thảo xong số liệu hoặc mở file số liệu cũ, các thông tin đã được nạp trong bộ nhớ Chức năng này cho phép tính CĐXL với thông số đã cho hoặc hàng loạt chế độ bằng cách làm biến thiên thông số Khi tính một chế độ, kết quả có thể in ra dưới dạng số hoặc dưới dạng sơ đồ Khi tính CĐXL bằng chương. .. Tính hệ số dự trữ ổn định hệ thống (Estimate Stability) Chức năng này cho phép đánh giá mức độ ổn định của HTĐ tương ứng với trạng thái đang tính toán thông qua hệ số dự trữ ổn định (xem Hướng dẫn ứng dụng chương trình) Số liệu cần đưa vào giống như khi tính CĐXL, chỉ cần nhấn phím "Estimate Stability" Kết quả đưa ra dưới dạng text gồm hệ số dự trữ ổn định hệ thống ứng với kịch bản điển hình và hệ... quá trình nhập số liệu Có thể vẽ đầy đủ sơ đồ hay chỉ một phần cần quan tâm Nếu không vẽ sơ đồ chương trình vẫn tính toán bình thường nhưng kết quả chỉ có thể in ra dưới dạng text Sơ đồ có những ý nghĩa ứng dụng sau: - In kết quả ra dưới dạng sơ đồ Bên cạnh các nút có thể in ra các số liệu quan tâm như: điện áp nút, góc pha, công suất tải và nguồn Bên cạnh nhánh đường dây có thể in ra công suất chạy. .. mở 2 file cùng tên vì đã mặc định là tương thích Nếu có sửa chữa và dùng lệnh "save" thì mọi thay đổi trong 2 file cùng tên đều được ghi lại Chú ý nếu không ghi mà thoát khỏi chương trình thì các file vẫn không thay đổi (chương trình không nhắc) Nếu file sơ đồ đã có kết quả, lệnh "save" sẽ ghi đè sơ đồ có kết quả lên file cũ Nên lưu một file hình vẽ không có kết quả (toàn số 0) để đọc vào lại khi cần... và N2 để có đủ số điểm cho đường cong mong muốn Có khi phải thay đổi cả X0 thành X0' (ví dụ, lúc X0 quá gần biên giới) ========================================================== Phần hai HƯỚNG DẪN ỨNG DỤNG CHƯƠNG TRÌNH (Progarm Application Guide) ... để định vị vị trí in Ví dụ nút 5 trên hình 2.2 có 4 dãy số 0 được tạo và đưa vào các vị trí cạnh thanh cái (để in U và δ) và phía dưới mũi tên (để in Pt và Qt) Sau khi gán thuộc tính thì mỗi lần chạy chương trình chúng sẽ được cập nhất bằng các kết quả (Nếu nhấn phím "Reset" chúng trở thành các số 0 ban đầu, kết quả đã được xóa hết) Tương tự, các nhánh đường dây có thể có các loại số liệu kết quả: P1,... đến ảnh hưởng tần số trong quá trình làm biên thiên chế độ - Xác định ổn định: mặc định "có" Chỉ chọn "không" trong trường hợp muốn nghiên cứu tìm kiếm các điểm cân bằng không ổn định - Hiểu chỉnh phương pháp lặp: mặc định chọn "bậc 2" Chỉ chọn khác đi khi cần thử thay đổi nhằm tìm kiếm hội tụ - Kiểm tra thông tin vào: chọn "có" để phát hiện sai sót số liệu vào Chương trình có chức năng tự phát hiện . (xem Hướng dẫn ứng dụng chương trình) . 13. Bảng "Thông số bù": cần sử dụng khi tính toán phân tích hiệu quả bù và lựa chọn tối ưu vị trí và dung lượng bù trong lưới điện (xem Hướng dẫn. Phần một HƯỚNG DẪN CHẠY CHƯƠNG TRÌNH (Program Operation Manual) 1.1 SOẠN THẢO SỐ LIỆU 1.1.1 Soạn thảo số liệu mới. thường (cao và hạ áp), tuy nhiên sẽ được tính toán theo đúng mô hình các ĐDSCA (xem Hướng dẫn ứng dụng chương trình) . Hai phía của ĐDSCA (nút 1 và nút 2) có thể có kháng điện bù ngang (Shunt

Ngày đăng: 05/08/2014, 09:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan