Báo cáo nghiên cứu khoa học: "BÀN VỀ KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM NGHỀ LUẬT SƯ " doc

32 765 0
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "BÀN VỀ KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM NGHỀ LUẬT SƯ " doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀN VỀ KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM NGHỀ LUẬT SƯ PHAN TRUNG HOÀI Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh 1. Khái niệm nghề luật sư: 1.1- Quan niệm hoạt động luật sư như một nghề nghiệp trong xã hội không phải đã được thừa nhận trong hệ thống pháp luật thực định ở nước ta trong suốt một thời gian dài cho đến trước thời điểm ban hành Pháp lệnh luật sư năm 2001. Thực tế này có căn nguyên về mặt lịch sử và từ quan niệm chung của xã hội, nhất là khi nước ta trải qua một quá trình lịch sử dài lâu đấu tranh giành độc lập dân tộc. Về mặt khoa học, khái niệm nghề luật nói chung và nghề luật sư nói riêng chưa xuất hiện phổ biến trong các tác phẩm khoa học pháp lý, trong các văn bản pháp quy và đời sống xã hội. Thực tế, khi đánh giá cả một quá trình lịch sử, thời gian gần đây có ý kiến nhận định ở Việt Nam, nghề luật cũng được coi trọng, nhất là từ sau năm 1945 và hệ thống văn bản về nghề và hành nghề luật đã tương đối hoàn chỉnh1. Ý kiến này tuy có cơ sở lịch sử của nó, nhưng chưa phản ánh được bản chất và nội hàm hoàn chỉnh của khái niệm nghề luật sư. Chỉ vào cuối năm 2001, khi ban hành Pháp lệnh luật sư mới, Trường Đào tạo các chức danh tư pháp thuộc Bộ Tư pháp mới mở khóa đầu tiên chính thức đào tạo luật sư. Khi bàn tới khái niệm nghề luật sư, về phương diện lý luận, cần đặt nó trong bối cảnh so với các nghề nghiệp khác của xã hội, các giá trị, chuẩn mực nghề nghiệp và vị trí, vai trò của nó trong sự phát triển của xã hội. Có ý kiến quan niệm việc hành xử chức năng luật sư như là một thiên chức (mission) hơn là một nghề nghiệp (profession) để mưu sống. Trên một bình diện khác, có tác giả cho rằng chưa có sự chính xác về mặt ngôn ngữ khi sử dụng cụm từ “nghề luật sư” hay “nghề nghiệp luật sư” và “hành nghề luật sư”, vì “luật sư” là một danh từ chỉ người, chứ không phải dùng để chỉ một nghề (trong tiếng Anh người ta dùng “lawyer” để chỉ luật sư và “practice law” để chỉ hành nghề luật). Tuy nhiên, theo tác giả, việc sử dụng cụm từ nói trên là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và phù hợp với Pháp lệnh luật sư năm 20012. Hoạt động luật sư trong cơ chế thị trường được coi là một loại hình dịch vụ nghề nghiệp, được điều chỉnh bằng các đạo luật về hành nghề luật sư và các luật lệ về kinh doanh. Tuy nhiên, giữa các nước theo hệ thống tập quán pháp và các nước theo hệ thống luật thành văn có những điểm khác nhau trong quan niệm về nghề luật sư. Các nước theo tập quán pháp coi nghề luật sư là một nghề kinh doanh, nhưng thuộc loại hình kinh doanh đặc biệt; còn các nước theo hệ thống luật thành văn nhìn chung coi hoạt động luật sư là một trong những nghề tự do (luật sư, công chứng, kiểm toán, bác sỹ, kiến trúc sư…)3. Ngày nay, theo một quan điểm được đa số các nhà nghiên cứu pháp luật ủng hộ, “có đầy đủ lý do để khẳng định rằng luật sư là một nghề cao quý trong xã hội và càng được tôn vinh trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, phấn đấu xây dựng xã hội công bằng, dân chủ văn minh”4. Tuy nhiên, xác định hoạt động luật sư như là một nghề cao quý không thể thiếu trong xã hội và cơ chế pháp lý điều chỉnh hoạt động nghề nghiệp này như thế nào vẫn đang là những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp lý cần nghiên cứu thấu đáo nhằm đưa ra các giải pháp cho sự hoàn thiện và phát triển của nghề luật sư. Trước hết, hiện nay trong một số văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước, hoạt động luật sư được coi là hoạt động “bổ trợ tư pháp” . Quan niệm này xuất phát từ thực tiễn là hành nghề của luật sư thường gắn rất chặt với hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử của Tòa án. Vì thế, tổ chức nghề nghiệp của luật sư (Đoàn, Hội luật sư) thường được thành lập trong phạm vi thẩm quyền tài phán của một Tòa án địa phương theo công thức: Tòa án địa phương/ Đoàn luật sư địa phương/ luật sư địa phương. Cũng vì lý do đó mà nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã coi luật sư là một hoạt động “bổ trợ tư pháp”5. Trong hệ thống các quy định pháp luật về tố tụng, luật sư được xác định là “người tham gia tố tụng”, có địa vị pháp lý hoàn toàn khác so với những người tiến hành tố tụng. Trong khi đó, xét về bản chất thì chức năng bào chữa tồn tại độc lập và đối trọng với chức năng công tố như là một tất yếu khách quan tự thân của tranh tụng hình sự. Xét ở một bình diện khác, một quan điểm rất đáng chú ý là trong luật tố tụng hình sự thực định hiện hành, chức năng bào chữa không chỉ thuộc về bên bào chữa mà còn thuộc về cả bên buộc tội và cơ quan xét xử nữa6. Vì thế, xếp hoạt động luật sư vào khuôn khổ của các hoạt động “bổ trợ tư pháp” vô hình trung đã làm giảm nhẹ đi ý nghĩa sâu xa và các giá trị xã hội mà hoạt động này mang lại cho sự phát triển của dân chủ nói chung và hoạt động tư pháp nói riêng. Thực tế cho thấy khi giải quyết tranh chấp giữa cá nhân và cá nhân hay giữa cá nhân với cơ quan Nhà nước, hầu hết các nước trên thế giới đều có thành lập 3 định chế: Một là công tố nghiêng về buộc tội; hai là ngọn đèn khách quan soi sáng sự thật dưới mọi khía cạnh để cho cơ quan xét xử thực hành thiên chức của mình một cách công bằng. Định chế thứ ba bắt buộc phải là định chế luật sư, độc lập với cơ quan buộc tội và cơ quan xét xử. Tính chất độc lập này không thể chỉ giới hạn trong phạm vi tranh tụng tại phiên tòa, mà còn mở rộng đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngay như ở Nhật Bản, một nước châu Á, chỉ đến 5 năm gần đây, trong nhận thức của giới tư pháp đã bắt đầu có những cải cách thật sự khi xác định luật sư là một chức danh tư pháp và chế định về luật sư được coi là một trong ba chiếc cánh nâng đỡ nền tư pháp Nhật Bản. Trong điều kiện phát triển của xã hội hiện nay và yêu cầu của chiến lược cải cách tư pháp, một điều dễ nhận thấy là luật sư đã được nhìn nhận như là một chủ thể độc lập và quan trọng trong quá trình tranh tụng, là những người hành nghề chuyên nghiệp về pháp luật. Theo các quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001, họ còn được đào tạo nghề nghiệp và phải qua kỳ thi và thời gian tập sự mới được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Xét về vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội, họ còn có sứ mạng bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm việc thực thi pháp luật được đúng đắn, bảo vệ công bằng và chính nghĩa. Có thể khẳng định rằng, giá trị của hoạt động nghề nghiệp luật sư không khác gì với những người làm công tác giám sát và thực thi pháp luật khác. Nếu như chúng ta đưa ra các tiêu chí như luật sư không được coi là “công chức”, hay họ không phải là người được Nhà nước trả lương và các khoản bảo hiểm xã hội khác, hoặc bản chất nghề nghiệp không tạo ra cho họ thứ “quyền lực” mà các nhân viên điều tra, kiểm sát viên hay thẩm phán đã có để làm căn cứ phân biệt tính chất nghề nghiệp luật sư thì hoàn toàn không đúng cả về phương diện lý luận và thực tiễn. 1.2- Về mặt ngữ nghĩa, khái niệm nghề luật sư bao gồm hai cụm từ: Nghề với tính chất là một nghề nghiệp và luật sư chỉ những người đủ điều kiện hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật về luật sư. Theo Từ điển tiếng Việt, nghề là “công việc chuyên làm theo sự phân công của xã hội” hoặc hiểu theo nghĩa thứ hai là “thành thạo trong một công việc nào đó”. Nghề nghiệp được hiểu là “nghề nói chung”, còn nghề tự do có nghĩa là “nghề tự mình làm để sinh sống, không thuộc tổ chức, cơ quan nào7. Nếu theo giải thích của Từ điển tiếng Việt nêu trên, cách hiểu nghề luật sư như một nghề tự do lại không hoàn toàn phản ánh đầy đủ bản chất và đặc trưng của nghề nghiệp này. Luật sư hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật và cùng với việc được cấp chứng chỉ hành nghề, phải đăng ký hoạt động trong một tổ chức hành nghề luật sư nhất định và sinh hoạt trong một tổ chức xã hội nghề nghiệp nhất định nơi địa phương mình cư ngụ. Mặt khác, khái niệm “nghề tự do” nói trên mới đặt nặng khía cạnh “kiếm sống” mà không bao hàm được vị trí, vai trò của nghề nghiệp trong sự phát triển của xã hội. Trong luật thực định của một số nước, luật sư được coi là một chủ thể độc lập trong hoạt động tư pháp, nhưng họ quan niệm tính chất của nghề nghiệp là tự do. Theo quan điểm của chúng tôi, hiện nay về mặt lý luận, chúng ta chưa làm rõ được tính chất “tự do” của nghề nghiệp và luật sư là người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, bởi đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nói tới tính chất là nói tới thuộc tính cơ bản của một sự vật, trong trường hợp này, luật sư là chủ thể độc lập trong hoạt động tư pháp, là người thực thi và truyền bá pháp luật của Nhà nước nên không thể nói tính chất của nghề nghiệp này là nghề tự do. Tính chất độc lập cần phải được coi là thuộc tính của nghề nghiệp luật sư, còn nói tới tự do là nói tới phương thức hành nghề tự do của luật sư, như có thời gian và không gian hoạt động tự do, có quyền tự do lựa chọn khách hàng, không bị những hạn chế, bó buộc như một công chức Nhà nước. Từ những phân tích, kiến giải nêu trên, lần đầu tiên chúng tôi khái quát hóa và định nghĩa khái niệm nghề luật sư như sau: “Nghề luật sư là một nghề luật, trong đó các luật sư bằng kiến thức pháp luật của mình, độc lập thực hiện các hoạt động tư vấn pháp lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp, nhằm mục đích phụng sự công lý, góp phần [...]... pháp chế và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa” 2- Đặc điểm của nghề luật sư: Nghề luật sư rất chú ý đến vai trò cá nhân, uy tín nghề nghiệp của luật sư và phương thức tự do trong hành nghề luật sư Nhiều ý kiến quan niệm nghề luật sư có những điểm tương đồng với nghề bác sỹ Nghề luật sư cần có kiến thức pháp luật, thông thạo nghề nghiệp để chăm sóc những “con bệnh pháp luật của... về mặt pháp lý 2.4- Nghề luật sư hoạt động dựa trên pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp Cũng như bất cứ hoạt động nghề nghiệp nào khác, nền tảng hoạt động của nghề luật sư phải dựa trên pháp luật và các quy chế trách nhiệm nghề nghiệp Pháp luật về luật sư được coi là hệ thống các quy phạm pháp luật xác định vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội, quy định các quyền và nghĩa vụ của luật sư. .. pháp ở thượng tầng kiến trúc và các quan niệm mang tính phổ biến được hình thành trong lịch sử thế giới và ở Việt Nam Theo quan niệm đó, có thể xem xét các đặc điểm của nghề luật sư trên các bình diện sau đây: 2.1- Nghề luật sư trước hết là một nghề luật: Nói nghề luật sư là một nghề luật trước hết nhằm để phân biệt với các nghề khác trong xã hội Như vậy, nói tới nghề luật là nói tới công việc chuyên... Lộc, Về Pháp lệnh Luật sư năm 2001, Số chuyên đề về Pháp lệnh Luật sư năm 2001, Bộ Tư pháp và Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tr 6 5 TS Hà Hùng Cường, Pháp lệnh luật sư năm 2001 với việc đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới, Số chuyên đề về Pháp lệnh Luật sư năm 2001, Sđd, tr 23 6 TS Phạm Hồng Hải, Về chức năng bào chữa trong tố tụng hình sự, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, ... cầu về dịch vụ pháp lý một cách trung thực và lựa chọn được hình thức dịch vụ thích hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình 2.5- Nghề luật sư là bất khả kiêm nhiệm: Thông lệ hành nghề luật sư trên thế giới là bất khả kiêm nhiệm Tuy nhiên, do đặc điểm lịch sử của đất nước và quá trình hình thành nghề luật sư ở Việt Nam, nên trong một thời gian khá dài sau giải phóng, pháp luật về luật sư vẫn... của đội ngũ luật sư Việt Nam trên trường quốc tế 1 TS Phan Hữu Thư, Nghề và nghề luật, Đặc san Nghề luật, Trường Đào tạo các chức danh tư pháp, Số 1/2001, tr 4 2 TS Hà Hùng Cường, Pháp lệnh về hành nghề luật sư ở Việt Nam, Bài giảng vào ngày 26-6-2002 tại Khóa I Lớp đào tạo nguồn luật sư các tỉnh phía Nam tổ chức tại TPHCM 3 Trường Đào tạo các chức danh tư pháp, Kỹ năng hành nghề luật sư, tập I, Nhà... hoạt động nghề nghiệp và những tác động của hành vi ứng xử của luật sư trong cuộc sống riêng có thể làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của luật sư Tuy đối tượng và phạm vi điều chỉnh của pháp luật và quy chế trách nhiệm nghề nghiệp luật sư có khác nhau, nhưng giữa chúng có mối liên hệ mật thiết và chi phối lẫn nhau Pháp luật về luật sư có tác dụng như “hành lang”, “khuôn mẫu chung” cho luật sư hoạt động... bị cáo mà mình đã nhận trách nhiệm bào chữa Tính không chuyên nghiệp trong hoạt động luật sư về phương diện này còn làm cho người cần hỗ trợ về pháp lý, bị can, bị cáo cảm thấy không tin tưởng vào sự tận tâm của luật sư, các cơ quan tiến hành tố tụng vì thế mà có đánh giá không tốt về hoạt động nghề nghiệp luật sư, giảm thiểu vai trò luật sư trong đời sống xã hội Bất khả kiêm nhiệm như một đặc điểm. .. ty luật hợp danh được thuê luật sư nước ngoài, hợp tác với tổ chức luật sư nước ngoài theo quy định của pháp luật về hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam; đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ Nghị định số 94/2001/NĐ-CP ngày 12-12-2001 của Chính phủ đã quy định chi tiết các điều kiện mà tổ chức hành nghề luật sư được đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài, cũng như cử luật sư. .. mình về phương diện pháp lý, nhưng nhiều trường hợp, số phận của khách hàng lại không phụ thuộc vào sự trợ giúp của luật sư, mà chịu sự định đoạt của pháp luật Đã có một số tác giả đề cập đến các đặc trưng của nghề luật nói chung, nhưng đối với nghề luật sư, việc xác định các đặc điểm riêng có cần phải xuất phát từ bản chất, vị trí, vai trò của nghề luật sư trong toàn bộ các định chế chính trị và tư . BÀN VỀ KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM NGHỀ LUẬT SƯ PHAN TRUNG HOÀI Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh 1. Khái niệm nghề luật sư: 1.1- Quan niệm hoạt động luật sư như một nghề nghiệp trong. 2- Đặc điểm của nghề luật sư: Nghề luật sư rất chú ý đến vai trò cá nhân, uy tín nghề nghiệp của luật sư và phương thức tự do trong hành nghề luật sư . Nhiều ý kiến quan niệm nghề luật sư. trên, lần đầu tiên chúng tôi khái quát hóa và định nghĩa khái niệm nghề luật sư như sau: Nghề luật sư là một nghề luật, trong đó các luật sư bằng kiến thức pháp luật của mình, độc lập thực

Ngày đăng: 05/08/2014, 09:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan