Đề cương thi tuyển công chức Vĩnh Phúc 2014 môn TIẾNG VIỆT

6 1.6K 9
Đề cương thi tuyển công chức Vĩnh Phúc 2014 môn TIẾNG VIỆT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND TỈNH VĨNH PHÚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHO THÍ SINH DỰ TUYỂN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC NĂM 2014 MÔN: TIẾNG VIỆT PHẦN I: NỘI DUNG KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN VÀ GIẢNG DẠY CẤP TIỂU HỌC GV cần nắm vững các kiến thức, vận dụng các kiến thức để giải và hướng dẫn học sinh giải các bài tập có liên quan. A/ Ngữ âm: 1- Kiến thức: . Cấu tạo 3 phần của tiếng: âm đầu, vần, thanh; . Cấu tạo của vần: âm đệm, âm chính, âm cuối; . Quy tắc ghi dấu thanh: trên(dưới) âm chính; . Cách viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam và nước ngoài. 2- Giải bài tập liên quan đến: . Âm đầu dễ lẫn, âm đệm; . Ghi dấu thanh ở các tiếng có âm chính là nguyên âm đôi; . Viết hoa hay sửa lỗi viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam và nước ngoài; các cụm từ chỉ các huân, huy chương, danh hiệu, giải thưởng, chỉ tên các cơ quan, đơn vị, tổ chức. B/ Từ vựng: 1- Kiến thức: . Sự khác biệt về cấu tạo của từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy; . Khái niệm từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa. 2- Giải bài tập liên quan đến: . Xác định từ đơn, từ phức; từ ghép phân loại, từ ghép tổng hợp trong câu văn, câu thơ; . Chỉ ra nghĩa gốc, nghĩa chuyển của 1 từ nhiều nghĩa; tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong đoạn văn, đoạn thơ. C/ Ngữ pháp: 1- Kiến thức: . Khái niệm danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ; . Câu đơn, các thành phần CN, VN, TN, ĐN, BN trong câu đơn; . Các câu chia theo mục đích nói: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến; . Câu ghép, cách nối các vế trong câu ghép; . Các dấu câu. 1 2- Giải bài tập liên quan đến: . Nhận biết danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ trong câu; hiện tượng chuyển loại của từ, xác định chức năng ngữ pháp của danh từ, động từ, tính từ, đại từ; . Xác định các thành phần CN, VN, TN, ĐN, BN trong câu đơn, câu ghép; . Phân chia câu kể theo 3 kiểu, tác dụng của câu hỏi; . Điền dấu câu hay sửa lỗi về dấu câu. D/ Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ: 1- Kiến thức: . Biện pháp tu từ so sánh: hình ảnh so sánh, sự vật so sánh và sự vật được so sánh, kiểu so sánh; . Biện pháp tu từ nhân hóa: sự vật được nhân hóa, các từ ngữ nhân hóa, các cách nhân hóa. 2- Giải bài tập liên quan đến: . Tìm hình ảnh so sánh; xác định sự vật so sánh và sự vật được so sánh, kiểu so sánh; . Tìm hình ảnh nhân hóa; xác định các sự vật được nhân hóa, các từ ngữ nhân hóa, các cách nhân hóa; . Cảm nhận cái hay của những câu văn, câu thơ có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa; . Viết câu(đoạn) văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa. PHẦN II: THỰC HÀNH SOẠN GIÁO ÁN A/ Giới hạn các phân môn thi soạn giáo án: - Phân môn Tập đọc(lớp 4, lớp 5) - Phân môn Luyện từ và câu(lớp 4, lớp 5) B/ Giới hạn chương trình thi soạn giáo án: - Lớp 4: các chủ điểm: . Thương người như thể thương thân . Trên đôi cánh ước mơ . Tiếng sáo diều - Lớp 5: các chủ điểm: . Việt Nam-Tổ quốc em . Cánh chim hòa bình . Con người với thiên nhiên . Giữ lấy màu xanh 2 C/ Qui trình và cách thức soạn 1 bài Tập đọc: Thứ… ngày… tháng……năm 2014 Tập đọc (Tên bài) I. Mục đích, yêu cầu: 1. Kỹ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài: - Đọc đúng từ và câu(các từ khó đọc; các từ có âm đầu, vần dễ lẫn; các câu dài cần ngắt nghỉ, các câu thơ cần ngắt nhịp,…). - Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung. - HTL(đoạn, bài – Nếu có) 2. Kiến thức: HS hiểu bài: - Hiểu các từ trong bài. - Hiểu nội dung bài đọc. 3. Thái độ: - Giáo dục tình cảm cho HS (HS yêu thích môn học, yêu thích các nhân vật trong truyện, yêu quê hương, đất nước,…). II. Đồ dùng dạy- học 1. Đồ dùng của giáo viên(Tranh, ảnh, bảng phụ, băng giấy có viết sẵn câu văn, đoạn văn,…). 2. Đồ dùng của HS: III. Các hoạt động dạy học: A. Mở đầu ( nếu là bài đầu tiên của chương trình kì I, hoặc kì II) - GV cần giới thiệu các chủ điểm và sơ qua nội dung từng chủ điểm. (A. Kiểm tra bài cũ (nếu là bài tiếp theo của chương trình): - GV kiểm tra 2-3 HS đọc bài giờ trước kết hợp trả lời 1-2câu hỏi trọng tâm của bài.) B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu chủ điểm mới (nếu là bài tập đọc đầu tiên của chủ điểm) - Giới thiệu bài(Có thể giới thiệu bằng tranh) 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: * HS đọc theo đoạn: - 1 HS khá giỏi đọc toàn bài. - Hướng dẫn HS chia đoạn. - HS đọc nối tiếp theo đoạn (đọc 2-3 lượt) kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS. - Sau khi đọc lượt 1 xong: HS tìm từ khó đọc, HS luyện phát âm từ khó đọc. 3 - Sau khi đọc lượt 2 xong: Giúp cho HS hiểu các từ ngữ mới và từ khó trong bài (Có thể cho HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc, giải nghĩa các từ đó qua các câu hỏi gợi mở, có thể giải nghĩa thêm một số từ ngữ khác…). - Sau khi đọc lượt 3 xong: hướng dẫn HS đọc câu khó, giọng đọc chung của từng đoạn, cả bài. * HS luyện đọc theo cặp:(Lặp lại 2 vòng để mỗi HS đều được đọc cả bài). * HS đọc cả bài ( 1-2 em đọc cả bài). * GV đọc diễn cảm toàn bài(với giọng đọc …). b. Tìm hiểu bài: * Cách thực hiện hoạt động: - Cần tổ chức lớp học để HS càng được hoạt động nhiều càng tốt. Phối hợp với đàm thoại giữa thầy với trò, trò với trò, có thể chia nhỏ câu hỏi hay thêm câu hỏi phụ để HS hiểu đầy đủ nội dung theo yêu cầu. Ngoài ra có thể chọn thêm một số hình thức khác. VD: + Chia lớp thành một số nhóm để các em tự điều khiển nhau đọc (chủ yếu đọc thầm, đọc lướt) và trả lời các câu hỏi. Sau đó đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp. GV điều khiển lớp đối thoại, nêu nhận xét và tổng kết. + GV chỉ định 1-2 HS điều khiển lớp trao đổi về bài đọc dựa theo câu hỏi trong SGK. Những HS điều khiển lớp có thể bổ sung câu hỏi. GV như cố vấn chỉ nói những lời thật cần thiết để điều chỉnh, khắc sâu, gây ấn tượng về những gì các em đã trao đổi, thu lượm được. -Yêu các em đọc thầm phải gắn với những nhiệm vụ cụ thể (đọc đoạn…để trả lời câu hỏi… , không tách rời hai nhiệm vụ riêng). * Các hoạt động cụ thể: - HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1. GV chốt ý, ghi bảng. - …. - HS đọc thầm đoạn cuối, trả lời câu hỏi cuối. - HS đọc toàn bài để rút ra bài học hay nội dung chính của toàn bài. Có thể hướng dẫn HS tìm thêm các biện pháp nghệ thuật có trong bài. c. Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm: - HS đọc toàn bài(1HS hay 2-3 em đọc nối tiếp các đoạn). - HS nêu lại giọng đọc của toàn bài. - HD đọc diễn cảm 1 đoạn theo yêu cầu của bài thông qua các bước: GV đọc mẫu đoạn. 4 Hướng dẫn HS nắm cách đọc diễn cảm đoạn. HS luyện đọc diễn cảm theo cặp(đọc phân vai theo nhóm-nếu có). HS thi đọc diễn cảm trước lớp(HS luyện đọc phân vai-nếu có). GV theo dõi, uốn nắn. d. Hướng dẫn HS học thuộc lòng(Nếu có) - GV nêu yêu cần HTL. - HS nhẩm HTL. - Tổ chức cho HS thi HTL. 3. Củng cố, dặn dò: - Cho HS nêu lại nội dung bài học. - Hướng dẫn HS liên hệ thực tế. - GV tổng kết(Chốt 2 ý trên). - GV nhận xét về tiết học. - Nhắc nhở HS về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài tiếp theo. D/ Qui trình và cách thức soạn 1 bài Luyện từ và câu(Trừ bài mở rộng, hệ thống hóa vốn từ và bài ôn tập, tổng kết, các bài LTVC đều gồm 3 phần: nhận xét, ghi nhớ, luyện tập.) Thứ… ngày… tháng……năm 2014 Luyện từ và câu (Tên bài) I.Mục đích, yêu cầu: 1. Kiến thức: Nắm… Hiểu… Tìm… Phân tích… 2. Kỹ năng: Nhận diện… Vận dụng… Biết… 3. Thái độ: HS có thói quen… , có ý thức…… II. Đồ dùng dạy - học: 1. Đồ dùng của GV:… 2. Đồ dùng của HS: III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS nêu ngắn gọn những điều đã học ở tiết trước, cho ví dụ minh họa hoặc giải các bài tập củng cố, vận dụng kiến thức đã học. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 5 GV nêu yêu cầu của tiết học, chú ý làm nổi bật mối quan hệ giữa nội dung tiết học này với các tiết học khác. 2. Hình thành khái niệm: a. Phân tích ngữ liệu: GV hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu theo các biện pháp sau: *Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập: - 1 HS đọc thành tiếng toàn bộ nội dung bài tập(cả lệnh và ngữ liệu). - Cho HS đọc thầm rồi trình bày lại yêu cầu của bài tập. - GV giải thích rõ thêm yêu cầu của bài tập(Nếu cần). - Tổ chức cho HS thực hiện làm mẫu một phần của bài tập để cả lớp nắm được yêu cầu của bài tập đó. * Tổ chức cho HS thực hiện bài tập: + Tổ chức cho HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm để thực hiện bài tập. + Tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau. + Sơ kết, tổng kết ý kiến HS; ghi bảng nếu thấy cần thiết. b. Ghi nhớ kiến thức: GV cho HS đọc thầm rồi nhắc lại phần Ghi nhớ trong SGK. 3. Hướng dẫn luyện tập: GV hướng dẫn HS làm bài tập thực hành theo cách đã trình bày Phần Phân tích ngữ liệu. 4. Củng cố, dặn dò: + Chốt lại những kiến thức, kĩ năng cần nắm vững. + Nhận xét tiết học. + Nêu yêu cầu thực hành luyện tập ở nhà. 6 . HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHO THÍ SINH DỰ TUYỂN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC NĂM 2014 MÔN: TIẾNG VIỆT PHẦN I: NỘI DUNG. trọng tâm của bài.) B. Dạy bài mới: 1. Giới thi u bài: - Giới thi u chủ điểm mới (nếu là bài tập đọc đầu tiên của chủ điểm) - Giới thi u bài(Có thể giới thi u bằng tranh) 2. Hướng dẫn luyện đọc. như thể thương thân . Trên đôi cánh ước mơ . Tiếng sáo diều - Lớp 5: các chủ điểm: . Việt Nam-Tổ quốc em . Cánh chim hòa bình . Con người với thi n nhiên . Giữ lấy màu xanh 2 C/ Qui trình

Ngày đăng: 04/08/2014, 15:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan