ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG THUẬN THÀNH, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

73 2.8K 7
ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG THUẬN THÀNH, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG THUẬN THÀNH, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nhu cầu sử dụng đất đang ngày càng tăng lên làm cho đất đai càng trở nên khan hiếm. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho chúng ta là cần quản lý, sử dụng tài nguyên đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả, đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong hiện tại cũng như tương lai.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ KHOA TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG THUẬN THÀNH, THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Phan Viết Lĩnh Lớp: Quản lý đất đai 41A Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Ngữ NĂM 2011 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nhu cầu sử dụng đất đang ngày càng tăng lên làm cho đất đai càng trở nên khan hiếm. Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho chúng ta là cần quản lý, sử dụng tài nguyên đất đai một cách hợp lý và có hiệu quả, đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong hiện tại cũng như tương lai. Để có thể quản lý, sử dụng đất đai một cách có hiệu quả thì hệ thống thông tin đất giữ một vai trò hết sức quan trọng. Đó là cơ sở cho việc đề xuất các chính sách phù hợp và lập ra các kế hoạch hợp lý để quản lý, phân bổ, sử dụng đất cũng như đưa ra các quyết định liên quan đến đầu tư, phát triển nhằm khai thác hợp lý nhất đối với tài nguyên đất đai. Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin (trong đó có GIS) vào các ngành, lĩnh vực đang trở nên khá phổ biến. Ứng dụng GIS trong xây dựng, quản lý dữ liệu về tài nguyên đất đã mang lại những hiệu quả thiết thực như: nâng cao độ chính xác, tiết kiệm thời gian, nhân lực, công sức… Vì vậy, ứng dụng GIS trong quản lý đất đai ngày càng được triển khai rộng rãi ở các cấp, các vùng và địa phương. Thuận Thành là một trong 4 phường thuộc thành nội Huế. Trước đây, là trung tâm của vương Triều Nguyễn (1802 - 1945); ngày nay, là trung tâm của quần thể di tích được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Vì vậy, trên địa bàn phường tập trung rất nhiều di tích. Cũng chính vì đặc điểm đó nên phường Thuận Thành mang những đặc thù riêng trong công tác quản lý, sử dụng đất đai. Đó là, phải đảm bảo sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vừa phải giữ gìn, bảo tồn quỹ đất di tích cho thành phố Huế cũng như cả nước. Xuất phát từ những vấn đề trên, cũng như muốn củng cố các kiến thức đã học góp phần tăng khả năng chuyên môn trước khi tốt nghiệp ra trường, đồng thời được sự hướng dẫn của GV.TS. Nguyễn Hữu Ngữ, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ứng dụng GIS trong xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai tại phường Thuận Thành, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế ”. 2 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích - Nghiên cứu khả năng ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý (GIS), đặc biệt là khả năng ứng dụng của phần mềm ArcGis 9.3 trong việc xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu tài nguyên đất. - Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ cho công tác quản lý đất đai tại phường Thuận Thành, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế phù hợp với các yêu cầu về quản lý và sử dụng đất theo các quy định của pháp luật. - Từ cơ sở dữ liệu đã được xây dựng, tiến hành phân tích, tính toán, khai thác dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn phường. 1.2.2. Yêu cầu - Dữ liệu sau khi hoàn thành phải đảm bảo chính xác, cập nhật đơn giản và nhanh chóng. Cơ sở dữ liệu bao gồm bản đồ chứa đựng các thông tin không gian về thửa đất, giao thông,… đã được liên kết với dữ liệu thuộc tính. - Cấu trúc cơ sở dữ liệu của hệ thống phải thống nhất và tuân thủ theo các quy định, yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về đất đai. - Đáp ứng được các nhu cầu phân tích, xử lý, tìm kiếm, cung cấp thông tin về đất đai trên địa bàn. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu về GIS 2.1.1. Khái niệm về Hệ thống thông tin địa lý (GIS) Hệ thống thông tin địa lý – GIS (Geographic Information System) là một nhánh của công nghệ thông tin, đã hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước và phát triển rất mạnh trong những năm gần đây. GIS được sử dụng nhằm xử lý đồng bộ các lớp thông tin không gian (bản đồ) gắn với các thông tin thuộc tính, phục vụ nghiên cứu, quy hoạch và quản lý các hoạt động theo lãnh thổ. Ngày nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, GIS đã trở thành công cụ trợ giúp quyết định trong hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối phó với thảm hoạ thiên tai GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân đánh giá được hiện trạng của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền bản đồ số nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu bản đồ đầu vào. Có nhiều định nghĩa về GIS, nhưng nói chung đã thống nhất quan niệm chung: GIS là một hệ thống kết hợp giữa con người và hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi để lưu trữ, xử lý, phân tích, hiển thị các thông tin địa lý để phục vụ một mục đích nghiên cứu, quản lý nhất định. [2] Xét dưới góc độ là công cụ, GIS dùng để thu thập, lưu trữ, biến đổi, hiển thị các thông tin không gian nhằm thực hiện các mục đích cụ thể. Xét dưới góc độ là phần mềm, GIS làm việc với các thông tin không gian, phi không gian, thiết lập quan hệ không gian giữa các đối tượng. Có thể nói các chức năng phân tích không gian đã tạo ra diện mạo riêng cho GIS. Xét dưới góc độ ứng dụng trong quản lý nhà nước, GIS có thể được hiểu như là một công nghệ xử lý các dữ liệu có toạ độ để biến chúng thành các thông tin trợ giúp quyết định phục vụ các nhà quản lý. Xét dưới góc độ hệ thống, GIS là hệ thống gồm các hợp phần: phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu, con người và phương pháp. [2] 4 2.1.2. Các thành phần của hệ thống thông tin địa lý GIS Như đã nói ở trên, xét dưới góc độ hệ thống GIS gồm có 5 thành tố chính, bao gồm: phần cứng, phần mềm, dữ liệu, con người và phương pháp 2.1.2.1. Phần cứng Bao gồm hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi có khả năng thực hiện các chức năng nhập thông tin (Input), xuất thông tin (Output) và xử lý thông tin của phần mềm. Hệ thống này gồm có máy chủ (server), máy khách (client), máy quét (scanner), máy in (printer) đã được liên kết với nhau. 2.1.2.2. Phần mềm Đi kèm với hệ thống thiết bị trong GIS ở trên là một hệ phần mềm có tối thiểu 4 nhóm chức năng sau đây: - Nhập thông tin không gian và thông tin thuộc tính từ các nguồn khác nhau. - Lưu trữ, điều chỉnh, cập nhật và tổ chức các thông tin không gian và thông tin thuộc tính. - Phân tích biến đổi thông tin trong cơ sở dữ liệu nhằm giải quyết các bài toán tối ưu và mô hình mô phỏng không gian, thời gian. - Hiển thị và trình bày thông tin dưới các dạng khác nhau, với các biện pháp khác nhau. Phần mềm được phân thành ba lớp: Hệ điều hành, các chương trình tiện ích đặc biệt và các chương trình ứng dụng. 2.1.2.3. Con người Con người đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia vào quản lý và phát triển những ứng dụng của hệ thống GIS trong thực tế. Hệ thống GIS cần có những người có kỷ năng để điều khiển và quản lý hệ thống, những người này phải có hiểu biết về nguyên lý, khái niệm và những lĩnh vực ứng dụng của GIS. Người sử dụng GIS có thể là những chuyên gia kỹ thuật, người thiết kế và duy trì hệ thống hoặc những người sử dụng GIS để giải quyết các vấn đề trong công việc. 2.1.2.4. Dữ liệu Cơ sở dữ liệu trong GIS chứa các thông tin không gian (thông tin địa lý: cặp tọa độ X,Y trong hệ tọa độ phẳng hoặc địa lý) và các thông tin thuộc tính được liên kết chặt chẽ với nhau và được tổ chức theo một ý đồ chuyên 5 ngành nhất định. Dữ liệu có thể được nhập từ nhiều nguồn khác nhau như: Số liệu thống kê, báo cáo, tính toán, đo đạc từ thực tế, ảnh vệ tinh… Mỗi hệ GIS cần phải hiểu được dữ liệu trong các khuôn mẫu khác nhau, không chỉ hiểu khuôn mẫu dữ liệu riêng của hệ thống. Điều này nhằm để tạo sự trao đổi, liên kết dữ liệu giữa các hệ thống của các phần mềm khác nhau. 2.1.2.5. Phương pháp Một hệ thống GIS muốn đạt được hiệu quả cao cần phải có phương pháp tiếp cận đúng hay nói cách khác đó là việc hoạch định các phương thức để tiến hành công việc (đề cương chi tiết cho một dự án). 2.1.3. Hệ cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý GIS 2.1.3.1. Khái niệm về dữ liệu địa lý Dữ liệu địa lý là loại dữ liệu nhằm phản ánh thế giới thực; do đó, một đối tượng của dữ liệu địa lý được coi là đã xác định khi trả lời đầy đủ thông tin về các các câu hỏi sau: - Cái gì? (dữ liệu thuộc tính). - Ở đâu? (dữ liệu không gian). - Khi nào? (thời gian). - Tương tác với các đối tượng khác ra sao? (quan hệ). 2.1.3.2. Cấu trúc dữ liệu trong GIS Có hai dạng cấu trúc dữ liệu cơ bản trong GIS. Đó là dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Đặc điểm quan trọng trong tổ chức dữ liệu của GIS là: dữ liệu không gian (bản đồ) và dữ liệu thuộc tính được lưu trữ trong cùng một cơ sở dữ liệu (CSDL) và có quan hệ chặt chẽ với nhau. a. Các kiểu dữ liệu không gian Dữ liệu không gian có hai dạng cấu trúc: cấu trúc raster và cấu trúc vector.  Cấu trúc raster: Có thể hiểu đơn giản đó là một “ảnh” chứa các thông tin về một chuyên đề mô phỏng bề mặt trái đất và các đối tượng trên đó bằng một lưới (đều hoặc không đều) gồm các hàng và cột. Những phần tử nhỏ này gọi là những điểm ảnh (pixel). Giá trị của pixel là thuộc tính của đối tượng. Kích thước pixel càng nhỏ thì đối tượng càng được mô tả chính xác. Một mặt phẳng chứa đầy các pixel tạo thành raster. Cấu trúc này thường được áp dụng để mô tả các 6 đối tượng, hiện tượng phân bố liên tục trong không gian, dùng để lưu giữ thông tin dạng ảnh (ảnh mặt đất, ảnh hàng không, ảnh vũ trụ ). Một số dạng mô hình biểu diễn bề mặt như DEM (Digital Elevation Model), DTM (Digital Terrain Model), TIN (Triangulated Irregular Network) trong CSDL cũng thuộc dạng raster. Ưu điểm của cấu trúc dữ liệu dạng raster là dễ thực hiện các chức năng xử lý và phân tích. Tốc độ tính toán nhanh, thực hiện các phép toán bản đồ dễ dàng. Dễ dàng liên kết với dữ liệu viễn thám. Cấu trúc raster có nhược điểm là kém chính xác về vị trí không gian của đối tượng. Khi độ phân giải càng thấp (kích thước pixel lớn) thì sự sai lệch này càng tăng.  Cấu trúc vector: Cấu trúc vector mô tả vị trí và phạm vi của các đối tượng không gian bằng tọa độ cùng các kết hợp hình học gồm nút, cạnh, mặt và quan hệ giữa chúng. Về mặt hình học, các đối tượng được phân biệt thành 3 dạng: đối tượng dạng điểm (point), đối tượng dạng đường (line) và đối tượng dạng vùng (region hay polygon). Điểm được xác định bằng một cặp tọa độ X,Y. Đường là một chuỗi các cặp tọa độ X,Y liên tục. Vùng là khoảng không gian được giới hạn bởi một tập hợp các cặp tọa độ X,Y trong đó điểm đầu và điểm cuối trùng nhau. Với đối tượng vùng, cấu trúc vector phản ánh đường bao. Cấu trúc vector có ưu điểm là vị trí của các đối tượng được định vị chính xác (nhất là các đối tượng điểm, đường và đường bao). Cấu trúc này giúp cho người sử dụng dễ dàng biên tập bản đồ, chỉnh sửa, in ấn. Tuy nhiên cấu trúc này có nhược điểm là phức tạp khi thực hiện các phép chồng xếp bản đồ. [2] b. Dữ liệu thuộc tính Dữ liệu thuộc tính dùng để mô tả đặc điểm của đối tượng. Dữ liệu thuộc tính có thể là định tính - mô tả chất lượng (qualitative) hay là định lượng (quantative). Về nguyên tắc, số lượng các thuộc tính của một đối tượng là không có giới hạn. Để quản lý dữ liệu thuộc tính của các đối tượng địa lý trong CSDL, GIS đã sử dụng phương pháp gán các giá trị thuộc tính cho các đối tượng thông qua các bảng số liệu. Mỗi bản ghi (record) đặc trưng cho một đối tượng địa lý, mỗi cột của bảng tương ứng với một kiểu thuộc tính của đối tượng đó. 7 Các dữ liệu trong GIS thường rất lớn và lưu trữ ở các dạng khác nhau nên tương đối phức tạp. Do vậy, để quản lý, người ta phải xây dựng các cấu trúc chặt chẽ cho các CSDL. Có các cấu trúc cơ bản sau:  Cấu trúc phân nhánh (hierarchical data structure): Cấu trúc này thường sử dụng cho các dữ liệu được phân cấp theo quan hệ mẹ - con hoặc 1 - nhiều. Cấu trúc này rất thuận lợi cho việc truy cập theo khóa nhưng nếu muốn tìm kiếm theo hệ thống thì tương đối khó khăn. Hệ rất dễ dàng được mở rộng bằng cách thêm nhánh nhưng rất khó sửa đổi toàn bộ cấu trúc hệ. Một bất cập khác của cấu trúc dữ liệu kiểu này là phải duy trì các tập tin (các file) chỉ số lớn (Index) và những giá trị thuộc tính phải lặp đi lặp lại ở các cấp. Điều này làm dư thừa dữ liệu, tăng chi phí lưu trữ và thời gian truy cập.  Cấu trúc mạng (network system): Cấu trúc này thường hay sử dụng cho các dữ liệu địa lý có nhiều thuộc tính và mỗi thuộc tính thì lại liên kết với nhiều đối tượng. Cấu trúc này rất tiện lợi khi thể hiện các mối quan hệ nhiều - nhiều. Cấu trúc này giúp cho việc tìm kiếm thông tin tương đối mềm dẻo, nhanh chóng, tránh dữ liệu thừa. Tuy nhiên, đây là một hệ cấu trúc phức tạp, tương đối khó thiết kế. Cần phải xác định rõ các mối quan hệ để tránh nhầm lẫn.  Cấu trúc quan hệ (relation structure): Dữ liệu được lưu trữ trong các bản ghi (record) tạo thành bộ (tuple) - đó là tập hợp các thông tin của một đối tượng theo một khuôn mẫu quy định trước. Các bộ tập hợp thành một bảng hai chiều gọi là một quan hệ. Như vậy, mỗi cột trong quan hệ thể hiện một thuộc tính. Mỗi một bản ghi (record) có một mã chỉ số để nhận dạng và như vậy có thể liên kết qua các bảng quan hệ với nhau thông qua mã này. Cấu trúc quan hệ có thể tìm kiếm truy cập đối tượng nhanh chóng và linh động bằng nhiều khóa khác nhau. Có thể tổ chức, bổ sung dữ liệu tương đối dễ dàng vì đây là những dạng bảng đơn giản. Số lượng kiên kết không bị hạn chế và không gây nhầm lẫn như trong quan hệ mạng. Do vậy, không cần lưu trữ dư thừa. Tuy nhiên, chính vì không có con trỏ nên việc thao tác tuần tự trên các file để tìm kiếm, truy cập sẽ mất nhiều thời gian. [2] 8 2.1.3.3. Chuyển đổi dữ liệu trong GIS Việc chuyển đổi dữ liệu trong GIS là rất quan trọng vì nó giúp tiết kiệm thời gian, công sức cũng như tạo sự trao đổi thuận tiện, nhanh chóng giữa các hệ cơ sở dữ liệu và các phần mềm với nhau. Trong GIS, có 2 dạng chuyển đổi dữ liệu cơ bản: chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu và chuyển đổi dữ liệu giữa các phần mềm khác nhau. Chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu: Có thể chuyển đổi dữ liệu từ cấu trúc raster sang vector và ngược lại thông qua các chức năng của các phần mềm GIS. Hiện nay, phần lớn các hệ mềm GIS đều có những chức năng trên. Chuyển đổi dữ liệu giữa các phần mềm khác nhau: Thông qua chức năng nhập (Import) và xuất (Export) của các phần mềm GIS. 2.2. Tình hình ứng dụng GIS trong xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về đất đai trên thế giới và tại Việt Nam 2.2.1. Tình hình ứng dụng trên thế giới Hệ thống GIS đầu tiên trên thế giới có tên gọi là Canadian Geographical Information System đã được Canada xây dựng vào năm 1964. Cùng lúc đó, tại Mỹ hàng loạt các trường đại học cũng tiến hành nghiên cứu và xây dựng các Hệ thống thông tin địa lý. Rất nhiều hệ thống trong số đó đã không tồn tại được bao lâu do khâu thiết kế cồng kềnh và giá thành quá cao. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ở giai đoạn này đã đưa ra những lý luận nhận định quan trọng về vai trò, chức năng của Hệ thống thông tin địa lý. Hàng loạt loại bản đồ có thể được số hoá và liên kết với nhau tạo ra một bức tranh tổng thể về tài nguyên thiên nhiên của một khu vực, một quốc gia hay một châu lục. Sau đó, máy tính được sử dụng để phân tích các đặc trưng của nguồn tài nguyên đó và cung cấp các thông tin bổ ích, kịp thời cho việc quy hoạch. Trong giai đoạn những năm 1970 đến 1980, trước sự gia tăng nhu cầu quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, nhiều quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế đã quan tâm nhiều hơn đến việc nghiên cứu và phát triển của hệ thống thông tin địa lý. Bên cạnh đó, có hàng loạt các yếu tố đã thay đổi thuận lợi cho sự phát triển của GIS. Các ứng dụng của GIS trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường phát triển mạnh trong thời gian này, điển hình như các hệ LIS (Land Information System), LRIS 9 (Land Resource Information System), ILWIS (Integrated Land and Water Information System),… và hàng loạt các sản phẩm thương mại của các hãng, các tổ chức nghiên cứu phát triển ứng dụng GIS như ESRI, Computerversion, Intergraph… Ngày nay, việc xây dựng các cơ sở dữ liệu toàn cầu về địa lý, tài nguyên và môi trường đang được các nhà quản lý quan tâm nhằm phục vụ cho các nhu cầu khác nhau như bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên… Việc xây dựng dữ liệu địa lý và đất đai toàn cầu được xác định trong chương trình Bản đồ Thế giới (Global Mapping) được bắt đầu từ năm 1996 với nội dung là thành lập hệ thống bản đồ nền theo tiêu chuẩn thống nhất ở tỷ lệ 1/1.000.000 bao gồm các lớp thông tin liên quan đến tài nguyên đất. Các nhà khoa học trên thế giới đã dự định tới việc xây dựng một cơ sở dữ liệu không gian thống nhất mang tên GSDI (Spatial Data Infrastructure), những nghiên cứu khả thi về hệ thống CSDL này đã được tiến hành từ năm 1996. Tại Đông Nam Á, Liên Hợp Quốc đã chủ trì chương trình cơ sở hạ tầng về thông tin Địa lý Châu Á - Thái Bình Dương bắt đầu từ năm 1995 tại Malaysia. Với sự hình thành các nhóm nghiên cứu về hệ quy chiếu và địa giới hành chính, hệ thống pháp lý, bản đồ nền, chuẩn hoá thông tin. Chương trình này cũng tập trung nghiên cứu xây dựng hệ quy chiếu, hệ toạ độ và CSDL không gian cho khu vực. Nhìn chung từ khi ra đời cho đến nay, Hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ trên thế giới. GIS đã được phát triển và ứng dụng không chỉ trong quản lý đất đai mà còn trong nhiều ngành, lĩnh vực khác nhằm giải quyết các vấn đề mang tính chiến lược phát triển đối với mỗi quốc gia cũng như của toàn cầu. 2.2.2. Tình hình ứng dụng GIS trong xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về đất đai ở Việt Nam Từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, hệ thống thông tin địa lý (GIS) bắt đầu thâm nhập vào Việt Nam qua các dự án hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, cho đến giữa thập niên 90, GIS mới có cơ hội phát triển ở Việt Nam. Hiện nay, nhiều cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp đã và đang tiếp cận công nghệ thông tin địa lý (công nghệ GIS) để giải quyết các bài toán của cơ quan 10 [...]... khác; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đất đai đến từng thửa đất ở cấp tỉnh, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin hiện trạng sử dụng đất, chất lượng đất, giá đất, quy hoạch sử dụng đất; xây dựng các phần mềm ứng dụng để khai thác thông tin như Famis, Cilis, Vilis… Với các dự án được hoàn thành, đã phát huy tác dụng trong việc đáp ứng yêu cầu công tác quản lý và sử dụng đất đai theo luật đất đai 2003; góp... (trong tổng số 42 tờ bản đồ của phường) Quy trình xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai được thể hiện qua sơ đồ ở hình 4.1 Bản đồ địa chính Hồ sơ địa chính Dữ liệu không gian Dữ liệu thuộc tính HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU Phân tích, xử lý dữ liệu Nhà Quản lý Nhà Quy hoạch Người sử dụng đất Quản lý thông tin Trợ giúp ra quyết định Tra cứu thông tin Hình 4.1: Mô hình xây dựng, quản lý, khai thác cơ. .. tỉnh Thừa Thiên Huế 3.2 Phạm vi - Phạm vi không gian: Phường Thuận Thành, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế - Phạm vi thời gian: Từ ngày 3/1/2011 đến ngày 6/5/2011 3.3 Nội dung nghiên cứu - Khái quát về vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng đất đai của phường Thuận Thành - Ứng dụng phần mềm ArcGis 9.3 để lập, quản lý, khai thác hệ thống thông tin về đất đai trên địa bàn: + Xây. .. phần mềm GIS khá cao - Trong một số lĩnh vực ứng dụng, hiệu quả tài chính thu lại thấp [3] 2.3 Mô hình cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin đất đai Mô hình CSDL của hệ thống thông tin đất đai bao gồm ba thành phần cơ bản là: dữ liệu đầu vào, phân tích dữ liệu và thông tin đầu ra 2.3.1 Dữ liệu đầu vào Dữ liệu đầu vào của GIS bao gồm 2 thành phần chính là dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính Dữ liệu. .. xã hội 4.1.1.1 Vị trí địa lý Phường Thuận Thành Hình 4.1: Sơ đồ vị trí phường Thuận Thành – thành phố Huế (Nguồn: Dư địa chí Thừa Thiên Huế) Phường Thuận Thành là một trong bốn phường nội thành của thành phố Huế, với vị trí địa lý như sau: - Phía Bắc giáp phường Thuận Lộc - Phía Nam giáp phường Phú Hoà - Phía Đông giáp phường Thuận Lộc và Phú Hoà - Phía Tây giáp phường Thuận Hoà và Tây Lộc 4.1.1.2... gây chồng chéo trong quá trình thực hiện Việc quản lý một số khu quy hoạch đang còn lỏng lẻo, tình trạng quy hoạch treo đang còn tiếp diễn 4.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Do điều kiện thời gian không cho phép nên việc xây dựng cơ sở dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính phục vụ cho công tác quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai trên địa bàn phường Thuận Thành - thành phố Huế chỉ có thể... tích thiết kế tổng thể hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên đất và kế hoạch triển khai dài hạn Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin cho cơ sở dữ liệu tài nguyên đất ở Trung ương và các tỉnh bao gồm: Đầu tư từng bước phần cứng phần mềm, đường truyền cho cơ sở dữ liệu thành phần; đào tạo cán bộ tin học; xây dựng chuẩn thông tin thống nhất; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin bao gồm hệ quy... dựng cơ sở dữ liệu cho hệ thống thông tin đất đai của phường + Tạo sự liên kết giữa dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính + Phân tích, tìm kiếm các thông tin trong hệ cơ sở dữ liệu để phục vụ cho quản lý nhà nước về đất đai + Lưu trữ, khai thác các thông tin phục vụ cho các mục đích cụ thể 3.4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập số liệu: Dùng phương pháp này để thu thập các số liệu, tài liệu. .. sử dụng đất Do vậy, tiềm năng ứng dụng GIS trong xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai đã được mở rộng và ngày càng tỏ ra hiệu quả, trở thành một công cụ hỗ trợ ra quyết định đối với các chuyên gia quy hoạch và các nhà quản lý 2.2.3 Ưu điểm và hạn chế của việc ứng dụng kỹ thuật GIS 2.2.3.1 Ưu điểm Kỹ thuật GIS là một công nghệ ứng dụng các tiến bộ của khoa học máy tính, do đó việc sử dụng. .. của hệ cơ sở dữ liệu GIS đã được xây dựng và quản lý Dữ liệu GIS có thể được xuất ra dưới nhiều dạng khác nhau như dữ liệu không gian ở dạng ảnh, bản đồ hoặc dưới dạng bảng, biểu, đồ thị, sơ đồ… có thể in trên giấy, xuất ra thành các tập tin để đưa vào các báo cáo hoặc chuyển lên mạng Internet cung cấp cho người dùng ở xa… Các thông tin đầu ra của cơ sở dữ liệu đất đai sẽ là một trong những cơ sở quan . tôi tiến hành thực hiện đề tài: Ứng dụng GIS trong xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai tại phường Thuận Thành, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế ”. 2 1.2. Mục đích, yêu cầu của. HUẾ KHOA TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ MÔI TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG GIS TRONG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG THUẬN THÀNH, THÀNH PHỐ HUẾ,. mềm ArcGis 9.3. - Các thông tin về đất đai ở phường Thuận Thành, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Phạm vi - Phạm vi không gian: Phường Thuận Thành, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngày đăng: 03/08/2014, 23:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan