THAY ĐỔI THÓI QUEN TRONG NUÔI DƯỠNG GÓP PHẦN CẢI THIỆN HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI BÒ pdf

9 220 0
THAY ĐỔI THÓI QUEN TRONG NUÔI DƯỠNG GÓP PHẦN CẢI THIỆN HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI BÒ pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THAY ĐỔI THÓI QUEN TRONG NUÔI DƯỠNG GÓP PHẦN CẢI THIỆN HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI BÒ SỮA Chăn nuôi bò sữa là nghề mang lại thu nhập khá cho bà con nông dân thành phố Hồ Chí Minh, với tổng đàn lớn nhất nước với hơn 70.000 con (năm 2008) và được phát triển khá sớm từ những năm 80 của thế kỹ trước song qui mô chăn nuôi vẫn phổ biến ở dạng nhỏ lẻ. Vì vậy, bên cạnh những tiến bộ đạt được trong chọn lọc giống năng suất sữa được cải thiện (đạt 4.200- 4.500kg/CK), thị trường tiêu thụ sữa tươi phát triển, dịch vụ trong chăm sóc phòng trị bệnh đáp ứng cho phát triển đàn, kiểm soát tốt dịch bệnh thì một số thói quen trong nuôi dưỡng của một bộ phận nông dân làm hạn chế đến kết quả, đó là: 1/ Cỏ voi có phải là tốt nhất cho nuôi bò sữa: Khởi sự cho chăn nuôi bò sữa nông dân thường trồng cỏ voi (King grass). Cỏ voi dể trồng, thích hợp với vùng đất không ngập úng, nếu được chăm sóc tốt cỏ voi cho năng suất khá cao, >200 tấn/ ha, đáp ứng lượng cỏ cần cho đàn bò. Tuy vậy cỏ voi có nhược điểm là hàm lượng dinh dưỡng nhất là chất đạm không cao (khoảng 7-9%) và tỷ lệ phần thân nhiều (chiếm tới 70% khối lượng cỏ) dễ bị bò bỏ lại khi ăn. Trong giai đoạn đầu của nghề nuôi bò sữa, năng suất của đàn bò lai F1, F2 khoảng 10 – 12 kg sữa/ ngày thì dinh dưỡng cỏ Voi có thể đáp ứng được nhu cầu của bò. Song, hiện nay năng suất của bò đã tăng 15 -20 kg/ ngày thì lượng dinh dưỡng đó là không đủ; vì thế, nông dân hoặc phải bổ sung nhiều thức ăn tinh hoặc thay thế loại cỏ có hàm lượng dinh dưỡng (chất đạm) cao hơn và tỷ lệ các phần sử dụng được của cỏ nhiều hơn như: cỏ sả, cỏ Superdan, Sweet jumbo, cỏ hỗn hợp, cỏ VA06, … nhóm cỏ họ đậu như cỏ stylo. 2/ Cỏ lùng, cỏ mồm có đáp ứng được nhu cầu: Cỏ lùng , cỏ mồm được nông dân trồng trên diện tích đất ngập nước hoặc ruộng lúa năng suất thấp như Đông Thạnh, Nhị Bình Hóc Môn; Bình Mỹ, Tân Thạnh Đông Củ Chi, nếu có đầu tư bón phân cũng cho năng suất khá cao 200- 300T/ha (7 tuần tuổi). Giống như cỏ tự nhiên được cắt trên bờ các kênh rạch, nói chung hàm lượng nước trong cỏ rất cao (>81-89%), hàm lượng đạm thấp, và nguy cơ nhiễm ký sinh trùng do nguồn nước mang đến không kiểm soát được. Sẽ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho bò nếu sử dung chúng mà không có biện pháp bổ sung dinh dưỡng khác 3/ Cỏ tươi bò ăn có tốt hơn: Lượng nước trong cỏ tươi thường cao >80%, nếu dùng cỏ tươi cho bò ăn thì bò mau no, cỏ choán hết dung tích chứa của dạ cỏ mà lượng dinh dưỡng bò nhận được không đủ cho nhu cầu của cơ thể hay nói một cách khác là “no mà không đủ”, chưa nói nếu là cỏ non chứa nhiều nước còn dễ làm bò mắc chứng chướng hơi dạ cỏ có thể gây nguy hiểm. Vì vậy, các loại cỏ sau khi cắt về cần để ráo, phơi héo để giảm lượng nước trước khi cho bò ăn sự tiêu hóa sẽ tốt hơn. 4/ Trong máng lúc nào cũng còn thừa cỏ, có phải bò ăn đủ: Một cách cảm tính, khi quan sát máng ăn còn thừa cỏ nông dân lầm tưởng rằng: bò đã ăn đủ, hoặc dư song bà con cần biết rằng đáp ứng nhu cầu cho bò không chỉ ở số lượng mà còn ở chất lượng nghĩa là lượng chất dinh dưỡng (VCK, chất đạm, năng lượng…) bò thu nhận được có đáp ứng nhu cầu cho bò không. Ví dụ: Cùng một lượng cỏ ăn được nhưng nếu là Cỏ Sả thì lượng VCK bò nhận được gấp đôi cỏ voi; lượng chất đạm bò nhận được cũng cao hơn khoảng 20% so với cỏ voi, nên trong máng ăn vẫn còn thừa thân gốc cỏ Voi chưa hẳn bò đã thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng. 5/ Ủ chua cỏ, các loại phụ phẩm nông nghiệp như thân cây bắp, phơi khô dự trử thân dây đậu, cỏ khô một thói quen tốt cần tạo lập: Miền Nam nước ta nói chung và thành phố Hồ Chi Minh nói riêng có khí hậu phân rõ làm 2 mùa: mưa và nắng. Mùa mưa cây cỏ phát triển nên lượng chất xanh cung cấp cho ngành chăn nuôi bò dồi dào hơn, mùa nắng (thường kéo dài từ thánh 11 năm trước đến tháng 4 năm sau) lượng nước mưa ít đồng cỏ kém phát triển nếu không có nước tưới, đàn bò vì thế thường bị thiếu thức ăn thô xanh. Trong mùa mưa bà con cần chủ động trồng thêm cỏ, cây bắp và tận thu thân cây bắp sau thu hoạch trái… để ủ chua (có thể trong túi nylon, trong hố đào, hố xây); tận thu thân dây đậu phơi khô, đánh đống che phủ bạt để dành cho mùa khô 6/ Ủ rơm ure dễ làm, mang lại hiệu quả cao: Ure là chất đạm vô cơ có hàm lượng Nitơ (N) cao thường được dùng làm phân bón cung cấp Nitơ cho quá trình sinh trưởng của cây trồng. Động vật có dạ dày đơn nếu sử dung ure như chất bổ sung sẽ gây ngộ độc có thể gây chết. Tuy nhiên, trâu bò là động vật nhai lại có dạ dày 4 túi, trong đó có dạ cỏ là một bể lên men sinh học, lượng vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ có khả năng dùng ure như một dưỡng chất cho sự phát triển cơ thể vi sinh vật và chính xác của vi sinh vật khi chết đi sẽ là nguồn đạm hữu cơ cung cấp cho bản thân trâu bò. Rơm sau thu hoạch thường được nông dân phơi khô dự trử cho chăn nuôi trâu bò nếu được bổ sung ure với hàm lượng 4% (hòa tan 4kg ure với 100 lít nước tưới đều 100kg rơm khô hoặc 100kg rơm tươi trộn đều với 4 kg ure rồi nén chặt, đóng kín – trong bao nylon, hố xây, hố đào…) sau 7 ngày dùng cho bò ăn. Cách làm đơn giản song sẽ mang lại hiệu quả cao trong nuôi dưỡng trâu bò. 7/ Cần thay đổi cách cho ăn: Theo thói quen nhiều bà con nông dân cho bò ăn từng loại thức ăn riêng biệt : cỏ cho ăn riêng, cám hỗ hợp, phụ phẩm (hèm ,xác mì) cho ăn riêng, rơm cho ăn riêng sau. Với các tiến bộ khoa học được nghiên cứu trong nuôi dưỡng vật nuôi, các nhà khoa học đã chứng minh dạ dày kép của trâu bò có dạ cỏ là một bể lên men sinh học tinh tế, hệ vi sinh vật phong phú của dạ cỏ cần có sự ổn định pH, nhiệt độ … thì hoạt đông lên men mới ổn dịnh nhờ thế hiệu quả tiêu hóa của trâu bò mới cao Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh TMR (Total mixed ration) đã sử dụng phổ biến tại các nước tiên tiến trên thế giới khi ngành bò sữa bắt đầu phát triển theo hướng thâm canh, công nghiệp, nhất là các trang trại lớn nuôi bò năng suất cao. Các loại nguyên liệu thức ăn được phối hợp đầy đủ chất dinh dưỡng: xơ, đạm, béo, khoáng, vitamin,…và trộn sẵn theo khẩu phần đáp ứng nhu cầu của từng nhóm bò để khai thác tối ưu tiềm năng của chúng. Ở các nước đã có hệ thống máy móc tự động phối trộn và công nghệ chế biến dự trử thức ăn phù hợp cho phối trộn ổn định theo kế hoạch chăn nuôi. Trong điều kiện chăn nuôi bò sữa của ta ( chăn nuôi nhỏ lẻ, nguồn thức ăn thiếu chủ động , thiếu ổn định …) chưa thể áp dụng ngay công nghệ trên thì cải tiến phương thức cho ăn cũng góp phần cải thiện khả năng tiêu hóa cho bò. Đó là trên cơ sở các khẩu phần đã cân đối cho từng nhóm bò, bà con chặt nhỏ, làm dập thức ăn thô (cỏ, thân bắp…) trộn đều với các thực liệu khác (hèm bia, xác mì, cám hỗn hợp, bả đậu nành …) trong các lần cho ăn. Ổn định công thức thức ăn theo từng nhóm bò, cho ăn thức ăn đã được phối trộn đều là việc nông dân chúng ta có thể thưc hiện được, việc này sẽ cải thiện tốt tình trạng sức khỏe và năng suất sữa , độ bền tiết sữa 8/ Hòa cám hỗn hợp với nước cho bò, tại sao không nên làm: Nhiều bà con cho rằng hòa cám hỗn hợp vào nước cho bò uống bò sẽ cho nhiều sữa hơn do uống được nhiều nước. Đây là suy nghĩ sai vì làm như thế không có lợi mà còn gây hại cho bò. Cám hỗn hợp là loại thức ăn tinh có hàm lượng dinh dưỡng cao, trong đó có nhiều khoáng chất (vi lượng, đa lượng), những chất này có khối lượng riêng lớn dễ chìm xuống đáy máng mà bò không thu nhận được, bị mất đi khi rữa máng khiến bò bị thiếu khoáng. Việc cho uống nước hòa thức ăn hỗn hợp làm cho dạ cỏ tiếp nhận các loại thức ăn không giống nhau lúc thì đậm đặc dinh dưỡng dể tiêu (cám HH) lúc thì thức ăn nhiều thô (cỏ, rơm). Độ pH ở dạ cỏ thay đổi lúc cao, lúc thấp làm hệ vi sinh vật phát triển lúc nhanh lúc chậm nên sự tiêu hóa không ổn định, kém hiệu quả dễ gây rối loạn tiêu hóa. Hòa cám vào nước khiến bò uống nhiều nước trong lúc ăn làm cho độ choán dạ cỏ bị chiếm dụng bò ăn được ít thức ăn hơn. Nên cho ăn thức ăn đã được phối trộn đều và cho uống nước theo nhu cầu của bò, bao giờ trong chuồng cũng có sẵn máng nước sạch, mát bò cần uống lúc nào, bao nhiêu cũng có sẵn. 9/ Đá liếm có cần thiết không? Cũng như các động vật khác chất dinh dưỡng cần cho bò cũng đa dạng và cân đối, từ chất cung đạm, cung năng lượng (chất xơ, chất béo, bột đường), vitamin, chất khoáng… Với phương thức nuôi tại chuồng, không chăn thả lai sản xuất một lượng lớn sữa bò trong đời nên bò sữa dễ thiếu môt số chất khoáng. Tảng đá liếm hỗn hợp nhiều loại chất khoáng cho nhu cầu của bò nên bà con nên treo ở trong chuồng và bò liếm khi có nhu cầu. Ths Võ Ngọc Anh . THAY ĐỔI THÓI QUEN TRONG NUÔI DƯỠNG GÓP PHẦN CẢI THIỆN HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI BÒ SỮA Chăn nuôi bò sữa là nghề mang lại thu nhập khá cho bà con. kín – trong bao nylon, hố xây, hố đào…) sau 7 ngày dùng cho bò ăn. Cách làm đơn giản song sẽ mang lại hiệu quả cao trong nuôi dưỡng trâu bò. 7/ Cần thay đổi cách cho ăn: Theo thói quen nhiều. theo kế hoạch chăn nuôi. Trong điều kiện chăn nuôi bò sữa của ta ( chăn nuôi nhỏ lẻ, nguồn thức ăn thiếu chủ động , thiếu ổn định …) chưa thể áp dụng ngay công nghệ trên thì cải tiến phương

Ngày đăng: 02/08/2014, 18:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan