GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÔ HÌNH NUÔI THỦY ĐẶC SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ppsx

9 1K 2
GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÔ HÌNH NUÔI THỦY ĐẶC SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÔ HÌNH NUÔI THỦY ĐẶC SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ có quần thể các loài tôm cá nước ngọt tự nhiên phong phú, đa dạng và có sinh khối lớn mà còn là vùng sản xuất nguyên liệu thủy sản đứng đầu trong cả nước. Bên cạnh các đối tượng nuôi chủ lực như Cá Tra, Tôm Sú và nhiều loài cá nước ngọt truyền thống khác, nhiều đối tượng thủy đặc sản cũng đã và đang được phát triển nuôi như Cá Chình, Bống tượng, Cua, … 1. Làng Cá Chình - Địa điểm: ấp 2,3, phường Tân Thành, tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau. - Tổng diện tích: khoảng 60 ha. Hệ thống ao nuôi Cá Chình - Hệ thống nuôi: nuôi ao đất, các ao được xây dựng từ vùng trồng lúa trước đây. Ao nuôi Cá Chình có diện tích khá nhỏ: 200 – 300 m2/ao, độ sâu ao: 1 – 1,4 m, hình chữ nhật: 4 - 6 m x 40 - 50 m. Mỗi hộ thường có nhiều ao để đáp ứng quy trình nuôi: san cá khi lọc cở và điều trị bệnh. - Phương thức nuôi: mật độ thấp (0,7 - 1 con/m2), không thay nước, chỉ cấp nước khi cần. - Giống cá: + Nguồn giống: Cá Chình giống được thu gom từ tự nhiên ở các tỉnh miền Trung + Cỡ giống thả nuôi: 30 - 50 g/con, 20 - 30con/kg - Thời gian nuôi: 1 – 1,5 năm - Mùa vụ: quanh năm - Thức ăn sử dụng: cá tươi, chủ yếu cá Rô phi - Trọng lượng cá khi thu hoạch: 1 – 1,5 kg/con - Tỉ lệ sống: tuỳ vào cỡ giống thả, tỉ lệ sống dao động 50 – 80 % - Tại phường có cơ sở dịch vụ cung cấp giống Cá Chình đủ cở và thu mua sản phẩm cho khu vực. Điều này đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển nuôi Cá Chình tại địa phương. Cơ sở dịch vụ: cung cấp giống và thu mua sản phẩm 2. Sản xuất giống và nuôi Cua thịt - Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cua thịt ngày càng cao của thị trường, nhiều nông dân đã thu gom cua giống từ tự nhiên để nuôi. Tuy nhiên, các mô hình nuôi từ nguồn giống tự nhiên không đạt hiệu quả do không có được nguồn giống đồng cỡ, cùng loại. Đến nay, công nghệ sản xuất cua giống thành công đã hứa hẹn khả năng phát triển các vùng nuôi cua thương phẩm chuyên canh, tập trung. Bạc Liêu, Cà Mau là 2 địa phương đã tiếp nhận và chuyển giao công nghệ sản xuất cua giống. - Cua bố mẹ: Cua ôm trứng đánh bắt ngoài tự nhiên, sức sinh sản: 3 – 4 triệu cua bột /kg cua cái. Cua sau khi sinh sản được thả trở lại biển nhằm bảo vệ nguồn lơi. - Ấp trứng: + Độ mặn: 27 – 28%o + Nhiệt độ: 28 o C + Thời gian ấp: 11 ngày + Sục khí nhẹ - Ương + Độ mặn: giảm dần theo tuổi cua: 27 – 20 %o + Nhiệt độ: 26 – 27 o C + Sục khí nhẹ + Tỉ lệ sống: 10 – 14 % + Thời gian ương: tổng thời gian: 28 + 2 ngày, từ Zoe1 – Zoe5: 16 ngày, giai đoạn megalop: 6 – 7 ngày, giai đoạn megalop – C2: 6 – 7 ngày. - Thức ăn chủ yếu: ấu trùng Artemia các giai đoạn Cua giống (C1, C2) được sinh sản nhân tạo - Nuôi cua thịt: + Nguồn giống: cua tự nhiên (cỡ 4 – 5 cm/con) hoặc cua giống giai đoạn C2 (khoảng 28 – 30 ngày tuổi) được sinh sản nhân tạo. + Phương thức nuôi phổ biến: quãng canh cải tiến, nuôi ghép nhiều loài (tôm – cua – cá kèo) trong các đầm lớn hoặc nuôi đơn trong ao. + Mật độ thả: tối đa 0.1 con/m2 + Thức ăn: cá tươi + Thời gian nuôi: từ 4 – 8 tháng (tuỳ vào cỡ giống thả) + Tỉ lệ sống: 30 – 40 % + Cỡ thu hoạch: 0,2 – 0,4 kg/con + Phương thức thu hoạch: thu tỉa thả bù đối với nuôi trong đầm, thu tỉa (không thả bù) đối với nuôi trong ao. Mô hình nuôi cua trong đầm tại xã Vĩnh Lộc A, h. Hòa Bình, t. Bạc Liêu Nuôi cua trong ao Cua thương phẩm 3. Sản xuất giống và nuôi thương phẩm Cá Bống tượng Bống tượng là loài cá nước ngọt rất có giá trị, giá bán 1 kg cá thương phẩm trên thị trường khoảng 200.000 + 30.000 đ. Một số địa phương đã thành công trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm Cá Bống tượng như Tiền Giang, Bến tre, Cần Thơ, Bạc liêu, Cà mau, …. Mặc dù công nghệ sản xuất giống Cá Bống tượng đã thành công về tỉ lệ sinh sản (tỉ lệ nở, tỉ lệ sống của cá bột, …) nhưng vấn đề thức ăn cho các giai đoạn chuyển hóa, thức ăn cho nuôi thương phẩm ở quy mô công nghiệp chưa được giải quyết hiệu quả. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến năng suất nuôi và khả năng phát triển, nhân rộng của mô hình. Mặc dù vậy, do giá bán rất cao và nhu cầu tiêu thụ rất lớn nên các mô hình nuôi cá Bống tượng thương phẩm vẫn rất có hiệu quả kinh tế. Mô hình nuôi với tỉ lệ sống 30 – 35 %, sử dụng thức ăn cá tạp, hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR): 8/1, giá thành sản xuất dao động: 60.000 – 70.000 đ/kg, trong khi giá bán cá tại vùng nuôi do thương lái thu mua là 140.000 – 150.000 đ/kg, giá thu mua trên thị trường TPHCM là 180.000 – 220.000 đ/kg. Hệ thống ao cho đẻ, ấp và ương cá Bống tượng ở Thạnh Phú, Bến Tre Bể ương Cá Bống tượng Cỡ giống thương phẩm (4 – 5 cm/con) Ao nuôi thương phẩm Cá thương phẩm (0,4 – 0,8 kg/con) Ngọc Lê . GIỚI THIỆU MỘT SỐ MÔ HÌNH NUÔI THỦY ĐẶC SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ có quần thể các loài tôm cá nước ngọt. vùng sản xuất nguyên liệu thủy sản đứng đầu trong cả nước. Bên cạnh các đối tượng nuôi chủ lực như Cá Tra, Tôm Sú và nhiều loài cá nước ngọt truyền thống khác, nhiều đối tượng thủy đặc sản. quả. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến năng suất nuôi và khả năng phát triển, nhân rộng của mô hình. Mặc dù vậy, do giá bán rất cao và nhu cầu tiêu thụ rất lớn nên các mô hình nuôi cá Bống tượng thương

Ngày đăng: 02/08/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan