Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa các mỗi quan hệ xã hội

24 14.6K 70
Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hòa các mỗi quan hệ xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận học phần TIỂU LUẬN HỌC PHẦN Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội Hà nội, 2007 1 Tiểu luận học phần Mục lục Mở đầu 1 Nội dung 3 Chương 1: Tư tưởng về con người trong lịch sử triết học trước Mác 3 1.1. Tư tưởng về con người trong lịch sử triết học phương Đông 3 1.2. Tư tưởng về con người trong triết học phương Tây 5 Chương 2: Tư tưởng của Mác về bản chất con người 8 2.1. Tính hiện thực của bản chất con người 8 2.2. Bản chất con người – Tổng hoà các quan hệ xã hội 14 Chương 3: Tư tưởng chiến lược con người hiện nay ở nước ta 20 kết luận 24 Danh mục tài liệu tham khảo 2 Tiểu luận học phần A. MỞ ĐẦU Con người là một vấn đề muôn thuở, một đề tài tưởng chừng đã cũ nhưng luôn luôn mới, một đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, mà như Mác đã dự báo, trong tương lai mọi khoa học đều gặp nhau ở một khoa học cao nhất – đó là khoa học về con người. Càng tiến về phía trước để chinh phục giới tự nhiên bao nhiêu, con người càng cảm thấy sự nghèo nàn, thiếu hụt, hời hợt của mình bấy nhiêu trong giải thích, tìm hiểu, trong nghiên cứu và khám phá bản thân mình. Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ thì vấn đề con người càng nổi lên cấp bách, mang tính thời sự, tính nhân loại, toàn cầu, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sắc, nhận thức đúng, đầy đủ về vấn đề con người. Con người là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các môn khoa học, đặc biệt là các khoa học xã hội và nhân văn. Mặc dù phương pháp nghiên cứu và tiếp cận vấn đề của các môn khoa học riêng biệt có khác nhau, song phải thừa nhận rằng, đối tượng và chức năng nghiên cứu của các môn khoa học đó không có gì khác ngoài con người và nhằm phục vụ con người. Khác với những môn khoa học khác, nghiên cứu con người ở những góc độ riêng, triết học nghiên cứu con người ở góc độ chung nhất, khái quát nhất. Triết học cũng như các ngành khoa học nhân văn đều có trách nhiệm vươn tới hoàn thiện sự hiểu biết về con người, và những gì liên quan tới cuộc sống con người. Khoa học kĩ thuật càng phát triển, loài người có điều kiện hiểu về mình càng rõ hơn. Con người là chủ thể sáng tạo của mọi sáng tạo, của phát triển và tiến bộ. Vì vậy, hơn bao giờ hết, việc nghiên cứu con người hoặc chăm lo lợi ích con người phát huy yếu tố con người có ý nghĩa lớn lao trong sự đổi mới toàn diện nước ta. Luận điểm của Mác về con người viết trong tác phẩm “Luận cương về Phơ bách” (1845) “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội” là định nghĩa về con người chứa đựng tính nhân đạo cao cả, cho đến nay nó còn nguyên giá trị về lí luận và tư tưởng, soi sáng về phương pháp luận để chúng ta nghiên cứu về con người - vấn đề trọng tâm của mọi khoa học, để đi tới mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng con người và giải phóng nhân loại. Thời gian gần đây, những biến động lớn lao trên các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng làm cho vấn đề con người trở nên sôi động và bức xúc. Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới hướng mục tiêu vào chiến lược con người ở nước ta, việc nghiên cứu bản chất con người trong vấn đề giáo dục nhân cách có ý nghĩa thời sự, cấp bách. 3 Tiểu luận học phần B. Nội dung Chương 1: Tư tưởng về con người trong lịch sử triết học trước Mác Trong suốt quá trình phát triển lâu dài của nhân loại, phạm trù con người trong triết học được đặt ra là một vấn đề lớn, lôi cuốn tư duy triết học của mọi thời đại đầu tiên của lịch sử, trong cả nền triết học phương Đông và triết học Hy Lạp cổ đại. Mỗi giai đoạn lịch sử lại đặt ra những vấn đề mang tính thời đại khác nhau và cách giải quyết khác nhau. Chính vì thế mà vấn đề con người vẫn là đề tài mới mẻ và sẽ không bao giờ kết thúc. Nền văn hoá văn minh của mọi thời đại góp thêm những “hạt” giá trị mới trong nhận thức về bản chất con người. Vấn đề con người – trên mọi góc độ khác nhau - từ lâu đã trở thành đối tượng, khách thể của mọi khoa học, trong hình thái triết học cổ đại Hy Lạp, La Mã, Trung Quốc hay ở các hình thức triết học cổ điển của Đức, Anh, Pháp, người ta đều có thể tìm thấy những vấn đề khác nhau về con người. Các nhà triết học trước đây đã cố gắng tìm kiếm sự khác biệt cơ bản của con người với các loài vật, và đưa ra mọi quan niệm khác nhau về con người. Song, trước Mác, Triết học đã không nhận thấy được mọi hoạt động và khả năng quy định bản chất con người chỉ được hình thành, phát triển và hoàn thiện trong các quan hệ xã hội, trong lao động sản xuất; Triết học đó vẫn chưa có một sự lí giải khoa học thoả đáng về con người, mà phiến diện, rơi vào chủ nghĩa duy tâm thần bí siêu hình, qui đặc trưng bản chất con người vào lĩnh vực tư tưởng, hoặc xem bản chất con người được quyết định sẵn từ những lực lượng siêu nhiên. 1.1. Tư tưởng con người trong lịch sử Triết học Phương Đông - Vấn đề con người trong triết học Trung Hoa cổ đại Các nhà tư tưởng của triết học Trung Hoa cổ đại hầu như đều tập trung bàn đến con người. Họ không tách con người ra khỏi thế giới; Xem con người là một phần của tự nhiên, hoà đồng với tự nhiên, chú ý và nhấn mạnh đến mặt xã hội nhân sinh của con người. Khi bàn đến các nội dung này, họ đều mong muốn lập một trật tự xã hội mới. Khi bàn đến con người, Khổng Tử cho rằng: “người là cái đích của trời đất, trước hết là sự giao hợp của âm dương, là sự hội tụ của quỷ thần, là khí tinh tú của ngũ hành”. Còn Lão Tử cho rằng: Con người và vật chất là do “Đạo” sinh ra. Trong mối quan hệ con người và xã hội thì Lão Tử lại xây dựng học thuyết con người vô vi, bất tranh, thụ động trước mọi thế lực thù địch. 4 Tiểu luận học phần Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc còn có Mặc Tử với thuyết “Kiêm ái”. Ông là người đầu tiên đã lấy lao động làm cái để phân biệt sự khác nhau giữa con người và con vật, đồng thời ông cũng là người đầu tiên chủ trương xây dựng một hình tượng con người với đầy đủ các mối quan hệ kinh tế lẫn quan hệ tinh thần trong đời sống xã hội. Dù còn nhiều ảo tưởng và duy tâm, song học thuyết về con người của Mặc Tử có nhiều tiến bộ. Có thể nói, triết học Trung Hoa cổ đại chú ý đến con người xã hội hơn con người tự nhiên, con người đạo đức hơn con người trí tuệ. Vấn đề con người được bàn đến ở đây chủ yếu đều thiên về mặt đời sống tinh thần. Tuy có nhiều mặt tiến bộ, song nó không thoát ly khỏi đường lối triết học duy tâm, do đó không đem lại cách giải thớch đúng cho con người. - Vấn đề con người trong triết học ấn Độ cổ đại Trong triết học ấn Độ cổ đại, vấn đề con người được thể hiện rõ ở hệ thống không chính thống, trong đó Phật giáo là một khuynh hướng nổi tiếng của ấn Độ. Phật giáo có cái nhìn duy vật về con người, cho con người là nguyên nhân chính của họ. Phật giáo cũng thấy được sức mạnh của con người, con người tự chịu trách nhiệm về mình, tự giải thoát cho mình chứ không nhờ một lực lượng nào khác ở bên ngoài bản thân con người, đồng thời luôn đề cao con người, hướng con người tới cuộc sống thiện đúng như bản tính vốn có của nó. Tuy nhiên, khi giải thích nguồn gốc cá nhân của con người, triết học Phật giáo chưa nhận thấy nguồn gốc của con người là thoát thai từ động vật. Phật giáo không thừa nhận con người là một thực tại khách quan vì nó là “vô thường”, “vô ngã” là “giả tượng”. Nói chung, Phật giáo có nhiều quan điểm tích cực. Song Phật giáo không hiểu được con người là một thực thể sinh học – xã hội, chỉ chú ý đến đời sống tinh thần mà không quan tâm đến quan hệ vật chất nên cách giải thớch con người của Phật giáo còn nhiều sai lệch. Đạo Phật đã không giải quyết triệt để vấn đề mà triết học lâu nay thường đặt ra: bản chất con người là gì? 1.2. Tư tưởng về con người trong triết học phương Tây - Vấn đề con người trong triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại Các đại biểu đầu tiên của chủ nghĩa duy vật cổ đại đã xem xét con người ở tính tồn tại hiện thực của nó. Bản chất con người như một nhân tố cấu thành tồn tại nói 5 Tiểu luận học phần chung, là một phần của tự nhiên. Nói cách khác, con người là một vũ trụ thu nhỏ lại, là bản sao vũ trụ lớn, là sự phản ánh (bản toát yếu) của vũ trụ lớn. Cũng như mọi vật khác, con người đều bắt nguồn từ một bản nguyên vật chất xác định như: nước (theo Ta-lét) hoặc không khí (theo A-naximen) hoặc lửa (theo Hêracơlít) hay một dạng Apeuron (như Anaximăngđrơ). Tuy các quan niệm trên rất thơ ngây, nhưng đã nhấn mạnh nguồn gốc con người là một dạng vật chất cụ thể chứ không phải do thần thánh sinh ra. Những quan niệm này đã đặt nền móng cho sự phát triển của các tư tưởng duy vật trong triết học sau này. - Vấn đề con người trong triết học thời kì Phục Hưng và cận đại Vấn đề con người trong triết học thời Phục Hưng và cận đại trở thành trung tâm của các triết học. Đối lập với thế giới quan tôn giáo hạ thấp con người, coi con người là một sinh vật thụ động chỉ biết thờ phụng chúa và cầu mong được chúa rửa tội, triết học thời kỳ này chứng minh sức mạnh của con người, đấu tranh cho sự giải phóng con người và những tư tưởng nhân đạo được phát triển. Đại biểu cho thời kỳ khai sáng là triết gia Nicôlai Ku-dan. Mặc dù có những điểm tích cực, song yếu tố duy vật xen kẽ yếu tố duy tâm, xu hướng vô thần biểu hiện dưới cái vỏ phiếm thần là một đặc điểm nổi bật trong triết học thời kỳ này nói chung, tư tưởng về con người nói riêng. Thời cận đại tư tưởng triết học hướng về đề cao quyền tự nhiên của con người, bản chất sâu xa của con người (bản nguyên). Đại biểu tiêu biểu đó là Hốp-xơ, Xpi-nô- da; Đề-các… Tóm lại, triết học thời kỳ Phục Hưng và cận đại là một bước phát triển mới về tư tưởng con người. ở đây, con người được giải thích như là một hiện tượng sinh học và chúng là tuyệt tác của tạo hoá. Con người được xem xét trong mối quan hệ với đời sống hiện thực, đề cao con người với tư cách là một cá nhân tích cực, trong đó con người được hoàn thiện cả về mặt thể xác và thể lực, mặt trí tuệ và mặt nhân đạo của con người được đề cao. Tuy nhiên, những quan niệm về con người ở đây chúng ta đều thấy nét đặc trưng khái quát của nó là tính chất máy móc, siêu hình. - Vấn đề con người trong triết học cổ điển Đức Có thể nói, triết học cổ điển Đức là một bước tiến mới về chất so với các tư tưởng triết học trước đó. Triết học đã đề cao vai trò tích cực của hoạt động con người, coi con người là một thực thể hoạt động, là chủ thể đồng thời là kết quả của quá trình 6 Tiểu luận học phần hoạt động của chính mình. Ở đây diễn ra cuộc đấu tranh trong chủ nghĩa duy vật (đại biểu là Phơ Bách) và chủ nghĩa duy tâm (đại biểu là Hêghen), trong phương pháp biện chứng (đại biểu là Hêghen) và phương pháp siêu hình (đại biểu là Phơ Bách). Theo Hêghen, con người là sản phẩm và là giai đoạn phát triển cao nhất của “ý niệm tuyệt đối”, con người là sự tha hoá “ý niệm”. Hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới của con người là công cụ để “tinh thần tuyệt đối” nhận thức chính bản thân mình và trở về với bản thân mình. Như vậy, ông đã thấy mối quan hệ giữa con người và xã hội. Ngược lại, Phơ Bách cho rằng con người như một sinh vật có cảm giác, biết tư duy, có ham muốn, có ước mơ, là một bộ phận của giới tự nhiên và xét theo bản chất của nó là tình thương. Con người mà ông quan niệm là một cá nhân trừu tượng, mang tính chất sinh – lí thụ động, bị tách khỏi những điều kiện kinh tế - lịch sử, ngoài các quan hệ giai cấp, Phơ-bách chưa thấy rõ mặt xã hội của con người. Như vậy, triết học cổ điển Đức đã đề cập đến bản chất, nguồn gốc của con người cũng như vị trí, vai trò của họ đối với thế giới. Mặc dù còn những hạn chế (biện chứng nhưng duy tõm, duy vật nhưng siờu hỡnh), nhưng triết học cổ điển Đức đã đem lại một cách nhìn mới về con người so với các thời kỳ lịch sử trước đây. Nhìn chung, tư tưởng về con người trong lịch sử triết học trước Mác đã nêu trên đây nổi lên tính phiến diện hoặc sai lầm nhưng đã biểu hiện được qui luật khách quan. Triết học phân tâm học của Phơ rớt (1856 - 1939) nhìn nhận con người như một cá thể sinh vật đối lập với xã hội và coi sức mạnh của con người là sức mạnh của bản năng vô thức, trong đó cái đam mê tình dục giữ vai trò chủ đạo. Bên cạnh đó, một số nhà Triết học tư sản hiện đại và chủ nghĩa sinh học xã hội đã đưa ra quan niệm của mình về con người. Các-náp, một đại diện của trường phái vật lý trong triết học đã cho rằng: “Con người về nguyên tắc không phân biệt với tự nhiên, đó là một khách thể vật lý”. Uy-Sơn, người theo thuyết học – xã hội đã nhấn mạnh: “Ngọn nguồn cái bản chất của con người là cái sinh vật”. Theo ông thì 70% những đặc tính được xây dựng nên ở con người là do khả năng bẩm sinh, còn 30% là do xã hội. G.Spen-ser đã tuyệt đối hoá tầm quan trọng đặc biệt yếu tố sinh học trong bản chất con người. Ông cho rằng: “Hành vi của con người về nguyên tắc không có gì khác với hành vi con vật. Tiền đề của hành vi đạo đức có trong mỗi động vật”. Còn Kiếc-cô-gơ, ông tổ của chủ nghĩa hiện sinh, người Đan Mạch lại cho: “Bản chất của con người là một thứ phù du”. Nhà triết học Đức Nitxơ định nghĩa: “Bản chất của con người là bạo hành và sáng tạo”. Còn 7 Tiểu luận học phần C.herrick lại quan niệm: “Tất cả những gì của con người do bẩm sinh mà có thì không bị thay đổi do các điều kiện xã hội”. Tất cả những quan điểm đú đều nhấn mạnh yếu tố sinh học mà bỏ qua hoặc chưa chú ý đến mặt xã hội, môi trường hoàn cảnh tác động đến việc hình thành con người, đó là tính phiến diện phi Mỏc xớt. Toàn bộ tư tưởng về con người của các nhà triết học phi Mác-xít vẫn nổi lên tính phiến diện khi nghiên cứu con người. Bằng cỏch phờ phỏn và kế thừa có chọn lọc, bổ sung, phát triển các tư tưởng triết học của các nhà tiền bối, triết học C.Mác ra đời đã khắc phục được những hạn chế trên, đồng thời đưa ra một tư tưởng mới về con người. Vì vậy, quan niệm về con người của C.Mác là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử triết học từ trước đến nay. Mọi nhà Triết học trước Mác đã đề cập đến vấn đề con người theo những cách khác nhau, nhưng chỉ đến Triết học Mác mới xem xét vấn đề con người một cách nhất quán, đầy đủ và sâu sắc trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, triệt để và khoa học. 8 Tiểu luận học phần Chương 2: Tư tưởng của Mác về bản chất con người 2.1. Tính hiện thực của bản chất con người. Sở dĩ, khi bàn đến con người, C.Mác đã đặt trong tính hiện thực bởi vì: trong triết học cổ điển Đức, con người được xem xét một cách sai lệch. Hê-ghen đã quan niệm duy tâm về con người, cho con người là hiện thân của “ý niệm tuyệt đối”, “tinh thần thế giới”, còn Phơ-bách lại tách con người ra khỏi đời sống xã hội, qui tính sinh vật vào bản chất con người. Để chống lại các quan điểm sai lầm đó, C.Mác đã xem xét con người trong tính hiện thực của nó. Mặt khác, trong triết học C.Mác, vấn đề thực tiễn là điểm xuất phát có tính chất nền tảng. Trong hoạt động thực tiễn, bằng trí tuệ thiên tài của mình, C.Mác đã từng bước chuyển từ chủ nghĩa duy tâm của Hêghen sang chủ nghĩa duy vật của Phơbách. Ông đã kế thừa có chọn lọc những giá trị tinh tuý của nền Triết học trước đó và giữ lấy “nhân hợp lí” của sự phát triển trong dòng chảy liên tục của Triết học. Đồng thời, Mác đã vượt qua những hạn chế của các nhà Triết học trước Mác hoặc cùng thời, phát hiện phương pháp nghiên cứu hiện thực mới, làm cơ sở phương pháp luận, không chỉ riêng Mác xít mà còn cho cả các ngành khoa học cơ bản. Phát hiện lớn của Mác đó là thấy được con người trong hoạt động thực tiễn, thông qua thực tiễn con người làm biến đổi đời sống xã hội, đồng thời làm biến đổi chính bản thân mình. Nói cách khác, con người có khả năng cải tạo thế giới và cải tạo mình thông qua hoạt động thực tiễn. Hoài bão lí tưởng của Mác là vì con người và sự nghiệp giải phóng giai cấp, xã hội, giải phóng cho mỗi người lao động khỏi áp bức, bóc lột bất công. Trong “Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản” Mác viết: “Thay cho xã hội Tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Đó là tư tưởng nhất quán, là sợi chỉ đỏ, xuyên suốt Triết học Mác. Mác đặt con người vào thực tiễn để khảo sát, nghiên cứu. Vì vậy, con người trong Triết học Mác là con người hiện thực, được cấu thành bởi hai mặt tự nhiên và xã hội, hai mặt đó tồn tại song trùng trong con người và có mối quan hệ biện chứng, trong đó mặt xã hội là mặt chủ yếu, mặt quyết định bản chất con người. Để làm rõ vai trò to lớn của nhân tố con người, Mác và Ăng ghen đã xuất phát từ những tiền đề hiện thực; Tiền đề đầu tiên là con người là phải có khả năng sống, sau đó mới có thể làm ra sản phẩm vật chất và tinh thần. Nói cách khác, con người muốn sáng tạo ra lịch sử thì trước hết phải tồn tại, phải lao động sản xuất thoả mãn nhu cầu 9 Tiểu luận học phần ăn, mặc, ở Tiền đề thứ hai là sự vận động và phát triển của nhu cầu đã thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Sự sản sinh những nhu cầu mới này, theo Mác và Ăng ghen là hành vi lịch sử đầu tiên. Tiền đề thứ ba là sự tái tạo ra bản thân con người thông qua việc “sinh con đẻ cái” cũng là nhu cầu sống còn để duy trì nòi giống, nhằm đảm bảo sự tồn tại, phát triển bình thường của xã hội. Cũng bằng chính những hoạt động thực tiễn này, con người phát triển tính xã hội của mình, tất cả những hoạt động đó không phải là hoạt động bản năng, hoạt động đơn thuần sinh vật mà nó đã mang tính xã hội. Trong “Luận cương về Phơ - bách” C.Mác đã nhấn mạnh đến vai trò của thực tiễn: “Các nhà triết học trước kia chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau song vấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới”. Và cũng trong tác phẩm này, Mác đã khẳng định về bản chất con người: “Bản chất con người không phải là cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Với định nghĩa này, Mác đã đưa ra phạm trù “con người thực tiễn”, không phải là cái nhìn trừu tượng mà là cụ thể - cảm tính, được đặt vào trong hoạt động sản xuất thực tiễn, xem xét trong mối quan hệ không tách rời với tự nhiên, xã hội. Con người là một sinh vật, cũng có nghĩa con người là một bộ phận của tự nhiên, gắn bó với quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên. Song đó là một thực thể tự nhiên luôn hoạt động và chứa đựng trong mình những khả năng to lớn về sự phát triển. Theo Mác thì con người là kết quả của lịch sử phát triển vật chất - giới tự nhiên. Trong “Bản thảo kinh tế – triết học” – 1844 C.Mác viết: “Con người là một sinh vật có “tính loài” giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người Vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên”. Con người muốn phát triển và tham gia vào các hoạt động xã hội, trước hết phải tồn tại, phải được thoả mãn các tiền đề về tự nhiên như một cá thể sinh vật – xã hội. Điều tất yếu đó vốn có từ xa xưa trong lịch sử, vẫn tồn tại tự nhiên nhưng bị che khuất bởi tất cả những giải thích tôn giáo thần bí của các thế lực thống trị mà thực chất là sự trốn chạy khỏi hiện thực. Chỉ khi nào giải quyết được thoả đáng những tiền đề tự nhiên con người mới có cuộc sống và yên tâm bước vào địa hạt của hoạt động sáng tạo. Ở đây, tính biện chứng thể hiện: trong quá trình tồn tại, con người đã không ngừng sáng tạo, hoạt động thực tiễn của con người càng đi sâu bao nhiêu, càng sáng tạo bao nhiêu thì nó càng xuất hiện những tiền đề bản năng ban đầu, đem vào cho con người bản chất người hơn bấy nhiêu. Trong đó, đáng chú ý nhất là hoạt động sản xuất vật chất và những lợi ích của vật chất mà nó thu được trong hoạt động sản xuất vật chất đó. 10 [...]... quan hệ xã hội khác Bản chất xã hội của con người là kết quả tạo thành từ các lĩnh vực hoạt động của con người, con người phản ánh tổng hoà các quan hệ xã hội vào bản thân mình đồng thời con người thể hiện sự sáng tạo của mình thông qua các quan hệ xã hội đó Trong khi khẳng định bản chất của con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, Mác đã chỉ ra mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội Cá nhân là cá... nhau giữa người với người Từ luận điểm về bản chất xã hội của con người, Mác cho chúng ta thấy rằng bản chất đó chỉ hình thành và phát triển trong các quan hệ xã hội và tất cả các quan hệ xã hội được tổng hoà lại thành bản chất con người Như vậy, Mác đã vạch rõ yếu tố cấu thành bản chất con người là các quan hệ xã hội, hơn nữa lại là bản chất xã hội trong tính hiện thực trực tiếp của nó Trong các tác... của người khác đối với người đó, mới là nhân tố sinh hoạt của hiện thực con người chỉ có trong xã hội, tự nhiên mới hiện ra như là cơ sở của tồn tại có tính chất người của bản thân con người chỉ có trong xã hội, tồn tại tự nhiên của con người mới là tồn tại có tính chất người của con người đối với con người và tự nhiên mới trở thành con người đối với con người C.Mác đặt con người trong tính hiện thực. .. Bản chất của nó là tổng hoà các quan hệ xã hội, gia đình là cấp độ xã hội đầu tiên trong hệ thống: quan hệ tập thể, quan hệ giai cấp (mang tính lịch sử), quan hệ dân tộc, tôn giáo và rộng hơn là những quan hệ mang tính nhân loại Các quan hệ xã hội của con người hình thành trong con người tham gia vào đời sống xã hội, chủ yếu là tham gia hoạt động lao động sản xuất Quan hệ sản xuất là cơ sở của các quan. .. trọng vấn đề nhân cách, Mác cho rằng: bản chất con người chính là nhân cách, nhân cách tìm thấy bản chất trong các mối quan hệ 17 Tiểu luận học phần xã hội Nội dung của nhân cách nằm trong nội dung của các mối quan hệ xã hội Vì vậy, muốn có cái khách quan của nhân cách, con người phải có sự nhập thân vào các mối quan hệ xã hội hiện thực, những mối quan hệ nội tại mang tính chất xã hội của nó Quá trình nhập... có tính xã hội, song nó lại biến đổi tuỳ theo nội dung cụ thể của thời đại, của hoàn cảnh xã hội – văn hoá và văn hoá sinh hoạt 2.2 Bản chất con người – Tổng hoà các mối quan hệ xã hội 14 Tiểu luận học phần Các quan hệ xã hội là những quan hệ giữa những cộng đồng xã hội của con người, xuất hiện trong quá trình sản sinh và tái sản sinh ra chính bản thân con người với tư cách là những chủ thể xã hội. .. vật chất của con người - đến lượt nó lại quy định hoạt động đời sống xã hội và do đó quy định bản chất xã hội của con người C Mác viết xã hội sản xuất ra con người với tính cách là con người như thế nào thì nó cũng sản xuất ra xã hội như thế” Rõ ràng là, muốn hiểu được con người và đời sống của con người phải hiểu được vấn đề quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh, với xã hội và với chính bản. .. trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội Con người chỉ biểu hiện mình trong hoạt động thực tiễn và quan trọng nhất là trong lao động sản xuất Muốn thực hiện hoạt động lao động sản xuất để sinh tồn và phát triển thì buộc con người phải quan hệ với nhau Trên cơ sở quan hệ lao động, và chính từ lao động, mới hình thành bản chất xã hội của con người Bản thân quá... tố Mỗi con người (gắn với nhân cách của họ) tồn tại với hai tư cách: là thực thể xã hội và là một giá trị xã hội, gía trị làm người Thực thể xã hội nói lên bộ mặt tâm lí xã hội của cá nhân ấy, đó là những thuộc tính tâm lý vừa đặc trưng cho cá nhân đồng thời lại mang những ý nghĩa xã hội Còn giá trị xã hội, giá trị làm người của nhân cách lại mang trong nó những tiêu chuẩn đánh giá của xã hội Nhân cách... tính xã hội thì do đó chỉ có trong xã hội, con người mới có thể phát 18 Tiểu luận học phần triển bản tính thực sự của mình và lực lượng của bản tính của con người phải được đánh giá trong căn cứ vào lực lượng của cá nhân riêng lẻ mà căn cứ vào lực lượng của toàn xã hội Khi đặt con người trong mối quan hệ với xã hội, con người hành động, Triết học Mác đã thể hiện rõ là Triết học con người mang tính hiện . rằng: con người hiện thực, cá nhân hiện thực là con người xã hội. Bản chất của nó là tổng hoà các quan hệ xã hội, gia đình là cấp độ xã hội đầu tiên trong hệ thống: quan hệ tập thể, quan hệ giai. Quan hệ sản xuất là cơ sở của các quan hệ xã hội khác. Bản chất xã hội của con người là kết quả tạo thành từ các lĩnh vực hoạt động của con người, con người phản ánh tổng hoà các quan hệ xã hội. được tổng hoà lại thành bản chất con người. Như vậy, Mác đã vạch rõ yếu tố cấu thành bản chất con người là các quan hệ xã hội, hơn nữa lại là bản chất xã hội trong tính hiện thực trực tiếp của nó.

Ngày đăng: 02/08/2014, 13:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

  • Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội

  • Hà nội, 2007

  • Mục lục

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan