Tổng quan về hệ thống chiếu sáng ôtô 2 docx

9 684 17
Tổng quan về hệ thống chiếu sáng ôtô 2 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tổng quan về hệ thống chiếu sáng ôtô [25/12/2009] Đèn sử dụng trên xe được phân loại theo mục đích: Chiếu sáng, tín hiệu và thông báo. Ví dụ các đèn pha ở đầu xe được dùng để chiếu sáng khi đi vào ban đêm, các đèn xinhan để báo cho các xe khác cũng như người đi bộ và các đèn hậu ở đuôi xe để thông báo vị trí của xe. Khái quát về Hệ thống chiếu sáng Ngoài hệ thống chiếu sáng nói chung, xe còn được trang bị các hệ thống có các chức năng khác nhau tuỳ theo từng thị trường và cấp nội thất. (1) Hệ thống cảnh báo đèn phía sau Người lái không thể nhận ra được các đèn hậu, đèn phanh bị cháy. Hệ thống cảnh báo đèn phía sau thông báo cho người lái biết các bóng đèn hậu bị cháy nhờ một đèn cảnh báo trên bảng đồng hồ táp lô khi các bóng đèn chẳng hạn như đèn hậu hoặc đèn phanh bị cháy. Hệ thống này được điều khiển bởi cảm biến báo hư hỏng đèn và thường được lắp trong khoang hành lý. Rơle báo hư hỏng đèn xác định tình trạng đèn bị cháy bằng cách so sánh các điện áp khi đèn hoạt động bình thường hoặc khi bị hở mạch. (2) Hệ thống DRL (đèn chạy ban ngày) Ở hệ thống này, chỉ có đèn pha hoặc cả các đèn pha và đèn hậu tự động bật sáng khi động cơ nổ máy ở ban ngày, do đó các xe khác có thể nhìn thấy. Ở một số nước vì lý do an toàn luật qui định bắt buộc phải có hệ thống này trên xe. Tuổi thọ của bóng đèn sẽ bị rút ngắn nếu đèn bật liên tục với cường độ sáng như ban đêm. Để nâng cao tuổi thọ của đèn mạch điện được thiết kế sao cho cường độ sáng của đèn giảm đi khi hệ thống DRL hoạt động. (3) Hệ thống chuông nhắc nhở bật đèn/hệ thống tự động tắt đèn Các đèn pha và đèn hậu tiếp tục được bật sáng ngay cả khi khoá điện ở vị trí “LOCK” trong khi công tắc điều khiển đèn ở vị trí ON. Mục đích của hệ thống này là để ngăn không cho ắc qui khỏi bị phóng hết điện do người lái quên không tắt đèn pha và đèn hậu. Khi cửa xe phía người lái được mở ra và khoá điện đang ở vị trí “LOCK “ hoặc “ACC” hay không có chìa trong ổ khoá điện, thì hệ thống này sẽ thông báo cho người lái biết rằng đèn vẫn đang ở trạng thái bật bằng chuông báo hoặc sẽ tự động tắt các đèn. Hệ thống thông báo bằng tiếng kêu được gọi là hệ thống chuông nhắc nhở cảnh báo đèn bằng tiếng chuông và hệ thống tự động tắt đèn pha được gọi là hệ thống tắt đèn tự động. (4) Hệ thống điều khiển đèn tự động Khi trời tối cần phải bật đèn pha, thường người lái chỉ phải bật công tắc điều khiển đèn. Ở hệ thống này, khi công tắc điều khiển đèn ở vị trí “AUTO”, thì cảm biến điều khiển đèn tự động sẽ xác định mức độ ánh sáng và hệ thống sẽ tự động bật đèn pha khi trời tối. Cảm biến điều khiển đèn tự động được đặt ở đầu trên của bảng táp lô. Một số xe không có vị trí AUTO ở công tắc điều khiển đèn. Trong trường hợp này, hệ thống điều khiển đèn tự động hoạt động khi ở vị trí OFF. (5) Hệ thống điều khiển góc độ chiếu sáng đèn pha Xe bị nghiêng đi tuỳ theo điều kiện chất tải (số lượng hành khách hoặc lượng hành lý). Đó là lý do tại sao đèn pha làm loá mắt tài xế của các xe đối diện. Ở hệ thống này, việc vặn công tắc điều khiển góc chiếu sáng đèn pha sẽ điều chỉnh được góc đèn pha theo phương thẳng đứng. Một số xe có hệ thống điều khiển góc độ chiếu sáng đèn pha tự động sẽ tự động điều chỉnh các đèn pha để đạt được góc chiếu sáng theo phương thẳng đứng tối ưu. (6) Hệ thống đèn pha phóng điện (cao áp) Các bóng đèn pha cao áp, phóng điện qua khí Xenon cho ánh sáng trắng và vùng chiếu sáng rộng hơn so với khí halogen. Tuổi thọ của bóng đèn này cũng dài hơn là một trong những đặc điểm của đèn pha cao áp. (7) Hệ thống chiếu sáng khi vào xe Vào ban đêm rất khó nhìn ổ khoá điện hoặc khu vực sàn xe trong bóng tối của cabin. Hệ thống này sẽ bật đèn chiếu sáng khu vực ổ khoá điện hoặc các đèn trong xe với một thời gian nhất định sau khi đã đóng các cửa xe, làm cho việc tra chìa khoá vào ổ khoá điện hoặc thực hiện các thao tác bằng chân được dễ dàng hơn (chỉ khi công tắc đèn trần ở vị trí DOOR). Thời gian chiếu sáng thay đổi tuỳ thuộc vào kiểu xe. (8) Hệ thống nhắc nhở đèn trong xe Nếu để các đèn trong xe sáng liên tục sẽ làm cho ắc qui sẽ phóng hết điện. Để ngăn ngừa hiện tượng này. Hệ thống này tự động tắt đèn trong xe (gồm cả đèn trần và đèn chiếu sáng ổ khoá điện) sau một thời gian nhất định để đèn sáng và cửa xe hé mở khi khoá điện ở vị trí “LOCK” hoặc khi chìa khoá điện không được tra vào ổ khoá. Các Vị trí Hệ thống chiếu sáng có các bộ phận sau đây. 1. Đèn pha/đèn pha loại cao áp (ECU điều khiển đèn pha cao áp) (Đèn sương mù phía trước) 2. Cụm đèn phía sau (Đèn sương mù phía sau) 3. Công tắc điều khiển đèn và điều chỉnh độ sáng (Công tắc đèn xinhan, công tắc đèn sương mù phía trước/phía sau) 4. Đèn xinhan và đèn báo nguy hiểm 5. Công tắc đèn báo nguy hiểm 6. Bộ nhấp nháy đèn xinhan 7. Cảm biến báo hư hỏng đèn 8. Rơ le tổ hợp 9. Cảm biến điều khiển đèn tự động 10. Công tắc điều khiển góc chiếu sáng đèn pha 11. Bộ chấp hành điều khiển góc chiếu sáng đèn pha 12. Đèn trong xe 13. Công tắc cửa 14. Đèn chiếu sáng khoá điện theo nguồn tài liệu đào tạo từ toyota Cấu tạo của bóng đèn ôtô [15/09/2010] Trên ô tô hiện nay thường sử dụng hai loại bóng đèn là: Loại dây tóc và loại halogen. >> Tìm hiểu về đèn halogen + Loại đèn dây tóc: Vỏ đèn làm bằng thủy tinh, bên trong chứa một dây điện trở làm bằng volfram. Dây volfram được nối với hai dây dẫn để cung cấp dòng điện đến. Hai dây dẫn này được gắn chặt vào nắp đậy bằng đồng hay nhôm. Bên trong bóng đèn sẽ được hút hết khí tạo môi trường chân không nhằm tránh oxy hóa và bốc hơi dây tóc. Cấu tạo bóng đèn loại dây tóc. a- Loại một dây tóc; b- Loại hai dây tóc. 1- Vỏ đèn; 2- Dây tóc; 3- Dây đỡ; 4- Chốt định vị; 5- Mass; 6- Tiếp điểm Khi hoạt động ở một điện áp định mức, nhiệt độ dây tóc lên đến 2300 0C và tạo ra vùng sáng trắng. Nếu cung cấp cho đèn một điện áp thấp hơn định mức, nhiệt độ dây tóc và cường độ sáng sẽ giảm xuống. Ngược lại nếu cung cấp cho đèn một điện áp cao hơn thì trong một thời gian ngắn sẽ làm bốc hơi volfram, gây ra hiện tượng đen bóng đèn và có thể đốt cháy cả dây tóc. Đây là loại bóng đèn dây tóc thường, môi trường làm việc của dây tóc là chân không nên dây tóc dễ bị bốc hơi sau một thời gian làm việc. Đó là nguyên nhân làm cho vỏ thủy tinh bị đen. Để khắc phục điều này, người ta có thể làm cho vỏ thủy tinh lớn hơn, tuy nhiên cường độ ánh sáng sẽ giảm sau một thời gian sử dụng. + Loại đèn halogen: Sự ra đời của bóng đèn halogen đã khắc phục được các nhược điểm của bóng đèn dây tóc thường. Người ta sử dụng phần lớn thủy tinh thạch anh để làm bóng vì loại vật liệu này chịu được nhiệt độ và áp suất rất cao (khoảng 5 đến 7 bar) cao hơn thủy tinh bình thường làm cho dây tóc đèn sáng hơn và tuổi thọ cao hơn bóng đèn thường. Thêm vào đó, một ưu điểm của bóng halogen là chỉ cần một tim đèn nhỏ hơn so với bóng thường. Điều này cho phép điều chỉnh tiêu điểm chính xác hơn so với bóng bình thường Cấu tạo bóng đèn halogen. 1- Vỏ thủy tinh thạch anh; 2- Dây tóc tim cốt; 3- Dây tóc tim pha; 4- Giá đỡ; 5- Các tiếp điểm Đèn halogen có chứa khí halogen (như Iod hoặc Brôm). Các chất khí này tạo ra một quá trình hóa học khép kín: Iod kết hợp với vonfram (hay Tungsten) bay hơi ở dạng khí thành iodur vonfram, hỗn hợp khí này không bám vào vỏ thủy tinh như bóng đèn thường mà thay vào đó sự chuyển động đối lưu sẽ mang hỗn hợp này trở về vùng khí nhiệt độ cao xung quanh tim đèn (ở nhiệt độ cao trên 1450 độ C) thì nó sẽ tách thành 2 chất: vonfram bám trở lại tim đèn và các phần tử khí halogen được giải phóng trở về dạng khí. Quá trình tái tạo này không chỉ ngăn chặn sự đổi màu bóng đèn mà còn giữ cho tim đèn luôn hoạt động ở điều kiện tốt trong một thời gian dài. Bóng đèn halogen phải được chế tạo để hoạt động ở nhiệt độ cao hơn 250 độ C. Ở nhiệt độ này khí halogen mới bốc hơi. Tìm hiểu về đèn halogen [10/01/2010] Bóng Halogen có công suất và tuổi thọ cao hơn bóng đèn thường. Đây là loại đèn thế hệ mới có nhiều ưu điểm so với đèn thế hệ cũ Suốt quá trình hoạt động của bóng đèn thường, sự bay hơi của dây tóc tungsten là nguyên nhân làm vỏ thủy tinh bị đen làm giảm cường độ chiếu sáng. Mặc dù có thể giảm được quá trình này bằng cách đặt dây tóc trong một bóng thủy tinh có thể tích lớn hơn. Nhưng cường độ ánh sáng của bóng đèn này bị giảm nhiều sau một thời gian sử dụng. Vấn đề trên đã được khắc phục với sự ra đời của bóng đèn halogen, bóng Halogen có công suất và tuổi thọ cao hơn bóng đèn thường. Đây là loại đèn thế hệ mới có nhiều ưu điểm so với đèn thế hệ cũ như: Đèn halogen chứa khí halogen như iode hoặc brôm. Các chất khí này tạo ra một quá trình hoá học khép kín: Iode kết hợp với vonfram (hay Tungsten) bay hơi ở dạng khí thành iodur vonfram, hổn hợp khí này không bám vào vỏ thủy tinh như bóng đèn thường mà thay vào đó sự chuyển động đối lưu sẽ mang hổn hợp này trở về vùng khí nhiệt độ cao xung quanh tim đèn (ở nhiệt độ cao trên 1450 0C) thì nó sẽ tách thành 2 chất: vonfram bám trở lại tim đèn và các phần tử khí halogen được giải phóng trở về dạng khí. Quá trình tái tạo này không chỉ ngăn chặn sự đổi màu bóng đèn mà còn giữ cho tim đèn luôn hoạt động ở điều kiện tốt trong một thời gian dài. Bóng đèn halogen phải được chế tạo để hoạt động ở nhiệt độ cao hơn 250oC. Ở nhiệt độ này khí halogen mới bốc hơi. Người ta sử dụng phần lớn thủy tinh thạch anh để làm bóng vì loại vật liệu này chịu được nhiệt độ và áp suất rất cao (khoảng 5 đến 7 bar) cao hơn thủy tinh bình thường làm cho dây tóc đèn sáng hơn và tuổi thọ cao hơn bóng đèn thường. Thêm vào đó, một ưu điểm của bóng halogen là chỉ cần một tim đèn nhỏ hơn so với bóng thường. Điều này cho phép điều chỉnh tiêu diểm chính xác hơn so với bóng bình thường. Chú ý trên thị trường hiện nay bóng đèn giả halogen rất nhiều nên khi mua các bác lưu ý Bộ đèn pha Ultima 165 được sản xuất tại Thụy Điển với chất lượng và độ bền cao dành cho các loại xe ôtô 2 cầu, xe đa dụng và xe tải. Thân đèn bằng sợi thủy tinh chịu va đập cao có đế xoay cho phép lắp đặt theo 4 vị trí khác nhau: đứng thẳng và treo ngược vào bề mặt nằm ngang và bề mặt đứng. Đèn chiếu xa ở bên phụ và đèn chiếu rộng ở bên tài giúp người lái xe có khả năng nhìn xa và trông rộng. Tấm chắn ở phía trên mặt đèn ngăn các tia sáng tán xạ làm lóa mắt và gây ảnh hưởng xấu đến tầm nhìn của người lái xe, đồng thời giúp làm giảm mỏi mắt khi lái xe đường dài. Mặt bảo vệ bằng nhựa trong suốt giữ cho mặt kính không bị đất đá và côn trùng làm vỡ và trầy xước trong khi vẫn cho phép đèn chiếu sáng bình thường. ĐẶC ĐIỂM KĨ THUẬT 71622 Chiều cao (mm) 115 Chiều cao sau khi lắp đặt (mm) 123-134 Chiều ngang (mm) 160 Chiều sâu (mm) 82-92 Công suất mỗi bên (W) 100 Điện thế (Volt) 12 Khả năng chiếu sáng của đèn xa/rộng (m) 430/330 Loại bóng đèn Halogen H3 Ngoài ra còn nhiều loại đèn chiếu xa và đèn sương mù khác nhau (vuông, tròn, to, nhỏ ) Đèn chiếu xa Đèn chiếu rộng Kích thước (mm) Đóng gói Khả năng chiếu sáng (m) Thân đèn với đế xoay 6 chiều Bộ đèn pha Ultima 175 được sản xuất tại Thụy Điển với chất lượng và độ bền cao dành cho các loại xe ôtô 2 cầu, xe đa dụng và xe tải. Thân đèn bằng sợi thủy tinh chịu va đập cao có đế xoay cho phép lắp đặt theo 6 vị trí khác nhau: đứng thẳng và treo ngược vào bề mặt nằm ngang và bề mặt đứng, nằm ngang bên phải và bên trái. Đèn chiếu xa ở bên phụ và đèn chiếu rộng ở bên tài giúp người lái xe có khả năng nhìn xa và trông rộng. Tấm chắn ở phía trên mặt đèn ngăn các tia sáng tán xạ làm lóa mắt và gây ảnh hưởng xấu đến tầm nhìn của người lái xe, đồng thời giúp làm giảm mỏi mắt khi lái xe đường dài. Mặt bảo vệ bằng nhựa trong suốt giữ cho mặt kính không bị đất đá và côn trùng làm vỡ và trầy xước trong khi vẫn cho phép đèn chiếu sáng bình thường. ĐẶC ĐIỂM KĨ THUẬT 71660 Chiều cao sau khi lắp đặt (mm) 175-181 Chiều sâu (mm) 81-102 Công suất mỗi bên (W) 100 Điện thế (Volt) 12 Đường kính (mm) 175 Khả năng chiếu sáng của đèn xa/rộng (m) 470/350 Loại bóng đèn Halogen H3 Bộ đèn sương mù Ultima 165 được sản xuất tại Thụy Điển với chất lượng và độ bền cao dành cho các loại xe ôtô 2 cầu, xe đa dụng và xe tải. Thân đèn bằng sợi thủy tinh chịu va đập cao có đế xoay cho phép lắp đặt theo 4 vị trí khác nhau: đứng thẳng và treo ngược vào bề mặt nằm ngang và bề mặt đứng. Tấm chắn ở phía trên mặt đèn ngăn các tia sáng tán xạ làm lóa mắt và gây ảnh hưởng xấu đến tầm nhìn của người lái xe, đồng thời giúp làm giảm mỏi mắt khi lái xe đường dài. Mặt bảo vệ bằng nhựa trong suốt giữ cho mặt kính không bị đất đá và côn trùng làm vỡ và trầy xước trong khi vẫn cho phép đèn chiếu sáng bình thường. ĐẶC ĐIỂM KĨ THUẬT Chiều cao (mm) 115 Chiều cao sau khi lắp đặt (mm) 123-134 Chiều ngang (mm) 160 Chiều sâu (mm) 82-92 Công suất mỗi bên (W) 55 Điện thế (Volt) 12 Khả năng chiếu sáng (m) 25 Loại bóng đèn Halogen H3 den xi nhan gan tren guong chieu hau cho xe oto . Tổng quan về hệ thống chiếu sáng ôtô [25 / 12/ 2009] Đèn sử dụng trên xe được phân loại theo mục đích: Chiếu sáng, tín hiệu và thông báo. Ví dụ các đèn pha ở đầu xe được dùng để chiếu sáng. Khái quát về Hệ thống chiếu sáng Ngoài hệ thống chiếu sáng nói chung, xe còn được trang bị các hệ thống có các chức năng khác nhau tuỳ theo từng thị trường và cấp nội thất. (1) Hệ thống cảnh. đối diện. Ở hệ thống này, việc vặn công tắc điều khiển góc chiếu sáng đèn pha sẽ điều chỉnh được góc đèn pha theo phương thẳng đứng. Một số xe có hệ thống điều khiển góc độ chiếu sáng đèn pha

Ngày đăng: 02/08/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan