Đề tài: THÁCH THỨC CỦA HỆ THÔNG THUẾ TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ TOÀN CẦU HÓA NỀN KINH TẾ potx

24 448 2
Đề tài: THÁCH THỨC CỦA HỆ THÔNG THUẾ TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ TOÀN CẦU HÓA NỀN KINH TẾ potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI THÁCH THỨC CỦA HỆ THÔNG THUẾ TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ TOÀN CẦU HÓA NỀN KINH TẾ ĐỀ CƯƠNG 1. Tổng quan về Hệ thống thuế Việt Nam 2. Hội nhập kinh tế và Toàn cầu hóa nền kinh tế 2.1Hội nhập kinh tế Hội nhập kinh tế là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tế với quy mô toàn cầu đã diễn ra từ cách đây hai nghìn năm khi đế quốc xâm chiếm thế giới và mở mang mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnh địa chiếm đóng rộng lớn của họ và áp đặt đồng tiền của họ cho toàn bộ các nơi. Hội nhập kinh tế, hiểu theo một cách chặt chẽ hơn, là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau. Nói rõ hơn, hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu. Hội nhập kinh tế có thể là song phương - tức là giữa hai nền kinh tế, hoặc khu vực - tức là giữa một nhóm nền kinh tế, hoặc đa phương - tức là có quy mô toàn thế giới giống như những gì mà Tổ chức Thương mại Thế giới đang hướng tới. a) Thỏa thuận thương mại ưu đãi Đây là cấp độ thấp nhất của liên kết kinh tế, theo đó các quốc gia tham gia hiệp định dành các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan cho hàng hóa của nhau. Trong các thỏa thuận này, thuế quan và hàng rào phi thuế quan có thể vẫn còn, nhưng thấp hơn so với khi áp dụng cho quốc gia không tham gia hiệp định. Một ví dụ về thỏa thuận thương mại ưu đãi là Hiệp định về Thỏa thuận Thương mại Ưu đãi ASEAN được ký kết tại Manila năm 1977 và được sửa đổi năm 1995; hay như các hiệp định dành ưu đãi thương mại (hay tối huệ quốc) mà một số nước phát triển có thể dành cho các nước đang phát triển. b) Hiệp định thương mại tự do Là hiệp định theo đó các nước ký kết cam kết bãi bỏ thuế quan và hàng rào phi thuế quan cho tất cả hoặc gần như tất cả hàng hóa của nhau. Có thể có những dòng thuế sẽ được bãi bỏ chậm hơn; và người ta thường đưa các dòng thuế này vào "danh sách nhạy cảm". Chỉ một số ít dòng thuế sẽ không được bãi bỏ và được liệt kê trong "danh sách loại trừ". Quy tắc xuất sứ là một phần quan trọng của các hiệp định thương mại tự do nhằm đảm bảo chỉ những hàng hóa được sản xuất toàn bộ hoặc tối thiểu ở một tỷ lệ nhất định tại các nước thành viên hiệp định mới được buôn bán tự do nhằm tránh tình trạng nước không tham gia hiệp định sử dụng cách tái xuất hoặc chỉ lắp ráp tại một nước tham gia hiệp định mà có thể xuất khẩu sang nước còn lại của hiệp định không phải chịu thuế. Một hiệp định thương mại tự do nổi tiếng được thành lập từ năm 1960, đó là Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu. Sau những bế tác của đàm phán tự do hóa thương mại đa phương trong khuôn khổ GATT, các hiệp định thương mại tự do song phương (giữa hai nước) và khu vực xuất hiện ngày càng nhiều từ giữa thập niên 1990. Và trong số những quốc gia hăng hái nhất trong việc ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương phải kể đến Mexico, Singapore. Những khu vực thương mại tự do nổi tiếng mới thành lập từ thập niên 1990 điển hình là Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (thành lập năm 1994), Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (hiệp định được ký kết vào năm 1992). Ngoài ra, còn có những hiệp định thương mại tự do giữa một nước với cả một khối, như Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế ASEAN-Trung Quốc (ký kết vào năm 2002). Do xóa bỏ gần như hoàn toàn thuế quan và hàng rào phi thuế quan, nên việc đàm phán để thành lập một hiệp định thương mại tự do là khá mất thời gian và qua nhiều vòng thương thảo. Những nước hăng hái với tự do hóa thương mại có thể thỏa thuận tiến hành chương trình giảm thuế quan sớm (còn gọi là chương trình thu hoạch sớm) đối với một số dòng thuế trước khi đàm phán kết thúc và hiệp định được thành lập. c) Hiệp định đối tác kinh tế Hiệp định đối tác kinh tế là cấp độ hội nhập kinh tế sâu hơn hiệp định thương mại tự do, theo nghĩa là ngoài việc tự do hóa thương mại hàng hóa thông qua bãi bỏ thuế quan và hàng rào phi thuế quan lại còn bao gồm cả tự do hóa dịch vụ, bảo hộ đầu tư, thúc đẩy thương mại điện tử giữa các nước ký kết hiệp định. Nhật Bản là quốc gia có xu hướng thích các hiệp định đối tác kinh tế vì nó cho phép quốc gia này thâm nhập toàn diện vào các thị trường của nước đối tác. Hiện Nhật Bản đã ký kết 8 hiệp định đối tác kinh tế song phương và một hiệp định đối với ASEAN, đang đàm phán để đi tới ký kết 5 hiệp định khác (Hàn Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Úc, Thụy Sĩ), có 15 quốc gia, lãnh thổ và khu vực đang có nguyện vọng đàm phán và ký kết hiệp định đối tác kinh tế với Nhật Bản. d) Thị trường chung Thị trường chung có đầy đủ các yếu tố của hiệp định đối tác kinh tế và liên minh thuế quan, cộng thêm các yếu tố như tự do di chuyển các yếu tố sản xuất (vốn, lao động) giữa các nước thành viên. Một thị trường chung như vậy đã từng được thành lập ở châu Âu vào năm 1957 theo Hiệp ước Rome và mất một thời gian dài mời hoàn thành mục tiêu. Khối ASEAN cũng đã thỏa thuận sẽ thực hiện được mục tiêu một thị trường chung và một cơ sở sản xuất thống nhất trong toàn khối vào năm 2020 trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN. 2.2 Toàn cầu hóa nền kinh tế Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá. Các dấu hiệu của toàn cầu hóa • Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới • Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài • Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại • Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các văn hoá phẩm như phim ảnh hay sách báo. • Toàn cầu hoá cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người chú ý hơn đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề nóng lên của khí hậu, khủng bố, buôn lậu ma tuý và vấn đề nâng cao mức sống ở các nước nghèo. • Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hoá và việc cá nhân ngày càng có xu hướng hướng đến đa dạng văn hoá, mặt khác, làm mất đi tính đa dạng văn hoá thông qua sự đồng hoá, lai tạp hoá, Tây hoá, Mỹ hoá hay Hán hoá của văn hoá. • Làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia thông qua các hiệp ước quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức như WTO và OPEC • Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế • Gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái phép • Phát triển hạ tầng viễn thông toàn cầu • Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế • Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia • Gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO, WIPO, IMF chuyên xử lý các giao dịch quốc tế • Gia tăng số lượng các chuẩn áp dụng toàn cầu; v.d. luật bản quyền Các rào cản đối với thương mại quốc tế đã giảm bớt tương đối kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai thông qua các hiệp ước như Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT). Các đề xuất của GATT cũng như WTO bao gồm: • Thúc đẩy thương mại tự do o Về hàng hoá: giảm hoặc bỏ hẳn các loại thuế quan; xây dựng các khu mậu dịch tự do với thuế quan thấp hoặc không có o Về tư bản: giảm hoặc bỏ hẳn các hình thức kiểm soát tư bản o Giảm, bỏ hẳn hay điều hoà việc trợ cấp cho các doanh nghiệp địa phương • Thắt chặt vấn đề sở hữu trí tuệ o Hoà hợp luật sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia (nói chung là thắt chặt hơn) o Công nhận sở hữu trí tuệ ở quy mô giữa các nước (v.d. bằng sáng chế do Việt Nam cấp có thể được Mỹ thừa nhận) 3. Biếu cam kết về thuế của Việt Nam trong WTO Theo Bộ Tài chính, trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần - cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21,0% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. So sánh với mức thuế MFN bình quân đối với lĩnh vực nông nghiệp hiện nay là 23,5% thì mức cắt giảm đi sẽ là 10%. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng, gồm: trứng, đường, lá thuốc lá, muối (muối trong WTO không được coi là mặt hàng nông sản). Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50-60%, thuốc lá lá: 30%, muối ăn 30%), thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch. Bảng 1 - Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính Nhóm mặt hàng Thuế suất cam kết tại thời điểm gia nhập WTO (%) Thuế suất cam kết cắt giảm cuối cùng cho WTO (%) 1. Nông sản 25,2 21,0 2. Cá, sản phẩm cá 29,1 18,0 3. Dầu khí 36,8 36,6 4. Gỗ, giấy 14,6 10,5 5. Dệt may 13,7 13,7 6. Da, cao su 19,1 14,6 7. Kim loại 14,8 11,4 8. Hóa chất 11,1 6,9 9. Thiết bị vận tải 46,9 37,4 10. Máy móc thiết bị cơ khí 9,2 7,3 11. Máy móc thiết bị điện 13,9 9,5 12. Khoáng sản 16,1 14,1 13. Hàng chế tạo khác 12,9 10,2 Cả biểu thuế 17,2 13,4 Bảng 2 - Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo một số nhóm mặt hàng chính TT Mặt hàng Thuế suất MFN (%) Cam kết với WTO Thuế suất khi Thuế suất Thời hạn thực hiện gia nhập (%) cuối cùng (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Một số sản phẩm nông nghiệp - Thịt bò 20 20 14 5 năm - Thịt lợn 30 30 15 5 năm - Sữa nguyên liệu 20 20 18 2 năm - Sữa thành phẩm 30 30 25 5 năm - Thịt chế biến 50 40 22 5 năm - Bánh kẹo (t/s bình quân) 39,3 34,4 25,3 3-5 năm - Bia 80 65 35 5 năm - Rượu 65 65 45- 50 5-6 năm - Thuốc lá điếu 100 150 135 3 năm - Xì gà 100 150 100 5 năm - Thức ăn gia súc 10 10 7 2 năm 2 Một số sản phẩm công nghiệp - Xăng dầu (t/s bình quân) 0-10 38,7 38,7 - Sắt thép (t/s bình quân) 17,7 13 5-7 năm - Xi măng 40 40 32 4 năm - Phân hóa học (t/s bình quân) 6,5 6,4 2 năm - Giấy (t/s bình quân) 22,3 20,7 15,1 5 năm - Tivi 50 40 25 5 năm - Điều hòa 50 40 25 3 năm - Máy giặt 40 38 25 4 năm - Dệt may (t/s bình quân) 37,3 13,7 13,7 Thực hiện ngay khi gia nhập (theo HĐ dệt may đã có với EU , US ) - Giày dép 50 40 30 5 năm - Xe Ôtô con + Xe từ 2.500 cc trở lên, chạy xăng 90 90 52 12 năm + Xe từ 2.500 cc trở lên, chạy xăng, loại 2 cầu 90 90 47 10 năm + Xe dưới 2.500 cc, và loại khác 90 90 70 7 năm - Xe tải + Loại không quá 5 tấn 100 80 50 10 năm + Loại khác, có t/s hiện hành 80% 80 80 70 7 năm + Loại khác, có t/s hiện hành 60% 60 60 50 5 năm - Phụ tùng ôtô 20,9 24,3 20,5 3-5 năm - Xe máy + Loại từ 800 cc trở lên 100 100 40 8 năm + Loại khác 100 95 70 7 năm Như tất cả các nước mới gia nhập khác, Việt Nam cũng cam kết tham gia vào một số Hiệp định tự do hoá theo ngành. Những ngành mà Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ là sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may và thiết bị y tế. Những ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất Bảng 3 - Các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoá theo ngành Hiệp định tự do hoá theo ngành Sốdòng thuế T/s MFN (%) T/s cam kết cuối cùng (%) 1. HĐ công nghệ thông tin ITA- tham gia 100% 330 5,2% 0% 2. HĐ hài hoà hoá chất CH- tham gia 81% 1.300/1.600 6,8% 4,4% 3. HĐ thiết bị máy bay dân dụng CA- tham gia hầu hết 89 4,2% 2,6% 4. HĐ dệt may TXT- tham gia 100% 1.170 37,2% 13,2% 5. HĐ thiết bị y tế ME- tham gia 100% 81 2,6% 0% 3. Thách thức của hệ thống thuế trong thời kỳ hội nhập Một là, cơ cấu nguồn thu bị phụ thuộc quá nhiều vào thuế nhập khẩu: Trong cơ cấu nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí thì thuế nhập khẩu chiếm tỷ trọng tương đối cao. Theo thống kê, trong suốt giai đoạn từ năm 1991 đến nay, mặc dù có xu hướng giảm dần trong vài năm gần đây nhưng thuế xuất, nhập khẩu vẫn chiếm trên 20%/tổng thu Ngân sách Nhà nước, khoản trên dưới 4% GDP, trong số đó trên 90% là thuế nhập khẩu. Điều này, thể hiện tính chưa vững chắc của nguồn thu ngân sách và phản ánh phần nào chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước. Trước xu thế hội nhập, cũng như nhiều nước đang phát triển khác, khi Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại khu vực hay gia nhập Tổ thức Thương mại thế giới, việc phụ thuộc quá nhiều vào thuế nhập khẩu sẽ gây những ảnh hưởng quan trọng không chỉ đối với nguồn thu Ngân [...]... còn ảnh hưởng đến nền kinh tế Lý do là xu thế hội nhập cũng hàm ý là thuế nhập khẩu sẽ bị hạ thấp, điều đó làm giảm đáng kể nguồn thu ngân sách, ít nhất là trong ngắn hạn, khi chúng ta chưa có thời gian điều chỉnh nhập khẩu Hai là, cơ cấu nền kinh tế làm giảm khả năng áp dụng và tạo những khó khăn trong việc quản lý một số sắc thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản và thuế giá trị gia... tính trong toàn quốc mà còn phải cập nhật và trao đổi thông tin với các nước trên thế giới để đối chiếu, kiểm tra và xử lý thông tin một cách kịp thời Trong điều kiện hội nhập thì hệ thống mạng máy tính là một trong những công cụ quản lý thuế quan trọng Nguyên nhân khách quan là do khu vực không chính thức đóng vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế Các hoạt động "ngầm" làm cho cơ quan thuế và thống... 4.1 Hoàn thiện hệ thống thuế ớ Trung Quốc Từ khi tiến hành đàm phán gia nhập WTO, việc cắt giảm thuế quan của Trung Quốc đã được thực hiện một cách nhất quán và liên tục, vừa làm cho hệ thống thuế quan phù hợp với chuẩn mực chung của kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế, vừa nhằm mục tiêu giảm thuế suất bình quân, đáp ứng yêu cầu của việc gia nhập WTO Lịch trình cắt giảm thuế quan của Trung Quốc... khai tính thuế, đó là thực hiện việc kê khai theo hướng dẫn các đối tượng nộp thuế kê khai, nộp thuế theo tính toán và thông báo thuế của cơ quan thuế Như vậy, công việc của cơ quan thuế được chuyển một phần sang đối tượng nộp thuế, cơ quan thuế kiểm tra, tính toán lại và ra thông báo nộp thuế Lựa chọn cách làm này trong thời gian vừa qua là hoàn toàn phù hợp do trình độ kế toán và kê khai của đối tượng... quả loại thuế này 4.2.2 Quản lý thuế quy trình cơ bản trong quản lý thuế bao gồm: đăng ký thuế, kê khai nộp thuế, tính thuế, thông báo thuế, thu thuế, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật về thuế của những tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách, của cơ quan thu thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan đòi hỏi phải được luật hóa để đảm bảo tính hiệu quả của công tác quản lý thu thuế Chính... xuất và đầu tư nhiều hơn Tuy nhiên, trong thời gian tới những luật thuế này cần được hoàn thiện theo xu hướng chú trọng đế tính hiệu quả của cả hệ thống thuế, giảm dần những mục tiêu xã hội được lồng ghép trong chính sách thuế Đồng thời sớm ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản để hoàn thiện hơn hệ thống thuế b) Ban hành các sắc thuế mới Trên cơ sở vừa thực hiện nghiêm túc các cam kết hội nhập. .. hàng hóa tiêu dùng cao cấp thành tiêu điểm của thuế hàng hóa; - Thống nhất hệ thống thuế doanh nghiệp, bao gồm thống nhất tiêu chí phân biệt cho từng người đóng thuế và các chính sách ưu đãi; - Cải thiện hệ thống thuế thu nhập cá nhân bằng cách đưa ra một hệ thống thuế thu nhập cá nhân có phân loại, hợp lý hóa việc khấu trừ trước thuế, hình thành tiêu chí điều chỉnh tỷ lệ thuế hợp lý hơn; - Cải cách thuế. .. diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt,… Theo đó, cần điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành xuống mức hợp lý, không làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ này + Thuế xuất, nhập khẩu Căn cứ vào chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, việc... Xây dựng biểu thuế lũy tiến từng phần, tổng mức điều tiết khoảng 30% tổng thu nhập của cá nhân; - Thu hẹp dần khoảng cách khởi điểm chịu thuế giữa người trong nước và người nước ngoài =>>> vấn đề quan trọng nhất là phải xử lý được mối quan hệ giữa thuế trực thu và thuế gián thu; thuế nội địa và thuế nhập khẩu Điều này không những sẽ giải quyết được khó khăn về nguồn thu trong điều kiện hội nhập mà còn... năng của thuế thu nhấp cá nhân (xét về khía cạnh huy động nguồn thu) Tuy nhiên, trong quá trình kết hợp hai sắc thuế này thì ưu tiên số 1 vẫn phải tập trung vào việc hoàn thiện và khai thác các sắc thuế gián thu Trong kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XI ngày 17/6/2003 vừa qua, 3 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập doanh nghiệp đã được thông . ĐỀ TÀI THÁCH THỨC CỦA HỆ THÔNG THUẾ TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ TOÀN CẦU HÓA NỀN KINH TẾ ĐỀ CƯƠNG 1. Tổng quan về Hệ thống thuế Việt Nam 2. Hội nhập kinh tế và Toàn cầu hóa nền kinh tế 2. 1Hội nhập. tế 2. 1Hội nhập kinh tế Hội nhập kinh tế là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tế với quy mô toàn cầu đã. khối vào năm 2020 trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN. 2.2 Toàn cầu hóa nền kinh tế Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo

Ngày đăng: 02/08/2014, 08:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • c) Hiệp định đối tác kinh tế

  • d) Thị trường chung

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan