RUỘT THỪA CÓ THẬT SỰ LÀ VÔ DỤNG HAY KHÔNG ? ppt

4 235 0
RUỘT THỪA CÓ THẬT SỰ LÀ VÔ DỤNG HAY KHÔNG ? ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

RUỘT THỪA CÓ THẬT SỰ LÀ VÔ DỤNG HAY KHÔNG ? Trong khi vài người coi thường “vết tích của tiến hóa” này, thì những kẻ khác lại thấy ở đó một khúc cơ quan phòng vệ chống lại nhiễm trùng. Ruột thừa mà chúng ta quan tâm là ruột thừa-manh tràng (appendice iléo-coecal). Nếu chúng ta biết nó, chính trước hết là vì sự viêm nhiễm cấp tính gây nên ruột thừa viêm (appendicite). Theo một công trình nghiên cứu mới đây, 360.000 người chịu một phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa mỗi năm ở Pháp. Ruột thừa là một ống hình trụ nhỏ với 5-12 cm chiều dài, có một xoang ở trung tâm với đường kính 3-7 mm, nối với manh tràng (caecum), đoạn đầu của đại tràng, gần lối vào của ruột non. Các thành của ruột thừa được bọc bởi những tế bào lymphoide của hệ phòng vệ chống lại các nhiễm trùng, cũng như các hạch bạch huyết phân tán trong toàn cơ thể. Cơ quan nhỏ bé này nằm gần với các vi khuẩn sống trong ruột già, nhất là các vi khuẩn không sinh bệnh cần thiết cho sự tiêu hóa. Ruột thừa có thể bị nhiễm trùng khi các vi khuẩn sinh bệnh xuất hiện. Nếu ruột thừa viêm không được nhanh chóng xử trí, các nguy cơ sẽ rất nhiều : áp xe, viêm phúc mặc, thậm chí tử vong. Sau nhiều thế kỷ bất lực đứng trước tai ương này, người ta đã tìm thấy phương thuốc để điều trị các bệnh nhân. Các thầy thuốc ngoại khoa thực hiện cắt bỏ ruột thừa, một động tác ngoại khoa thường quy nhằm lấy đi ruột thừa bị tắc (appendice obstrué). Khi một ruột thừa viêm được chẩn đoán, tỷ suất của lợi ích giữa việc lấy ruột thừa đi trên các nguy cơ gặp phải khi phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa, cao đến độ vài thầy thuốc ngoại khoa có khuynh hướng đề nghị các phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa được gọi là phòng ngừa trên ruột thừa lành mạnh, trong vài tình huống hiếm hoi. Đó là trường hợp đối với những người phải sống rất cô lập trong một thời gian dài, xa mọi cấp cứu ngoại khoa, trong trường hợp du hành bằng đường biển xa ngoài khơi dài ngày, trong những cuộc thám hiểm nam cực hay bắc cực, trong những chuyến bay không gian, Hành động ngoại khoa này gần giống với phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa được gọi là trắng (appendicectomie blanche), được thực hiện trên một ruột thừa lành mạnh, khi can thiệp ngoại khoa bụng không có dính dáng gì đến ruột thừa viêm. Thầy thuốc ngoại khoa lợi dụng cuộc mổ này để thực hiện sự cắt bỏ ruột thừa lành mạnh. Nhưng những sự cắt bỏ các ruột thừa lành mạnh để phòng ngừa phải chăng luôn luôn được biện minh? Câu hỏi này đôi khi dấy lên những cuộc tranh luận lớn trong cộng đồng y khoa, là nơi những ưu điểm và những nguy cơ của những phẫu thuật như thế được tranh cãi. Theo những người ủng hộ cắt bỏ ruột thừa với mục đích phòng ngừa, việc loại bỏ một cơ quan có khả năng gây nên những hệ lụy lớn về sức khỏe là điều được mong muốn. Ngoài ra, nhiều người trong số những người này cho rằng ruột thừa chỉ là một vết tích của quá trình tiến hoá (un vestige évolutif), đã từng đóng một vai trò nơi các tổ tiên xa xăm của chúng ta, nhưng vai trò này bây giờ không còn nữa. Mặt khác, người ta không còn thấy ruột thừa nữa nơi nhiều động vật có vú, ngoại trừ những động vật ăn cỏ. Một lý lẽ khác được đưa ra để nghi ngờ về tình hữu ích của ruột thừa là các tế bào lympho của nó không hiện diện suốt đời. Số lượng những tế bào lympho này cực đại vào tuổi trưởng thành, rồi chúng teo đi và biến mất sau 70 tuổi. Đôi khi, người ta gợi ra khả năng cho rằng cục u nhỏ bé này có thể đóng một vai trò thiết yếu trong sự cân bằng sinh học của chúng ta. Những người chống lại việc cắt bỏ ruột thừa trắng (appendicectomie blanche) tố cáo tính cách dễ dàng mà người ta đôi khi thực hiện việc cắt bỏ ruột thừa nơi những người không cần phải làm như vậy. Dẫu sao, không có gì bảo chúng ta rằng việc can thiệp ngoại khoa này biết đâu lấy đi nơi chúng ta một cơ quan lành mạnh hữu ích ! Những công trình nghiên cứu mâu thuẫn nhau đều đặn trở lại ánh đèn sân khấu. Vào năm 1964, đã xuất hiện một công trình nghiên cứu thống kê trên một nhóm 914 người chết vì ung thư đại tràng, trong đó 18% chịu một phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa, tỷ lệ cao hơn tỷ lệ của dân chúng nói chung (chỉ 10%). Từ đó người ta đã kết luận rằng ruột thừa có thể đóng một vai trò bảo vệ đối với ung thư này. Nhưng một công trình nghiên cứu về sau lại bác bỏ kết quả này. Mới đây hơn, ở Hoa Kỳ, William Parkes, thuộc Đại học Duke, đã cho thấy rằng, thật ra ruột thừa là một bể chứa quý báu của vi khuẩn chí ruột (flore intestinale), có thể bảo vệ ruột trong trường hợp bị nhiễm trùng. Kết cục : những giả thuyết, những kết quả sơ khởi và không một chắc chắn nào về lợi ích buộc chúng ta phải bảo tồn càng lâu càng tốt cái khúc cơ quan bé nhỏ này. . thừa lành mạnh, khi can thiệp ngoại khoa bụng không có dính dáng gì đến ruột thừa viêm. Thầy thuốc ngoại khoa lợi dụng cuộc mổ này để thực hiện sự cắt bỏ ruột thừa lành mạnh. Nhưng những sự. RUỘT THỪA CÓ THẬT SỰ LÀ VÔ DỤNG HAY KHÔNG ? Trong khi vài người coi thường “vết tích của tiến hóa” này, thì những. ruột thừa, cao đến độ vài thầy thuốc ngoại khoa có khuynh hướng đề nghị các phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa được gọi là phòng ngừa trên ruột thừa lành mạnh, trong vài tình huống hiếm hoi. Đó là

Ngày đăng: 02/08/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan