cương ôn tâp lịch sử 10 ppsx

6 604 7
cương ôn tâp lịch sử 10 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

++++Ngu y ễn t h ị Vân 1 0 c 2 ++++ Đề cương ôn tâp lịch sử 10 Câu 1: Trình bày nguyên nhân diễn biến , nguyên nhân , kết quả và ý nghĩa của chiến tranh giành đôc lập cuả thuôc địa Anh ở Bắc Mĩ ? - Nguyên nhân : + Sâu xa: Do những chính sách cấm đoán sự phát triển kinh tế của Anh với 13 nước thuộc địa và việc ban hành chế độ thuế khóa nặng nề nên dẫn tới mâu thuẫn giữa 13 nước thuộc địa với Chính phủ Anh. + trưc tiếp : Sự kiện nhân dân cảng Bô-xton tấn công ba tàu trở chè của Anh tai cảng Bô-xton. -Diễn biến: STT Niên Đại Sự Kiên Chủ Yếu 1 Tháng 10-1773 Nhân dân cảng Bô-xton tấn công ba tàu trở chẻ của Anh 2 Từ 5-9 đến 16-10- 1774 Đai hội lục địa lần 1 tại Phi-la-đen –phi-a 3 Tháng 4-1775 Chiến tranh giũa các thuộc địa và chính quốc nổ ra 4 Đàu năm 1776 Quân khởi nghĩa chiếm Bô-xton 5 10-5-1775 Đai hội lục đia lần thứ 2 , tuyên bố cắt đứt quan hệ với Anh 6 4-7-1776 Hội nghị lục địa tai Phi-la –đen –phi-a thông qua bản tuyên ngôn độc lập 7 17-10-1777 Quân khởi nghĩa thắng lớn ở Xa-ra-tô -ga 8 Năm 1781 Chiến thắng I-ooc-tao, chiến thắng chấm dứt 9 Năm 1783 Anh kí hiệp ước Vec-xai công nhận nền độc lập của 13 thuôc địa Bắc Mĩ +Kết quả: - Tháng 9/1783, Hòa ước kí kết tại Vec-xai. Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc đia ở Băc Mĩ -Năm 1787, Hiến pháp nước Mĩ được thông qua, củng cố vị trí nhà nước mới -Năm 1789, Oa –Sinh- Tơn đươc bầu làm tổng thống đâu tiên cuả nước Mĩ. +Ý nghĩa; Trong nước: -Giải phóng nước Mĩ khỏi ách thống trị của thực dân Anh. -Mở đường cho nền kinh tế TBCN ở Mĩ Phát triển 1 Thế Giới: góp phân thúc đẩy phong trào cách mang chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh gianh độc lập ở Mĩ La-tinh cuối thế kỉ XIX Câu 2:Những tiền đề nào dẫn đến cách mạng tư sản ở Pháp bùng nổ? Những tiền đề cho cách mạng tư sản ở Pháp bùng nổ là: *Tiền đề về kinh tế : +Nông nghiệp : - Pháp vẫn là một nước nông nghiệp. Công cụ và phương pháp canh tác thô sơ, lạc hậu, năng suất thu hoạch rất thấp. - Đời sống nhân dân ngày càng khốn quẫn bởi sự bóc lột đến cùng cực của lãnh chúa phong kiến và giáo hội . Nạn đói thường xuyên xảy ra. + Công thương nghiệp: Pháp thời kì này đã phát triển , tập trung ở các vùng ven Địa Trung Hải và Đại Tây Dương. Máy móc ngày càng sử dung nhiều . +Ngoại thương : có nhiều bước tiến mới , các công ti thương mại Pháp buôn bán với nhiều nước ở châu Âu và phương Đông . Kinh tế pháp phát triển theo hương TBCN nhưng nền nông nghiệp lac hậu và thuần phong kiến. - Chế độ: duy trì chế độ quân chủ chuyên chế . - Xã hội: Chia thành ba giai cấp gồm tăng lữ, quý tộc và đẳng cấp thứ ba. Hai tầng lớp đầu tuy chỉ chiếm số ít trong dân cư nhưng được hưởng mọi quyền lợi và là giai cấp thống trị. Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp như: tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ phải chịu nhiều thứ thuế và nghĩa vụ song về chính trị thì không có quyền lợi và bị lệ thuộc vào những giai cấp đặc quyền Đến cuối thế kỷ XVIII do mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và địa vị chính trị giữa đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp tăng lữ quý tộc, nước Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng xã hội sâu sắc báo hiệu một cuộc cách mạng mới đang đến gần * Tiền đề tư tưởng: - Người khỏi xướng: Trào lưu triết học ánh sáng vào thế kỷ XVIII tiêu biểu là Mông-te-ski-e,Vonte, Ru-xô. - Về nội dung: Các ông đã kịch liệt phê phán sự thối nát của xã hội phong kiến và nhà thờ ki-tô giáo, đưa ra những lý thuyết mới về xây dựng nhà nước mới. - Ý nghĩa: những quan điểm tiên tiến của triết học ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng xã hội bùng nổ Với những tiền đề về kinh tế xã hội và tư tưởng dẫn đến cách mạng Pháp trong thời kỳ này bùng nổ . Câu 3: Phân tích vai trò của quần chúng nhân dân trong quá trình phát triển của cách mạng Pháp? * Vai trò : + Là lưc lương chính tham gia vào cách mạng. + là động lưc dưa cách mạng đến tháng lợi cuối cùng. * Chứng minh: 2 Ngày 14/7/1789 -10/8/1792, giai đọan cách mạng bùng nổ và phát triển . Nhân dân Pa-ri đã nổi dậy khởi nghĩa phá ngục Ba-xti, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. Ngày 10/8/1792-2/6/1793 giai đoan cách mang tiếp tục phát triển . Khởi nghĩa của nhân dân Pa-ri ; nền quân chủ lập hiến bị lật đổ, thiết lập nền công hòa. Khi Tổ quốc bị lâm nguy kẻ thù đứng trước ngõ thủ đô, những người thuộc phái Gi- rông-đanh do dự, muốn bỏ chạy thì nhân dân thủ đô lai nhất tề đứng dậy bảo vệ Tổ quốc. Các tiểu đoàn tình nguyện được thành lập, tiến ra mặt trận chiến đấu với kẻ thù. Tinh thần cách mạng, ý chí kiên cường bảo vệ Tổ quốc của nhân dân còn đươc thể hiên trong chiến thắng Van-ni(20/9/1792) làm thay đổi cục diện chiến tranh . Chiến thắng này không chỉ cứu nước pháp mà con tạo điều kiện cho cách mạng lan sang nhiều nươc khác, nêu tấm gương về tinh thần chiến đấu anh dũng chống giặc ngoai xâm . Ngày 2/6/1793-27/7/1794 đỉnh cao cách mạng . Nhân dân Pa-ri khởi nghĩa lật phái Gi-rông-đanh. Xóa bỏ đặc quyền phong kiến. Đẩy lùi giặc ngoại xâm… Nhân dân có vai trò vô cùng to lớn ,giúp cho cách mang pháp giành đươc thắng lợi. Câu 4:Tại sao nói nền chuyên chế Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp?Ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Pháp? - Thời kỳ chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng tư sản pháp vì: - Phái Gia-cô-banh quan tâm giải quyết đến vấn đề ruộng đất, những đòi hỏi cơ bản của quần chúng nhân dân: qua đó,động viên học tham gia cách mạng,chống thù trong giặc ngoài. - Tháng 6 /1793 hiến pháp mới được thông qua tuyên bố pháp là nước cộng hòa ban bố quyền dân chủ rộng rãi và mọi sự bất bình đẳng về đẳng cấp bị xóa bỏ - Ngày 23/8/1793,quốc hội thông qua sắc lệnh" Tổng động viên toàn quốc" để huy động sức manh của nhân dân cả nước chống "thù trong, giặc ngoài". Ban hành giá tối đa đối với lương thực, thực phẩm để chống nạn đầu cơ tích trữ, đồng thời,ban hành luật về mức lương tối đa của công nhân - Tác dụng: Phái Gia-cô-banh đã đem lại lơi ích cho nhân dân, dập tắt các cuộc nổi loạn và giành nhiều thắng lợi trên chiến trường, đuổi quân xâm lược ra khỏi biên giới.Cách mạng Pháp đạt tới đỉnh cao * Ý nghĩa lịch sử cách mạng tư sản Pháp: -Trong nước:Cách mạng tư sản pháp cuối thế kỷ thứ XVIII đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế từng thống trị nước Pháp trong nhiều thế ky,hoàn thành nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế,thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến,giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân,những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ,thị trường dân tộc thống nhất đã được hình thành. -Thế giới:do ảnh hưởng của cuộc cách mạng và do ảnh hưởng khách qua của những cuộc chiến tranh thôn tính các nước châu Âu,chế độ phong kiến đã bị 3 lung lay ở khắp châu Âu. Cuộc cách mạng tư sản Pháp đã mơ ra một thời đại mới,thời đại thắn lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ. Câu 5: Trinh bày những thành tựu cách mang công nghiệp ở Anh? Hệ quả cuả cuôc cách mạng công nghiệp? * Thành tựu: - Công nghiệp dệt may: - Năm 1764,người thợ dệt Giêm Ha-gri-vơ đã sang chế ra máy kéo sợi và lay tên con gái mình đặt cho máy –‘máy Gien –ni’. Khác với xa quay tay , người thợ cỉ dung được một cọc suốt , máy gien-ni đã sử dung từ 16-18 cọc suốt và chỉ do một công nhân điều khiển . - Nam1769, Ác-crai –tơ chế ra máy kéo sợi chạy bằng sưc nước . - Năm 1779 , Crom-tơn đã cải tiến máy kéo sợi kĩ thuật cao hơn , kéo sợi nhỏ lai chắc , vải dệt ra vừa đẹp lại vừa bền. - Năm 1785 kĩ sư Ét – mon Các – crai đã chế tao ra máy dệt bàng sức nước , đưa năng suất tang gấp 40 lan so với dệt bằng tay. - Luyện kim : do nhu cầu về chát lượng và số lương kim loại ngày càng cao , phat minh về phương pháp nấu than cốc năm 1735 là một đong góp quan trọng cho việc luyện gang thép .lò luyện gang đau tiên đươc xây dưng và năm 1784. - Giao thông vận tải: có nhiều bươc tiên lớn . Trước đó , phương tiện vận chuyên chủ yếu dưa vào sưc kéo súc vật hoặc là thuyền bè nhờ sức gió và sức đảy của nước . Đầu thế kỉ XIX , tàu thủy và xe lửa đã xuất hiện với đầu máy chạy băng hơi nước . năm 1814,Xti-phen-xon chế tao thanh cong đàu máy xe lửa đầu tiên chạy băng hơi nước. - Đến đàu thế kỉ XIX , nước Anh được mệnh danh là ‘ công xưởng của thế giới’. Hệ quả của cách mạng cong nghiêp : +Kinh tế: - Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản : nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đong dân xuất hiện . Sản xuất băng máy đã nâng cao năng xuất lao động và ngày càng xã hội hóa quá trình lao đông cua chủ nghĩa tư bản. - Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đảy những chuyển biến mạnh mẽ trong các nghành kinh tế khác , đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.nhu cầu công nghiệp hóa khiến nông nghiệp chuyển sang phương thức chuyên canh hoăc thâm canh , đông thời quá trinh cơ giới hóa nông nghiệp đã góp phần giải phóng nông dân , bổ sung lực ngjlao động của thành phố . + Xã hội : hai giai cấp cơ bản cua xã hội tư bản được hình thành – tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. Sự tăng cường boc lột công nhân của giai cấp tư sản làm cho mẫu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngưng tăng lên. 4 Câu 6: Tình hình nông nghiệp và ngoại thương ở VN thế kỷ X-XV phát triển như thế nào?Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thương nghiệp trong thời kỳ này? * Tình hình nông nghiệp: + Nguyên nhân tạo ra sự phát triển: Diện tích ngày càng được mở rộng nhờ : • Nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ các sông lớn ở ven biển • Các vua Trần các vương hâu khai hoang,lập điền trang • Vua Lê cấp ruộng đat cho quan lại,đặt phép quân điền Thủy lợi được nhà nước quan tâm: • Nhà lý cho xây dựng các con đê đầu tiên • Năm 1248 nhà Trần cho đắp đê hệ thống đê ‘’Quai vạc’’dọc các sông lớn từ đầu nguồn đến cửa biển • Đặt các chức hà đê sứ trông nom đê điều Các nhà Lý, Trần, Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo phát triển các giống cây nông nghiệp + Tình hình: nông nghiệp rất phát triển đạt dược nhiều thành tựu .Bên cạnh viêc trông lúa nước , khoai, sắn nhân dân còn trông dâu nuôi tằm trông bông ,rau đạu …Nhiều vườn rau được hinh thành xung quanh các khu vực đông dân . mùa mang tôt tươi , nhân dân đủ ăn ,đủ mặc. Ý Nghĩa của sự phat triển nông nghiệp : giúp cho đời sông nhân dân ấm no hạnh phúc , trật tự xã hội ổn định, nền độc lập của dân tộc được củng cố . Tạo điều kiện cho sự hòa thuận giữa nhà nước và nhân dân. *Tình hình thương nghiệp: -Nội thương : việc giao lưu buôn bán giữa các làng , các vùng ngày càng nhộn nhịp , hang hóa phong phú . Các chợ làng , chợ huyện được hình thành . Một xứ giả nhà Nguyên sang nước ta đã viết :’’Trong xóm làng thường có chợ , cứ hai ngày họp một phiên , hàng hóa trăm thứ , bày la liệt’’. Thăng Long thời Lí Trần là một đô thị lớn với nhiều phó phường .Đến thời lê sơ , Thăng Long có 36 Phố Phường vừa buôn bán vừa làm thủ công , phát triên phồn thịnh -Ngoại thương : Trên vùng biên giới Việt – Trung ,từ thời lí đã hình thành các địa điểm trao đổi hang hóa . Lái buôn hai nước đem đủ thứ tơ lụa là, vải vóc , ngà voi,giấy , ngọc , vàng …đến trao đổi . Thuyền buôn các nươc phương nam Như Gia-Va , Xiêm, Ấn Độ cũng thương qua lại mua bán ở các cửa biển Đông – Bắc . Năm 1149, nhà Lí cho lập trang Vân Đồn làm vùng hải cảng trtao đổi hàng hóa với nươc ngoài . Lạch Trường cũng là một vùng hải cảng buôn bán. *Nguyên nhân ngoại thương phát triển : +do đất nước đôc lập thông nhất +do nông nghiệp và thủ công nghiêp phát triển đã tạo điêu kiện cho thương nghiệp phát triển. +do sự thông nhất về măt tiền tệ và đo lường nên tao điêu kiện cho việc giao lưu buôn bán trong nươc dễ dàng hơn. Câu 7 Trình bày sự phát triển của vản học nghệ thuật nước ta TK X-XIX 5 a) Văn học: -Văn học chữ hán phát triển , đã xuất hiên hàng loạt các bài thơ , bài hịch, bài phú nổi tiếng như Nam quốc sơn hà , Hịch Tương sĩ , Bạch Đằng giang phú, các tập yhow của Trần Nhân Tông , Quang Khải , Nguyễn Trung Ngạn,… Đăc điểm: Thể hiện tình cảm yêu nước , niềm tự hào dân tộc sâu sắc ,đánh dấu sự hình thành của văn học dân tộc. -Ở thế kỉ XI-XII chữ Nôm ra đời trên cơ sở học tập chữ hán.Xuất hiện một số nhà thơ Nôm thời Trần ,Hồ như Nguyên Trãi , Lê Thánh Tông ,Lý Tử Tấn b)Nghệ Thuật: -Các công Trinh Phật giáo:chùa Một Cột(Diên Hựu), chùa Dâu, Chùa Dạm,tháp Báo Thiên, chuông ,tượng cung được đúc tạc rất nhiều -Nghệ thuật điêu khắc tinh tế, độc đáo với nhiều loại hình khác nhau như chân bệ cột hinh hoa sen, hành lang rồng ,những bức phù điêu khăc hinh rồng nổi nên lá đề hình bông cúc nhiều cánh …. - Nghệ thuật sân khấu ,ca nhạc ngày cang phát triển ,có nhiều thành tựu rưc rỡ.âm nhacphat triển với nhiều nhạc cụ như trông cơm ,sao, tiêu, đàn cầm ,chiêng cồng…ca múa dươc tổ chức trong các lễ hội , ngày mùa ở khăp các bản làng . Nghệ thuât tuông chèo ra đời sớm và phát triển nhanh. Cung với các điêu ca điệu múa còn có các cuôc so tài như : đấu vật , đua thuyền… Từ đó phản ánh đời sống tinh thàn phong phú và đa dang , mang đạm tính dân tộc , dân gian của nhân dân ta trong thời kì này. ***********HẾT************ 6 . ++++Ngu y ễn t h ị Vân 1 0 c 2 ++++ Đề cương ôn tâp lịch sử 10 Câu 1: Trình bày nguyên nhân diễn biến , nguyên nhân , kết quả và ý nghĩa của chiến. đông cua chủ nghĩa tư bản. - Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đảy những chuyển biến mạnh mẽ trong các nghành kinh tế khác , đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.nhu cầu công. thành tựu .Bên cạnh viêc trông lúa nước , khoai, sắn nhân dân còn trông dâu nuôi tằm trông bông ,rau đạu …Nhiều vườn rau được hinh thành xung quanh các khu vực đông dân . mùa mang tôt tươi

Ngày đăng: 02/08/2014, 05:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan