tiểu luận phân loại câu tiếng việt

73 15.1K 81
tiểu luận phân loại câu tiếng việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN Bài tiểu luận GVHD: TS Trần Hoàng SV thực hiện: Nhóm 1- lớp văn 3A PHÂN LOẠI CÂU TIẾNG VIỆT Tp.Hồ Chí Minh tháng 4 năm 2012 Phân loại câu tiếng Việt Nhóm 1 – Văn 3A Trang 2 THÀNH VIÊN NHÓM 1 Chu Thị Anh Bùi Thị Hồng Anh Đặng Thừa Ân Nguyễn Thị Bé Nguyễn Văn Bính Nguyễn Thị Hồng Cẩm Huỳnh Thị Ngọc Cẩm Đào Ngọc Cẩm Lương Kiến Cơ Lê Thị Kim Cương Tăng Thị Diệp Thái Thị Kim Dung Nguyễn Thị Kiều Nhi Phân loại câu tiếng Việt Nhóm 1 – Văn 3A MỤC LỤC MỤC LỤC 3 PHẦN 1. PHÂN LOẠI CÂU THEO CẤU TRÚC NGỮ PHÁP CƠ BẢN 5 A. CÂU ĐƠN ĐẶC BIỆT VÀ CÂU ĐƠN HAI THÀNH PHẦN 5 I.Câu đơn đặc biệt (câu đơn không xác định thành phần) 5 II.Câu đơn hai thành phần 12 B. CÂU GHÉP 16 I. Khái niệm 16 II. Phân loại câu ghép 18 III. Khả năng tách vế của câu ghép ra thành câu riêng 28 IV. Câu ghép nhiều bậc 32 C.HIỆN TƯỢNG TRUNG GIAN GIỮA CÁC LOẠI CÂU PHÂN THEO CẤU TRÚC NGỮ PHÁP 34 *Theo Nguyễn Hữu Quỳnh, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội-2001 34 *Theo Nguyễn Thị Thìn, Câu tiếng Việt và nội dung dạy - học câu ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 38 PHẦN 2: PHÂN LOẠI CÂU THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG 44 A. Câu trần thuật 44 I. Câu trần thuật chính danh 44 II.Câu ngôn hành 45 III. Câu trần thuật có giá trị ngôn trung khác 47 B.CÂU NGHI VẤN 51 I.Định nghĩa: 51 II.Phân loại câu nghi vấn loại theo mục đích phát ngôn 51 Trang 3 Phân loại câu tiếng Việt Nhóm 1 – Văn 3A C.CÂU CẦU KHIẾN 57 D. CÂU CẢM THÁN 58 E. CÂU BÁC BỎ 60 PHẦN 3: VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI CÂU TIẾNG VIỆT TRONG SÁCH GIÁO KHOA 64 A. Những căn cứ xây dựng chương trình sách giáo khoa 64 B. Vấn đề phân loại câu theo chương trình cải cách 65 I. Phân loại theo cấu tạo ngữ pháp 66 II. Phân loại theo mục đích phát ngôn 66 III. Nhận xét 68 KẾT LUẬN 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 Trang 4 Phân loại câu tiếng Việt Nhóm 1 – Văn 3A PHẦN 1. PHÂN LOẠI CÂU THEO CẤU TRÚC NGỮ PHÁP CƠ BẢN Trong bất kì lĩnh vực nghiên cứu nào thì phân loại một khái niệm cũng là một thao tác logic cần thiết. Trong nghiên cứu ngữ pháp cũng vậy, việc phân loại các khái niệm, đối tượng nghiên cứu đã trở nên khá quen thuộc bởi dựa trên cơ sở phân loại đó có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như khả năng sử dụng của đối tượng nghiên cứu. Trong tiếng Việt, câu là một bộ phận rất quan trọng, chính vì vậy mà việc phân loại câu tiếng Việt đã được tiến hành từ rất lâu và thu được nhiều thành tựu đáng kể. Trên thực tế việc phân loại câu tiếng Việt không hề đơn giản mà vô cùng phức tạp, khó khăn bởi sự phong phú, đa dạng của tiếng Việt. Cho đến hôm nay, vấn đề phân loại câu tiếng Việt vẫn chưa có sự đồng thuận, thống nhất giữa các nhà ngữ pháp truyền thống và các nhà ngữ pháp hiện hành tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu vấn đề phân loại câu tiếng Việt không còn là đềtài mới mẻ nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa ngả ngũ, thống nhất, đặc biệt là trong việc đưa ra một hệ thống phân loại câu tiếng Việt hoàn chỉnh. Bài tiểu luận này hình thành không có tham vọng lớn lao, trên cơ sở tham khảo những thành tựu đi trước, chỉ hy vọng sẽ tổng hợp lại những quan điểm đã đồng nhất và rút ra những vấn đề còn đang tranh cãi để cùng nhau bàn luận. A. CÂU ĐƠN ĐẶC BIỆT VÀ CÂU ĐƠN HAI THÀNH PHẦN I.Câu đơn đặc biệt (câu đơn không xác định thành phần) 1. Khái niệm câu đơn đặc biệt I.1. Khái niệm Câu đơn đặc biệt là cấu trúc có một trung tâm cú pháp chính (có thể thêm trung tâm cú pháp phụ) không chứa hay không hàm ẩn một trung tâm cú pháp thứ hai có quan hệ với nó như là quan hệ giữa chủ ngữ với vị ngữ. Câu đơn đặc biệt là một kiến trúc lớn tự thân chứa một trung tâm cú pháp chính, không đòi hỏi phải thêm một trung tâm cú pháp chính nào khác, hơn nữa trong nó không cần và không thể xác định đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ. Mặt khác tồn tại trong hoàn cảnh sử dụng của mình, câu đơn đặc biệt tự nó đủ cho người ta hiểu nó.(Diệp Quang Ban – Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2) Trang 5 Phân loại câu tiếng Việt Nhóm 1 – Văn 3A Câu đơn đặc biệt là kiểu câu đơn do một từ, một ngữ tạo thành. Từ, ngữ tạo thành câu đơn làm thành phần chính duy nhất (cũng có thể gọi là nòng cốt) không thể xác định là chủ ngữ hay vị ngữ.(Hoàng Văn Thy – Lê A) Câu đơn đặc biệt là loại câu mà ta không xác định được hai thành phần: chủ - vị, nghĩa là câu có thể là một từ, một cụm từ hay một kết cấu khác không phải là chủ - vị. Loại câu này muốn trở thành câu thì nó phải xuất hiện trong những hoàn cảnh cụ thể và khi nói phải có giọng điệu đặc biệt. I.2. Hoàn cảnh xuất hiện Câu đơn đặc biệt chỉ xuất hiện trong những hoàn cảnh nhất định với những mục đích nhất định. a) Câu đơn đặc biệt xác định trạng thái tồn tại của sự vật VD: Còn đời mày nữa. (Ngô Tất Tố) b) Câu đơn đặc biệt biểu thị một sự đánh giá về sự vật VD: Giỏi lắm. Buồn quá. Vui thật. c) Câu đơn đặc biệt xác định thời gian, nơi chốn, cảnh tượng, sự kiện VD: Qua chiều rồi. Ba hồi chuông. d) Câu đơn đặc biệt nêu sự xuất hiện của hiện tượng VD: Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. (Nam Cao) 2. Cấu tạo của câu đơn đặc biệt 2.1Câu đơn đặc biệt được làm thành từ một từ (danh từ, động từ và tính từ) VD: Bom tạ. (Nguyễn Đình Thi) Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. (Nguyễn Công Hoan) Ồn ào một hồi lâu. (Ngô Tất Tố) 2.2. Câu đơn đặc biệt có thể được làm thành từ một cụm từ (trừ cụm chủ - vị) Trang 6 Phân loại câu tiếng Việt Nhóm 1 – Văn 3A VD: Có bóng cờ đỏ sao vàng. (Chu Văn) Xinh xắn lắm. (Nao Cao) Chửi tục, cạu nhạu, thở dài. (Nam Cao) 2.3. Câu đơn đặc biệt có thể có trung tâm cú pháp phụ đi kèm làm thành phần phụ của câu cho nó VD: Năm ấy, mất mùa. (Nam Cao) Trước sân trồng 2 cây cam. 2.4. Câu đơn đặc biệt cũng có thể làm thành từ một thán từ VD: Trời! Than ôi! 3. Phân loại câu đơn đặc biệt 3.1. Câu đơn đặc biệt – danh từ Câu đơn đặc biệt – danh từ có trung tâm cú pháp chính là danh từ, hoặc cụm danh từ (đẳng lập và chính phụ). VD: Mẹ. Nước! (Lời người ốm gọi) Đằng trước là con sông. Ý nghĩa khái quát nhất của câu đặc biệt – danh từ là chỉ sự tồn tại hiển hiện của vật, nêu sự vật, hiện tượng đang bày ra trước mắt hay xuất hiện tại thời điểm đó. Chính khía cạnh ý nghĩa “biểu hiện” trong ý nghĩa tồn tại của câu đặc biệt – danh từ giúp ta dùng kiểu câu này để nêu vật, hiện tượng không thuộc thời điểm hiện tại như là cái đang bày ra trước mắt chúng ta. VD: Toàn những gánh đạn.(Nguyễn Đình Thi) Với ý nghĩa khái quát nêu trên, câu đặc biệt – danh từ thường dùng trong những trường hợp sau: Miêu tả sự tồn tại hiển hiện, sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng, nêu hoàn cảnh không gian, thời gian, xác nhận sự hiện diên của một cảm xúc… nhằm đưa người đọc vào cương vị người chứng kiến, nhằm sống lại những sự vật, cảm xúc… ấy. VD: Xe Trang 7 Phân loại câu tiếng Việt Nhóm 1 – Văn 3A Một tiếng gà gáy xa. Một ánh sao mai chưa tắt. Một chân trời ửng đỏ phía xa. Nêu hoàn cảnh thời gian, không gian, vị trí… có quan hệ với những sự việc biểu thị ở các câu xung quanh. VD: Tháng giêng. Mặc Tư Khoa tuyết trắng. Gọi – đáp hay nêu cảm xúc về sự vật. VD: Ba! Mẹ yêu mến! Nêu tên các địa điểm, cơ quan, xí nghiệp hay bộ phận của cơ quan, xí nghiệp. VD: Sân bay Tân Sơn Nhất. Văn phòng. Báo tuổi trẻ. Tên các tác phẩm văn hóa (tên sách, báo, bài văn, bản nhạc…) VD: Ngọn cỏ gió đùa. (Hồ Biểu Chánh) Chiếc lá cuối cùng (O- hen-ri) Tiến quân ca (Văn Cao) Biểu hiện một trạng thái hoặc một hiện tượng tâm lý, một nhu cầu VD: Nước! (người ốm cần) Buồn! Lời mắng mỏ, chê bai VD: Hai vợ chồng gì! (Nam Cao) Lời hỏi vặn có ý ngạc nhiên hay không đồng tình VD: Giời nào? Đất nào? (Nguyên Hồng) 3.2. Câu đặc biệt – vị từ Câu đặc biệt – vị từ có trung tâm cú pháp chính là động từ, tính từ hay cụm động từ, cụm tính từ (đẳng lập và chính phụ). VD: Im lặng quá. (Nam Cao) Suy nghĩ một hồi lâu. Còn trẻ. - Động từ thường dùng nhất để tạo câu đặc biệt – vị từ là động từ chỉ sự tồn tại, xuất hiện, tiêu tan. VD: có, còn, hiện, này, hết, tan, hỏng, cháy, vỡ… - Những động từ này thường ít đứng độc lập mà nó kết hợp với những từ khác tạo thành một cụm động từ tồn tại. VD: Cháy nhà! Đổ cây. Vỡ đê. - Tính từ thường dùng trong loại câu này là những tính từ biểu thị tính chất của thời gian, thời tiết, sự việc… Trang 8 Phân loại câu tiếng Việt Nhóm 1 – Văn 3A VD: Sao mà lâu thế. (Nguyễn Công Hoan) Nhiều sao quá. - Câu đặc biệt – vị từ thường được dùng với những ý nghĩa khái quát: a. Chỉ sự tồn tại hiển hiện, sự xuất hiện của sự kiện Câu đặc biệt – vị từ trước hết, tương tự câu đặc biệt – danh từ, có ý nghĩa tồn tại hiển hiện, ý nghĩa xuất hiện, tức là nêu lên sự kiện đang bày ra, vừa xuất hiện trước mắt, đưa người đọc, người nghe đến với sự kiện như người ta đang chứng kiến. VD: Cháy nhà! Vỡ đê! b. Chỉ sự tồn tại khái quát Khi vị từ là những từ chuyên dụng với ý nghĩa tồn tại như: còn, có… những tính từ chỉ lượng như: nhiều, ít… và câu được tạo theo khuôn “vị từ + danh từ” không kèm yếu tố ngôn ngữ chỉ vị trí, thì câu mang ý nghĩa tồn tại một cách khái quát, không cụ thể, chỉ nói chung chung về sự tồn tại của vật. VD: Có khách. Còn trẻ Nhiều hoa quá. c. Chỉ sự tồn tại định vị Câu đặc biệt – vị từ chỉ sự tồn tại định vị là câu có khuôn hình chung “Giới ngữ chỉ không gian + vị tử + danh từ”. Tại vị trí vị từ có thể xuất hiện 5 lớp con từ sau đây: - Những từ chuyên dụng với ý nghĩa tồn tại như: có, còn…(1) VD: Trên bàn có cuốn sách. - Những từ tượng thanh, tượng hình như: róc rách, lục sục, lác đác, lốm đốm, lom khom…(2) VD: “Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà” (Bà Huyện Thanh Quan)  Với 2 lớp con trên, giới ngữ chỉ không gian có thể thay đổi trong câu mà vẫn là câu đặc biệt mang ý nghĩa tồn tại. VD: Trên bàn có lọ hoa. Có lọ hoa trên bàn. Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà - Những tính từ chỉ lượng như: nhiều, ít, động, đầy, vắng, thưa… (3) Trang 9 Phân loại câu tiếng Việt Nhóm 1 – Văn 3A Với lớp con này, giới ngữ chỉ không gian của câu đặc biệt thường đứng đầu hoặc cuối câu, không chen được vào giữa tính từ và danh từ. VD: Ngoài đường phố rất nhiều xe cộ. Rất nhiều xe cộ ngoài đường phố. - Những từ chỉ trạng thái tĩnh như: ngồi, mọc (= “đang có”)…(4) VD: Cạnh nhà mọc một cây sung. - Những từ vốn là động từ ngoại động chuyển thành động từ chỉ trạng thái, tư thế tồn tại như: trồng, bày, đặt, để, treo, kết…(5) VD: Ngoài vườn trồng 2 luống rau. Trước nhà treo 2 câu đối. Cạnh bờ rào mọc 1 cây cau.  Với 2 lớp từ con (4) và (5) giới ngữ chỉ không gian trong câu đặc biệt chỉ có thể đứng trước vị từ theo khuôn hình ba thành tố: “Giới ngữ chỉ không gian + vị từ + danh từ” VD: Trước nhà mọc một cây bằng lăng. Cạnh vườn nhà mọc hai cây chuối.  Khuôn hình 3 thành tố này dùng chung được cho cả 5 lớp con từ nêu trên và có khả năng tạo nên ý nghĩa tồn tại ngay cả đối với những vị từ vốn không mang ý nghĩa tồn tại (với điều kiện là những từ này có chứa ý nghĩa về điểm trong không gian và tư thế tồn tại của vật như: mọc, trồng, để, đặt, treo… lác đác, lơ thơ, lom khom…), vì vậy có thể coi đó là khuôn hình chung của câu tồn tại trong tiếng Việt – một kiểu đặc thù trong loại câu đặc biệt. Trong khuôn hình 3 thành tố với trật tự ổn định nêu trên, thay vì giới ngữ không gian có thể là đề ngữ của câu. Theo đó, khuôn hình sẽ là: “Đề ngữ + vị từ + danh từ” Vị từ trong khuôn hình này thường là động từ chuyên dụng mang ý nghĩa tồn tại, tính từ chỉ lượng, động từ chỉ trạng thái và ít gặp hơn, động từ chỉ hành động. VD: Hoa hồng còn 10 bó. Gà nhiều con béo. Quân địch chết 3 sĩ quan. Xe buýt về 5 chiếc. d. Chỉ sự tồn tại và tiêu biến Câu đặc biệt – vị từ chuyên dụng chỉ sự xuất hiện và tiêu biến có khuôn hình “trạng ngữ không gian / thời gian + vị từ + danh từ”. Tại vị trí vị từ là những động từ chỉ sự xuất hiện, sự tiêu biến, một số động từ tự dời chuyển (đi, chạy, ló, nhô…), từ chỉ âm thanh và từ tượng hình. VD: Bỗng xuất hiện một người đàn ông. Trang 10 [...]... lớn: câu ghép có kết từ liên kết( loại này có hai nhóm nhỏ: câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ); câu ghép có phụ từ liên kết (câu ghép qua lại) và câu ghép không có từ liên kết (câu ghép chuỗi) Chúng tôi sẽ trình bày loại này rõ ở phần phân loại câu ghép Trang 18 Phân loại câu tiếng Việt Nhóm 1 – Văn 3A Cách 2 Dựa vào sự đối lập có từ liên kết hay không có từ liên kết, ta có hai nhóm lớn: a .Câu. .. là câu ghép mà giữa các vế câu có quan hệ từ chính phụ liên kết c Câu ghép qua lại: là câu ghép mà giữa các vế câu có cặp phụ từ hay đại từ hô ứng liên kết Trang 19 Phân loại câu tiếng Việt Nhóm 1 – Văn 3A d .Câu ghép chuỗi: là câu ghép mà giũa các vế câu có ngữ điệu liên kết (đỗ thị kim liên, ngữ pháp tiếng việt, 1999, tr 25) Cách 4 Dựa trên tính chất quan hệ giữa các vế câu, ta có hai nhóm lớn: câu. .. chúng tôi sẽ phân chia câu ghép trước hết thành 2 loại lớn : loại có từ liên kết (từ chỉ quan hệ) gồm có kết từ và phụ từ với tác dụng liên kết, và loại không có từ liên kết (câu ghép chuỗi) Tiếp theo là sự phân thành kiểu nhỏ trong câu loại thứ nhất Cụ thể là ở loại thứ nhất sẽ phân biệt câu ghép chứa kết từ bình đẳng (câu ghép đẳng lập), câu ghép chứa kết từ chính phụ (câu ghép chính phụ), câu ghép chứa... (Nguyễn Bá Học) Kiểu câu ghép là trường cú này ngày nay rất ít gặp C.HIỆN TƯỢNG TRUNG GIAN GIỮA CÁC LOẠI CÂU PHÂN THEO CẤU TRÚC NGỮ PHÁP *Theo Nguyễn Hữu Quỳnh, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội-2001 CÂU TRUNG GIAN ( Câu có cụm C- V làm thành phần của các thành phần câu) Trong tiếng Việt có những kết cấu câu ở dạng trung gian giữa câu đơn và câu phức Đây là loại câu mà trong kết cấu... Trong một số ý kiến, kiểu câu này được gọi là câu 1 thành phần, câu không phân định thành phần tình thái hay câu đặc biệt Dù có những cách gọi khác nhau, nhưng cơ sở vị tình và đặc điểm ngữ nghĩa của kiểu câu này là đều được thừa nhận Ở kiểu câu này, vị tình được xác lập nhờ nương tựa vào tình thái tình Trang 11 Phân loại câu tiếng Việt Nhóm 1 – Văn 3A Về mặt cấu trúc câu, câu không có quan hệ vị tính... các thành phần câu Câu đơn, câu trung gian và câu phức khác nhau ở những điểm sau đây: -Câu đơn có một đơn vị tính vị ngữ Trang 34 Phân loại câu tiếng Việt Nhóm 1 – Văn 3A -Câu trung gian có hai, nhưng một đơn vị phụ thuộc vào một yếu tố của đơn vị khác -Câu phức hợp có hai đơn vị tính vị ngữ, các đơn vị này có cấu tạo độc lập, không phụ thuộc vào một thành tố nào của đơn vị khác (Loại câu trung gian... là một vế của câu ghép được tách riêng ra) - Khả năng sử dụng một câu riêng có cấu tạo (dấu hiệu hình thức) tương tự một vế của câu ghép, nhưng không tìm thấy được một cách hiển nhiên vế kia (vế có quan hệ trực tiếp với nó) 1 Tách vế của câu ghép đẳng lập và câu ghép chuỗi Trang 28 Phân loại câu tiếng Việt Nhóm 1 – Văn 3A Việc tách vế của câu ghép đẳng lập và câu ghép chuỗi ra thành một câu riêng, gần... ( hoặc không nên) thêm vào trước chúng những kết từ đối ứng để biến cả cụm câu thành một câu ghép Các câu tương tự về câu ghép chính phụ thường gặp là: Trang 30 Phân loại câu tiếng Việt Nhóm 1 – Văn 3A Câu có kết từ (cho) nên ,thành thử chỉ hệ quả Câu có kết từ (bởi) vì, (là) vì chỉ nguyên nhân Câu có kết từ nếu chỉ điều kiện Câu có kết từ mặc dầu, tuy chỉ ý nhượng bộ Ví dụ: Hắn bứt rứt quá, ngứa ngáy... nhất định.(Diệp Quang Ban Ngữ pháp tiếng việt, NXB giáo dục việt Nam.) Còn theo Hoàng Trọng Phiến định nghĩa thì : Câu ghép là một tổ hợp các đơn vị vị ngữ hoặc các đương lượng văn cảnh được xây dựng theo các sơ đồ cấu trúc cú pháp nhất định để truyền đi thông báo như một đơn vị giao tế II Phân loại câu ghép  Các cách phân loại câu ghép Hiện nay có bốn cách phân loại câu ghép như sau: Cách 1 Dựa vào... những câu có thành phần phụ của câu Khi phân tích câu “ Cá này nếu rán thì ngon”, nếu không thật sự cần thiết phải phân tích chi tiết thì có thể coi cả tổ hợp “nếu rán thì ngon” là vị ngữ của chủ ngữ “cá này”)  Lưu ý: trong sự phân biệt câu đơn, câu ghép cần chú ý không xếp vào loại câu ghép những kiểu câu sau đây: 1 Kiểu câu có 2 bổ ngữ, một bổ ngữ đối thể và một bổ ngữ nội dung hay hệ quả a Câu khiên . 51 II .Phân loại câu nghi vấn loại theo mục đích phát ngôn 51 Trang 3 Phân loại câu tiếng Việt Nhóm 1 – Văn 3A C.CÂU CẦU KHIẾN 57 D. CÂU CẢM THÁN 58 E. CÂU BÁC BỎ 60 PHẦN 3: VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI CÂU TIẾNG. Kiều Nhi Phân loại câu tiếng Việt Nhóm 1 – Văn 3A MỤC LỤC MỤC LỤC 3 PHẦN 1. PHÂN LOẠI CÂU THEO CẤU TRÚC NGỮ PHÁP CƠ BẢN 5 A. CÂU ĐƠN ĐẶC BIỆT VÀ CÂU ĐƠN HAI THÀNH PHẦN 5 I .Câu đơn đặc biệt (câu đơn. CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN Bài tiểu luận GVHD: TS Trần Hoàng SV thực hiện: Nhóm 1- lớp văn 3A PHÂN LOẠI CÂU TIẾNG VIỆT Tp.Hồ Chí Minh tháng 4 năm 2012 Phân loại câu tiếng Việt Nhóm 1 – Văn 3A Trang

Ngày đăng: 01/08/2014, 23:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • PHẦN 1. PHÂN LOẠI CÂU THEO CẤU TRÚC NGỮ PHÁP CƠ BẢN

    • A. CÂU ĐƠN ĐẶC BIỆT VÀ CÂU ĐƠN HAI THÀNH PHẦN

      • I.Câu đơn đặc biệt (câu đơn không xác định thành phần)

      • II.Câu đơn hai thành phần

      • B. CÂU GHÉP

        • I. Khái niệm.

        • II. Phân loại câu ghép

        • III. Khả năng tách vế của câu ghép ra thành câu riêng

        • IV. Câu ghép nhiều bậc

        • C.HIỆN TƯỢNG TRUNG GIAN GIỮA CÁC LOẠI CÂU PHÂN THEO CẤU TRÚC NGỮ PHÁP

          • *Theo Nguyễn Hữu Quỳnh, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội-2001

          • *Theo Nguyễn Thị Thìn, Câu tiếng Việt và nội dung dạy - học câu ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội

          • PHẦN 2: PHÂN LOẠI CÂU THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

            • A. Câu trần thuật

              • I. Câu trần thuật chính danh

              • II.Câu ngôn hành.

              • III. Câu trần thuật có giá trị ngôn trung khác

              • B.CÂU NGHI VẤN

                • I.Định nghĩa:

                • II.Phân loại câu nghi vấn loại theo mục đích phát ngôn

                • C.CÂU CẦU KHIẾN

                • D. CÂU CẢM THÁN

                • E. CÂU BÁC BỎ

                • PHẦN 3: VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI CÂU TIẾNG VIỆT TRONG SÁCH GIÁO KHOA

                  • A. Những căn cứ xây dựng chương trình sách giáo khoa

                  • B. Vấn đề phân loại câu theo chương trình cải cách

                    • I. Phân loại theo cấu tạo ngữ pháp.

                    • II. Phân loại theo mục đích phát ngôn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan