HÃY GIAO TIẾP PHẦN 1 pot

26 347 0
HÃY GIAO TIẾP PHẦN 1 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hoà Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM 2009 - LƯU HÀNH NỘI BỘ - 2009 HÃY GIAO TIẾP GIAO TIẾP SỔ TAY CHO NGƯỜI LÀM VIỆC VỚI TRẺ CÓ KHÓ KHĂN VỀ GIAO TIẾP PHẦN 1 Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hồ Nhập Cho Người Khuyết Tật Tp.HCM Trong phần này, chúng ta sẽ nói đến những thông tin cơ sở cần thiết để làm việc với trẻ có khó khăn về giao tiếp. Sau khi học xong phần này, chúng ta có thể: • Giải thích mọi vấn đề về giao tiếp. • Hiểu rõ về những kỹ năng giao tiếp bình thường. • Xác đònh được những trẻ có khó khăn về giao tiếp. • Xác đònh và hiểu rõ về những những nguyên nhân gây ra những khó khăn về giao tiếp ở trẻ. • Dạy cho nhân viên y tế và phụ huynh về những chủ đề trên. *** Dịch từ “Let’s Communicate – Section 1 – COMMUNICATION A handbook for people working with children with communication difficulties Người dịch: Trần Minh Tân Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hòa Nhập Cho Người Khuyết Tật, Tp. HCM 1 GIAO TIẾP Giao tiếp là gì? • Giao tiếp là truyền (bày tỏ) và nhận (hiểu) thông tin, ý tưởng giữa người với người. • Giao tiếp xảy ra giũa hai hay nhiều người; không thể xảy ra khi chỉ có một người. • Con người dùng ngôn ngữ để giao tiếp. Ngôn ngữ là bất cứ phương tiện nào giúp con người gửi và nhận thông tin, ý tưởng có ý nghóa. • Thông điệp có thể được thể hiện bằng lời (gọi là “giao tiếp có lời”, bao gồm nói, viết, đọc) hay không lời (gọi là “giao tiếp khơng lời”, bao gồm ra dấu và thể hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, v.v.). • “Ngơn ngữ cơ thể” cũng là một phần quan trọng trong giao tiếp có lời và giao tiếp không lời được thể hiện qua giọng nói, vẻ mặt, dáng điệu. Ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp chúng ta bày tỏ thêm được ý của mình. • Để giao tiếp có hiệu quả chúng ta cần kết hợp ngôn ngữ có lời, ngôn ngữ không lời và ngôn ngữ cơ thể. Tại sao chúng ta cần giao tiếp? • Thông qua giao tiếp chúng ta bày tỏ nhu cầu, tình cảm, ý nghó của mình. Chúng ta nhận thông tin và truyền thông tin, qua đó tự khẳng đònh mình là một cá nhân với những đặc điểm riêng. • Có khả năng giao tiếp, chúng ta sẽ biết cách kiểm sóat những việc xảy đến với chúng ta. • Có khả năng giao tiếp tốt là một bước quan trọng trong việc xây dựng những mối quan hệ trong cộng đồng. Giao tiếp bắt đầu từ lúc nào? • Giao tiếp bắt đầu ngay khi đứa bé cất tiếng khóc chào đời và người mẹ có hành động đáp lại tiếng khóc đó. Giao tiếp xuất hiện rất sớm, rất lâu trước khi đứa trẻ biết nói. Giao tiếp gồm có những bước nào? • Hầu hết mọi người đều nghó rằng giao tiếp là một tiến trình đơn giản và ít khi dành thời gian nghó đến việc giao tiếp bởi vì đối với họ giao tiếp xảy ra thật dễ dàng. • Nhưng nếu chúng ta thật sự suy nghó chính xác về những điều liên quan đến giao tiếp, chúng ta sẽ ngạc nhiên thấy rằng giao tiếp là một tiến trình khá phức tạp… 2 Hãy nhìn qua tất cả các bước có liên quan với nhau, từ việc nhận thông tin đến việc đáp lại. Sau đây là sơ đồ mô tả tất cả các bước đó - chúng ta hãy gọi đó là “Chu trình giao tiếp”. Khó khăn trong giao tiếp Khi một người gặp khó khăn ở một bước nào đó trong chu trình giao tiếp, do chậm biết giao tiếp hoặc không biết giao tiếp, chu trình sẽ chậm hình thành hoặc không thể hình thành. Khó khăn của họ có thể là không hiểu thông điệp, không diễn đạt được hoặc cả hai. 3 Ngơn ngữ lời nói và ngơn ngữ khơng lời Chu trình giao tiếp tùy thuộc vào ngôn ngữ. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn về cái mà chúng ta gọi là “ngôn ngữ”. Ngơn ngữ là kết quả của việc sắp xếp những biểu tượng lại với nhau theo một thứ tự nhất đònh, thành một thông điệp có nghóa để người khác hiểu được. Các biểu tượng này có thể là lời nói hay chữ viết (gọi chung là ngơn ngữ lời nói) hoặc là dấu hiệu, cử chỉ, tranh ảnh (gọi chung là ngơn ngữ khơng lời). Ngôn ngữ có liên quan đến cả việc hiểu (bước 1 – 4 trong chu trình) và diễn đạt (bước 5 –10). Trong giao tiếp, chúng ta có điều muốn nói trong đầu, thông qua ngôn ngữ chúng ta bày tỏ cho người khác biết điều muốn nói đó. Để sử dụng các lọai ngôn ngữ này chúng ta cần có các công cụ: • Ngôn ngữ nói dùng môi, lưỡi, vòm miệng, thanh quản và phổi. • Ngôn ngữ viết / đọc dùng khả năng nhìn và kiểm soát bàn tay. • Ngôn ngữ dấu hiệu / cử chỉ, điệu bộ dùng khả năng kiểm soát bàn tay, cánh tay và toàn bộ cơ thể. • Ngôn ngữ hình ảnh dùng khả năng nhìn và kiểm sóat bàn tay. Nhưng hãy nhớ là – chỉ các công cụ này thôi không đủ – cơng cụ quan trọng nhất chúng ta cần là sự hiểu biết và khả năng học tập. 4 • Lời nói là sản phẩm của âm thanh - các âm thanh xếp thành chuỗi tạo ra từ. Lời nói liên quan đến bước thứ 9 trong chu trình giao tiếp. • Ngôn ngữ nói là kết quả của việc đặt các từ thành chuỗi, thành câu có nghóa. Lời nói là phương tiện truyền đạt của ngôn ngữ nói. Ngôn ngữ nói liên quan đến tất cả các bước (từ bước 1 đến bước 10) trong chu trình giao tiếp. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ sự khác nhau giữa lời nói và ngôn ngữ nói, hãy thử họat động sau đây: 1. Yêu cầu một người bạn nói với chúng ta một từ nước ngòai. 2. Lặp lại theo người đó từ đó nhiều lần. 3. Chúng ta có thể nói từ đó nhưng nó vô dụng đối với chúng ta vì không hiểu nghóa của nó. Đó có phải là giao tiếp không? 4. Bây giờ hãy yêu cầu bạn của chúng ta cho biết nghóa của từ đó. 5. Khi đã hiểu nghóa của từ, chúng ta có thể dùng nó để giao tiếp. Đây là ngôn ngữ và là một pần quan trong trong giao tiếp. Vì vậy, như bạn thấy đó, dạy một người lặp lại từ mà không cho họ biết ý nghóa thì không phải là dạy ngôn ngữ - việc đó không có ích gì cho giao tiếp. Một người phải có khả năng liên hệ từ họ nghe thấy với ý tưởng hay đồ vật nó đại diện để biến nó thành ngôn ngữ có ý nghóa. 5 Ngơn ngữ cơ thể Chúng ta đã đề cập đến ngôn ngữ cơ thể như giọng nói, cử chỉ – điệu bộ, vẻ mặt, cách ăn mặc. Nói cách khác, đó là những thông tin không lời chúng ta chuyển đi trong khi giao tiếp. Trong khi dùng ngôn ngữ hoặc có lời hoặc không lời, tất cả chúng ta đều có sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Ngôn ngữ cơ thể là phần chính yếu trong chu trình giao tiếp. Khi gửi và nhận thông tin, một người không có kỹ năng tốt về ngôn ngữ cơ thể có thể làm gián đọan chu trình giao tiếp. Có kỹ năng tốt về ngôn ngữ cơ thể nghóa là biết: • Lắng nghe và quan tâm • Tiếp xúc bằng mắt (nhìn vào mắt người đang nói chuyện với chúng ta) • Ln phiên trong việc gửi và nhận thơng điệp • Diễn cảm bằng vẻ mặt và giọng nói • Có tư thế thích hợp • Nói vừa đủ. Hãy thử các hoạt động ở trang kế tiếp để biết các kỹ năng này góp phần quan trọng như thế nào trong sự thành công của một giao tiếp. 6 Chọn một người bạn và nói chuyện với người đó. Trong khi nói chuyện, thử làm theo những hướng dẫn sau đây: Sau đó hãy cho biết: • Bạn cảm thấy thế nào trong mỗi tình huống? • Bạn của bạn cảm thấy thế nào trong mỗi tình huống? Vì vậy hãy nhớ: • Lắng nghe và tỏ ra quan tâm đến điều người khác đang nói. • Nhìn người đối diện khi nghe họ nói, nhưng không nhìn chòng chọc. • Luân phiên khi nói chuyện – không nói ít quá cũng không nói nhiều quá. • Dùng giọng nói và vẻ mặt thích hợp với điều đang nói. • Có tư thế thích hợp để người đối diện cảm thấy dễ chòu. • Giữ sự cân bằng giữa người nói và người nghe – đừng giành ưu thế trong khi trò chuyện. 7 CÁC ĐIỂM QUAN TRỌNG CẦN NHỚ VỀ GIAO TIẾP • Ngay khi chào đời con người đã bắt đầu giao tiếp. • Việc giao tiếp là một tiến trình hai chiều – luôn luôn liên quan đến hai hay nhiều người. • Giao tiếp liên quan đến việc phát đi những thông tin có ý nghĩa và hiểu những thông điệp nhận được. • Để giao tiếp, chúng ta dùng ngôn ngữ. • Ngôn ngữ có thể là không lời hay có lời. • Ngôn ngữ cơ thể là phần thiết yếu trong giao tiếp. • Lời nói chỉ có ích cho việc giao tiếp khi ta hiểu rõ ý nghĩa của nó dùng nó. • Sự thành công trong giao tiếp có liên quan đến nhiều bước. Sự thất bại trong giao tiếp xảy ra khi một trong những người tham gia giao tiếp gặp khó khăn ở một bước nào đó. • Để việc giao tiếp có thể xảy ra, chúng ta cần có ít nhất là hai người để luân phiên và ít nhất là một vấn đề để cùng nhau trao đổi. 8 SỰ PHÁT TRIỂN BÌNH THƯỜNG (Ở Zimbabwe, mỗi trẻ sơ sinh được cấp một phiếu “Đường dẫn tới sức khỏe”, trong đó ghi lại chi tiết về sự tăng trưởng của trẻ, việc chích ngừa, sự phát triển của trẻ được cho tới khi trẻ 15 tuổi. Phiếu này giúp người ta theo dõi tốc độ phát triển bình thường của trẻ; cũng như cho biết một số thông tin về các mốc phát triển. Thế nhưng, chúng ta cần biết về sự phát triển bình thường chi tiết hơn nữa – hãy xem biểu đồ ở trang kế tiếp.) [...]... góp phần gây ra những khó khăn giao tiếp ở trẻ • Những khó khăn giao tiếp không do những linh hồn tội lỗi sinh ra • Trẻ có khó khăn giao tiếp có thể có trí thông minh bình thường • Nhưng dù không xác đònh được nguyên nhân khó khăn giao tiếp ở trẻ ta vẫn phải giúp trẻ 18 5 ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 5 đồ dùng dạy học sau đây là sẽ giúp bạn giải thích những thông tin về giao tiếp Giao tiếp là gì? Chu trình giao tiếp. .. trong giao tiếp 19 Bộ Giao tiếp là gì ?” Đây là một bộ tranh thể hiện tất cả các thành phần của giao tiếp Chúng ta có thể dùng nó để dạy cho phụ huynh và nhân viên y tế, cũng như bất cứ ai quan tâm học thêm về giao tiếp Mục đích là để giải thích rõ ràng tất cả các yếu tố tạo nên giao tiếp Vật dụng cần thiết để làm bộ tranh này: kéo, bìa cứng (hoặc giấy) và viết (nhiều màu càng tốt) Cách làm: 1 Cắt... tranh, bản thân chúng ta phải hiểu rõ giao tiếp là gì và hiểu rõ những gì liên quan đến giao tiếp (xem trang 1- 7) Tiến trình sử dụng bộ tranh này khi hướng dẫn học viên: Hỏi cả nhóm học viên: Giao tiếp là gì?” Thảo luận về các câu trả lời của học viên và dán tấm bìa GIAO TIẾP” lên bảng Yêu cầu học viên: Hãy kể ra các cách giao tiếp. ” Trong khi học viên trả lời, hãy lần lượt dán các tấm bìa tương ứng... hiểu rõ giao tiếp là gì và hiểu rõ những gì liên quan đến giao tiếp (xem trang 1- 7) Tiến trình sử dụng bộ tranh này khi hướng dẫn học viên: Hỏi cả nhóm: “Bước đầu tiên của tiến trình giao tiếp gì?” Khi có câu trả lời đúng, hãy dán thẻ số 1 lên và thảo luận về nội dung ghi trên thẻ Hỏi: “Bước kế tiếp là gì?” Khi có câu trả lời đúng, hãy dán thẻ số 2 lên và thảo luận về nội dung ghi trên thẻ Tiếp tục... khăn ở các trẻ này 14 Để giao tiếp thành công, trẻ cần: * Một người giao tiếp với trẻ * Có ý nghó, tình cảm, kinh nghiệm, ước muốn cần trao đổi và * Một số giác quan và khả năng nhất đònh Sau đây là bức tranh minh họa cho thấy các giác quan và khả năng cần thiết để giao tiếp: Nếu trẻ gặp khó khăn với một trong những lónh vực trên, trẻ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp 15 Bây giờ, chúng ta hãy xem các nguyên... các kỹ năng giao tiếp 12 PHÁT HIỆN SỚM Cũng như đối với tất cả trẻ khuyết tật, được phát hiện và được giúp đỡ càng sớm càng tốt, trước khi trẻ lên năm tuổi là điều cực kỳ quan trọng đối với trẻ có khó khăn trong giao tiếp Tại sao lại quan trọng? Bởi vì: • Năm năm đầu đời của trẻ là khoảng thời gian quyết đònh để phát triển các kỹ năng giao tiếp Sau thời gian đó rất khó cải thiện sự giao tiếp của trẻ... trình giao tiếp Bộ này gồm 11 tấm thẻ tượng trưng cho các bước liên quan đến việc gửi và nhận thông tin Chúng ta có thể dùng nó để dạy cho phụ huynh và nhân viên y tế, cũng như bất cứ ai quan tâm muốn biết thêm về tiến trình giao tiếp Mục đích là để nêu ra và giải thích các bước trong chu trình giao tiếp Vật dụng cần thiết để làm bộ dồ dùng dạy học này: kéo, viết, bìa cứng Cách làm các tấm thẻ: 1 Cắt... kỹ năng cần để nói Hãy nhớ là còn có nhiều kỹ năng khác liên quan đến khả năng nói cũng như vận động lưỡi Để làm rõ hơn quan điểm này, chúng ta hãy thử họat động sau đây: • Để lưỡi phía sau răng của hàm dưới • Nói một điều gì đó mà không cử động lưỡi 17 Những điểm quan trọng cần nhớ về ngun nhân gây khó khăn giao tiếp ở trẻ • Trẻ cần có nhiều khả năng để giao tiếp tốt Khó khăn giao tiếp sẽ phát sinh... hãy thảo luận về 3 cách gởi thông tin Khi chu trình hoàn tất, hãy dán hình ngôi sao với dòng chữ “Ngôn ngữ cơ thể” vào giữa Thảo luận về lý do nó nằm ở trung tâm của các bước giao tiếp Sau đó, nhắc lại và thảo luận về từng bước một lần nữa Trả lời các câu hỏi của học viên Nhấn mạnh: giao tiếp là một tiến trình phức tạp, một trở ngại ở bất cứ bước nào cũng có thể làm gián đoạn chu trình giao tiếp 21. .. ngữ này 11 Các điểm quan trọng cần nhớ về sự phát triển giao tiếp bình thường • Trẻ bắt đầu học giao tiếp ngay từ khi được sinh ra – rất lâu trước khi biết nói từ đầu tiên • Trẻ cần có nhiều kỹ năng trước khi phát triển kỹ năng giao tiếp bình thường • Trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua việc giao tiếp hằng ngày với mọi người xung quanh • Trẻ hiểu từ và tình huống trước khi có khả năng diễn đạt . ta hãy gọi đó là “Chu trình giao tiếp . Khó khăn trong giao tiếp Khi một người gặp khó khăn ở một bước nào đó trong chu trình giao tiếp, do chậm biết giao tiếp hoặc không biết giao tiếp, . Người Khuyết Tật, Tp. HCM 1 GIAO TIẾP Giao tiếp là gì? • Giao tiếp là truyền (bày tỏ) và nhận (hiểu) thông tin, ý tưởng giữa người với người. • Giao tiếp xảy ra giũa hai hay nhiều. Tp.HCM 2009 - LƯU HÀNH NỘI BỘ - 2009 HÃY GIAO TIẾP GIAO TIẾP SỔ TAY CHO NGƯỜI LÀM VIỆC VỚI TRẺ CÓ KHÓ KHĂN VỀ GIAO TIẾP PHẦN 1 Trung Tâm Hỗ Trợ Phát Triển Giáo Dục Hồ

Ngày đăng: 01/08/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan