Suy ngẫm về quan hệ thương mại Việt - Trung potx

5 358 4
Suy ngẫm về quan hệ thương mại Việt - Trung potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Suy ng ẫ m v ề quan h ệ th ươ ng m ạ i Vi ệ t - Trung Việt Nam không có quy chế ràng buộc đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Còn phía bạn thường đề ra và thay đổi xoành xoạch những quy định về kiểm định, về mức phí nhập cảnh… , khiến doanh nghiệp của ta nhiều phen điêu đứng, nhất là những nhà buôn hoa quả, thủy sản tươi, mủ cao su. Những năm qua, thường nghe rằng quan hệ thương mại Việt – Trung phát triển mạnh, Trung Quốc trở thành bạn hàng hàng đầu, thị trường trọng điểm của Việt Nam. Tổng kim ngạch hai chiều tăng nhanh, bình quân 40%/năm, luôn đạt sớm mục tiêu mà Lãnh đạo cấp cao hai nước thỏa thuận. Năm 2007, kim ngach thương mại hai nước đạt 15 tỷ USD – mục tiêu đặt ra đến năm 2010, khiến mục tiêu năm 2010 được dịch lên mốc 20 tỷ USD. Trong tổng kim ngạch hai chiều giữa hai nước, phần thương mại biên giới Việt - Trung thường chiếm trên dưới 30%. Nhiều giải pháp liên tục được đưa để đưa quan hệ đó lên tầm cao mới tương xứng với 16 chữ vàng. Những nhận xét đó chỉ đúng một phần. Cụm từ “thương mại hai chiều” bị lạm dụng, cán cân thương mại chưa khi nào được rạch ròi và đặt nó trong cán cân thương mại toàn cục, khiến tạo ra ảo giác, không thấy thực chất vấn đề, chỉ nói triển vọng, ít phân tích những bất cập, nếu có cũng chỉ lác đác, dè dặt. Với đường đi lối lại trên bộ, đường sông, ven biển đều thuận, Việt Nam có thể xuất khẩu (XK) sang Trung Quốc nhiều hàng hóa phẩm cấp bình dân, khoáng sản, nguyên liệu thô, hoa quả, thủy sản tươi sống, khó bảo quản; và nhập khẩu (NK) từ thị trường này máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu tương thích với trình độ sản xuất, khả năng thanh toán, đáp ứng nhanh nhu cầu của nền sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, tự phát…và bổ sung quỹ hàng tiêu dùng những năm sản xuất của ta còn chới với. Tất cả “lợi lộc” chỉ dừng ở đó, còn đánh đổi lại bất cập khá nhiều. Bằng những số liệu sưu tầm được lắp ghép dưới đây, xin cùng suy ngẫm. Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc và So sánh nhập siêu từ Trung Quốc với tổng NS của cả nước triệu USD Năm Chỉ tiêu 2001 2006 2007 2008 2009 KH 2010 VN XK sang TQ 1.418 3.030 3.356 4.536 4.781 5.000 VN NK từ TQ 1.629 7.309 12.502 17.123 15.970 16.800 VN nhập siêu (NS) 210 4.360 9.145 12.587 11.190 11.300 Tỷ lệ NS 14,8% 143,9 % 272,5% 277,5 % 234 % 226% XK của cả nước 15.029 39.826 48387 62.685 56.584 60.544 NK của cả nước 16.217 44.891 60.783 80.714 68.830 72.660 Cả nước NS 1.118 5.065 12.398 18.031 12.246 12.016 Tỷ lệ NS của cả nước 7,9% 12,7% 25,6% 28,8% 21,6% 19,8% Tỷ trọng NS từ TQ/ NS của cả nước 18,7% 86,0% 73,76% 69,8% 97,1% 94,4% (Nguồn: Tự lập biểu theo số liệu của Bộ Thương mại, Bộ Công Thương). Qua đây nói lên điều gì? 1 – Nhập siêu (NS) từ thị trường Trung Quốc ngày càng lớn cả về giá trị và tỷ lệ tương đối. Năm 2001 nhập siêu từ Trung Quốc là 210 triệu USD, năm 2009 đã lên tới 11,1 tỷ USD, gấp 52,8 lần, đó là hệ quả tất yếu do XK của Việt Nam sang Trung Quốc cũng trong thời gian đó chỉ bằng 3,3 lần, còn NK bằng tới 9,8 lần. Tỷ lệ NS năm 2001 là 14,8%, năm 2006, tỷ lệ đó là vọt lên 143,89%, từ năm 2007 đến năm 2009 và dự kiến 2010 đều trên 220 %. 2 - Tỷ lệ NS từ Trung Quốc luôn lớn hơn tỷ lệ NS của cả nước. Năm 2001 tỷ lệ NS từ Trung Quốc là 14,8% trong khi tỷ lệ NS của cả nước là 7,9%. Từ năm 2006, các cặp số tương ứng vẫn “tuân thủ quy luật” đó nhưng độ doãng cách lớn hơn. Năm 2006 là: (143,9% và 12,7%); năm 2007 là: (272,5 và 25,6%); năm 2008 là: (277,5% và 28,8%); năm 2009 là: (234% và 21,6%); và dự kiến năm 2010 tình hình sáng hơn, nhưng vẫn tương tự: (226% và 19,8%) 3 - NS từ Trung Quốc chiếm phần lớn tổng NS của Việt Nam. Năm 2001, tỷ trọng NS từ Trung Quốc chiếm là 18,7% NS của cả nước. Tỷ trọng đó bình quân 4 năm 2006 -2009 lên 78%, trong đó năm 2008 thấp nhất là 69,85, năm 2009 cao nhất là 97,1%. Dự kiến năm 2010 là 94,4%. Đây thực sự là oái oăm của ngoại thương nước ta, là trong khi nhập siêu từ Trung Quốc luôn áp đảo thì các thị trường khác như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Úc… , ta lại xuất siêu. Nhưng đáng tiếc hơn là ta chỉ NK ở thị trường này kỹ thuật thấp, sao chép, thải loại, không tranh thủ được nguồn hàng từ nhưng nền kỹ nghệ nguồn, hàng đầu thế giới. Những nhà máy xi măng lò đứng, nhà máy đường một thời đua nhau rước về đã và đang còn đó làm chứng nhân. 3 – Khó thu hẹp NS. Khi XK hầu như chỉ thu được đồng Nhân dân tệ - đồng tiền này khó mua được hàng từ thị trường khác, nhất là ở các nước phát triển. Ngược lại vì xuất không đủ, nên ta phải huy động các nguồn ngoại tệ mạnh để nhập hàng từ Trung Quốc. Điểm qua danh mục mặt hàng trao đổi sẽ lý giải thêm về điều đó. Hàng của ta quanh quẩn chỉ là hàng thô, rất thô, hàm lượng thấp hoặc tươi sống khó bảo quản, thậm chí mủ cao su, than đá…, Trung Quốc là khách hàng chính, giá đã thấp lại thường bị ép cấp, kim ngạch XK thấp. Còn khi nhập về tiếng là nhập “nguyên nhiên vật liệu” nhưng đó lại là hàng hóa thực thụ như sắt thép, phân bón, vật tư nông nghiệp, hóa chất, vải, sợi, da cho dệt may…, giá ắt sẽ cao dẫn đến tổng kim ngạch NK cao. 4 . Nhiều bất cập khác. Hàng Trung Quốc vào Việt Nam bằng bất cửa khẩu nào, đường bộ, trên biển, còn hàng Việt Nam qua Trung Quốc bị buộc phải qua một hoặc một số cửa khẩu do phía bên đó chỉ định. Cao su chỉ được qua Móng Cái hoặc Lục Lầm. Thủy hải sản chỉ được qua Móng Cái. Hoa quả tươi chỉ được qua Lào Cai hoặc Lạng Sơn. Việt Nam không có quy chế ràng buộc đối với hàng NK từ Trung Quốc. Còn phía bạn thường đề ra và thay đổi xoành xoạch những quy định về kiểm định, về mức phí nhập cảnh… , khiến doanh nghiệp của ta nhiều phen điêu đứng, nhất là những nhà buôn hoa quả, thủy sản tươi, mủ cao su. Hàng Việt Nam chủ yếu loanh quanh ở các tỉnh phía Nam, Tây Nam Đại lục. Cá biệt có thứ vào xâu lại thường là hàng được phía Trung Quốc NK dạng thô mộc sau đó chau chuốt, thêm chi tiết tăng giá trị. Trong khi đó hàng Trung Quốc vào bất cứ địa chỉ nào của Việt Nam, từ đô thành hạng đặc biệt đến bản làng hẻo lánh. Ngoài ra, buôn lậu, gian lận thương mại qua biên giới luôn nhức nhối, trong số đó không ít hàng bị phát giác là mất an toàn vệ sinh thực phẩm, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực , gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, lưu thông, dân sinh. Hàng Việt Nam sang Trung Quốc thường là thương hiệu danh tiếng. Hàng Trung Quốc vào Việt Nam đa phần là hàng địa phương, giá rất bèo, ai cũng “khuân” dù biết là “tiền nào của ấy. Trong rối rắm này, từ 1/1/2010, khi Hiệp định khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN có hiệu lực, hai bên sẽ cùng giảm thuế đối với hàng của nhau, chắc chắn là hàng Trung Quốc có lợi, bởi sức cạnh tranh cao hơn hẳn hàng Việt Nam, sẽ nhanh chóng lợi dụng sự ưu đãi thuế quan để đổ vào Việt Nam. Còn phía ta, hy vọng XK sang Trung Quốc chỉ có khoáng sản thô là cứ vô tư, còn hoa quả, thủy sản tươi, mủ cao su…. hãy dè chừng, thuế giảm nhưng các rào chắn khác đã sẵn sàng, các hàng hóa khác hãy… đợi đấy. Cơ chế thanh toán vẫn sơ khai, tiền trao cháo múc, không an toàn. Ngân hàng quốc gia hai nước dường như không mặn mà vào cuộc, để dân buôn tự phát, phấp phỏng rủi ro. Trước thực tế này, nên luận bàn cho hướng đi tới đạt được sự công bằng thương mại giữa hai bên theo thông lệ buôn bán quốc tế. Nguyễn Duy Nghĩa, nguyên phó văn phòng Bộ Thương mại . Việt - Trung thường chiếm trên dưới 30%. Nhiều giải pháp liên tục được đưa để đưa quan hệ đó lên tầm cao mới tương xứng với 16 chữ vàng. Những nhận xét đó chỉ đúng một phần. Cụm từ thương mại. Suy ng ẫ m v ề quan h ệ th ươ ng m ạ i Vi ệ t - Trung Việt Nam không có quy chế ràng buộc đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Còn phía bạn thường đề ra. liệu của Bộ Thương mại, Bộ Công Thương) . Qua đây nói lên điều gì? 1 – Nhập siêu (NS) từ thị trường Trung Quốc ngày càng lớn cả về giá trị và tỷ lệ tương đối. Năm 2001 nhập siêu từ Trung Quốc

Ngày đăng: 01/08/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan