bạn ủng hộ quan điểm nên làm công tác hoạch định hay không nên làm công tác hoạch định cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay hãy giải thích sự chọn lựa của bạn

26 427 2
bạn ủng hộ quan điểm nên làm công tác hoạch định hay không nên làm công tác hoạch định cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay hãy giải thích sự chọn lựa của bạn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu hỏi 03: Bạn ủng hộ quan điểm nên làm công tác hoạch định hay không nên làm công tác hoạch định cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay? Hãy giải thích sự chọn lựa của bạn. Để biết được công tác hoạch định có nên hay không nên thực hiện cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay thì trước hết ta phải hiểu được như thế nào là hoạch định. I. Khái niệm 1. Hoạch định Họach định là “quyết định trước xem phải làm cái gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai làm cái đó”. 45 Tạp chí Nhà quản lý (2010), Quản trị chiến lược Tham khảo trực tuyến tại: http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/doanhnhan360.com/Quan-tri-chien- luoc/4783927.epi Harold Koontz, Cyril Odonel và Heinz Weihrich (1993), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học kỹ thuật Trang 21 Hoạch định là chức năng đầu tiên của quản lý, là cơ sở để thực hiện các chức năng còn lại; trên thực tế nó có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý và sự phát triển vững bền của doanh nghiệp.46 Hoạch định là một quá trình phức tạp nhằm vạch ra các mục tiêu đồng thời phải chỉ ra được cách thức, công cụ đạt được mục tiêu trên.47 Quá trình cơ bản của hoạch định:48 • • • • Xác định mục tiêu Xác định tình thế hiện tại của tổ chức Xác định các thuận lợi và khó khăn trong việc hoàn thành mục tiêu Xây dựng bảng kế hoạch hoặc hệ thống các chương trình hoạt động để đạt được mục tiêu • Thực hành việc hoạch định Ta thấy rằng quá trình cơ bản của hoạch định gắn liền với các mục tiêu, vì mục tiêu chính là nền tảng của hoạch định. Vì vậy, để công tác hoạch định thành công thì từng bước trong quá trình đều phải được thực hiện tốt và nhất là mục tiêu được xác định phải đạt yêu cầu của một mục tiêu tốt. 2. Cấp hoạch định Có hai cấp hoạch định:49 Hoạch định chiến lược: xác định mục tiêu và những việc lớn cần làm trong thời gian dài, với giải pháp lớn (mang tính định hướng) để đạt tới mục tiêu trên cơ sở khai thác và sử dụng tối ưu nguồn lực hiện có và có thể có.50 Cấp hoạch định này dành cho quản lý cấp cao với chức vụ như: Chủ tịch, Phó chủ tịch, CEO, Tổng giám đốc. Hoạch định tác nghiệp: Xác định mục tiêu có tính ngắn hạn hơn (có chỉ tiêu định lượng), xây dựng dự án và kế hoạch, đề ra biện pháp tổ chức thực hiện trên cơ sở nguồn lực có thể dự tính tương đối sát và có tính khả thi cao. Có thể chia ra kế hoạch trung hạn (3 – 5 năm) và kế hoạch ngắn hạn (1 năm).51 Cấp hoạch định này thường dùng cho quản lý cấp thấp hơn – cấp cơ sở và thường là những cá nhân giữ chức vụ: tổ trưởng, trưởng ca, quản đốc. Hoàng Văn Trường, Khái niệm và phân loại các chức năng quản lý doanh nghiệp Tham khảo trực tuyến tại: http://voer.edu.vn/bai-viet/kinh-te/cac-chuc-nang-quan-ly-kinh-doanh.html Trần Quốc Tuấn, Qúa trình hoạch định chiến lược Tham khảo trực tuyến tại: http://www.voer.edu.vn/bai- viet/kinh- te/qua- trinh-hoach-dinh- chien- luoc.html TS. Phan Thị Minh Châu (chủ biên) (2010), Quản trị học, NXB Phương Đông, trang 119, 120 Hoàng Văn Trường, Khái niệm và phân loại các chức năng quản lý kinh doanh Tham khảo trực tuyến tại: http://voer.edu.vn/bai-viet/kinh-te/cac-chuc-nang-quan-ly-kinh-doanh.html Hoàng Văn Trường, Khái niệm và phân loại các chức năng quản lý kinh doanh Tham khảo trực tuyến tại: http://voer.edu.vn/bai-viet/kinh-te/cac-chuc-nang-quan-ly-kinh-doanh.html Hoàng Văn Trường, Khái niệm và phân loại ác chức năng quản lý kinh doanh Tham khảo trực tuyến tại: http://voer.edu.vn/bai-viet/kinh-te/cac-chuc-nang-quan-ly-kinh-doanh.html Trang 22 Hai cấp hoạch định trên xác định mục tiêu có tính chất khác nhau, cấp hoạch định chiến lược thì mục tiêu mang tính định hướng và cấp hoạch định tác nghiệp thì mục tiêu mang tính định lượng. Do đó, trong cùng một thời gian, mỗi cấp quản lý có thể đưa ra chương trình hoạch định chiến lược và hoạch định tác nghiệp khác nhau mà không sợ trùng lắp, tuy nhiên nó không được trái với mục tiêu chung của công ty đề ra. Thời hạn hoạch định dành cho các cấp hoạch định nêu trên chỉ mang tính chất chung chung và là một khoảng thời gian, vì tùy từng ngành mà doanh nghiệp sẽ có thời hạn hoạch định cụ thể và khác nhau. Dựa vào cấp hoạch định, ta có các phân loại kế hoạch khác nhau như: Kế hoạch chiến lược là kế hoạch ở cấp độ toàn bộ doanh nghiệp, thiết lập những mục tiêu chung và vị thế của doanh nghiệp với môi trường. Kế hoạch tác nghiệp là kế hoạch được trình bày rõ, chi tiết phải làm thế nào để đạt được mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch chiến lược. Mối quan hệ giữa kế hoạch tác nghiệp và kế hoạch chiến lược là kế hoạch tác nghiệp đưa ra những bước cụ thể mà doanh nghiệp sẽ tiến hành để thực hiện kế hoạch chiến lược. II. Cơ sở lý thuyết về hoạch định 1. Tác dụng, những điều cốt lõi của hoạch định a. Tác dụng của hoạch định Hoạch định có nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong công tác quản trị, tiêu biểu gồm sáu lợi ích sau: (i) Định hướng cho công tác quản trị, chính là tư duy hệ thống để tiên liệu tình huống quản trị. Một doanh nghiệp, khi thực hiện công tác hoạch định sẽ có thể định hướng và dự liệu được những tình huống có hại hoặc có lợi xảy ra trong tương lai. Từ đó, tìm cách khắc phục hoặc nắm bắt cơ hội phát triển. (ii) Phối hợp các nỗ lực của doanh nghiệp hiệu quả hơn trong quan hệ hợp tác và phối hợp với các quản trị viên khác. Doanh nghiệp tiến hành lập công tác hoạch định rất cần sự cố vấn của các quản trị viên. Những mong muốn về lợi ích và mức độ phát triển của doanh nghiệp chỉ có thể đạt được thông qua việc phối hợp chặt chẽ với các quản trị viên vì chính họ sẽ vạch rõ kế hoạch, xúc tiến mục tiêu, hoạch định chiến lược cần thiết cho doanh nghiệp. Do vậy, các quản trị viên phải nắm bắt được mong muốn của doanh nghiệp, từ đó phối hợp với nhau, với nỗ lực của doanh nghiệp thực hiện công tác hoạch định một cách đúng đắn, hướng doanh nghiệp đến những mục tiêu mong muốn. (iii) Nắm vững nhiệm vụ cơ bản của tổ chức quản trị, tập trung vào mục tiêu và chính sách doanh nghiệp. Trang 23 Một khi nhà quản trị muốn hoạch định những công việc cho tương lai thì trước hết cần xem xét định hướng, mục đích dài hạn và mục tiêu ngắn hạn của doanh nghiệp. Vì hoạch định là một công tác thường xuyên của doanh nghiệp nên nhà quản trị có cơ hội nắm vững hơn nhiệm vụ cơ bản của tổ chức và nhà quản trị sẽ xoáy sâu vào mục tiêu, chính sách của doanh nghiệp khi hoạch định. (iv) Tối thiểu hóa lãng phí và sự dư thừa (waste and redundancy). Khi doanh nghiệp lên kế hoạch cung ứng sản phẩm ra thị trường, họ phải dự liệu những vấn đề về tài chính, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, … trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Điều này đòi hỏi nhà quản trị cần phải hoạch định nhằm bố trí hiệu quả nguồn lực của tổ chức và xác định thị trường. Như vậy, hoạch định sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế được sản phẩm dư thừa và tối thiểu hóa được chi phí, tránh lãng phí nguồn vốn trong thời kỳ khủng hoảng như hiện nay. (v) Làm giảm tác động của sự thay đổi (impact of change). Khi hoạch định, doanh nghiệp và nhà quản trị sẽ phác thảo được tác động từ xu hướng diễn tiến của xã hội và xu hướng thay đổi của thị trường đến sản phẩm của mình. Do vậy, họ sẽ tìm ra biện pháp khắc phục đáp ứng những thay đổi trong tương lai và vì thế, khi thay đổi đó xảy ra trên thực tế, nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp. (vi) Phát triển hữu hiệu tiêu chuẩn kiểm tra đảm bảo cho các hoạt động đúng mục tiêu. Một khi làm công tác hoạch định, doanh nghiệp cần có công tác kiểm tra nhằm đảm bảo cho công việc được thực hiện một cách liên tục, đúng tiến độ và đúng yêu cầu. Hoàn thành công tác hoạch định chính là hoàn thành những mục tiêu cụ thể được đề ra trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Khi thực hiện càng nhiều công tác hoạch định, càng phải tăng cường giám sát, kểm tra, linh hoạt trong việc đặt ra những tiêu chuẩn cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả trong công tác kiểm tra. Chính vì vậy, các tiêu chuẩn kiểm tra được nâng cao và phát triển khi ta thực hiện công tác hoạch định cho doanh nghiệp. b. Những điều cốt lõi của hoạch định b.1 Viễn cảnh (vision) Viễn cảnh là bức tranh toàn thể rõ ràng về việc các nhà lãnh đạo muốn tổ chức sẽ ra sao. Đó là bản tuyên bố về những gì tổ chức đại diện, những gì nó tin tưởng và lý do tồn tại của nó. Viễn cảnh trả lời những câu hỏi như: • • • Công ty nên hướng về đâu? Công ty sẽ xây dựng thành loại doanh nghiệp nào? Tương lai doanh nghiệp sẽ là gì? b.2 Sứ mạng (mission) Trang 24 Sứ mạng của tổ chức theo Mintzberg là “Một sứ mệnh cho biết chức năng cơ bản của một tổ chức trong xã hội xét theo khía cạnh hàng hóa và dịch vụ tổ chức đó sản xuất ra nhằm phục vụ cho đối tượng khách hàng của nó.”52 Bản tuyên bố sứ mạng diễn tả một cách khái quát về khách hàng của doanh nghiệp, các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu, định hướng của doanh nghiệp trong một giai đoạn. 2. Hoạch định chiến lược Trong ba cấp hoạch định được nêu trên, ta chú trọng và phân tích cấp hoạch định chiến lược (quản lý cấp cao) vì hoạch định chiến lược là một phần không thể thiếu khi nhà quản trị thực hiện công tác quản trị chiến lược cho doanh nghiệp. Ngoài ra, khi tìm hiểu về hoạch định chiến lược sẽ tạo tiền đề cho ta trả lời câu hỏi về sự cần thiết của công tác hoạch đối với doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. 2.1. Hoạch định chiến lược Hoạch định chiến lược liên quan đến việc xác định những mục tiêu dài hạn, bao quát toàn bộ tổ chức và chiến lược hành động để thực hiện mục tiêu, căn cứ hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp và sự tác động của môi trường.53 Hoạch định chiến lược còn là một quy trình xác định các định hướng lớn cho phép doanh nghiệp thay đổi, cải thiện và củng cố vị thế cạnh tranh của mình.54 Ví dụ : Trước năm 2005, Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đã áp dụng chiến lược “Nông thôn bao vây thành thị”55 2.2 Quá trình hoạch định chiến lược • Phân tích nguồn lực, đánh giá cơ hội và đe dọa Minh Vũ (2010), Sứ mệnh của doanh nghiệp, Báo doanh nhân Sài gòn Online Tham khảo trực tuyến tại: http://doanhnhansaigon.vn/online/the-gioi-quan-tri/nhan-su/2011/12/1059993/su- menh-cua-doanh-nghiep/ Phan Thị Minh Châu (chủ biên) (2010), Quản trị học, NXB Phương Đông, trang 120 Cẩm nang doanh nhân trẻ, Hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam Tham khảo trực tuyến tại: http://www.doanhnhan.net/hoach-dinh- chien- luoc- trong-doanh-nghiep-nho- va- vua-o- viet-nam-p53a8117.html Thế giới tin học, Chiến lược kinh doanh của Viettel Tham khảo trực tuyến tại: http://thegioitinhoc.vn/home/tin-tuc-mobile/21643-chien-luoc-kinh-doanh-cua- viettel.html Trang 25 Hình: Ma trận SWOT và các phối hợp chiến lược Ma trận SWOT giúp ta phân tích điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weeknesses) của doanh nghiệp (yếu tố bên trong) cũng như cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats) mà doanh nghiệp sẽ phải gặp (yếu tố bên ngoài). Nhà quản trị có thể thấy được tổng thể lợi thế mà doanh nghiệp hiện có cũng như trở ngại nào cần khắc phục. Từ đó, đưa ra giải pháp và tiến hành hoạch định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp. Ma trận SWOT được phân tích: Những điểm mạnh là nguồn lực, ưu thế có thể trở thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, làm tiền đề cho sự phát triển. Khi nhắc đến điểm mạnh của doanh nghiệp, ta thường chú ý đến những nội dung sau như nhãn hiệu nổi tiếng, độ thỏa dụng của khách hàng, khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên, … Những điểm yếu là vấn đề được doanh nghiệp đánh giá là chưa tốt. Điểm yếu bộc lộ ở những việc mà đối thủ cạnh tranh làm được nhưng doanh nghiệp không có khả năng này hoặc điều mà doanh nghiệp buộc phải cải thiện để phát triển hơn. Những điểm hạn chế nói chung thường là không đủ vốn để mở rộng sản xuất, đội ngũ nhân viên chưa có chất lượng cao, khả năng mở rộng và tiếp cận thị trường kém, … Những cơ hội là yếu tố bên ngoài, khi tác động lên doanh nghiệp sẽ tạo ra nhiều con đường phát triển khác theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Cơ hội có thể được tìm thấy thông qua những điểm mạnh của doanh nghiệp. Những cơ hội thường được nhắc đến như Việt Nam gia nhập WTO, những chính sách mới của Nhà nước cắt giảm thuế xuất khẩu một số mặt hàng, … Những thách thức là trở ngại phía trước cần phải vượt qua để đạt được mục tiêu đề ra. Những thách thức thường được nhắc đến như biến đổi khí hậu, đối thủ cạnh tranh tung loạt sản phẩm mới, khách hàng chuyển sang ưa chuộng sản phẩm khác, dây chuyền sản xuất của đối thủ cạnh tranh được cải tiến, … Từ những phân tích trên, ta có sự phối hợp giữa: Điểm mạnh và cơ hội (chiến lược SO): Khi tập trung phân tích điểm mạnh và cơ hội, ta sẽ thấy được ưu thế biến thành cơ hội cho doanh nghiệp. Chiến lược này giúp doanh nghiệp theo đuổi cơ hội phù hợp với điểm mạnh của công ty. Điểm mạnh và thách thức (chiến lược ST): Chiến lược ST được đặt ra nhằ m hạn chế thách thức, khó khăn của doanh nghiệp thông qua điểm mạnh sẵn có. Chiến lược này giúp doanh nghiệp phát huy tối đa và huy động toàn bộ điểm mạnh mà doanh nghiệp có được để giảm thiểu khả năng thiệt hại do những yếu tố khó khăn bên ngoài tác động. Điểm yếu và cơ hội (chiến lược WO): Khi nhìn nhận ở nhiều khía cạnh khác nhau, một vấn đề có thể là điểm yếu ở góc độ này nhưng lại là lợi thế ở góc độ khác. Điều quan trọng là phải khắc phục điểm yếu để nắm bắt cơ hội. Chiến lược này giúp doanh nghiệp vận dụng tối đa nguồn lực hiện có nhằm khắc khục điểm yếu để theo đuổi cơ hội. Trang 26 Điểm yếu và thách thức (chiến lược WT): Chiến lược này tạo nên rào cản phòng thủ của doanh nghiệp nhằm tránh cho đối thủ cạnh tranh biết điểm yếu của mình trước thách thức bên ngoài. Chiến lược này giúp tối thiểu hóa điể m yếu và tránh sự đe dọa. Ví dụ: Phân tích SWOT của công ty cổ phần Kinh Đô (KDC)56 Phòng phân tích công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI), (2010), Báo cáo chuyên sâu về Công ty cổ phần Kinh Đô (KDC) Tham khảo trực tuyến tại: www.ors.com.vn/Download.aspx?Id=2151 Trang 27 Điểm mạnh Điểm yếu • KDC hiện đang là tập đoàn sản xuất chế biến thực phẩm hàng đầu Việt Nam với rất nhiều lợi thế: hệ thống máy móc và dây chuyền sản xuất hiện đại, chất lượng sản phẩm đảm bảo, giá thành hợp lý, mạng lưới phân phối rộng, thương hiệu mạnh. • KDC cũng xây dựng hệ thống quản trị hiện đại, ứng dụng nhiều phương pháp quản lý tiên tiến vào vận hành hoạt động, ban lãnh đạo có nhiều chuyên gia giỏi và tính chuyên môn hóa cao. • Hoạt động đầu tư tài chính tiềm ẩn khá nhiều rủi ro cho KDC khi lợi nhuận mang lại không ổn định, dòng tiền thực âm qua các năm do chịu biến động nhiều từ thị trường chứng khoán. • Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào WTO cho nên việc cắt giảm thuế quan đối với các sản phẩm nhập khẩu sẽ là một yếu tố làm tăng cạnh tranh với các sản phẩm của KDC. Cơ hội Thách thức • Mở rộng lĩnh vực chế biến thực phẩm thông qua các hoạt động M&A giúp cho KDC giảm bớt các chi phí trung gian (đối với những đơn vị trực chuỗi cửa hàng G7 thì những điểm Kinh Do Bakery sẽ cần có thời gian để chứng tỏ khả năng của mình trong lĩnh vực mới mẻ này. Ngoài ra còn có phân tích theo hướng ma trận TOWS. Mô hình này cũng dựa trên ma trận SWOT nhưng các ký tự được thay đổi vị trí. Điểm khác biệt là phân tích TOWS đi từ yếu tố bên ngoài vào yếu tố bên trong còn phân tích SWOT truyền thống đi từ yếu tố bên trong ra yếu tố bên ngoài. • Triển khai các chiến lược loại trừ Hình: Triển khai các chiến lược loại trừ57 Triển khai chiến lược loại trừ chính là hệ quả của quá trình phân tích ma trận SWOT vì chiến lược loại trừ chính là giải pháp giúp tổ chức khắc phục điểm yếu, phát triển điểm mạnh, tiếp cận cơ hội và loại bỏ thách thức. Khi doanh nghiệp có những điểm yếu nhưng mong muốn nắm bắt cơ hội thì cần hội nhập với các doanh nghiệp khác cùng ngành (hội nhập dọc) và làm cho mình lớn mạnh để loại trừ điểm yếu bằng cách lập tập đoàn và đa dạng hóa. Khi doanh nghiệp đối diện với nhiều điểm yếu và sự đe dọa từ bên ngoài thì phải dùng mọi biện pháp để lật ngược tình thế, giảm thiếu tối đa những điể m yếu, hạn chế đầu tư vào những lĩnh vực khó thu hồi vốn, đồng thời thanh lý các đơn vị yếu kém như hàng hóa tồn kho, hàng hóa chất lượng kém, … Khi doanh nghiệp có nhiều điểm mạnh nhưng lại gặp phải đe dọa từ bên ngoài, cần giảm thiểu, lấn át sự đe dọa thì nên liên doanh với doanh nghiệp, tổ chức khác, đặc biệt là hội nhập ngang với các doanh nghiệp khác ngành để loại trừ bớt sự đe dọa. MBA Lectures (2010), Grand Strategy Matrix Tham khảo trực tuyến tại: http://mba-lectures.com/management/strategic-management/1129/grand-strategy- matrix.html Trang 28 Khi doanh nghiệp may mắn vừa có được điểm mạnh lại có cơ hội thì nên tập trung phát triển thị trường, phát triển sản phẩm, tăng cường công tác marketing sản phẩm và hoạch định chiến lược phát triển mở rộng thị trường, sáng tạo thêm nhiều sản phẩm chất lượng. • Các loại chiến lược tổng quát (lựa chọn chiến lược) bao gồm: Căn cứ vào tác động của thị trường và tình hình thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp mà người ta đề ra bốn loại hình chiến lược: (i) ổn định, (ii) phát triển, (iii) cắt giảm và tiết kiệm và (iv) phối hợp những chiến lược trên.58 (i) Ổn định Với đặc trưng là không có thay đổi đáng kể, nhà quản trị áp dụng chiến lược này khi hài lòng với thành quả của tổ chức và môi trường ổn định, ít thay đổi.59 Đối với chiến lược ổn định, doanh nghiệp vẫn tiến hành cung cấp sản phẩm, phục vụ khách hàng, thực hiện phúc lợi xã hội cho nhân viên, công tác hoạch định chiến lược cũng không thay đổi nhiều. Tuy nhiên, chiến lược ổn định có điểm yếu là khó làm cho một nhà quản trị chấp nhận, vì nó không đòi hỏi sự phát triển vốn luôn có sức lôi cuốn mạnh mẽ.60 (ii) Tăng trưởng Chiến lược này nhằm gia tăng mức hoạt động của tổ chức, thêm nhân viên, doanh số và thị phần thông qua việc tự phát triển, M&A hoặc đa dạng hóa. Nhà quản trị luôn mong muốn doanh nghiệp phát triển hơn nữa. Họ mong đợi lợi nhuận cao, đội ngũ nhân viên chất lượng và tổ chức ngày một lớn mạnh bằng cách sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp khác hoặc liên kết để nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng mối quan hệ trên thương trường. Ví dụ: Chiến lược tăng trưởng của tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel đã chính thức khai trương mạng viễn thông di động tại Mozambique sau khi đầu tư vào đây hơn 400 triệu USD. Đầu tư ra nước ngoài được xem là quân bài chiến lược của Viettel và thành công đã đến với họ khi doanh thu năm 2011 tại Campuchia đạt 255 triệu USD và Lào là 110 triệu USD.61 (iii) Cắt giảm / thu hẹp Chiến lược này thường được thực hiện trong thời kỳ khủng hoảng, suy thoái. Ngoài ra, khi doanh nghiệp chịu sự đe dọa từ bên ngoài như nguồn nguyên liệu khan hiếm, khách hàng không còn sử dụng sản phẩm, nhân viên không đáp ứng yêu cầu công việc kèm theo là sự xuống dốc của thị trường thì họ phải chủ động cắt giảm, thu hẹp quy mô hoạt động của tổ chức, giới hạn lại thị trường. TS. Phan Thị Minh Châu (Chủ biên) (2010), Quản trị học, NXB Phương Đông, trang 120 TS. Phan Thị Minh Châu (Chủ biên) (2010), Quản trị học, NXB Phương Đông, trang 120 TS. Phan Thị Minh Châu (Chủ biên) (2010), Quản trị học, NXB Phương Đông, trang 121 Trung Hiền (2012), Viettel “đổ” hơn 400 triệu USD và Mozambique Tham khảo trực tuyến tại: http://www.vietnamplus.vn/Home/Viettel-do-hon-400-trieu-USD-vao-Mozambique/20125/140549.vnplus Trang 29 (iv) Kết hợp Chiến lược này nghĩa là doanh nghiệp cùng lúc theo đuổi nhiều chiến lược khác nhau cho từng bộ phận khác nhau hoặc trong từng lĩnh vực khác nhau hoặc trên từng thị trường khác nhau. Khi doanh nghiệp phân tích nguồn lực, cơ hội và đe dọa, triển khai các chiến lược loại trừ thì phần việc cuối cùng trước khi thực thi chiến lược chính là lựa chọn chiến lược phù hợp. Các chiến lược tổng quát vừa nêu sẽ là căn cứ giúp ta lựa chọn chiến lược phù hợp trong từng thời kỳ phát triển của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp mới hình thành, với mong muốn sớm ổn định và đi vào quỹ đạo thì ta chọn chiến lược ổn định. Tiếp đến, doanh nghiệp tiếp tục mong muốn phát triển xa hơn nữa. Lúc ấy doanh nghiệp có thể chọn chiến lược tăng trưởng. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp nếu không giữ vững được quy mô thì buộc lòng phải thay đổi sang chiến lược cắt giảm / thu hẹp. Ngoài ra, doanh nghiệp có nhiều phân khúc thị trường khác nhau sẽ đưa ra chiến lược kết hợp để thỏa mãn nhu cầu khách hàng ở từng thị trường cụ thể. 2.3 Những công cụ hoạch định chiến lược • Ma trận BCG (Boston Consulting Group) Hình: Ma trận BCG Hình: Ma trận BCG với vòng đời sản phẩm Ma trận BCG được phát triển bởi nhóm tư vấn Boston – một công ty tư vấn hàng đầu tại Hoa Kỳ vào những năm 1970. Ma trận BCG là một ma trận cấp 2, Trang 30 [...]... và sẽ bị dạt trôi vô định .102 IV Kết luận Từ lý thuyết đến thực tế hoạch định chiến lược của các doanh nghiệp hiện nay, ta thấy được rằng, hoạch định – hoạch định chiến lược là việc làm rất quan trọng đối với doanh nghiệp (doanh nghiệp lớn và cả doanh nghiệp vừa và nhỏ), là công tác đặc trưng và cần thiết trong các hoạt động về quản trị.103 Công tác hoạch định là kim chỉ nam cho mọi hoạt động dài... Nguyễn Thanh Hội (2010), Quản trị học, NXB Hồng Đức, trang 271 Trang 39 trình điều hành quản lý công việc Chính công tác hoạch định sẽ cho nhà quản trị biết được tương lai và tiềm năng phát triển của công ty Chính vì vai trò quan trọng của công tác hoạch định mà mọi doanh nghiệp đều cần xem xét và triển khai thực hiện công tác này nhằm duy trì và phát triển doanh nghiệp Quy trình của hoạch định thường... quyết vấn đề – Doanh nghiệp với công tác hoạch định Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã thành công và phát triển mạnh khi thực hiện công tác hoạch định Hoạch định và hoạch định chiến lược là nền tảng của quá trình quản trị chiến lược, một công ty muốn phát triển đúng hướng và vững mạnh thì cần có một chiến lược tốt và phải quản trị được nó Ví dụ 01: Tập đoàn Coca – cola chọn chiến lược kinh doanh vào dịp... liên quan đến công việc kinh doanh của họ và cảm thấy không thoải mái khi phải chia sẻ những tính toán chiến lược của mình cho nhân viên hoặc người ngoài Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần chủ động hơn trong công tác hoạch định, đó là quyền lợi của mỗi doanh nghiệp vì khi thực hiện nó, nhiều doanh nghiệp đã được những thành công nhất định trên một hoặc hầu hết các chiến lược đặt ra Tin chắc rằng, nếu doanh nghiệp, ... Tuy nhiên công tác hoạch định vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng Một số chủ doanh nghiệp đưa ra những lý do như hoạch định gây tốn kém về thời gian và tiền bạc, làm “đóng băng” ý tưởng sáng tạo và làm cho môi trường hoạt động của doanh nghiệp mang tính quan liêu”, … Tóm lại, thực trạng này do những nguyên nhân cơ bản sau: Một là, các doanh nghiệp này không quen với việc hoạch định chiến... trên, nhưng chí ít các doanh nghiệp cũng phải học hỏi và thực hiện những công tác hoạch định với quy mô phù hợp Doanh nghiệp vừa và nhỏ có những lợi thế căn bản để thực hiện công tác hoạch định: 101 Thứ nhất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có điều kiện giao tiếp tốt hơn, đặc biệt giữa các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp, và điều này cho phép tránh các nguy cơ sai lệch do thông tin không phải truyền đi... Nhiều chủ doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của hoạch định chiến lược đối với tình trạng kinh doanh của họ Hai là, các doanh nghiệp còn thiếu kỹ năng Chủ doanh nghiệp nhỏ thường thiếu kỹ năng cần thiết để bắt đầu hoạch định chiến lược, ngoài ra họ cũng không muốn tốn tiền để thuê tư vấn Ba là, các doanh nghiệp thiếu niềm tin Nhiều chủ doanh nghiệp vốn rất nhạy cảm với những thông tin quan. .. nghiệp không làm công tác hoạch định tốt có thể dẫn đến thất bại mà điển hình là trường hợp của bia Laser Do không hoạch định tốt trong khâu định giá và lựa chọn kênh phân phối nên khi tung sản phẩm ra thị Hàng Tết và chiến lược kinh doanh của Coca – cola Tham khảo trực tuyến tại: http://www.thanhnien.com.vn/news/pages/200852/20081222101547.aspx Đình Hải (2010), Thành công của Vinamilk: giá trị của chiến... thực hiện qua các bước: tìm hiểu và nhận thức vấn đề; thiết lập các mục tiêu; xem xét các vấn đề và cơ sở khách quan của hoạch định; đánh giá; xác định các phương án có thể thực hiện được; lựa chọn phương án tối ưu và lập kế hoạch hỗ trợ, chi phí thực hiện. 104 Vấn đề kiểm soát là một vấn đề không kém phần quan trọng khi thực hiện công tác hoạch định, và đây luôn là khâu quan trọng hàng đầu dành cho. .. mọi hoạt động dài hạn hoặc ngắn hạn hoặc trung hạn của doanh nghiệp xuất phát từ những mục tiêu ban đầu vì mục tiêu là nền tảng của hoạch định Như trên, chúng ta đã nêu và phân tích tác dụng của hoạch định để thấy được tầm quan trọng của nó trong một doanh nghiệp và đối với nhà quản trị trong quá 102 Đình Hải (2010), Thành công của Vinamilk: giá trị của chiến lược đúng, VTC News Tham khảo tại trực tuyến . 03: Bạn ủng hộ quan điểm nên làm công tác hoạch định hay không nên làm công tác hoạch định cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay? Hãy giải thích sự chọn lựa của bạn. Để biết được công tác hoạch. 36 III. Giải quyết vấn đề – Doanh nghiệp với công tác hoạch định Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã thành công và phát triển mạnh khi thực hiện công tác hoạch định. Hoạch định và hoạch định chiến. hoạch định có nên hay không nên thực hiện cho các doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay thì trước hết ta phải hiểu được như thế nào là hoạch định. I. Khái niệm 1. Hoạch định Họach định là “quyết định

Ngày đăng: 01/08/2014, 22:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan