thay đổi tạo ra xung đột, hay xung đột tạo ra thay đổi, bạn hãy bình luận và rút ra nhận định thích hợp (1)

20 367 0
thay đổi tạo ra xung đột, hay xung đột tạo ra thay đổi, bạn hãy bình luận và rút ra nhận định thích hợp (1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1/ Thay đổi tạo ra xung đột, hay xung đột tạo ra thay đổi, Bạn hãy bình luận và rút ra nhận định thích hợp. 1/ Khái niệm: 1.1/ Thay đổi: Trong cuộc sống sự thay đổi diễn ra hằng ngày trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị…. Từ những sự thay đổi nhỏ mang tính cá nhân: thay đổi ngôi nhà, thay đổi trường học…đến những sự thay đổi lớn mang tính tổ chức như thay đổi nhân sự một doanh nghiệp đến thay đổi chiến lược kinh doanh. Nói chung sự thay đổi diễn ra không ngừng và bao hàm mọi lãnh vực trong cuộc sống của con người. Vậy sự thay đổi là gì, và tại sao chúng ta cần thay đổi? Nói một cách khái quát thì sự thay đổi là làm cho sự vật khác đi. Nói cách khác sự thay đổi luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực tùy vào mục đích và cách thức mà cá nhân hay tổ chức tiến hành sự thay đổi. Những sự thay đổi tích cực, đúng đắn sẽ đem lại hiệu quả tốt, như thay đổi việc làm để có một thu nhập tốt hơn, đạt hiệu quả công việc cao hơn. Ngược lại những sự thay đổi sai sẽ đem lại hậu quả tiêu cực cho bản thân hay cho xã hội. Nó bắt nguồn từ những suy nghĩ sai trái của con người nhằm thỏa mãn một mục tiêu cá nhân mà không suy xét đến những hậu quả mà sự thay đổi này mang lại. Trong lĩnh vực quản trị, sự thay đổi là những cố gắng có kế hoạch nhằm hoàn thiện tổ chức, giúp cho tổ chức, doanh nghiệp bắt kịp với xu thế thị trường, thích nghi với những biến đổi của môi trường kinh tế, chính trị. Những sự thay đổi trong quản trị mang tính bắt buộc mà bất cứ tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng phải trải qua để duy trì và phát triển. Có rất nhiều loại thay đổi như thay đổi cơ cấu, 1 thay đổi công nghệ, thay đổi con người… Những thay đổi này được thể hiện dưới ba hình thức khác nhau là: 1/ Thay đổi có tính hoàn thiện. 2/ Thay đổi có tính quá độ. 3/ Thay đổi có tính biến đổi. Những sự thay đổi này tuy có nhiều khác biệt nhưng dù cho thay đổi dưới hình thức, nội dung nào thì cơ bản vẫn nhằm một mục tiêu duy nhất là duy trì phát triển doanh nghiệp cho phù hợp với những biến động của môi trường. Và trong nền kinh tế đang phát triển theo xu thế sử dụng nhiều chất xám thì sự thay đổi về con người là sự thay đổi mang tính trọng tâm hơn cả. 1.2/ Xung đột: Trong mọi lĩnh vực của xã hội luôn diễn ra trạng thái xung đột. Xung đột giữa con người với con người, xung đột giữa tổ chức với tổ chức khác, xung đột về tiền bạc hay xung đột về quyền lợi chính trị… Xung đột diễn ra rất thường xuyên và mang tính liên tục, nó giữ một vai trò nhất định trong xu thế của sự phát triển. Xung đột là sự đối đầu phát sinh từ sự không nhất trí do các bên có những mục tiêu, tư tưởng, tình cảm trái ngược nhau. Theo quan điểm cổ điển thì xung đột hoàn toàn mang yếu tố tiêu cực, nó kiềm hãm sự phát triển làm trì trệ mọi hoạt động của con người, vì vậy quan điểm này cho rằng con người phải tuyệt đối tránh xung đột trong bất cứ hoàn cảnh nào. Đối lập với quan điểm cho rằng xung đột chỉ mang lại hậu quả tiêu cực kìm hãm sự phát triển của con người, một quan điểm khác lại cho rằng xung đột là một điều tất yếu, xảy ra theo quy luật tự nhiên mà trong bất cứ lĩnh vực nào con người 2 cũng phải trải qua. Quan điểm này cũng bác bỏ luận điểm cho rằng xung đột chỉ đem lại những hậu quả tiêu cực cho con người, mà ngược lai trên một bài phân tích về lợi ích xung đột của tác giả Eric De Keuleneer, ông đã cho rằng: "Nếu các thành viên của nhóm hiểu xung đột là cần thiết cho khái niệm nhóm, là một kết quả tự nhiên của quá trình chuyển động theo cùng một hướng của các điểm khác biệt", họ sẽ hiểu tiếp rằng xung đột "chỉ đơn thuần nằm trong bản chất tự nhiên của vấn đề, giống như tính ẩm của nước hay tính ấm áp của ánh mặt trời." Từ quan điểm này chúng ta có thể thấy rằng xung đột không có hại, nó là một yếu tô tự nhiên tất yếu, nó vừa có thể là trở lực kiềm hãm sự phát triển nhưng ngược lại nó cũng có thể là động lực thúc đẩy sự phát triển của con người. Chính vì vậy chúng ta cần quan tâm đến vấn đề nhận diện xung đột, xác định nguyên nhân dẫn đến xung đột và chủ động điều chỉnh nó để đạt được hiệu quả công việc cao nhất. Dựa vào những phân tích trên, ta có thể phân loại các xung đột dựa vào hai tiêu chí: Theo tính chất lợi - hại: • Mâu thuẫn, xung đột có lợi có thể cải thiện kết quả làm việc, thúc đẩy mỗi cá nhân sáng tạo và hợp tác với nhau tốt hơn, xây dưng mối quan hệ đồng 3 nghiệp sâu sắc hơn. Nếu quá ít mâu thuẫn này thì người at dễ trở nên tự mãn, hài lòng với bản thân. • Mâu thuẫn, xung đột có hại: là những mâu thuẫn gây ảnh hưởng xâu tới công việc, tới các mối quan hệ trong doanh nghiệp Theo bộ phận: • Mâu thuẫn, xung đột giữa các nhóm: Xảy ra giữa các nhóm làm việc, hay giữa các phòng ban, bộ phận này với bộ phận kia trong doanh nghiệp • Mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân: Giữa các nhân viên với nhau, nhân viên cũ và nhân viên mới, nhân viên trẻ và nhân viên già, giữa nhà lãnh đạo, nhà quản lý với nhân viên. • Mâu thuẫn, xung đột nội tại của một cá nhân:Xung đột vai trò cá nhân xảy ra khi vai trò của cá nhân không phù hợp với điều mà cá nhân mong đợi. Trong lĩnh vực quản trị, xung đột là một yếu tố không thể tránh khỏi.Xung đột có hai mặt, vì thế cần phải biết điều chỉnh những xung đột sao cho có lợi nhất. Trong một doanh nghiệp cũng như một xã hội thu nhỏ mà lợi ích kinh tế được ưu tiên, vi vậy những xung đột xảy ra là điều không tránh khỏi. Những xung đột này rất đa dạng, nó có thể đến từ bất cứ đâu, và dưới nhiều hình thức khác nhau những xung đột này có thể gây hại nhưng cũng có thể góp phần phát triển doanh nghiệp. Để kiểm soát và điều chỉnh các xung đột theo hướng có lợi nhất thì mỗi doanh nghiệp cần thực hiện tốt hoat động quản trị xung đột. Quản trị xung đột là sử dụng những biện pháp can thiệp để làm giảm sự xung đột quámức hoặc gia tăng sự đối lập trong tình trạng mâu thuẫn quá yếu. Người quản lý thiết lập mộtmức xung đột mà ông ta cho là tối ưu cho hoạt động hiện hữu của tổ chức để tiến hành kiểmsoát 4 xung đột.Các biện pháp quản lý được áp dụng khi xung đột quá lớn, trong trường hợpngược lại thì kích thích để gia tăng xung đột đến mức hiệu quả. 2/ Nguyên nhân, nguồn gốc của những thay đổi và xung đột: 2.1/ Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi: Trong một tổ chức, một doanh nghiệp, luôn tồn tại một hệ thống tổ chức, vận hành theo nhiều cách khác nhau nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế, xã hội nhất định. Trong thực tế tình hình thế giới hiện nay, sự vận động không ngừng của đời sống kinh tế, xã hội đã khiến nhiều phương thức tổ chức quản trị trở nên lỗi thời, thiếu hiệu quả, chính vì vậy vấn đề đặt ra với các nhà quản trị nói riêng và các nhà điều hành nói chung chính là việc thay đổi, tìm cho doanh nghiệp, tổ chức mà họ quản lý một phương thức hoạt động mới nhằm thích nghi hiệu quả với môi trường kinh tế chính trị hiện nay. Vì vậy có thể nói nguồn gốc cơ bản và chủ yếu của sự thay đổi là để thích nghi và phát triển tổ chức, doanh nghiệp. Chúng ta có thể chia làm 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi: + Nguyên nhân bên trong: Là những nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân tổ chức, doanh nghiệp.Những tác nhân không phải đến từ bên ngài mà nảy sinh từ trong lòng của mỗi tổ chức, doanh nghiệp.Nó bao gồm những lí do như sự thay đổi phương hướng sản xuất, thay đổi để tang tính cạnh tranh giữa các nhân viên, thay đổi để tăng năng xuất áp dụng khoa học công nghệ… Nhìn chung những sự thay đổi bên trong doanh nghiệp thường để hướng đến mục đích là tối đa hóa khả năng của mỗi doanh nghiệp, tăng hiệu quả kinh doanh, và để doanh nghiệp hướng đến những kế hoạch lâu dài. Những sự thay đổi bên trong thường rất khó khăn và nếu áp dụng không khéo léo sẽ dẫn đến nhiều xung đột tiêu cực trong nội bộ doanh nghệp. Để thực hiện tốt những thay đổi bên trong doanh nghiệp thì đòi hỏi nhà quản trị phải có tầm nhìn xa, khả năng hoạch định, 5 tổ chức cũng như khả năng quan hệ tốt mới có thể đưa ra những giải pháp thay đổi hiệu quả, và giảm thiểu tối đa những hậu quả tiêu cực có thể phát sinh. + Nguyên nhân bên ngoài: Là những sự thay đổi không bắt nguồn từ bản thân doanh nghiệp, tổ chức mà nó xuất phát từ những yếu tố khách quan bên ngoài. Những sự thay đổi do nguyên nhân bên ngoài giữ một vai trò quan trọng sống còn với mỗi doanh nghiệp, nếu nhà quản trị không thích ứng kịp và đề ra những giải pháp kịp thời thì doanh nghiệp sẽ chịu những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng nguyên nhân từ môi trường bên ngoài có thể kể ra đó là sự thay đổi về chính sách kinh tế, môi trường của từng quốc gia, nhu cầu mới của người tiêu dùng, nguồn cung ứng vật tư thay đổi, hay những sự thay đổi bất ngờ của nền kinh tế… Những nguyên nhân từ bên ngoài đa số đều mang tính bất ngờ, khó dự báo, nó có thể là mối đe dọa đối với sự sống còn của mỗi doanh nghiệp, nhưng nếu biết tận dụng thì nó cũng có thể trởi thành cơ hội để phát triển. Nhìn chung những sự thay đổi bắt nguồn từ bên ngoài đòi hỏi khả năng của nhà quản trị nhiều hơn, và những sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Nó xuất phát từ điều kiện khách quan vì thế nhà quản trị cần sự bình tĩnh, khả năng xử lý thông tin, phân tích thông tin thật chính xác, có như vậy mới đảm bảo được sự tồn tại, và phát triển lâu dài của mỗi doanh nghiệp. 2.2/ Nguyên nhân dẫn đến sự xung đột: Trong mỗi tổ chức, doanh ngiệp xung đột là điều không thể tránh khỏi, nó là một điều tất yếu mà bất kì doanh ngiệp nào cũng phải trải qua.Vì vậy nắm rõ những nguyên nhân dẫn đến xung đột là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà quản trị xử lí hiệu quả các xung đột xảy ra trong bản thân doanh nghệp của mình, từ đó có thể điều chỉnh các xung đột này sao cho có lợi nhất. Về cơ bản có 2 nguyên nhân chính dẫn đến xung đột: 6 + Nguyên nhân trực tiếp: Đây là những nguyên nhân đễ nhận thấy và thường xảy ra trong các doanh ngiệp. Các nguyên nhân trực tiếp có rất nhiều loại, với nhiều hình thức khác nhau. Ta có thể phân thành ba nhóm là: (1) các yếu tố về giao tiếp, (2) các yếu tố về tổ chức, (3) các yếu tố về cá nhân. Đây là 3 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn trực tếp. Những yếu tố này thường rất dễ phát hiện vì thế việc xử lý các xung đột này không quá khó khăn, những xung đột bắt nguồn từ các lý do như: Giao tiếp sai lệch trong giữa các cá nhân, sự căng thẳng về tâm lý mỗi người, sự bất đồng quan điểm trong làm việc…. Những lí do này xảy ra khá thường xuyên và thường giữa những nhân viên với nhau, nó thường thu hẹp trong một phạm vi nhỏ, gây tác hại không lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên các nhà quản trị cũng cần nhận diện rõ những nguyên nhân này để đề ra biện pháp xử lí các xung đột sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp. + Nguyên nhân gián tiếp: Những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến xung đột thường rất khó nhận ra, nhưng nó lại gây ra những xung đột nguy hại cho doanh nghiệp. Những lí do chủ yếu là: xung đột về quyền lợi, tư tưởng thành kiến, mục tiêu không thống nhất….Những nguyên nhân gián tiếp thường không dẫn đến những xung đột tức thời, mà thường bộc lộ xung đột trong một khoảng thời gian nhất định, chính vì vậy những xung đột này thường rất khó phát hiện sớm. Một khi những xung đột loại này bùng nổ thì rất khó điều chỉnh. Khác với những lí do trực tiếp những xung đột từ lý do gián tiếp thường có rất ít yếu tố tích cực, những xung đột này thường gây hại cho doanh nghiệp. Đối với những xung đột loại này, nhà quản trị cần nhanh chóng phát hiện và điều chỉnh nhanh chóng để tránh các hậu quả tiêu cực cho doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi khá năng quản lý của nhà quản trị nói chung. Ngoài cách phân loại trên chúng ta có thể phân loại xung đột theo cách khác, dựa vào bản chất của xung đột. 7 • Mâu thuẫn, xung đột có lợi là do sự chênh lệch về năng lực làm việc của mỗi cá nhân. Những người có khả năng làm việc tốt hơn thường có những mâu thuẫn với những người làm việc kém hơn. • Mâu thuẫn, xung đột có hại thường xuất phát từ tình cảm, do không hợp nhau, đố kỵ, ghen ghét, kìm hãm lẫn nhau. 3/ Bản chất của sự thay đổi và xung đột: 3.1/ Bản chất của xung đột: Xung đột tổ chức đang phát sinh như là một vấn đề quan trọng nơi công sở. Phần lớn các nhà quản lý bị rơi vào những xung đột thế này đều cho rằng họ thiếu kỹ năng và sự sẵn sàng để đương đầu với tình huống. Từ một sự xao nhãng không mong đợi, xung đột trong nội bộ nhóm hay phòng ban có thể nhanh chóng “lan toả” như một thứ dịch bệnh, phá huỷ các mối quan hệ, làm giảm năng suất làm việc và nguy hại tới vấn đề đạo đức công sở, và trong một số những trường hợp cực đoan, nó có thể dẫn tới sự vắng mặt, phá hoại ngầm, tranh chấp, kiện tụng nhau và thậm chí cả bãi công. Thứ nhất, cơ cấu ma trận ở rất nhiều các tổ chức, công ty dẫn tới việc báo cáo kết quả hoạt động không rõ ràng, làm tăng cạnh tranh về nguồn lực và mối quan tâm và những sự lộn xộn, rối loạn chung xảy ra khi các nhà quản lý cố gắng tạo ra một phong cách quản lý thích hợp. Thứ hai, quá trình toàn cầu hoá đã và đang gây ra những thanh đổi và tái cơ cấu vì thế các công ty có phương thức hoạt động linh hoạt hơn.Phương thức làm việc nhóm phát triển nhanh chóng với các thành viên có trình độ, nền tảng và văn hóa khác nhau, đến từ các khu vực địa lý khác nhau. Thư điện tử và trao đổi thông 8 tin qua phương tiện điện tử là những cách thực tế và hiệu quả nhất, nhưng vì vậy sự hiện đại này cũng có thể dẫn tới những bức thư nặc danh và sự hiểu lầm. Bên cạnh phương thức quản lý ma trận và quá trình toàn cầu hóa đang ngày càng phát triển nhanh chóng hơn, thì còn có một số những nguyên nhân khác dẫn tới xung đột nội bộ như: - Sự khác biệt về văn hóa và quan niệm về trách nhiệm. - Sự khác biệt về giá trị, quan niệm và tín ngưỡng. - Thiếu sự nhạy cảm đối với vấn đề sắc tộc, nòi giống, tuổi tác, địa vị xã hội, giáo dục và khả năng. - Thiếu những kỹ năng con người đặc biệt là kỹ năng giao tiếp. - Hay thay đổi nơi làm việc. - Hạn chế về nguồn lực, thể lực và tâm sinh lý. Vậy để kiểm soát được xung đột chúng ta phải làm gì?Các nhà quản lý có thể đảm bảo chắc chắn rằng xung đột nội bộ không vượt quá tầm kiểm soát như thế nào? Dưới đây là một số những phương thức cơ bản để quản lý và kiểm soát xung đột: - Bắt buộc hay cưỡng bức: Sử dụng quyền lực lãnh đạo để làm thỏa mãn mối quan ngại của bạn mà không quan tâm tới mối quan ngại của bên kia. - Giúp đỡ: Cho phép bên kia thỏa mãn mối quan ngại của họ và bỏ qua mối quan ngại của bạn. - Tránh né: Không quan tâm tới mâu thuẫn và không có bất kỳ hành động nào để giải quyết mâu thuẫn đó cả. - Thỏa hiệp: Hợp tác với bên kia để hiểu những mối quan ngại của họ, cố gắng tìm ra cách giải quyết làm thỏa mãn cả hai bên. 9 Có một cách khác để xem xét xung đột đó là quyết định tầm quan trọng tương đối của vấn đề và xem xét phạm vi mà sự ưu tiên, các nguyên lý, các mối quan hệ và giá trị đang bị đe dọa. Quyền lực cũng là một vấn đề quan trọng, quyền lực hiện tại của bạn với vai trò là người lãnh đạo so với những thành viên khác trong nhóm như thế nào? Về nguyên tắc, hợp tác là phương thức giải quyết những vấn đề quan trọng, mặc dù đôi khi ép buộc cũng có thể thích hợp nếu thời gian là vấn đề. Với những vấn đề có tầm quan trọng ở mức bình thường, thỏa hiệp có thể tạo ra những giải pháp nhanh chóng nhưng nó sẽ không làm thỏa mãn bên nào cả và cũng không đẩy nhanh sự đổi mới, vì vậy có lẽ hợp tác là cách tốt hơn cả. Giúp đỡ là cách tiếp cận tốt nhất, có thể đưa ra giải pháp nhanh chóng mà không gây tổn hại tới mối quan hệ. Tuy vậy, xung đột cũng có mặt tích cực của nó. Nó có thể thúc đẩy sự hợp tác, cải thiện kết quả làm việc, đẩy mạnh sự sáng tạo và cải tiến, xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp sâu sắc hơn. Nhà quản lý càng có kỹ năng giải quyết sự khác biệt và sự thay đổi mà không tạo ra bất kỳ xung đột nào thì nhóm làm việc và công ty của anh ta càng thành công hơn. 3.2/ Bản chất của sự thay đổi: Thay đổi có nghĩa là làm cho sự vật khác đi. Nói cách khác thay đổi tổ chức là những cố gắng có kế hoạch hoặc không có kế hoạch nhằm hoàn thiên, đổi mới tổ chức theo cách thức có thể giúp nó thích nghi được với những thay đổi của môi trường hoặc đạt được những mục đích mới. Như vậy, thực chất của sự thay đổi là từng bước hiện đại hoá quản trị đảm bảo sựthích ứng của doanh nghiệp với môi trường kinh doanh. Mục tiêu của thay đổi là nhằm nângcao chất lượng của các hoạt động quản trị, thông qua đó đảm bảo tính hiệu quả và sức sống cho doanh nghiệp. Quản trị sự 10 [...]... đảm bảo cho việc đổi mới doanh nghiệp thích ứng với những đòi hỏi phát triển kinh tế kỹ thuật hiện đại 4/ Thay đổi tạo ra xung đột hay xung đột tạo ra thay đổi? Từ những phân tích trên về khái niệm, đặc điểm và nguyên nhân xảy ra những xung đột và thay đổi, chúng ta có thể đưa ra những kết luận về hai phạm trù này Xung đột là một trạng thái xảy ra do sự bất đồng về quan điểm, không hòa hợp về mục tiêu,... thay đổi chính là sự xung đột .Xung đột về ý kiến xung đột về quyền lợi xung đột giữa cá nhân với cá nhân, xung đột giữa cá nhân với tổ chức… tất cả những xung đột trên đều có thể dẫn đến sự thay đổi. Nhưng không phải tất cả xung đột đều cần giải quyết bằng những thay đổi Xung đột gồm hai loại chính: + Xung đột chức năng ( Những xung đột có lợi) + Xung đột phi chức năng ( Những xung đột có hại) Trong một... như: sự thay đổi phương hướng sản xuất, thay đổi để tăng tính cạnh tranh giữa các nhân viên, thay đổi để tăng năng xuất áp dụng khoa học công nghệ.sự thay đổi về chính sách kinh tế, môi trường của từng quốc gia, nhu cầu mới 13 của người tiêu dung, nguồn cung ứng vật tư thay đổi, hay những sự thay đổi bất ngờ của nền kinh tế… Chúng ta dễ dàng nhận ra rất nhiều những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi chính... bất kì sự thay đổi nào cũng tốt cũng có lợi, không ít những trường hợp thay đổi sẽ tạo ra những xung đột phi chức năng gây ảnh hưởng tiêu cực cho doanh nghiệp, tổ chức.Những sự thay đổi dẫn đến xung đột phi chức năng thường là những sự thay đổi xuất phát từ yếu tố bên ngoài, đó là những sự thay đổi bất khả kháng nằm ngoài dự liệu của nhà quản trị Ví dụ như việc thay đổi chính sách về thuế, hay môi trường... thay đổi hay không, và thay đỗi có dẫn đến xung đột hay không? Về bản chất có thể khẳng định, cả thay đổi lẫn xung đột là những yếu tố không thể thiếu trong mỗi tổ chức doanh nghiệp, chúng là những nhân tố tất yếu khách quan xuất hiện và chấm dứt trong từng tổ chức doanh nghiệp.Vì vậy xung đột và thay đỗi là điều không thể tránh khỏi trong mọi lĩnh vực đời sống từ kinh tế đến chính trị.Những xung đột. .. dẫn và có khả năng động viện việc thực hiện tốt nhiệm vụ và những người thua phải không cảm thấy sự thất bại của họ là mất mát to lớn + Thay đổi cơ cấu tổ chức: Tổ chức có thể được cấu trúc theo cách làm tăng hoặc giảmxung đột + Thuê các chuyên gia bên ngoài Từ bốn phương pháp trên chúng ta dễ dàng nhận ra việc tạo ra các xung đột chức năng chủ yếu nhờ vào những sự thay đổi (Thay đổi thông tin, thay đổi. .. xung đột có chủ đích thường có lợi Khác với xung đột, thay đổi xuất hiện là do chủ ý của nhà quản trị, mặc dù những yếu tố khách quan cũng đóng những vai trò quan trọng dẫn đến thay đổi nhưng nhìn chung thay đổi xuất phát chủ yếu từ quyết định của nhà quản trị Sự thay đổi có thể diễn ra dưới nhiều hình thức, từ những thay đổi lớn như sự chuyển hướng kinh doanh, tái cấu trúc doanh nghiệp đến những thay. .. Nói cách khác những sự thay đổi trên đã tạo ra các xung đột chức năng Đây là những loại thay đổi có thể rất khó nhận biết tùy vào từng phương pháp mà nhà quản trị áp dụng vào môi trường làm việc của mình nhưng nhìn chung những sự thay đổi để dẫn đến xung đột chức năng đòi hỏi một sự tính toán và kế hoách thật đầy đủ từ nguồn thông tin tới phương pháp thực hiện Những sự thay đổi này sẽ trực tiếp hoặc... sẵn sàng nhận diện những nguyên nhân đích thực của xung đột, sự sẻ chia thông tin rộng ra trong nội bộ và tìm kiếm những giải pháp có lợi cho tất cả các bên Nhìn chung những xung đột phi chức năng hoàn toàn có thể dẫn đến những sự thay đổi Khác với những xung đột phi chức năng có thể dẫn đến những sự thay đổi, thì những xung đột chức năng lại ít khi hoặc hầu như không dẫn đến bất cứ sự thay đổi nào... kém và dẫn đến sự suy sụp Nhìn chung, việc tạo ra những sự xung đột chức năng sẽ phản ánh khả năng quản lý của nhà quản trị, nếu nhà quản trị tài giỏi sẽ kịp thòi dưa ra những thay đổi nhằm khuyến khich các xung đột chức năng, còn với những nhà quản trị yếu kém sẽ không thể chủ động tạo ra những xung đột loại này và hậu quả là sự trì trệ của doanh nghiệp Những sự thay đổi có thể dẫn đến những xung đột . 1/ Thay đổi tạo ra xung đột, hay xung đột tạo ra thay đổi, Bạn hãy bình luận và rút ra nhận định thích hợp. 1/ Khái niệm: 1.1/ Thay đổi: Trong cuộc sống sự thay đổi diễn ra hằng ngày. nhiều loại thay đổi như thay đổi cơ cấu, 1 thay đổi công nghệ, thay đổi con người… Những thay đổi này được thể hiện dưới ba hình thức khác nhau là: 1/ Thay đổi có tính hoàn thiện. 2/ Thay đổi có. vật tư thay đổi, hay những sự thay đổi bất ngờ của nền kinh tế… Chúng ta dễ dàng nhận ra rất nhiều những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi chính là sự xung đột .Xung đột về ý kiến xung đột về

Ngày đăng: 01/08/2014, 22:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan