Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn địa lý lớp 8(2013-2014)

10 1.3K 5
Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn địa lý lớp 8(2013-2014)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI ĐỊA LÝ 8 Đề số 1 Câu 1: (2 điểm) So sánh khí hậu khu vực Đông Á và Nam Á. Giải thích sự giống và khác nhau đó ? Câu 2: (3điểm) Cho bảng số liệu : Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở một số nước Châu Á năm 2001 Quốc gia Cơ cấu GDP (%) GDP/người (USD) Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Nhật Bản 15 32,1 66,4 33400 Malai- xi –a 8,5 49,6 41,9 3680 Hàn Quốc 4,5 41,4 54,1 8861 Lào 53 22,7 24,3 317 Việt Nam 23,6 37,8 38,6 415 Trung Quốc 15 52 33 911 a, Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của Nhật Bản và Việt Nam. b, Nhận xét tình hình phát triển kinh tế - xã hội của một số nước châu Á năm 2001. Câu 3 (2điểm) Cho bảng số liệu: Nhiệt độ và lượng mưa của các trạm khí tượng Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh. Tháng Trạm 11 12 1 2 3 4 Hà Nội Nhiệt độ ( º C) 21,4 18,2 16,4 17,0 20,2 23.7 Lượng mưa(mm) 43,4 23,4 18,6 26,2 43,8 90,1 Huế Nhiệt độ ( º C) 23,1 20,8 20,0 20,9 23,1 26,0 Lượng mưa(mm) 580,6 297,4 161,3 62,6 47,1 51,6 TP HCM Nhiệt độ ( º C) 26,4 25,7 25,8 26,7 27,9 28,9 Lượng mưa(mm) 116,5 48,3 13,8 4,1 10,5 50,4 a- Nêu nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của ba trạm Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh trong thời kì từ tháng 11 đến tháng 4. b- Nêu nhận xét chung về khí hậu nước ta trong mùa đông và giải thích nguyên nhân. Câu 4( 2,5điểm) Nêu những đặc điểm nổi bật về vị trí địa lý và đặc điểm lãnh thổ nước ta ? Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay ? 1 HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Câu 1: (2 điểm) a, So sánh khí hậu Đông Á và Nam Á * Giống nhau : - Cùng thuộc khu vực gió mùa 1 năm có 2 mùa rõ rệt: + Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều + Mùa đồng lạnh khô - Đều có lượng mưa khá lớn (0,25 đ) * Khác nhau: Khu vực Đông Á (0,5đ) Khu vực Nam Á (0,5đ) - Thuộc khu vực gió mùa gồm ôn đới gió mùa và cận nhiệt gió mùa - Lượng mưa khá lớn - Mùa đông lạnh hơn - Mùa hạ nóng hơn - Thuộc khu vực gió mùa Nhiệt đới gió mùa - lượng mưa lớn là khu vực có lượng mưa lớn nhất thế giới - Mùa đông ít lạnh hơn - Mùa hạ mát hơn b, Giải thích: (0,75đ- mỗi ý 0,25 đ) - Giống : Do ảnh hưởng 2 khu vực đều thuộc gió mùa châu Á gần biển nên ảnh hưởng của biển và gió mùa khí hậu phân hoá theo mùa và có lượng mưa lớn. - Khác : + Nam Á chịu ảnh hưởng của biển nhiều hơn có hệ thống Hymalaya ở phía bắc kéo dài và cao nhất thế giới ngăn cản khối không khí lạnh từ Trung Á tràn xuống khu vực Nam Á lại nằm ở vĩ độ thấp hơn Đông Á. + Đông Á nằm ở vĩ độ cao hơn ảnh hưởng của biển ít hơn chịu ảnh hưởng của khối không khí lạnh thổi vào mùa đông theo hướng tây bắc. Câu 2: ( 3 điểm) * Vẽ biểu đồ tròn, bán kính biểu đồ Nhật Bản lớn hơn bán kính biểu đồ Việt Nam, có tên biểu đồ, có bảng chú giải, vẽ chính xác. ( 1 điểm) ( Nếu thiếu chú giải không cho điểm, thiếu tên biểu đồ hoặc 2 biểu đồ bán kính bằng nhau: trừ 0,5 điểm). * Nhận xét: (2 điểm) - GDP/ người của các nước châu Á có sự chênh lệch: Thứ tự các nước có GDP/ người từ cao đến thấp: 1. Nhật Bản : 33400 USD 2. Hàn Quốc : 8861 USD 3. Ma-lai-xi-a : 3680 USD 4. Trung Quốc : 911 USD 5. Việt Nam : 415 USD 6. Lào : 317 USD ( 0,5 điểm) - GDP/ người của Nhật Bản gấp 105,4 lần Lào. 2 - Chia thành 3 nhóm nước: + Nhóm có GDP/ người cao: Nhật Bản + Nhóm có GDP/ người trung bình trên: Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a. + Nhóm có GDP/ người trung bình dưới: Trung Quốc. + Nhóm có GDP/ người thấp : Việt Nam, Lào. ( 0,5 điểm) - Cơ cấu GDP các nước đều đa dạng nhưng tỉ trọng các ngành có sự khác nhau: + Nhật Bản có tỉ trọng nông nghiệp: 1,5%,… , dịch vụ 66,4% nên GDP/ người cao nhất ( 33400USD) + Hàn Quốc: có tỉ trọng nông nghiệp: 4,5%,… , dịch vụ 54,1% nên GDP/ người khá cao (8861,0 USD) + Ma-lai-xi-a: tỉ trọng nông nghiệp: 8,5%,… , dịch vụ 41,9% nên GDP/ người khá ( 3680,0 USD) + Trung Quốc: Tỉ trọng nông nghiệp: 15%,……, dịch vụ 33,0% nên GDP/ người ở mức trung bình ( 911USD) + Việt Nam: tỉ trọng nông nghiệp: 23,6%,……, dịch vụ 38,6%, GDP/ người thấp ( 415 USD) + Lào: Tỉ trọng nông nghiệp: 53%, ……, dịch vụ 24,3%,GDP/ người thấp (317 USD) ( 0,5 điểm)  Nước có tỉ trọng nông nghiệp thấp, công nghiệp và dịch vụ cao thì thu nhập cao. Nước có tỉ trọng nông nghiệp cao, công nghiệp và dịch vụ thấp thì thu nhập thấp. Kết luận: Trình độ phát triển giữa các nước có sự chênh lệch lớn. Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ còn chiếm tỉ lệ cao. ( 0,5 điểm) Câu 3: (2,5 điểm) - Nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của 3 trạm: Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minhtrong thời kì từ tháng 11 đến tháng 4: * Về nhiệt độ: - Hà Nội có 2 tháng nhiệt độ dưới 18 ◦ C ( tháng 1, 2), không tháng nào nhiệt độ trên 24 ◦ C. ( 0,25 điểm). - Huế có 3 tháng nhiệt độ dưới 21 ◦ C ( tháng 12, 1 và 2), có một tháng trên 24 ◦ C ( tháng 4) (0,25 điểm) - Thành phố Hồ Chí Minh không có tháng nào nhiệt độ dưới 25 ◦ C ( 0,25 điểm) => Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam. ( 0,25 điểm) * Về lượng mưa: - Hà Nội không có tháng nào lượng mưa dưới 15mm ( 0,25 điểm) - Huế không có tháng nào lượng mưa dưới 47 mm. Các tháng 11,12,1 có lượng mưa nhiều nhất, nhất là tháng 11 ( lượng mưa khoảng 586,6mm). ( 0,25 điểm) - Thành phố Hồ Chí Minh có 3 tháng lượng mưa rất ít, nhất là tháng 2 lượng mưa chỉ 4,1 mm. ( 0,25 điểm) 3 => Lượng mưa rất khác nhau giữa ba địa điểm: Huế có lượng mưa nhiều nhất, thành phố Hồ Chí Minh có 3 tháng khô hạn. ( 0,25 điểm) * Nhận xét chung: - Hà Nội có mùa đông khá lạnh và không khí quá khô hạn. - Huế có mùa đông ấm và mưa nhiều. - Thành phố Hồ Chí Minh không có mùa đông lạnh và có nhiều tháng rất khô hạn. ( 0,5 điểm) Câu 4: ( 2,5 điểm) a, Những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lý và đặc điểm lãnh thổ nước ta: * Những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lý: ( 0,5 điểm) - Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến của nửa cầu Bắc. - Nằm gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. - Ở vị trí cầu nối giữa đất liền và biển : giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo. - Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật, trong khu vực thường xảy ra thiên tai. * Những đặc điểm nổi bật của lãnh thổ nước ta: - Phần đất liền: ( 0,5 điểm) + Diện tích: 329247 km 2 + Cực Bắc: 23 ◦ 23’B - 105 ◦ 20’Đ + Cực nam: 8 ◦ 34’B - 104 ◦ 40’Đ + Cực tây : 22 ◦ 22’B - 102 ◦ 10’ Đ + Cực đông: 12 ◦ 40’B - 109 ◦ 24’Đ + Giáp 3 nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia. Chiều dài biên giới trên 4550 km. + Lãnh thổ phần đất liền nước ta kéo dài, hẹp ngang. + Chiều dài Bắc – Nam: 1650 km tương đương 15 ◦ vĩ tuyến. + Chiều rộng Tây – Đông: Chỉ mở rộng 7 ◦ kinh tuyến, nơi hẹp nhất chưa tới 50 km thuộc tỉnh Quảng Bình. + Đường bờ biển dài: 3260 km, uốn cong hình chữ S. * Phần biển: ( 0,5 điểm) - Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam có diện tích khoảng trên 1 triệu km 2 , mở rất rộng về phía đông và đông nam. Trên biển Đông nước ta có nhiều đảo và quần đảo. b, Những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý và đặc điểm lãnh thổ nước ta đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay: * Những thuận lợi: ( 0,5 điểm) - Lãnh thổ nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, trải dài 15 vĩ độ, giáp biển với đường bờ biển dài 3260 km, góp phần tạo nên thiên nhiên Việt Nam đa dạng, phong phú, có điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển nền kinh tế đa ngành. - Ở gần trung tâm khu vực Đông Nam Á, giáp biển Đông, thuận lợi cho giao lưu với các nước trong khu vực và các nước trên thế giới. 4 - Ở vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật nên thiên nhiên Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, sinh vật phong phú tạo điều kiện cho phát triển nhiều ngành kinh tế. * Những khó khăn: (0,5 điểm) - Việt Nam nằm trong khu vực thường xảy ra thiên tai: Bão, lũ lụt, hạn hán, gió tây khô nóng…ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất. - Hình dạng lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang gây trở ngại cho giao thông Bắc- Nam, tốn kém về kinh phí. - Đường biên giới dài ( trên đất liền và trên biển) gây khó khăn cho bảo vệ an ninh quốc phòng. 5 ĐỀ SỐ 2 Câu 1: (2,5đ) Nêu đặc điểm khí hậu khu vực Đông Nam Á? Vì sao hai loại gió mùa hạ và gió mùa dông của Đông Nam Á lại có đặc tính trái ngược nhau như vậy ? Ý nghĩa của gió mùa đối với khí hậu khu vực Đông Nam Á. Câu 2: (3,5đ) Cho bảng số liệu sản lượng một số vật nuôi cây trồng năm 2000 Lãnh thổ Lúa ( triệu tấn ) Mía ( triệu tấn ) Cà phê ( Nghìn tấn ) Lợn ( triệu con ) Trâu ( Triệu con ) Đông Nam Á 157 129 1400 57 15 Châu Á 427 547 1800 536 160 Thế giới 599 1278 7300 908 165 1- Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng lúa mía, cà phê, lợn, trâu của khu vực Đông Nam Á và châu Á so với thế giới? 2- Em hãy cho biết so với châu Á và thế giới hai nông sản nào của Đông Nam Á và châu Á chiếm tỉ trọng lớn nhất ? Giải thích vì sao Đông Nam Á và châu Á lại sản xuất được nhiều nông sản đó ? Câu 3: (2đ) So sánh địa hình hai đồng bằng: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long? Câu 4: (2đ) Cho bảng số liệu : Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số nước Đông Nam Á năm 2001 ( Đơn vị: USD) Nước GDP/người Nước GDP/người Nước GDP/người Brunây 12300 Lào 317 Thái Lan 1870 Cam-pu-chia 280 Ma-lai- xi- a 3680 Việt Nam 415 In-đô-nê-xi-a 680 Philippin 930 Xin-ga-po 20740 Nhận xét GDP/ người của các nước ASEAN và giải thích ? 6 HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM: Câu 1: ( 2,5 điểm) Đặc điểm khí hậu của khu vực Đông Nam Á: - Đông Nam Á nằm trong vòng đai nhiệt đới, có khí hậu nhìn chung ấm áp quanh năm, có gió thổi đổi hướng theo mùa tạo nên mùa mưa và mùa khô rõ rệt. ( 0,25 điểm). + Gió mùa mùa hạ: mang theo không khí nóng ẩm, mư nhiều cho khu vực. ( 0,25 điểm) + Gió mùa mùa đông: với đặc tính khô, lạnh ( 0,25 điểm) - Đông Nam Á còn chịu ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới hình thành từ các áp thấp trên biển, thường gây nhiều thiệt hại về người và của. (0,25 điểm) - Khí hậu khu vực Đông nam Á có sự khác biệt giữa phần đất liền và phần hải đảo. + Phần đất liền: thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa ( chủ yếu) và cận nhiệt đới gió mùa. Chế độ mưa theo mùa, thường có bão vào mùa mưa. ( 0,25 điểm) + Phần hải đảo: thuộc kiểu khí hậu cận xích đạo và nhiệt đới gió mùa, chế độ mưa quanh năm, thường xuyên có bão xảy ra. ( 0,25 điểm) * Hai loại gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông ở Đông Nam Á có đặc tính trái ngược nhau do: - Nguồn gốc phát sinh khác nhau: + Gió mùa mùa hạ: Xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu nam ( khí hậu nóng), quá trình di chuyển trên mặt biển đại dương nhiệt đới nên có tính nóng ẩm, mang lại mưa nhiều. ( 0,25 điểm) + Gió mùa mùa đông: Xuất phát từ vùng áp cao Xibia ( khí hậu rất lạnh) về vùng áp thấp xích đạo, quá trình di chuyển chủ yếu trên lục địa châu Á nên tính chất khô và lạnh. ( 0,25 điểm) - Thời gian hoạt động khác nhau: + Gió mùa mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 4 + Gió mùa mùa hạ: Từ tháng 5 đến tháng 10 ( 0,25 điểm) * Ý nghĩa của gió mùa đối với khu vực Đông Nam Á: Nhờ có gió mùa nên khu vực Đông Nam Á không bị khô hạn như những vùng ở cùng vĩ độ ( như Tây Nam Á, Bắc Phi) ( 0,25 điểm) Câu 2: (3,5 đ) 1. Vẽ biểu đồ: * Xử lý số liệu: Tính tỉ lệ % của Đông Nam Á so với thế giới của châu Á so với thế giới. ( 1 điểm) - Bảng xử lý số liệu: ( Đơn vị: %) Lãnh thổ Lúa Mía Cà phê Lợn Trâu Đông Nam Á 26,2 10,1 19,2 6,3 9,1 Châu Á 71,3 42,8 24,7 59 97 Thế giới 100 100 100 100 100 7 - Vẽ biểu đồ cột chồng: Trục tung: ( %) Trục hoành: nông sản + Vẽ đúng, đẹp, cột đầu tiên cách trục tung một khoảng cách nhất định, có tên biểu đồ, chú giải ( thiếu tên biểu đồ: trừ 1/2 số điểm vẽ, thiếu chú giải: không cho điểm) ( 1 điểm) 2. Nhận xét: So với thế giới, hai nông sản chiếm tỉ lệ cao nhất: - Đông Nam Á: Lúa 26%, cà phê 19,2% - Châu Á : trâu 97%, Lúa 71,3% ( 0,5 điểm) * Giải thích: - Sản lượng lúa cao do: + Đặc điểm sinh thái của cây lúa: Lúa là cây lương thực ưa nước ngâm chân, thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm. + Đông Nam Á và châu Á có nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn, màu mỡ như: Đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung, Ấn - Hằng…, có khí hậu ôn đới gió mùa và nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, nguồn nước tưới phong phú, có lịch sử khai phá lãnh thổ lâu đời, có trình độ thâm canh lúa nước, đông dân: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. ( 0.5 điểm) - Cà phê: Là cây công nghiệp nhiệt đới, thích nghi với đất đỏ ba dan. Một số quốc gia Đông Nam Á có khí hậu cận xích đạo ( Việt Nam, In đô nê xi a…), nhiệt độ quanh năm cao, có mùa khô kéo dài thuận lợi cho cây cà phê phát triển và phơi sấy. Người dân có kinh nghiệm trồng cà phê, nhu cầu trong nước và trên thế giới,…. ( 0,25 điểm) - Trâu: Các quốc gia ở châu Á tiến hành công nghiệp hóa muộn nên vẫn còn sử dụng trâu làm sức kéo, trâu làm bạn của nhà nông, lại có khả năng chịu rét giỏi, diện tích chăn thả lớn… ( 0,25 điểm) Câu 3: (2 điểm) So sánh địa hình đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long: * Giống nhau: ( 0,5 điểm) - Đều là vùng sụt võng do phù sa của sông bồi đắp. - Đều có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng - Có các vũng trũng, đồi núi thấp, ven biển có các cồn cát và các đê ngăn mặn. - Quá trình bồi đắp mở rộng đồng bằng vẫn còn tiếp diễn ở nhiều vùng ven biển. - Đều là vùng nông nghiệp trọng điểm. * Khác nhau: Đồng bằng sông Hồng ( 0,75 điểm) Đồng bằng sông Cửu Long ( 0,75 điểm) - Do phù sa của sông Hồng bồi đắp - Dạng 1 tam giác cân, đỉnh là Việt - Do phù sa của sông Cửu Long bồi đắp. - Thấp và bằng phẳng hơn đồng 8 Trì ở độ cao 15m, đáy là đoạn bờ biển Hải Phòng – Ninh Bình. - Diện tích: 15000km 2 - Hệ thống đê lớn ven sông, chia cắt đồng bằng thành nhiều ô trũng. - Các vùng trũng ở đồng bằng sông Hồng nhỏ hơn. - Các vùng trong đê không được phù sa bồi đắp tự nhiên. * GT: Là vùng trồng lúa lớn thứ 2 cây thực phẩm, cây vụ đông. bằng sông Hồng, độ cao trung bình 2- 3m, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều. - Diện tích khoảng 40.000km 2 . - Không có đê lớn, 10.000km 2 bị ngập nước hàng năm ( Đồng Tháp Mười…). - Các vùng trũng ở đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn. - Quá trình bồi đắp phù sa các vùng bên trong đồng bằng vẫn còn tiếp diễn. * GT: Là vùng trồng lúa lớn nhất nước ta, vùng trồng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng ngập mặn. Câu 4: ( 2 điểm) * Nhận xét: GDP/ người của các nước ASEAN không đều - Thứ tự các nước có GPD/ người từ cao đến thấp ( hoặc ngược lại), có dẫn chứng số liệu. 1. Xingapo: 20740 USD/ người 2. Bru nây: 12300 USD/ người 3. Ma- lai-xi-a: 3680 USD/ người 4. Thái Lan: 1870 USD/ người 5. Phi-lip-pin: 1870 USD/ người ………. 9. Cam-pu-chia: …… ( 0,5 điểm) - Nước có thu nhập cao nhất là Xin-ga-po: 20740 USD/ người - Nước có thu nhập thấp nhất: Cam-pu-chia : 280 USD/ người - Xin-ga-po có GDP/ người gấp 74 lần campuchia. ( 0,25 điểm) - có thể phân thành 3 nhóm: + Nhóm có GDP/ người cao: Xin-ga-po, Brunây + Nhóm có GDP/ người trung bình: Malaixia, Thái Lan. + Nhóm có GDP/ người thấp: Việt Nam, Lào, Campuchia… ( 0,25 điểm) * Giải thích: - Có sự chênh lệch trên do khác nhau về tổng sản phẩm trong nước và quy mô dân số. ( 0,25 điểm) - Tổng sản phẩm trong nước chênh lệch do khác nhau về trình độ phát triển kinh tế- xã hội, trình độ công nghiệp hóa, mức độ giàu có về tài nguyên thiên nhiên… ( 0,25 điểm) 9 + Brunây: Có GDP/ người cao do có thu nhập lớn từ việc xuất khẩu dầu khí và dân số ít. + Xin-ga-po: Nước công nghiệp mới. + Ma-lai-xi-a và thái lan: có tốc độ công nghiệp hóa nhanh song nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng. + Các quốc gia còn lại kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. ( 0,25 điểm) Kết luận: Trình độ phát triển kinh tế của các nước không đồng đều. Hầu hết các nước ASEAN là các nước đang phát triển, còn nhiều nước có thu nhập thấp. ( 0,25 điểm). 10 . nghiệp Dịch vụ Nhật Bản 15 32,1 66,4 33400 Malai- xi –a 8, 5 49,6 41,9 3 680 Hàn Quốc 4,5 41,4 54,1 88 61 Lào 53 22,7 24,3 317 Việt Nam 23,6 37 ,8 38, 6 415 Trung Quốc 15 52 33 911 a, Vẽ biểu đồ cơ cấu. ĐỀ THI ĐỊA LÝ 8 Đề số 1 Câu 1: (2 điểm) So sánh khí hậu khu vực Đông Á và Nam Á. Giải thích sự giống và. 4 Hà Nội Nhiệt độ ( º C) 21,4 18, 2 16,4 17,0 20,2 23.7 Lượng mưa(mm) 43,4 23,4 18, 6 26,2 43 ,8 90,1 Huế Nhiệt độ ( º C) 23,1 20 ,8 20,0 20,9 23,1 26,0 Lượng mưa(mm) 580 ,6 297,4 161,3 62,6 47,1 51,6 TP

Ngày đăng: 01/08/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan