Phát triển giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu công việc

2 455 2
Phát triển giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu công việc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phát triển giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu công việc

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Phát triển Giáo dục Đại Học đáp ứng yêu cầu công việc – Những kỹ năng và nghiên cứu vì sự phát triển ở Đông Á Tóm tắt về quốc gia: VIỆT NAM Dù đã đạt được những thành quả ấn tượng, song giáo dục đại học thậm chí đã có thể có đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của Việt Nam. Việt Nam đã đạt kỷ lục tăng trưởng mạnh mẽ trong những thập kỷ qua, tuy nhiên việc đối mặt với những thách thức trong quá trình duy trì sự tăng trưởng và leo lên các bậc thang thu nhập sẽ gặp vô vàn những khó khăn mà không đạt được sự tiến bộ đáng kể nào về năng suất. Giáo dục đại học đóng một vai trò rất quan trọng trong vấn đề này vì nó cung cấp những kỹ năng cao cấp và những nghiên cứu để ứng dụng công nghệ hiện tại và để đồng hóa, điều chỉnh, và phát triển công nghệ mới, đó là hai động lực của quá trình sản xuất. Do vậy, giáo dục đại học có thể coi là chìa khóa then chốt cho sự phát triển. Những cá nhân tốt nghiệp đại học luôn ghi được điểm số cao hơn về các biện pháp trong năng lực kỹ năng so với những người không học đại học. Những kỹ năng học tập, kỹ thuật, tư duy và hành vi cũng như năng lực sản xuất được thể hiện liên quan tích cực. Một vài chỉ số về đổi mới cũng hỗ trợ cần thiết cho giáo dục đại học: Một công ty sáng tạo có mức tăng 25% nếu người lao động có trình độ trên 12. Và những quốc gia có nhiều sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành khoa học kỹ thuật và đầu tư vào nghiên cứu giáo dục đại học có xu hướng đạt được những kết quả đổi mới tốt hơn. Những hạn chế số lượng và chất lượng vẫn phổ biến trong lĩnh vực giáo dục đại học Người sử dụng lao động trông đợi vào công nhân- đặc biết là những người có trình độ đại học- có được những kỹ năng tư duy, hành vi và kỹ thuật để làm thúc đẩy năng suất và tăng trưởng. Họ cần những kỹ năng khoa học, kỹ thuật, công nghệ và kỹ năng toán học (STMT). Họ cũng cần có những kỹ năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề để hỗ trợ một giá trị cao hơn bổ xung vào lĩnh vực sản xuất, và những kỹ năng kinh doanh, tư duy và hành vi dành cho lĩnh vực dịch vụ. Trong khi tiếp cận giáo dục đại học đã đang phát triển nhanh chóng tại việt nam trong thập niên qua thì việc cải thiện kỹ năng mềm vẫn còn nhiều thách thức. Nguồn cung sinh viên có trình độ đại học, với tỉ lệ nhập học thấp hơn 20%, vẫn thấp hơn mức trung bình của khu vực và chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động (thông qua dẫn chứng thực tế là mức lương tối thiểu của những người có trình độ đại học so với những người không có trình độ đại học đã tăng mạnh trong hơn 20 năm qua). Và quan trọng nhất, quyền tiếp cận giáo dục đại học vẫn bất bình đẳng trong các nhóm dân cư, đặc biệt là những học sinh người dân tộc thiểu số ít có khả năng tiếp cận giáo dục đại học so với học sinh người Kinh. Một vài chỉ số cũng chỉ ra yếu kém về năng lực của ngành giáo dục đại học trong vấn đề trang bị cho sinh viên những nhóm kỹ năng cần thiết. Chỉ có khoảng 25% sinh viên đang theo học các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật. Người sử dụng lao động Việt nam nhận thấy những yếu kém đặc biệt nghiêm trọng trong kỹ năng giao tiếp và Tiếng Anh cũng như kiến thức thực tế trong công việc của một sinh viên mới tốt nghiệp được tuyển dụng. Và việc thiếu kỹ năng mềm được thấy rõ nhất trong các ngành công nghệ chuyên sâu, làm hạn chế khả năng cải tiến và đổi mới công nghệ. Đầu ra cho những nghiên cứu tại các trường đại học Việt nam vẫn còn nhiều hạn chế Giáo dục đại học cũng cần cải thiện việc cung cấp các loại hình nghiên cứu cần thiết để thúc đẩy quá trình đổi mới. Việc nghiên cứu chất lượng cho phép các trường đại học sáng tạo ra những ý tưởng cho cộng đồng doanh nghiệp và đóng góp cho việc nâng cấp công nghệ trong các công ty, phát triển kiến thức và đổi mới công nghệ. Bảng xếp hạng quốc tế và đầu ra cho các nghiên cứu cho thấy rằng hệ thống giáo dục đại học Việt Nam không chú trọng vào nghiên cứu về chất lượng đầy đủ. Thậm chí có rất ít các trường đại học đào tạo các lĩnh vực ứng dụng và phát triển công nghệ. Ví dụ, theo các cuộc khảo sát gần đây, có không tới 3 % các doanh nghiệp tuyên bố hợp tác với các trường đại học hoặc các viện nghiên cứu về vấn đề phát triển sản phẩm. Không tới 20% giảng viên của các trường Đại học ở Việt nam có trình độ Tiến sĩ, và phần lớn công việc chính của họ cũng chỉ là giảng dạy chứ không có trách nhiệm nghiên cứu. Đây cũng là kết quả của cường độ công việc quá tải mà những giáo viên hiện tại đang thực hiện do tỉ lệ chênh lệch quá lớn giữa sinh viên và giảng viên. Rõ ràng chỉ là việc đào tạo kỹ năng mềm, nhưng các trường đại học Việt Nam cần phải làm nhiều hơn nữa để hỗ trợ đổi mới thông qua nghiên cứu và công nghệ. Năm yếu tố không liên kết Giáo dục đại học không tạo ra được những kết quả như mong đợi vì các trường đã tách rời khỏi những nhân tố cốt lõi khác của ngành giáo dục đại học. Tại Việt nam, việc không liên kết hiện tại là giữa các cơ sở giáo dục đại học với các công ty trong vấn đề đào tạo kỹ năng và thúc đẩy nghiên cứu; giữa các cơ sở giáo dục đại học và các viện nghiên cứu; giữa các cơ sở giáo dục đại học với nhau; và giữa cơ sở giáo dục đại học và và các cơ sở giáo dục dự bị. Mức độ không liên kết khác nhau nhưng trong mọi trường hợp, chính sách công-với trọng tâm là vấn đề tài chính và quản trị-đóng vai trò quan trọng trong việc xác định đúng vấn đề. Những ưu tiên về chính sách. Đối với Việt nam, để tiếp tục tăng trưởng nhanh và đạt được chiều sâu về công nghệ, cần phải ưu tiên cho 3 vấn đề hiển nhiên sau cho ngành giáo dục đại học:  Giải quyết những thiếu sót về kỹ năng thông qua chất lượng đại học tốt hơn và mang tính toàn diện hơn  Từng bước tăng số lượng sinh viên tốt nghiệp (xem xét mức độ cân bằng về lượng và chất)  Tăng cường nghiên cứu liên quan đến các nhu cầu kinh tế tại một số phòng ban và trường đại học. Với những thách thức và khó khăn đó, đòn bẩy chính sách mà chính phủ việt nam có thể sử dụng để giải quyết các ưu tiên này bao gồm:  Tăng công quỹ cho các lĩnh vực STEM và nghiên cứu phát triển và đảm bảo các quỹ được phân bổ hợp lý (mở rộng cơ chế tài chợ dựa trên cơ sở hiệu suất và cạnh tranh)  Tăng cường chi tiêu công cho học bổng và cho vay (dân tộc thiểu số, người nghèo)  Hoàn tất quy trình trao quyền tự chủ cho các trường đại học, và tăng cường vai trò, chức năng của hội đồng nhà trường và của quy trình đảm bảo chất lượng bên ngoài.  Hỗ trợ khuyến học hơn nữa (quy chế rõ ràng, thông tin cụ thể) cho sự phát triển cũng như chất lượng giáo dục của các cơ sở giáo dục tư nhân.  Khuyến kích liên kết giữa các trường đại học và ngành lựa chọn nhằm cải thiện chương trình giảng dạy cho phù hợp, hỗ trợ khả năng kinh donah, và giúp đỡ nâng cấp công nghệ (có thể tiến hành trên những mô hình cụ thể như Trường Đại Học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh và trường đại học UILs trong lĩnh vực nông nghiệp) Để biết thêm thông tin và tải bản báo cáo, vui lòng vào: www.worldbank.org/eap/highered . Đông Á và Thái Bình Dương Phát triển Giáo dục Đại Học đáp ứng yêu cầu công việc – Những kỹ năng và nghiên cứu vì sự phát triển ở Đông Á Tóm tắt về. sở giáo dục đại học và các viện nghiên cứu; giữa các cơ sở giáo dục đại học với nhau; và giữa cơ sở giáo dục đại học và và các cơ sở giáo dục dự bị.

Ngày đăng: 19/03/2013, 09:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan