Nghệ thuật trong cuộc sống lứa đôi pdf

6 396 1
Nghệ thuật trong cuộc sống lứa đôi pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghệ thuật trong cuộc sống lứa đôi Một nhà văn Pháp, khi đề cập tới cuộc sống gia đình đã viết rất sâu sắc: “Tìm hiểu nhau ba tuần, yêu nhau ba tháng, cãi cọ nhau ba năm, cả vợ lẫn chồng đều phải chịu đựng ba mươi năm-sau đó, đến lượt con họ lại đi vào vết xe đổ, hôn nhân là như vậy”. Ảnh minh họa: internet Xem ra, đôi uyên ương từ hai người xa lạ, đến khi quen nhau và hiểu nhau, quãng thời gian không dài, tình yêu cháy bỏng qua đi là xảy ra va chạm, tranh cãi và những năm tháng dài phải độ lượng, tha thứ và chịu đựng. Hôn nhân có nghĩa là phải biết chịu đựng, nhưng đâu phải mọi người ai cũng hiểu biết môn nghệ thuật này. Các bạn hãy xem các nhà xã hội học về hôn nhân trên thế giới nói thế nào? Hãy thử làm nhiệm vụ của nhau Trong các gia đình truyền thống xưa, vợ và chỗng mỗi người có một chức phận khác nhau. Chồng đối ngoại, kiếm tiền nuôi cả gia đình. Vợ đối nội, cơm nước việc nhà, cùng chồng dạy dỗ con cái. Cái công thức cứng nhắc ấy thường làm cho hai người không thông cảm công việc của nhau, từ đó dẫn đến va chạm. Một lúc nào đó, vợ chồng nên thay đổi nhiệm vụ của nhau, mắc mứu trong tình cảm sẽ được giải tỏa. Có người ca thán vợ k hông biết cầm đồng tiền để chi tiêu trong gia đình. Người vợ bèn đề nghị chồng thử đi chợ một chuyến xem sao? Sauk hi dạo khắp siêu thị trong 30 phút, người chồng mới vỡ lẽ ra là những hiểu biết của mình về giá cả đã quá lạc hậu và tự thấy ca thán vợ là không công bằng chút nào. Lùi một bước trong tranh luận Đối với các cặp vợ chồng hay tranh cãi, nhượng bộ là sự lựa chọn tốt nhất để thoát khỏi cuộc chiến. Một người phụ nữ tuổi ngoại ngũ tuần oán trách chồng hay bỏ nhà đi chơi, ít quan tâm tới mình. Bác sĩ tâm lý đã khuyên bà ta, không cần thiết phải cứ giữ khư khư cái căn phòng trống trải rồi đau khổ dằn vặt chờ người chồng nghĩ lại. Cần phải để cho chồng biết mình cũng giao tiếp với bạn bè và vui chơi rất rộng rãi. Bà ta đã làm theo. Một buổi tối cuối tuần sau đó, người chồng sau khi đã cơm nước no nê ở đâu đó trở về, không thấy “bà xã” có nhà, trong lòng cảm thấy áy náy, nghĩ rằng trước đây mình cư xử với bà ấy không hay. Từ đó về sau, hai vợ chồng sống đầm ấm, luôn ở bên nhau. Tránh những “vùng có xung đột” Theo các nhà xã hội học, “ngòi nổ” dẫn đến xung đột vợ chồng, thông thường là những việc trong nhà, mua bán, chuyện “chăn gối” hoặc là xét nét, bình phẩm không đâu. Một phu nhân khá sắc sảo nói với bạn rằng: “Hễ ông xã nhà mình chê mình thon thon hình vại là mình lại nổi đóa lên và không quên nhạo báng cái mắt xếch của ông ta”. Lúc nào bình tĩnh vui vẻ, tốt nhất là hai vợ chồng cùng nhau “quy hoạch” những vùng thường “gây ra xung đột” trong gia đình để không đi vào “vùng cấm địa”. Tìm ra lúc nào hay cãi nhau Một bác trai tâm sự, gần đây bác gái cứ nhằm đúng bữa ăn và nửa đêm là hai thời điểm dễ mệt mỏi nhất để “tấn công”, vì vậy ngoài phần hết sức nhẫn nại ra, bác đã chủ động làm một số việc trong nhà trước bữa ăn, đêm khuya trước lúc đi nằm, chuẩn bị cho bác gái chút đồ ăn, kết quả chiến sự trong gia đình, gần như không còn tiếng súng. Giải tỏa mâu thuẫn bằng hài hước Hết giờ làm việc, người chồng thường về muộn nên vợ chồng thường to tiếng. Một hôm chồng ăn nhậu nơi quán rượu mất gần 3 giờ mới trở về nhà. Người vợ không cáu gắt như mọi lần. Hôm sau mới 4 giờ sáng, đồng hồ báo thức đã đổ chuông làm chồng tỉnh giấc. Vợ cười khà khà nói: “Hết giờ làm việc, phải 3 tiếng sau anh mới về tới nhà, em nghĩ lúc đi làm, anh cũng phải mất từng ấy thời gian nên em để đồng hồ sớm…”. Từ đó về sau, người chồng đã bỏ được thói quen la cà. Độ lượng với khiếm khuyết của người bạn đời Có đôi vợ chồng già, do cãi cọ nhau triền miên, đã đi tới bên bờ vực thẳm của sự tan vỡ. Trong một cuộc họp mặt, hai vợ chồng và bạn bè cũ ôn lại những kỷ niệm vui lúc tuổi xuân, từ đó trở đi hai vợ chồng thi thoảng nhớ lại tình yêu mà hai người đã dành cho nhau trong cuộc sống đôi lứa trước đây, đồng thời đối xử với nhau độ lượng, khoan dung, sống bên nhau vui vẻ chan hòa, vì vậy vết rạn nứt trong tình cảm vợ chồng dần dần được hàn gắn. Độ lượng là cách ứng xử đẹp trong cuộc sống lứa đôi, độ lượng bao giờ cũng là đức hạnh cơ bản nhất và là nguyên tắc tối thượng. . Nghệ thuật trong cuộc sống lứa đôi Một nhà văn Pháp, khi đề cập tới cuộc sống gia đình đã viết rất sâu sắc: “Tìm hiểu nhau ba tuần,. mà hai người đã dành cho nhau trong cuộc sống đôi lứa trước đây, đồng thời đối xử với nhau độ lượng, khoan dung, sống bên nhau vui vẻ chan hòa, vì vậy vết rạn nứt trong tình cảm vợ chồng dần. vết rạn nứt trong tình cảm vợ chồng dần dần được hàn gắn. Độ lượng là cách ứng xử đẹp trong cuộc sống lứa đôi, độ lượng bao giờ cũng là đức hạnh cơ bản nhất và là nguyên tắc tối thượng.

Ngày đăng: 01/08/2014, 12:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan