LỊCH SỬ CÁC NHÀ GA CỦA ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM - Ga Đà Nẵng doc

4 577 1
LỊCH SỬ CÁC NHÀ GA CỦA ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM - Ga Đà Nẵng doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

LỊCH SỬ CÁC NHÀ GA CỦA ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM Ga Đà Nẵng Với sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, Đà Nẵng đang vươn lên trở thành trung tâm thứ ba của cả nước. Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua thành phố Đà Nẵng có chiều dài khoảng 30 km, với các ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam. Trong đó, ga Đà Nẵng là một trong những ga lớn của Đường sắt Việt Nam. Ga Đà Nẵng nằm trong nội thị thành phố, là một trong những ga quan trọng nhất trên tuyến đường sắt Bắc - Nam. Hàng tuần có khoảng 30 chuyến tàu hỏa từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Nẵng. Từ ga Đà Nẵng, hành khách có thể mua vé đến tất cả các ga trong cả nước. Ga Đà Nẵng được xây dựng và khánh thành vào năm 1902 theo kiến trúc thống nhất từ Nam chí Bắc. Từ khi thành lập đến nay, ga Đà Nẵng được sửa chữa và xây dựng nhiều lần nên không còn dấu vết của lối kiến trúc xưa. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, ga Đà Nẵng được mở rộng trở thành ga khu đoạn với 3 chức năng: ga hàng, ga hành khách và ga tác nghiệp kỹ thuật. Hiện nay, ga Đà Nẵng thuộc loại lớn và tốt nhất miền Trung. Nhà ga mới được nâng cấp khang trang, sạch đẹp; có phòng đợi tàu được trang bị máy lạnh, đầy đủ tiện nghi, sức chứa khoảng 200 người và nhiều dịch vụ bổ sung phục vụ hành khách như: nhà hàng ăn uống, quầy bar, điện thoại công cộng, quầy bán sách báo, khu vực tắm rửa, nhà vệ sinh , an ninh trật tự khu vực nhà ga được đảm bảo. Trong tương lai, đến năm 2010, ga hành khách, ga kỹ thuật lập tàu và hàng hóa sẽ được thiết kế xây dựng chuyển ra ngoại vi thành phố ở khu vực Hòa Minh, Hòa Phát, gần chân núi Phước Tường. Hiện các nhà khoa học ở Đà Nẵng đang ấp ủ một dự án đưa phương tiện giao thông tramway vào mạng lưới giao thông vận tải hành khách công cộng Đà Nẵng. Tuyến đường thí điểm đầu tiên sẽ tranh thủ chính dự án di dời nhà ga và tuyến đường sắt hiện nay ra khỏi nội thị để thiết lập tuyến đường sắt dùng cho xe điện chạy từ Nam Ô về ga Đà Nẵng cũ. Tại giao lộ giữa tuyến đường sắt với các con đường nhánh chủ yếu ở khu vực Thanh Khê, Liên Chiểu sẽ hình thành các trạm đỗ đón khách của loại xe điện này, tạo hành lang giao thông công cộng thay thế mạng lưới xe buýt dễ bị quá tải bởi địa hình giao thông khu vực. Nếu dự án này trở thành hiện thực, trên nền móng của ga Đà Nẵng hôm nay, sẽ mở ra một tương lai mới cho giao thông công cộng nội địa của Đà Nẵng, góp phần biến thành phố miền Trung này trở thành một trong những thành phố hiện đại nhất của cả nước. Ga Đồng Giao Tư liệu cũ cho hay: “Nhờ vào 2 đợt công trái 1912-1913 và tiền bồi thường chiến tranh của Đức, cho phép Pháp nối đường sắt hai đoạn phía Bắc - đường sắt Hà Nội - Vinh và miền Trung: Tourane - Huế - Đông Hà”, căn cứ vào tư liệu trên đây thì ga Đồng Giao có thể được xây dựng vào khoảng thời gian từ 1913-1915. Tôi đoán chừng thế. Ga Đồng Giao đứng ở một vùng đất dữ, cũng là vùng đất hiểm. Dữ dằn ở chỗ: những khu rừng rậm quanh ga thường có hổ đêm đêm bắt lợn, bò, trâu. Và có khi cả ban ngày như con hổ thọt chỗ núi Một, bắt những người đi kiếm củi, hái chè. Lại còn là vùng nước độc nữa. “Đến Đồng Giao xanh xao ốm chết”, đó là câu nói cửa miệng của mấy ông kíp xe lửa - xưa gọi là “phu đường sắt”, vẫn ăn cơm hàng do bà mẹ tôi nấu ở chợ Ghềnh. Đồng Giao là đất hiểm: xung quanh là núi rừng, chỗ Dốc Xây, phía Bắc là Đền Dâu, phía Nam là Đền Sòng, đường rừng âm u, hoang vắng lắm. Ông anh ruột tôi, ban ngày vẫn nhắc lại cái câu ông Tưởng - một “phu xe lửa” nói vui: “Chớ đùa với dốc Đồng Giao, vừa dài, vừa hiểm, vừa cao, vừa quành”. Ga Đồng Giao xây hai tầng. Ban ngày thưa khách, ban đêm le lói ánh đèn dầu. Chập tối, nhân viên trực rút lên tầng hai, còn tầng dưới thì đóng cửa chặt, cài then ngang bằng những thanh gỗ lim to như bắp tay các lực sỹ. Cẩn thận thế vì sợ bị ông Ba mươi đến thăm. Nhà ga đứng đấy, chói lọi cái nắng cái mưa suốt bốn mùa. Và, nhà ga đón những con tàu ì ạch lên dốc, “tàu thở” như đứt hơi. Đoàn tàu nào đến Ga Ghềnh cũng phải dừng lại để nhận thêm một đầu máy nối vào toa sau cùng của đoàn tàu rồi chạy máy đẩy tàu leo dốc. Ga miền rừng trong đánh Pháp thì chở lương thực, phần lớn là khoai sắn, mấy loại củ rừng. Đánh Mỹ, ga Đồng Giao là loại gan lỳ, xứng danh là dũng sĩ. Chỗ Đền Dâu, gần nhà ga là “Túi lửa”. Ngày 25-3-1967, máy bay Mỹ đánh trúng một đoàn tàu chở lương thực, vũ khí sắp vào đến khu vực ga, tự vệ nông trường Đồng Giao, công nhân nhà ga xông vào lửa cháy cứu hàng, khênh vác vũ khí đến chỗ an toàn. Xin nói thêm về vùng đất Ga Đồng Giao “ngày xửa ngày xưa”, chỗ nhà ga, chỗ Dốc Xây , quân nghĩa của Hai Bà Trưng, rồi Bà Triệu từng đóng đồn ở đây. Chỗ đất này, cũng từng in dấu chân vua Trần - Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và các tướng nhà Trần: Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, rồi Lê Lợi, Quang Trung. Trước đó là dấu chân Lê Đại Hành, ông vua mở đầu nhà Tiền Lê. Ga Đồng Giao đứng trên vùng đất thiêng, gần ngay cổ họng Kẽm Đỏ và lũng Quang Trung. Danh sĩ Ngô Thì Nhậm đã có thơ về vùng đất này: Bao la tầm mắt núi quây quần Cửa Đỏ trời ngăn đi Cửu chân Thiên cổ núi nguyên hình vẻ cũ Lưu truyền cảnh đẹp với muôn xuân Đồng Giao hiểu theo nghĩa hẹp là: “nơi cùng bạn bè, người bốn phương giao kết”. Định nghĩa này rất đúng với nhà ga Đồng Giao vì nơi đây: Đón đưa du khách bốn phương Vào Nam ra Bắc trên đường giao lưu Ga rừng nhưng chẳng quạnh hiu Ban mai suối hát, xế chiều chim ca. Ga Đông Anh Hình thành từ cuối thập niên đầu thế kỷ 20, đến nay, ga Đông Anh đã gần tròn 100 tuổi. Trong thời kỳ trước tháng 8-1945, khối lượng vận chuyển tại ga không nhiều nhưng Công ty Hỏa xa Vân Nam cũng đặt tại đây một đề pô xe lửa quy mô nhỏ. Và chính những người thợ ở đề pô này cùng các nhân viên của ga đã sớm theo Đảng trong nhiều hoạt động tuyên truyền vận động quần chúng làm cách mạng. Nhiều bậc cao niên ở thôn Đản Mỗ (xã Uy Nỗ) liền cạnh ga còn nhớ ngày Tổng khởi nghĩa đầy sôi động: dân làng, dân quanh vùng tập họp ở ga, theo đội tự vệ công nhân xốc tới chiếm huyện đường (cũ) chỉ cách đầu ga vài trăm mét về phía Bắc. Sau ngày 10-10-1954, khi từng đoạn của tuyến Hà Nội - Lào Cai được lần lượt khôi phục, ga Đông Anh hồi sinh, mạnh mẽ góp phần phát triển kinh tế chung. Có năm, toàn tuyến này vận chuyển được hơn 1,2 triệu tấn quặng apatit. Và đến năm 1962, việc xây dựng tuyến mới lên khu gang thép Thái Nguyên được hoàn thành, Đông Anh trở thành “ga ngã ba” với cụm ghi phía Bắc dẫn tới một hướng đi thẳng lên Lào Cai và một hướng rẽ (lên Thái Nguyên). Hoạt động của ga thêm phần nhộn nhịp. Trong suốt những năm chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, cán bộ công nhân viên nhà ga dũng cảm vượt qua hàng nghìn trận bom ác liệt để giữ vững chạy tàu. Đêm ngày 21-12-1972, một làn bom từ “pháo đài bay” B52 đã hủy diệt hoàn toàn nhà ga. Nhưng sau ngày 29-12-1972, Mỹ thua đau, phải ngừng ném bom; và chỉ tuần đầu năm 1973 đã nhiều bộ ghi - đường nhánh… của ga được khôi phục. Theo các đoàn tàu về tới Đông Anh, nhiều chiếc xe tăng của quân đội ta được nhanh chóng đưa xuống đất - vào nhà máy Z153 là “bệnh viên” sửa chữa, bảo dưỡng - để lại nhanh ra ga, lên toa đi tới chiến trường xa, góp phần sớm có ngày 30-4-1975. Đến đầu năm 1979, cán bộ công nhân viên nhà ga mới được rời các túp lều tạm đến làm việc trong căn nhà cấp 4 vừa xây. Và chính trên sân lát gạch 30x30 của ga, ngày 28-11-1982 đã ra đời 2 đội “Thiếu niên bảo vệ đường sắt” của 2 trường phổ thông cơ sở Uy Nỗ và Việt Hùng, làm sống lại phong trào “Em yêu đường sắt quê em”. Rồi năm 1985, Đông Anh là ga đi đầu trong việc phá bỏ loại “cửa tò vò” ở nơi bán vé cho hành khách, thay bằng hệ lưới thép - rồi cửa kính tấm lớn. Nhiều cải tiến trong ứng xử với khách hàng, trong thay đổi cảnh quan… giúp ga sớm đạt danh hiệu nhà ga "Văn hóa - Chính quy - An toàn". Theo đà đổi mới của đất nước, huyện Đông Anh ngày càng là “công trường xây dựng” lớn ở phía Tây Bắc ngoại vi nội thành thủ đô. Cách huyện lỵ 2 km, nhưng lại kề cận 4 khu và cụm công nghiệp mới, Ga Đông Anh đang ngày đêm cố gắng làm tròn nhiệm vụ “đầu mối vận tải” của mình. Khối lượng vận chuyển năm 2004 đã tăng 3 lần so với năm 1996. Và tháng 12-2004, ga vui mừng được Tổng Công ty đường sắt Việt Nam nâng hạng từ ga hạng 3 lên ga hạng 2. . LỊCH SỬ CÁC NHÀ GA CỦA ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM Ga Đà Nẵng Với sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, Đà Nẵng đang vươn lên trở thành trung tâm thứ ba của cả nước. Tuyến đường sắt. Bắc Nam chạy qua thành phố Đà Nẵng có chiều dài khoảng 30 km, với các ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam. Trong đó, ga Đà Nẵng là một trong những ga lớn của Đường sắt Việt Nam. Ga. Đà Nẵng. Tuyến đường thí điểm đầu tiên sẽ tranh thủ chính dự án di dời nhà ga và tuyến đường sắt hiện nay ra khỏi nội thị để thiết lập tuyến đường sắt dùng cho xe điện chạy từ Nam Ô về ga Đà

Ngày đăng: 01/08/2014, 12:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan