Đề tài: “ Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang ” pptx

34 7.7K 44
Đề tài: “ Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang ” pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tế: Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang Luận văn Đề tài: “ Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang ” Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Dinh 1 Báo cáo thực tế: Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang Mục lục: A. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Dinh 2 Báo cáo thực tế: Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài: Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây còn được biết đến như một thành phố của lễ hội: Festival Biển, Hoa hậu Hoàn Vũ 2008, Hoa hậu Thế giới 2010,… Các bãi biển đẹp của thành phố này đã biến nơi đây trở thành một danh lam thắng cảnh thu hút khá nhiều du khách đến nơi đây. Nơi đây có khí hậu ôn hòa, giao thông thuận lợi cả về đường thủy, đường bộ, đường hàng không và đường sắt. Đặc biệt ở Nha Trang có nhà ga lớn nhất trong tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam. Tất cả các tuyến tàu lửa đều dừng ở đây. Ngoài các tàu Thống Nhất, còn có các chuyến tàu SN1-2, SN3-4 và gần đây có thêm chuyến tàu 5 sao đầu tiên chạy tuyến Sài Gòn-Nha Trang. Nha Trang với điều kiện thiên nhiên ưu đãi cả về vị trí, cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, cùng với nền tảng về lịch sử và nhân văn tạo dựng nên một Nha Trang có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng. Hiện nay du lịch ở thành phố Nha Trang đang phát triển khá mạnh mẽ, ngành du lịch đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của thành phố Nha Trang thì việc tìm hiểu về các loại hình du lịch đang là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu, để từ đó đưa ra các giải pháp phát triển các loại hình du lịch hiện có đồng thời phát hiện và đưa vào khai thác những loại hình du lịch mới, góp phần làm đa dạng hoá các loại hình du lịch đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững. Từ những lý do trên nên tôi chọn đề tài: “ Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang ”. II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu các loại hình du lịch để đưa ra các giải pháp nhằm phát triển các loại hình du lịch đó và phát hiện thêm các loại hình du lịch mới đáp ứng được sự phát triển của ngành du lịch. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Dinh 3 Báo cáo thực tế: Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Xây dựng cơ sở lý luận của loại hình du lịch. - Nghiên cứu các loại hình du lịch. - Đưa ra những giải pháp để phát triển các loại hình du lịch. III. Giới hạn đề tài : - Giới hạn về nội dung: Các loại hình du lịch. - Giới hạn về không gian : Thành phố Nha Trang. IV. Phương pháp nghiên cứu : Thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau: Thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau: 1. Phương pháp thu thập tài liệu: Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài tiến hành thu thập tài liệu, số liệu có liên quan từ sách báo, các báo cáo của các cơ quan chuyên ngành, các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước để làm rõ vấn đề nghiên cứu. 2. Phương pháp phân tích tổng hợp Dựa vào nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu phân chúng thành từng loại, nhóm dữ liệu để hiểu chúng một cách chi tiết, đầy đủ và có chọn lọc các thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài. Sau đó tiến hành liên kết từng mặt, từng bộ phận thong tin ấy một cách khoa học nhằm tạo ra một hệ thống lập luận logic và có giá trị khoa học về đề tài nghiên cứu. 3. Phương pháp bản đồ Trong hoạt động du lịch, bản đồ là một phương tiện, công cụ không thể thiếu. bản đồ là nguồn cung cấp thông tin, vừa là phương tiện giúp người nghiên cứu thể hiện một số kế quả nghiên cứu. 4. Phương pháp thực địa Nhằm làm tăng độ chính xác, cụ thể và thuyết phục của kết quả nghiên cứu, đồng thời khảo sát kiểm tra lại sự chính xác của tư liệu nghiên cứu nhằm làm tăng độ chính xác cho đề tài. Đến thành phố biển Nha Trang để trực tiếp tham quan, tìm hiểu và nắm bắt được các thông tin, tài liệu có liên quan một cách rõ ràng và chính xác về đối tượng. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Dinh 4 Báo cáo thực tế: Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang 5. Phương pháp thống kê Các số liệu, tư liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, đề tài đã ứng dụng phương pháp thống kê để tiến hành chọn lọc, phân loại, sắp xếp và xử lý có hệ thống phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài. V. Bố cục đề tài: * Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục thì bố cục của đề tài bao gồm 3 chương: - Chương 1 : Khái quát về thành phố biển Nha Trang. - Chương 2 : Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang. - Chương 3 : Các giải pháp để phát triển các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Dinh 5 Báo cáo thực tế: Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang B. Phần nội dung Chương1: Khái quát về thành phố biển Nha Trang 1.1 Điều kiện tự nhiên: 1.1.1 Vị trí địa lý: Thành phố Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 251 km², dân số 392.279 (2009). Phía Bắc giáp thị xã Ninh Hòa, phía Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đông giáp Biển Đông. 1.1.2 Địa hình: * Đồng bằng Diên Khánh - Nha Trang: Nha Trang nằm ở phía Đông Đồng bằng Diên Khánh - Nha Trang. Một đồng bằng được bồi lấp bởi sông Cái Nha Trang có diện tích gần 300 km², địa hình đồng bằng bị phân hóa mạnh: - Phần phía Tây dọc sông Chò từ Khánh Bình đến Diên Đồng bị bóc. mòn, độ cao tuyệt đối khoảng 10-20 m - Phần phía Đông là địa hình tích tụ độ cao tuyệt đối dưới 10m, bề mặt địa hình bị phân cắt mạnh bởi các dòng chảy. * Sông Cái Nha Trang: Sông Cái Nha Trang (còn có tên gọi Thành phố Nha Trang là sông Phú Lộc, sông Cù) có chiều dài 79 km, phát nguyên từ Hòn Gia Lê, cao 1.812 m, chảy qua các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang rồi đổ ra biển ở Cửa Lớn (Đại Cù Huân). Sông Cái Nha Trang có 7 phụ lưu, bắt nguồn ở độ cao từ 900 đến 2.000m nhưng lại rất ngắn, thường dưới 20 km nên độ dốc rất lớn tạo nhiều ghềnh thác ở thượng lưu. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Dinh 6 Báo cáo thực tế: Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang 1.1.3 Khí hậu: Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa hơn. Thường có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa khô, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng.Nhiệt độ trung bình hàng năm của Nha Trang cao khoảng 26,7 °C riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30 km đường chim bay) có khí hậu như Đà Lạt và Sa Pa. Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%. 1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội: 1.2.1 Kinh tế: Kinh tế Nha Trang chủ yếu là du lịch, thương mại và công nghiệp. Nha Trang còn nổi tiếng với yến sào, thuốc lá. Năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt hơn 2.200 USD, tốc độ tăng trưởng GDP tăng bình quân hàng năm từ 13- 14%.Cơ cấu kinh tế chuyển đổi tích cực theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; trong đó, dịch vụ phát triển nhanh, bình quân đạt 18,7%/năm. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 8.129 tỷ đồng, tăng bình quân 14,8%/năm. Năm 2010, giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản ước đạt 478,7 tỷ đồng, tăng bình quân 4,7%/năm; sản lượng khai thác đánh bắt thủy sản đạt bình quân hơn 34.400 tấn/năm, tăng bình quân 6,4%/năm. Thu ngân sách luôn vượt kế hoạch hàng năm. Năm 2010, thu ngân sách ước đạt 1.100 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2005 và là địa phương duy nhất có khả năng tự cân đối và có đóng góp ngân sách cho tỉnh Khánh Hòa. 1.2.2 Xã hội: * Khoa học và giáo dục: Nha Trang là nơi đóng quân của nhiều trường đại học quân sự (không quân, hải quân) và các viện nghiên.cứu mang tầm quốc gia . Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có nhiều đại học và cao đẳng phục vụ cho việc đào tạo nhân lực cho địa phương. * Giao thông vận tải:  Đường hàng không: Trước đây có thể bay đến Nha Trang và hạ cánh ngay trong thành phố tại sân bay Nha Trang, nguyên là một sân bay quân sự nằm trên đường Trần Phú. Hiện nay, sân bay Nha Trang đã đóng cửa và khách Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Dinh 7 Báo cáo thực tế: Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang du lịch có thể tới thành phố biển này bằng sân bay quốc tế Cam Ranh, cách đó khoảng 40 km.  Đường Sắt: Nha Trang nằm trên tuyến đường sắt Bắc Nam thuận lợi cho việc liên kết với các tỉnh còn lại của Việt Nam. Ga Nha Trang là một trong những ga lớn trên tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam, tất cả các tuyến tàu lửa Thống Nhất đều dừng ở đây. Ngoài các tàu Thống Nhất, còn có các chuyến tàu SNT1-2, SNT3-4, SQN1-2 và chuyến tàu 5 sao đầu tiên chạy tuyến Sài Gòn- Nha Trang. Ngoài ga Nha Trang thành phố còn có 1 ga phụ là Ga Lương Sơn, nhưng ga này ít khi đón khách  Đường Thủy: Cảng Nha trang là một cảng biển nằm trong vịnh Nha Trang, là đầu mối vận chuyển hàng hóa và hành khách quan trọng bằng đường biển của thành phố Nha trang, tỉnh Khánh Hoà nói riêng và khu vực Nam trung bộ nói chung. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Dinh 8 Báo cáo thực tế: Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang Chương 2: Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang Nha Trang với điều kiện thiên nhiên ưu đãi cả về vị trí, cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, cùng với nền tảng về lịch sử và nhân văn tạo dựng nên một Nha Trang có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng., bên cạnh những loại hình du lịch khá phổ biến thì hiện nay đã xuất hiện thêm nhiều loại hình du lịch mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách và góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch. Các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang bao gồm: Du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch thiền, du lịch Mice,… 2.1 Loại hình du lịch tham quan: Du lịch tham quan là loại hình du lịch khá phổ biến và đang được ưa chuộng ở thành phố Nha Trang. Nhờ vào sự đa dạng và phong phú của nguồn tài nguyên du lịch phục vu nhu cầu tham quan, tìm hiểu đã tạo ra cho thành phố này có nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn, có giá trị và có sức thu hút du khách đến để tham quan, để tận hưởng những giá trị mà nó mang lại. Khi nói đến loại hình du lịch này không thể không nhắc đến các địa danh nổi tiếng đã tạo nên nét riêng biệt và độc đáo của thành phố và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch này như: Tháp Bà, Nhà thờ Núi, Viện Hải dương học Nha Trang, biệt thự Cầu Đá, chùa Long Sơn, Chợ Đầm, Tháp Trầm Hương, Hòn Chồng, Hòn Vợ … * Tháp Bà: Ðến Nha trang không thể không nhắc đến một thắng cảnh độc đáo đó là tháp Bà (còn gọi là Tháp po Nagar, tháp Thiên Y Thánh Mẫu). Tháp Bà nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 50 m so với mực nước biển thuộc phường Vĩnh phước, cách trung tâm Tp Nha trang khoảng 2 km về phía bắc. Tháp Bà Ponagar là một cụm đền tháp toạ lạc về hướng Nam, trên một ngọn đồi có tên là cù Lao, có độ cao khoảng 10 – 12 mét so với mực nước biển. phía Bắc của hòn Cù Lao này có tu viên La San, trường Đại Học Thuỷ sản, dưới chân nó là Xóm Bóng, Quốc lộ 1A, cầu Xóm Bóng, cửa Sông cái Nha Trang, nơi tiếp giáp giữa sông và biển. Đứng trên Tháp phóng tầm mắt bốn bề, du khách không khỏi ngạc nhiên đến sững sờ và phải ngưỡng mộ khả năng lựa chọn vị trí xây tháp “độc nhất vô nhị” của người Chăm cổ. Đã qua ngàn năm Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Dinh 9 Báo cáo thực tế: Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang biến thiên của thời gian mà quần thể Tháp Bà vẫn sừng sững, uy nghi và lại ăn ý với những công trình của hậu thế, tuyệt vời với núi non, sông biển của một vùng non nước Nha Trang. Tháp bà Chăm được xây dựng suốt từ những năm đầu thế kỷ I đến thế kỷ thứ XV. Đền Tháp Chăm tại Nha Trang có quy mô kiến trúc lớn, khu đền thờ uy nghi nhất của họ một thời. Tháp chính, có quy mô lớn nhất , nằm về phía Bắc, thờ Bà Ponagar-hình ảnh âm tính của thần Shiva. Tháp Bà Tháp chính được xây dựng trên nền hình vuông, khoảng 100m2, diện tích sử dụng 36m2.Từ nền trở lên Tháp chia làm 4 phần, gồm một tầng thân cao, một khối vuông có tường dày đến 2 mét và ba tầng lầu mà tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới, nhỏ dần đến đỉnh tháp, xếp chồng lên nhau. Đây là yếu tố quan trọng để Tháp tồn tại với thời gian. Ba tầng lầu của tháp có thể gọi là ba tầng giả vì nó không có giá trị sử dụng, mặt ngoài được trang trí công phu vừa bằng hoa văn, vừa bằng phù điêu….Có những cửa giả hình lá đề , cái nọ nằm trên cái kia. Tất cả đều được làm bằng gạch nung, nhưng khi điêu khắc không có dấu sứt mẻ nào. Tháp được xây dựng bằng gạch nung màu đỏ, kích cở 30x17x15 cm, hạt mịn, đồng nhất, kết dính cao, chịu lực lớn…và những viên gạch này có đồng kích cở, đồng độ nung chín của gạch, đồng một màu sắc, không bị vênh váo, chính xác đến kinh ngạc, lại được gắn kết với nhau bằng một chất liệu rất “kiên cường” với thời gian. Có những viên gạch, phần ngoài đã biến thành bụi phấn hoặc bị bào mòn lõm sâu vào mà chất kết dính giữa viên trên và dưới vẫn tồn tại một lớp mỏng. Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản để tháp tồn tại hàng ngàn năm cho đến ngày hôm nay. Còn chất liệu để tạo nên chất kết dính này thi đến ngày nay, với khoa học hiện đại vẫn chưa đưa ra được kết kuận chắc chắn được làm từ những chất liệu nào. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Dinh 10 [...]... Báo cáo thực tế: Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang Chương 3: Các giải pháp để phát triển các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang Thành phố biển Nha Trang đang phát triển khá mạnh ngành du lịch, xu hướng đa dạng hoá các loại hình du lịch là một xu hướng tất yếu Để ngành du lịch của thành phố phát triển một cách bền vững thì cần phải tiến hành nghiên cứu và đưa ra những... cáo thực tế đề tài này tôi đã giới thiệu khá cụ thể về các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang, đồng thời đi sâu, nghiên cứu các loại hình du lịch đặc trưng của thành phố Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu để hoàn thành đề tài này đã giúp tôi trao dồi được một lượng kiến thức khá lớn về du lịch Nha trang nói chung và các loại hình du lịch ở đây nói riêng Nha Trang là một thành phố biển có nguồn... lịch này Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Dinh 24 Báo cáo thực tế: Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang cũng góp phần quan trọng vào việc thu hút du khách, tạo ra sự đa dạng về loại hình du lịch ở thành phố này Ngoài các khu vui chơi giải trí lớn thì ở Nha Trang còn có một loại hình du lịch giải trí rất hấp dẫn đối với du khách đó là loại hình du lịch câu cá biển Câu cá biển ở. .. thống các khu du lịch, cơ sở lưu trú chất lượng cao, cung cấp nhiều loại hình dịch vụ du lịch đa dạng, đạt tiêu chuẩn quốc tế như các cụm du lịch Hòn Ngọc Việt, Tháp Bà; các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp, các khu du lịch sinh thái,… Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Dinh 30 Báo cáo thực tế: Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang 3.2 Kết hợp các loại hình du lịch. .. 3.3 Tiến hành nghiên cứu các loại hình du lịch: Nghiên cứu các loại hình du lịch để từ đó phát hiện thêm những loại hình du lịch mới, khắc phục những điểm yếu của các loại hình du lịch hiện có nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả khai thác các loại hình du lịch Các cơ quan chức năng cần đưa ra các chính sách đầu tư nghiên cứu khoa học, tiến hành quy hoạch phát triển phát triển ngành du lịch Song song... cho du khách sau một ngày nghỉ ngơi Ngâm bùn khoáng 2.3 Loại hình du lịch Sinh thái: Các loại hình du lịch sinh thái ở Nha Trang rất phát triển, ở đây có rất nhiều khu du lịch sinh thái, sự đa dạng của các hệ sinh thái đã tạo nên sức thu hút lớn đối với du khách đặc biệt là hệ sinh thái san hô Các điểm du lịch sinh thái bao gồm: Du lịch sinh thái ở Hòn Mun, Khu Du lịch Sinh thái Suối Hoa Lan, khu du lịch. .. du lịch thiền sẽ có nhiều điều kiện để phát triển thành một loại hình du lịch mới, góp phần làm đa dạng, phong phú hơn các sản phẩm du lịch ở Nha Trang 2.2.6 Loại hình du lịch Mice: MICE là từ viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm) Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Dinh 27 Báo cáo thực tế: Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành. .. thác: Nha Trang có nguồn tài nguyên du lịch rất đa dạng và phong phú vì thế ở đây có thể tổ chức thực hiện nhiều loại hình du lịch khác nhau Để nhằm tăng tính hấp dẫn và hiệu quả khai thác thì cần phải có sự kết hợp giữa các loại hình du lịch Sự kết hợp gữa các loại hình du lịch phải có tính khoa học, phù hợp với nhu cầu và xu hướng phát triển của ngành du lịch Sự kết hợp giữa các loại hình du lịch. .. thêm được những kiến thức về các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang Biết thêm được vẻ đẹp về thiên nhiên, con người ở một nơi trên đất nước ta từ đó góp phần làm tăng tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Dinh 32 Báo cáo thực tế: Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang Tài liệu tham khảo: 1 Lê Huy Bá, Du lịch sinh thái, NXB Khoa học... chú trọng đến các loại hình du lịch biển; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch Mice và các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí, bằng cách: Ưu tiên phát triển du lịch biển và nghỉ dưỡng biển chất lượng cao theo hướng hình thành các khu nghỉ dưỡng ven biển quy mô lớn, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới; đây là hướng đột phá để xây dựng du lịch thành ngành kinh . Báo cáo thực tế: Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang Luận văn Đề tài: “ Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang ” Sinh viên thực hiện: Nguyễn. tôi chọn đề tài: “ Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang ”. II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu các loại hình du lịch để. Văn Dinh 8 Báo cáo thực tế: Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang Chương 2: Nghiên cứu các loại hình du lịch ở thành phố biển Nha Trang Nha Trang với điều kiện thiên nhiên

Ngày đăng: 01/08/2014, 11:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan