Lịch sử Hải Dương potx

5 301 1
Lịch sử Hải Dương potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lịch sử Hải Dương Bạn sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Hải Dương, nhưng bạn có biết gì về mảnh đất này. Nơi bạn sống có lịch sử như thế nào, biết về lịch sử của nơi mình sinh ra các bạn sẽ có những hiểu biết về quê hương mình. Người ta vẫn có câu : Người khôn ngoan là người biết về nơi mình sống. Có rất nhiều người mơ hồ về Thành Đông, Hải Dương và về các địa danh của Hải Dương. Để giúp các thành viên thêm hiểu về Hải Dương, tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về lịch sử Hải Dương qua các phần. Do thời gian có hạn nên tôi sẽ trình bày từng phần một. Hy vọng các bạn có thêm những kiến thức cần thiết để có thể tự hào về mảnh đất Hải Dương. Phần I: Thị xã Hải Dương trước ngày thực dân Pháp chiếm đóng ( trước ngày 19/8/1883) - Từ xa xưa, thị xã Hải Dương là một vùng đầm lầy, lau sậy um tùm , với những doi đất cao như Bình Lao, Ngọc Uyên trên đó đã xuất hiện con người. Các dòng họ có sớm như là họ Chử, Đinh, Trương, Trần, Phạm, Nguyễn Người dân sống chủ yếu bằng nghê chài lưới, đánh bắt cá và lúa nước. Miền Hải Dương còn là miền biển cả. Biển càng ngày càng lùi xa về phía Đông dần dần hình thành các miền đất mới. Thị xã Hải Dương hiện nay do phù sa của sông Thái Bình và sông Kẻ Sặt bồi đắp thành. Sông Thái Bình chảy tới Hải Dương gấp khúc và chia làm 2 nhánh, nhánh phía bắc hẹp và sâu, nhánh phía nam rộng và nông. Phía Nam Sách lở, phía Ngọc Châu bồi. Bãi bồi giữa sông lớn dần nay là đất Ngọc Châu ( Ngọc Uyên và Nhị Châu). - Dòng họ Trương xuất hiện chậm nhất cũng từ năm 40-43, Trương Mỹ tướng của Hai Bà Trưng là con của Trương Nghiệp, nay còn đình thờ ở Bình Lao ( Bình Lâu ngày nay). - Dòng họ Trần cũng xuất hiện từ thế kit thứ 6. Nay còn đền thờ và thần tích 3 tướng họ Trần ở Đồng Niên ( Việt Hòa). - Dòng họ Đinh, Phạm, Nguyễn, có từ thời Đinh Tiên Hoàng ( 971) có Phạm Hồng Át, Đinh Điền, Nguyễn Bặc xuất hiện ở Ngọc Uyên. Sau này thời Hậu Lê. họ Đinh lại phát ở đất Hàn Giang. Dòng họ Chử hiện nay còn gần 60 hộ sinh sống ở đất Bảo Sài, Bình Lâu Ở Bảo Sài hiện nay còn có ngôi đền tên là : Thanh Hư Động, thờ Tiên Dung công chúa. Theo truyền thuyết là người đã dám cãi vua cha để kết duyên cùng Chử Đồng Tử. - Hải Dương từ thời xa xưa lập nước , Hùng Vương thứ 6, vùng đất này thuộc bộ Dương Tuyền, một trong những bộ lạc giàu nhất trong tổng số 15 bộ của nước Văn Lang. Thủ phủ của bộ Dương Tuyền đặt tại thành Dền thuộc thôn Ngọc Lặc, Tứ Kỳ, cách thị xã Hải Dương 6 km về phía Nam. Đây là vùng ngã ba sông nước mênh mông. Dân sống nghề chài lưới và cấy lúa nước. Bộ Dương Tuyền ngày xưa nổi tiếng với nghề đúc trống đồng. - Thời Bắc thuộc, Bộ Dương tuyền đổi là huyện An Định, từ đó có tên là vùng đất như : An Châu, An Điềm. Năm 43, nhằm đè bẹp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Mã Viện đã dân quân qua Hải Dương lên Lạng Bạc bằng đường thủy. Tướng của Hai Bà Trưng là Trương Mỹ đã cho đào hào, đắp lũy , đánh quân Mã Viện ngay tại ngã ba sông Kẻ Sặt và Thái Bình. Để ghi nhớ công ơn của Trương Mỹ, nhân dân đã tôn ông là Thành Hoàng và thờ tại đình Bảo Sài. - Năm 544 Lý Bôn khởi nghĩa, dựng nước Vạn Xuân, tướng của Lý Bôn là Lý Quốc Bảo đã chặn đánh quân Lương tại đây. Trận đánh diễn ra ác liệt từ Phú Lương tới Văn Thai, Thạch Lỗi ( Cẩm Giàng). Tướng quân Lý Quốc Bảo được nhân dân thờ ở Thạch Lỗi mà sắc phong còn ghi rõ chiến công ở Phú Lương năm xưa. - Năm 905 Khúc Thừa Dụ cử con trai là Khúc Thừa Hạo hành quân đi Ninh Giang đã đóng quân trên vùng ngã 3 sông Kẻ Sặt và Thái Bình để đánh quân đô hộ nhà Đường. - Năm Tân Mùi (971) tướng của Đinh Bộ Lĩnh là Đinh Điền , Nguyễn Bặc sau khi đánh đuổi quân xâm lược Phạm Hồng Át đã đắp thành ở Ngọc Uyên, đào hào xung quanh thành để đánh nhau với các sứ quân khác góp phần thống nhất đất nước. Và ghi nhớ công ơn đó nhân dân đã lập đền thờ 2 ông ở thôn Ngọc Uyên xã Ngọc Châu. - Năm 1075 Lý Thường Kiệt cũng đã hành quân qua đây để đánh giặc Nguyên Mông. Ngày nay tại đình Đông Kiều, đình Đông Thị, đình Đông Mỹ đều thờ đức thánh Trần Hưng Đạo. - Dứơi triều Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ 10 ( 1469) Hải Dương thừa tuyên ra đời. Thừa Tuyên tương tự như trấn, tỉnh. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử xuất hiện tên gọi Hải Dương. Hải là biển, là miền duyên hải. Dương là ánh mặt trời, ánh dương Thừa tuyên Hải Dương là tỉnh: Ánh dương từ miền duyên hải chiếu về. Lúc này ( 1469)cho tới mãi năm 1888 chưa có thành phố Hải Phòng. Nói cách khác, thừa tuyên Hải Dương bao gồm cả Hải Phòng ngày nay, kéo dài từ kinh đô Thăng Long đến tận miền duyên hải. Lỵ sở thừa tuyên Hải Dương đặt tại xã Mặc Động, huyện Chí Linh, tục gọi là dinh Lệ, lỵ sở có thành gọi là thành Vạn. Gần thành Vạn có chợ, trên bến dưới thuyền., buôn bán tấp nập.sầm uất đông vui. có đò ngang vượt sông Kinh Thầy. Thành Vạn là điểm cao chiến lược trấn giữ yết hầu đường thủy từ biển đông vào kinh đô Thăng Long. - Vùng đất thuộc ngã 3 sông Kẻ Sặt và sông Thái Bình là quê hương Đinh Văn Tả, người được nhà Hậu Lê phong chức Hàn Lâm viện Đại học sĩ và phong cấp cho một vùng rộng lớn. Nhân dân địa phương gọi là “Đất của quan Hàn”, từ đó hình thành tên gọi là ” Đất Hàn”, ” Tổng Hàn Giang” - Đến năm 1900, tổng Hàn Giang vẫn bao gồm các xã Dịch Hòa, Đồng Niên, Hàn Thượng, Kim Chi, Đàm Lộc, Bình Lâu, Phượng Cáo, Thanh Cương, Tân Kim, Kênh Tre, và Hàn Giang. - Thế kỉ 18, triều đình Lê Triịnh sang buổi mạt vận. Vào thời Vĩnh Hựu ( 1739), các cuộc khởi nghĩa nông dân nổi ra liên tiếp. Nguyễn Cử, Nguyễn Tuyến nổi lên chiếm vùng Nam Sách rồi đem quân chiếm dinh Lệ ( Thành Vạn). Quân Trịnh tan vỡ, các tướng bị bắt sống. Nhà Lê buộc phải bỏ dinh Lệ, chuyển lỵ sở về xã Mao Điền, huyện Cẩm Giàng lấy cớ răng: ” Ở đây nếu có biến thì kêu cứu kinh đô cũng nhanh, mà đường dịch trạm cũng tiện.” Lỵ sở đóng ở Mao Điền, trên bờ sông Văn Dậu( một đoạn của sông Kẻ Sặt). nên có tên là dinh Dậu. Ở đây cũng xây thành, đắp lũy có bến đò ngang, bến sông sang đất Trường An. Chợ Văn Dậu lớn dần lên, buôn bán sầm uất có nhiều trâu bò và sản phẩm của miền châu thổ, miền trung du qua đường thủy chuyển về. Một văn miếu khá lớn cũng được xây dựng trong đó có ghi danh các sĩ tử đỗ Đại Khoa. - Sinh thời Phạm Đình Hổ có tới đây thăm viếng, thấy thành xây đắp kiên cố trên một khu đất rộng, bằng phẳng. Ông xúc cảm làm bài thơ tả cảnh dinh Dậu ở Mao Điền. ” Trấn sở Hải Dương trên Hồng Lộ Đồn canh văng vẳng tiếng chuông pha Kinh vua vô dực, đường gần gặn Mặt bể quan hà dặm thẳm xa Bóng nguyệt, xóm Mao trong vắt đứng Dịp cầu sông Cẩm thẳm mù qua Cánh đông man mác khi nhàn vắng Nọ cuộc can qua, dấu chẳng lòa” - Tháng 8 năm Quý Hợi ( 9-1803) vua Gia Long ra Bắc Hà lần thứ 3 để tiếp xứ nhà Thanh ở Thăng Long đã quyết định di trấn Hải Dương về phía đông 15 km, đặt trên ngã 3 sông Kẻ Sặt và sông Thái Bình, tại địa phận các xã Bình Lao, Hàn Giang, Hàn Thượng. Vì thế trấn Hải Dương còn gọi là trấn Hàn. Vùng ngã 3 sông nước mênh mông có lợi thế như một ” quân cảng”. Các trận luyện tập thủy chiến quanh vùng thường chọn cửa sông này làm nơi thao diễn. Chiến thuyền có lúc tập trung hàng trăm chiếc, mặt sông san sát thuyền binh như lá tre. Vì thế Hàm Giang tương tự Hàm Long ở Hà Nội, Hàm Tử ở Sơn Nam. Hàm Luông ở Nam Bộ. Từ đó Trấn Hàm còn được gọi là Trấn Hàn. - Năm Minh Mạng thứ 12 ( 1831) có việc phân định lại các khu vực hành chính trong cả nước. Trấn Hải Dương đổi thành tỉnh Hải Dương. Vì tỉnh Hải Dương ở về phía đông kinh thành Thăng Long nên còn gọi là tỉnh Đông. Thành của tỉnh Đông ( Hải Dương tỉnh thành) còn được gọi là Thành Đông. Hải Dương tỉnh thành, thành Đông cũng là một và là thủ phủ của trấn Hải Dương. Phần II: Thành Đông A. Thành nội: * Thành nội có hình lục giác đều, trung tâm ở vào khoảng ngã tư máy xay hiện nay ( Ngã tư Kho Đỏ). Từ trung tâm đến các góc thành dài chừng 500m. Ngoài thành có hào sâu bao quanh. Hào thành nối với sông Kẻ Sặt và qua cống Ba Cửa( Bến Canô ngày nay) nối thẳng với sông Thái Bình. * Thành nội có chu vi 551 trượng( 2204 m2), cao 1 trượng 1 thước 2 tấc ( 4 m 48cm). Thành thông với bên ngoài qua 4 cửa: đông, tây, nam, bắc. * Cửa Đông ở vào khoảng giữa đoạn từ Hồ Văn Hóa đến Bưu Điện, trông ra phố Đông Môn ( nay là phồ Phạm Hồng Thái). Đông môn là cửa phía Đông. Ngoài có bốn cửa có haò rộng 11 trượng( 44m), sâu 6 thước( 2m4). Từ thành nội ra các cổng thành phải qua một cầu gạch xây vòm cuốn; bắc qua hào. Cầu dài chừng 5m, rộng 3 m. Cầu phía đông và cầu phía Nam đã bị phá từ cuối thế kỉ 19. Cầu phía bắc còn di tích trên đường Chi Lăng ( Gần xí nghiệp liên hiệp Dược). Cầu phía tây còn di tích trên đường từ viện 7 đến khu tập thể phố Tuệ Tĩnh. * Phía trong thành nội chia làm 2. 1. Nửa thứ nhất: từ cửa bắc đi vào có một lối đi chính( trùng với đường Chi Lăng ngày nay). Hai bên lối đi chính là nhiều dãy nàh binh, nơi ở của binh lính giữ thành và nhà công sở quản vệ. Hai bên tả, hữu, sát thành có hai hồ rộng để lấy nước cho binh lính tắm giặt, sinh hoạt hoặc lấy nước phòng cháy, chữa cháy khi cần thiết. * Đi sâu vào phía trong là 10 dãy nhà kho dài, mỗi bên năm dãy xếp đối xứng nhau qua một lối đi rộng, giữa lối đi có nhà đợi ( thác gia). Bên trái lối đi có ba kho lương thực và hai kho chứa nước. Bên phải là một kho gỗ, hai kho lương thực, một kho tiền, kho nước liền nhau * Bên hữu phía giáp thành có nhà tằm phụ trách việc nuôi tằm dệt lụa trong cả tỉnh. * Bên tả giáp thành có kho củi, khám đường và ngục thất để giam giữ phạm nhân.Ngoài hào thành phía bắc có sở Lương Án xét xử người có tội. 1. Nửa thứ 2. Đi lối cửa nam vào, có 3 khu. * Chính giữa là hai kì đàu có cột cờ cao còn gọi là khu cột cờ. Tới đầu thế kỉ 20 hãy còn xóm cột cờ ( nay là khu tập thể nhà máy Bơm). * Bên phải là dinh Tổng Đốc, cạnh dinh Tổng đốc giáp với tường thành có một kho vũ khí. * Bên trái là sở Bố Chánh, giáp thành là nông xưởng và ao * Qua kì đài vào sâu phía trong là hành cung. Bên phải hành cung là sở lãnh binh. Bên trái là sở Án sát. Lãnh binh trông coi việc quân sự. Án sát ohụ trách việc hình sự. Qua đây mọi người có thể hình dung buổi đầu Hải Dương tỉnh thành chỉ là một trung tâm quân sự và không có dân cư sinh sống. Sau thời gian xây dựng, ổn định, quan quân trong thành chỉ có chừng ba cơ binh, khoảng trên 1000 người. + Năm Tự Đức thứ 19 ( 1866), Thành Đông được mở rộng, xây thêm ra phía ngoài thành nội. Phía ngoài 4 cổng thành đắp thêm 4 thành phụ gọi là thành Dương Mã hay thành ngoại. # Thành phụ cửa Nam dài 57 trượng, rộng 37 trương, 5 thước # Cửa Bắc dài 66 trượng 5 thượng, rộng 33 trượng 5 thước # Cửa Đông dài 58 trượng 7 thước, rộng 38 trượng 5 thước # Cửa Tây dài 55 trượng 5 thước, rộng 35 trượng 3 thước # Phía ngoài thành Dương Mã có 1 lớp thành đất bao bọc, 4 xung quanh gọi là La thành ( tương tự La thành của thành Long Biên). # Chu vi La thành dài 1539 trượng. Thành cao 3 thước, bờ thành rộng hơn 2 thước. Ngoài La Thành còn có 1 hào rộng 5 thước sâu 4 thước. Như vậy nếu lấy thành Đông làm trung tâm thì , trong phạm vi 15 km ta sẽ có tổng thể Hải Dương như sau: * Ở chính tâm là thành Đông gồm : thành nội, thành ngoai ( thành Dương Mã), và La Thành. Ba mặt bắc, đông, nam có sông lớn bao bọc. Ở hai mặt đông và nam có 6 đồn nhỏ bảo vệ từ xa. Phía đông có hai đồn là đồn Ngọc Uyên và đôn Đông Lân. * Phía nam có 3 đồn là Ngọc Lặc, Ba Soi, Thủy Đồn đều nằm ven sông * Phia đông nam có đồn Phạm Xá Phía đông và nam có các đồn thì phía Tây có : * Tây Bắc : thành Hoàng Miếu, xã Tắc Miếu thờ thần linh, Hội đồng Miêu, Đông Thượng điếm canh giữ đường * Phía Tây cách 15 km có Văn Miếu , Khải Thánh Tử, Thí Trường * Nguyễn Bình Khiêm , người trấn Hải Dương đã đậu giải nguyên( đỗ đầu), khoa thi Nhâm Thân 1532 tại đây. * Phía Tây Nam có: Sơn Xuyên là miếu thờ thần. . Lịch sử Hải Dương Bạn sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Hải Dương, nhưng bạn có biết gì về mảnh đất này. Nơi bạn sống có lịch sử như thế nào, biết về lịch sử của nơi mình sinh. người mơ hồ về Thành Đông, Hải Dương và về các địa danh của Hải Dương. Để giúp các thành viên thêm hiểu về Hải Dương, tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về lịch sử Hải Dương qua các phần. Do thời. 1469) Hải Dương thừa tuyên ra đời. Thừa Tuyên tương tự như trấn, tỉnh. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử xuất hiện tên gọi Hải Dương. Hải là biển, là miền duyên hải. Dương là ánh mặt trời, ánh dương Thừa

Ngày đăng: 01/08/2014, 10:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan