Tử Cấm Thành - viên ngọc của kiến trúc Trung Quốc pdf

5 1.2K 13
Tử Cấm Thành - viên ngọc của kiến trúc Trung Quốc pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tử Cấm Thành - viên ngọc của kiến trúc Trung Quốc Quy mô to lớn, phong cách đẹp mắt, kiến trúc rộng lớn, bày biện sang trọng, Tử Cấm Thành là viên ngọc vĩ đại của kiến trúc Trung Quốc. Nằm giữa lòng thành phố Bắc Kinh sầm uất, Tử Cấm Thành (còn gọi là Cố Cung) như một kì quan đẹp vĩnh hằng cùng với thời gian, ghi dấu ký ức oai hùng của một thời đại vàng son huy hoàng mà hơn 24 vị hoàng đế nhà Minh và Thanh đã ngự trị suốt từ khi hoàn tất vào năm 1421 cho đến năm 1925. Tử Cấm Thành ngày nay là bảo tàng viện lớn nhất trên thế giới, cất giữ các báu vật nghệ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc, cổ vật và hội họa. Hàng năm, Cố Cung này có đến 10 triệu lượt khách tham quan. Năm 1987, Unesco tuyên bố Tử Cấm Thành là một trong những di sản văn hóa thế giới. Với tổng diện tích hơn 250.000 m2, Tử Cấm Thành là một tổ hợp cung điện gồm 9.999 phòng được bao bọc bởi bức tường thành cao 11m, dài 3.400 m với hào sâu và 4 vọng gác ở 4 góc thành, gồm 4 cổng chính dẫn vào thành. Tất cả mọi kiến trúc đều được quy tụ chung thành ba đại điện : Thái Hoà, Trung Hoà, Bảo Hoà và được chia làm hai khu: ngoại triều và nội triều. Tất cả mọi công trình từ mái vòm, cột nhà, nền nhà đến hoa văn trang trí trên tường, cửa ra vào… đều như được chăm chút hoàn hảo đến từng chi tiết. Điện Thái Hoà là kiến trúc tráng lệ nhất trong Cố Cung. Trên quảng trường hướng nam rộng 30.00 m2, điện Thái Hoà được xây trên các bậc thang màu trắng cao 8 m, chiều cao của điện gần 40 m, là kiến trúc cao nhất trong Cố Cung. Theo văn hoá Trung Quốc, rồng tiêu biểu cho quyền vua và nhà vua được coi là “chân long thiên tử”, các vật dụng trang trí trong điện Thái Hoà đều sử dụng nhiều hình tượng rồng, phía trên có tới gần 13.000 tượng rồng. Mọi nghi thức đại lễ đều diễn ra tại ngoại triều của Tử Cấm Thành. Nơi đây, hoàng đế ngự trên ngai vàng, nghe các triều thần trình tấu và phán quyết vận mệnh của thần dân. Ngoại triều cũng là nơi cử hành lễ đăng quang của hoàng đế, sinh nhật và hôn lễ. Nội triều là nơi ở thường trực của hoàng đế cùng với hoàng gia và là nơi làm việc hằng ngày. Điện Tinh Thiên là thư phòng của hoàng đế, nơi vua phê chiếu chỉ và cũng là nơi mà Từ Hi Thái hậu đã từng khống chế hai đời vua nhà Thanh lúc mạt vận. Vườn Thượng Uyển được xây dựng vào năm 1417, trong có điện Thọ Hoà. Vào đời Từ Hi Thái hậu, nơi đây được xây dựng thêm sáu toà nhà theo kiểu Tây phương ở phía Đông để đối xứng với sáu toà nhà theo kiểu Trung Quốc ở phía Tây. Trong các khuôn viên của Tử Cấm Thành, tổng cộng đặt 308 chiếc vạc lớn, bên trong vạc quanh năm đều chứa đầy nước dùng để phòng hoả. Vào mùa đông sẽ cho người đốt lửa ở dưới để giữ cho nước không bị đóng băng. Cố Cung là cụm kiến trúc cung điện cổ đại được bảo tồn nguyên vẹn nhất và lớn nhất trên thế giới hiện nay. Theo sách sử ghi chép lại, trong thời gian xây dựng Cố Cung, triều Minh từng huy động hàng trăm nghìn thợ các loại và hàng triệu phu xây dựng, nguyên vật liệu được chở từ khắp các nơi trong cả nước, kể cả từ tỉnh Vân Nam cách Bắc Kinh hàng mấy nghìn km. Uy nghi, huyền bí và mang vẻ đẹp hài hoà đăng đối hữu tình, Tử Cấm Thành như một bức tranh vẽ nên quá khứ huy hoàng, đồ sộ trong dáng vẻ lộng lấy, nguy nga. Tử Cấm Thành là biểu tượng của đất nước Trung Hoa cổ đại và là một điểm đến đầy thú vị đối với bất kỳ ai đặt chân đến đất nước này. . Tử Cấm Thành - viên ngọc của kiến trúc Trung Quốc Quy mô to lớn, phong cách đẹp mắt, kiến trúc rộng lớn, bày biện sang trọng, Tử Cấm Thành là viên ngọc vĩ đại của kiến trúc Trung Quốc. . hài hoà đăng đối hữu tình, Tử Cấm Thành như một bức tranh vẽ nên quá khứ huy hoàng, đồ sộ trong dáng vẻ lộng lấy, nguy nga. Tử Cấm Thành là biểu tượng của đất nước Trung Hoa cổ đại và là một. kiểu Tây phương ở phía Đông để đối xứng với sáu toà nhà theo kiểu Trung Quốc ở phía Tây. Trong các khuôn viên của Tử Cấm Thành, tổng cộng đặt 308 chiếc vạc lớn, bên trong vạc quanh năm

Ngày đăng: 01/08/2014, 10:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan