Kỹ năng tìm việc khi ra trường (ST báo) ppsx

120 686 2
Kỹ năng tìm việc khi ra trường (ST báo) ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SƯU TẦM CÁC BÀI BÁO: CÁCH TÌM VIỆC KHI RA TRƯỜNG Các bài báo được sưu tầm về tìm việc: từ chiến lược, các thức viết hồ sơ, phỏng vấn, trả lời các câu hỏi hóc đến các thói quen tốt, những điều lỗi trong CV, nên tránh. 1. 8 chỉ dẫn cho đường đến thành công 3 2. Sinh viên mới ra trường nên có gì? 4 3. KỸ NĂNG CHO SV MỚI RA TRƯỜNG 6 4. Kỹ năng làm việc cần thiết cho sinh viên mới ra trường 9 5. 8 bí quyết cho sinh viên mới ra trường ! 11 6. “Bí quyết” cho sinh viên mới ra trường 13 7. Học lực không còn là tất cả 16 8. Mới ra trường cũng có nhiều kinh nghiệm 17 9. Lỡ cơ hội vì tự mãn 19 10. "Giải tỏa" nỗi lo tìm việc 20 11. Nhìn ra cơ hội ở tương lai 23 12. Tự đánh giá bản thân trước khi đi xin việc 24 13. Chân dung người tìm việc hiện nay 26 14. 7 bước duy trì năng lượng và sự nhiệt thành khi tìm việc 29 15. Để đạt được công việc mà bạn mơ ước 31 16. Mẹo tìm việc cho sinh viên mới ra trường 33 17. Cẩm nang cho người mới tốt nghiệp 36 18. Xu hướng việc làm Mới tốt nghiệp 38 19. Nên chọn nghề phù hợp hay nghề nhàn hạ? 41 20. Bí kíp xin việc khi chưa có kinh nghiệm làm việc 43 21. Sinh viên mới ra trường nên chọn công ty lớn hay nhỏ? 45 22. 5 lưu ý dành cho SV mới ra trường 47 23. 10 "mẹo" nhỏ để dễ dàng tìm việc 49 24. 10 lưu ý khi tìm việc 52 25. 6 niềm tin sai lầm của người tìm việc 55 26. Khó tuyển người hay khó xin việc? 57 27. Các kỹ năng cần thiết cho sinh viên mới ra trường 59 28. Bạn sẽ trúng tuyển nếu bạn có 63 29. 10 bước tìm việc làm dễ dàng 65 30. Sử dụng Internet để tìm việc hiệu quả 67 31. 8 nguyên tắc cho tìm việc online 69 32. Những sai lầm trên Internet gây bất lợi khi tìm việc 71 33. Mẹo tìm việc bạn cần biết 73 34. Mẹo phân bổ thời gian tìm việc một cách thông minh? 75 35. Thói quen tốt khi đi xin việc 77 36. Để hồ sơ xin việc hoàn hảo: Nên và không nên làm gì? 78 37. Biến sơ yếu lý lịch thành tài liệu sống 80 38. Mẹo tạo CV thu hút nhà tuyển dụng 81 39. Sáu điều tối kỵ khi viết hồ sơ xin việc 83 40. Nhặt “sạn” trong quá trình tìm việc 85 41. Soát lỗi thư xin việc 86 42. Bốn kiểu lý lịch cơ bản khi xin việc 88 43. 6 bí quyết để được mời phỏng vấn 89 44. Để gây ấn tượng trong cuộc phỏng vấn 91 45. Xử lý những câu hỏi "hóc" 94 46. Bí quyết tâm lý trong buổi phỏng vấn tìm việc 96 47. PR bản thân thế nào trước nhà tuyển dụng? 97 48. Câu hỏi thường gặp đối với sinh viên mới tốt nghiệp 100 49. Mẹo giúp bạn phỏng vấn tốt qua điện thoại 101 50. Mẹo để có mức lương như ý! 103 51. Những câu nên hỏi trước khi nhận việc 107 52. Nghệ thuật tìm việc của nhà quản lý 108 53. Sẵn sàng cho công việc đầu đời 110 54. Bước khởi đầu của một nhân viên mới 111 55. Mẹo tìm "sếp" tốt 113 56. Công việc mới có thể là thảm hoạ 115 57. Vượt rào cản khi tìm việc 117 1. 8 chỉ dẫn cho đường đến thành công 1. Suy nghĩ tích cực trong mọi tình huống. Bạn sẽ luôn chiến thắng mọi thử thách và khó khăn trong công việc. “Hãy nhìn thấy chiếc ly còn đầy một nửa. Đừng nhìn thấy nó vơi đi một nửa”. 2. Khả năng làm việc theo nhóm. Đây là một trong những yếu tố mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất, nó không chỉ chứng tỏ khả năng hòa đồng của bạn mà còn bộc lộ khả năng giải quyết nhanh mọi vấn đề khi xuất hiện mâu thuẫn trong nhóm. 3. Giao tiếp hiệu quả. Để đạt được điều này, chú ý những chi tiết sau: - Ánh mắt. - Không tỏ ra bồn chồn. - Tránh những động tác gây mất thiện cảm với người đối diện. - Không nói vòng vo mà đi thẳng vào vấn đề. - Phát âm chính xác. - Biết lắng nghe. 4. Tự tin. Đây là yếu tố cần thiết để tạo ấn tượng tốt với mọi người. Tuy nhiên, phải chắc chắn là bạn có đủ kiến thức và khả năng để có thể tự tin. 5. Sáng tạo và tưởng tượng. Bất kỳ nghề nghiệp nào cũng cần đến 2 phẩm chất này. Nó sẽ làm bạn khác biệt với đồng nghiệp. 6. Biết công nhận và học hỏi từ những lời phê bình. Điều này chứng tỏ rằng bạn luôn sẵn lòng trau dồi thêm. Bạn cũng cần phải biết cách phê bình người khác. Tìm hiểu cá tính của người khác, để nếu có phê bình hay chê bai cũng không làm mất lòng nhau. 7. Theo đuổi đến cùng những ý tưởng dù nó có vẻ điên rồ. 8. Nhìn xa trông rộng. Phẩm chất này giúp bạn nhìn thấy được những yếu tố dẫn đến thành công cũng như những khó khăn sắp phải đương đầu. Từ đó, bạn sẽ tìm được biện pháp giải quyết kịp thời. 2. Sinh viên mới ra trường nên có gì? (Dân trí) - Mới ra trường, ai cũng mong muốn kiếm được công việc “thơm tho” và đúng với chuyên ngành đã học. Muốn thế, các tân cử nhân phải biết rõ nhà tuyển dụng mong muốn điều gì ở các bạn. 1. Kinh nghiệm ở trường học Khoảng 23% các nhà tuyển dụng cho rằng những kinh nghiệm, khả năng liên quan đến công việc là yếu tố quan trong nhất. Nhưng trên thực tế, nhiều bạn sinh viên mới ra trường rất thờ ơ với những kinh nghiệm mình đã có quan kỳ thực tập, các công việc làm thêm bán thời gian, các hoạt động ngoại khóa. Nhiều khi các bạn cứ nghĩ rằng phải đi làm ở “công ty hẳn hoi” thì mới có kinh nghiệm. Không phải vậy đâu. 2. Thái độ hòa nhã Có một tấm bằng loại ưu chưa chứng tỏ chắc chắn bạn sẽ thành công trongcông việc. Theo như 21% ý kiến của các nhà tuyển dụng thì họ đánh giá cao sự hòa hợp của các ứng viên với đồng nghiệp cũng như là công ty. Vậy thì ngay từ ban đầu khi phỏng vấn, hãy thể hiện thái độ thật hòa nhà, tránh ngắt lời người đối diện, tuyệt đối cấm kị những cử chỉ khiếm nhã. 3. Kiến thức Đây tất nhiên là điều mà tất cả các nhà tuyển dụng đều quan tâm. Ngoài những kiến thức nâng cao để làm đẹp hồ sơ như chứng chỉ IELTS, TOEFL, chứng chỉ tin học, chứng chỉ PR,… bạn còn cần chú ý đến những kiến thức cơ bản. Thật tồi tệ biết bao nếu bạn vừa rời ghế nhà trường mà lại không thể trả lời nổi một câu hỏi trong sách giáo khoa. Nhà tuyển dụng sẽ cho rằng những tấm bằng bạn đạt được chỉ là “hão danh”. 4. Lòng nhiệt tình Không ai nhiệt tình, năng nổ với công việc hơn những sinh viên mới ra trường bởi đây là lúc họ đang rất muốn chứng tỏ mình. Sự nhiệt tình này nhiều khả năng sẽ giảm dần theo năm tháng. Vậy nên nếu bạn thiếu đi tố chất này, các nhà tuyển dụng sẽ tự hỏi: “Sau 5 năm, con người thờ ơ với công việc này có còn chút đam mê cống hiến nào không?”. Sự nhiệt tình sẽ bù đắp cho khoản thiếu kinh nghiệm. Các nhà tuyển dụng tất nhiên cũng thích những người cống hiến vì lòng nhiệt tình hơn là vì lương bổng. 5. Sự chuẩn bị chu đáo Điều này thể hiện rõ ngay từ đầu trong cuộc phỏng vấn. Những câu trả lời, những thắc mắc, những ý tưởng đóng góp vào sự phát triển công ty sẽ làm hài lòng nhà tuyển dụng. Các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao sự chuẩn bị chu đáo của bạn cho buổi phỏng vấn. Ngọc Bích Theo Careerbuilder 3. KỸ NĂNG CHO SV MỚI RA TRƯỜNG Nếu bạn nghĩ tấm bằng cử nhân có thể ngay lập tức bảo chứng cho sự nghiệp của bạn sau này thì bạn đã lầm. Doanh nghiệp luôn đòi hỏi các “lính mới” nâng cao nhiều kỹ năng quan trọng khác mà nhà trường chưa hẳn đã trang bị đầy đủ cho bạn. Các kỹ năng về nhân sự Các kỹ năng liên quan đến yếu tố con người cực kỳ quan trọng với bạn cho dù bạn làm việc trong lĩnh vực nào đi nữa. Dưới đây là những kỹ năng bạn cần phát triển thêm. Nói trước công chúng: Theo Graham Chapman, Giám đốc Khách hàng của một Tập đoàn quảng cáo tại Mỹ, “Rất nhiều sinh viên mới ra trường không được trang bị tốt kỹ năng nói trước công chúng. Vì thế họ không thể làm tốt việc giới thiệu công ty qua điện thoại hoặc khi mặt đối mặt với đối tác tại các sự kiện giao lưu, hội họp… Nếu bạn không thể trình bày ý tưởng tốt, bạn sẽ gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động của công ty.” Để khắc phục, bạn có thể tham gia các hoạt động tình nguyện mà tại đó, bạn có thể thực hành kỹ năng nói trước các thành viên. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham dự các cuộc họp và cho ý kiến. Hãy nghĩ đến điều quan trọng nhất mà bạn muốn truyền tải đến người nghe (bao gồm từ hai đến ba chi tiết minh họa) và diễn đạt thành lời. Xứ trí xung đột: “Những cuộc đối thoại căng thẳng, lắm lúc ‘nảy lửa’ không phải là hiếm ở công sở và những ai thiếu kỹ năng xử trí vấn đề hiệu quả sẽ hẳn nhiên gặp khó khăn’, theo Kerry Patterson, đồng tác giả quyển sách Tầm quan trọng của đối thoại. Vấn đề mấu chốt là tập trung vào kết quả, chứ không phải là cảm xúc cá nhân. Kerry khuyên các lính mới “cố gắng đánh giá đồng nghiệp bằng lý trí và hành xử tao nhã, cho dù bạn hoàn toàn không thể chấp nhận quan điểm của họ. Khi người khác tôn trọng và tin tưởng động cơ của bạn, họ sẽ không “phùng mang” nữa và bắt đầu lắng nghe, ngay cả khi đó là chủ đề “khoai”, gây nhiều tranh cãi. Lúc này bạn có thể chia sẻ quan điểm của mình. Nếu bạn mở lòng với người khác thay vì vội vàng “tát nước lạnh” vào ý tưởng của họ, họ cũng sẽ mở lòng và lắng nghe bạn.” Làm việc đội nhóm: Thực tế làm việc đội nhóm tưởng cũ nhưng lại hóa mới đối với sinh viên mới ra trường, nhất là khi các đồng nghiệp có những ý tưởng và quan điểm khác nhau. Kỹ năng làm việc nhóm kém có thể khiến năng lực làm việc của bạn không được phát huy, và bạn không thể hòa nhập tốt với đồng nghiệp. Hãy chấp nhận vai trò lính mới so với các đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm hơn trong nhóm. Lắng nghe thay vì luyên thuyên và tôn trọng người khác khi trình bày quan điểm trái ngược. Quan trọng hơn, hãy tham khảo cấp trên về những đồng nghiệp giỏi kỹ năng làm việc nhóm và lấy đó làm gương để phấn đấu. Hãy tham khảo cấp trên về những đồng nghiệp giỏi kỹ năng làm việc nhóm và lấy đó làm gương để phấn đấu (Ảnh minh họa) Các kỹ năng về công việc Những kỹ năng tự quản nghề nghiệp sẽ giúp bạn định vị bản thân tốt trong công việc và thăng tiến. Nhún nhường và nhẫn nại: Theo Julie Rulis, Chuyên viên tuyển dụng cấp cao của Western Union, “Lãnh đạo luôn muốn nâng đỡ các cá nhân luôn sẵn lòng vượt thách thức và chứng tỏ mình hơn là những người lúc nào cũng ‘ngồi chờ sung rụng’.” Nếu bạn ngay từ sớm đã đòi hỏi mức lương cao, chức danh “oách” hoặc đề nghị thăng tiến quá sớm mà không chứng tỏ được năng lực của mình thì cuối cùng cái bạn có chỉ là biệt danh “thùng rỗng kêu to”. Theo Rulis, nếu có dịp, bạn hãy trò chuyện với các sếp lớn trong công ty về quá trình phấn đấu của họ để từ đó bạn trân trọng thành công và nỗ lực của người khác. Đó cũng là gương phấn đấu cho chính bạn. Cập nhật thông tin: Trong trường học, các giảng viên có thể chưa nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc đọc tin tức. Thực tế, không gì ấn tượng hơn khi “anh lính mới toe” có thể nắm bắt thông tin thời sự và liên hệ đến ngành cũng như là công việc của mình. Nếu vị trí bạn đòi hỏi, bạn có thể email cho sếp những thông tin nóng liên quan đến ngành nghề của công ty, hay thậm chí là tóm tắt khi bài báo quá dài. Hãy đọc tin tức và các ấn phẩm chuyên ngành để mở rộng kiến thức. Bạn có thể tham khảo sếp và đồng nghiệp về những trang web hoặc tạp chí chuyên ngành cần đọc. Tự quản thời gian: Theo chuyên gia tâm lý Susan Fletcher tại Texas, “Sinh viên mới tốt nghiệp thường cảm thấy nhiệm vụ của mình trong công ty là gật đầu, tức không được từ chối bấy kỳ công việc nào được giao. Nhưng nếu làm như thế, bạn có thể không cân bằng được thời gian và xao lãng công việc chính, hoặc phải “rướn” hết mình chịu trận. Kỹ năng tự quản thời gian là cách bạn kiểm soát năng lượng và sự tập trung của mình. Hãy hỏi sếp về thứ tự ưu tiên của các công việc và hướng dẫn bạn công việc nào sếp cần gấp và bạn nên thực hiện trước. Fletcher cho biết, “Hãy hỏi bản thân xem những việc bạn làm quan trọng thế nào trong công việc, có giúp bạn thăng tiến hoặc nâng cao kỹ năng chuyên môn của mình hay không?” Theo 24h.com 4. Kỹ năng làm việc cần thiết cho sinh viên mới ra trường Sau khi tốt nghiệp, chắc chắn bạn sẽ dấn thân vào thị trường lao động ngay khi có thể. Và để sớm thành công, bạn cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy những khả năng của bạn. Những kỹ năng sinh viên cần có: Kỹ năng truyền đạt thông tin: Những nhà tuyển dụng muốn nhân viên của họ có thể viết được những bản báo cáo với trình tự khoa học và không có bất cứ lỗi ngữ pháp hay chính tả nào trong câu. Theo ông Ruth Prochnow, nhà tư vấn về nghề nghiệp của trường đại học Denver Career Centrer nói rằng: “Tôi nghĩ kỹ năng này cũng quan trọng như kỹ năng phát âm tốt và chuẩn vậy”. Kỹ năng về máy móc công nghệ: Có những công việc đòi hỏi khả năng cao về công nghệ thông tin như khả năng hiểu biết về ngôn ngữ lập trình. Tuy nhiên, có những công việc bạn xin tuyển không yêu cầu về khả năng công nghệ thông tin thì kỹ năng sử dụng thành thạo máy vi tính cũng vẫn là yếu tố cần thiết và cơ bản. Bà Norm Meshriy, nhà tư vấn kiêm giám đốc của công ty Career Insights nói rằng: “Tiến bộ công nghệ được áp dụng vào công việc nhằm làm cho hiệu quả công việc cao hơn và giảm áp lực làm việc cho con người vì vậy để tận dụng được lợi thế đó các bạn phải biết sử dụng chúng”. Khả năng lãnh đạo: Vài năm gần đây, nhiều công ty đã cắt giảm việc thuê những nhà quản lý ở cấp độ thấp mà họ đang tìm kiếm những người có khả năng lãnh đạo ở nhiều cấp độ kể cả ở những cấp độ cao trong công ty. Khả năng làm việc nhóm: Những nhà tuyển dụng muốn tìm những nhân viên có khả năng làm việc hiệu quả, năng suất khi làm theo nhóm. Điều này đòi hỏi nhân viên đó cần có tính cách hòa đồng, tôn trọng thời hạn công việc, và sẵn sàng giúp đỡ những thành viên còn lại trong nhóm để kịp tiến độ dự án cho dù việc đó không thuộc nhiệm vụ của họ. Bạn có thể tìm kiếm kinh nghiệm làm việc nhóm với những công việc làm thêm hay hoạt động ngoại khóa. Bà Meshriy cũng cho biết: “Hãy thử làm hầu hết mọi công việc bạn có khả năng trong cuộc sống, khi làm việc cùng những người khác bạn sẽ học được điều bạn cần”. Khả năng làm việc độc lập: Tuy trái ngược với khả năng trên nhưng đây cũng được coi là yếu tố rất quan trọng khi đi xin tuyển. Nhà tuyển dụng cũng mong chờ nhân viên của họ có thể làm việc một cách độc lập khi cần thiết. Khả năng thích nghi nhanh: Có thể bạn biết cách để viết các biên bảo và thông báo theo đúng quy tắc nhưng sếp lại muốn bạn có cả khả năng ghi nhớ tốt và ghi chép nhanh trong công việc. Yêu cầu của sếp luôn đa dạng vì vậy bạn cần linh hoạt trong làm việc. Các đồng nghiệp cũng như sếp đến rồi đi. Điều quan trọng là bạn cần có khả năng thích nghi nhanh với những yêu cầu mới thậm chí trong cả những thời điểm khó khăn, bất ổn. Cách “nuôi dưỡng” các kỹ năng đó: Thách thức chủ yếu cho những sinh viên mới ra trường đó là ít kinh nghiệm làm việc, điều này gây khó khăn cho họ khi muốn thể hiện với nhà tuyển dụng thấy tất cả các kỹ năng mà họ có. Một công việc bán thời gian hay thực tập khi còn đi học là yếu tố quan trọng giúp bạn ghi điểm trước nhà tuyển dụng. Thậm chí kinh nghiệm đi làm tình nguyện tại địa phương hay tham gia đội tuyển bóng đá trường cũng giúp bạn thể hiện được khả năng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm Bà Meshriy gợi ý rằng để thể hiện kỹ năng của bản thân hãy gắn chúng vào từng câu chuyện. Mỗi câu chuyện như một ví dụ về những kết quả bạn đã làm được, nói về cách bạn đã áp dụng khả năng đó để giải quyết vấn đề. Nếu khi nhà tuyển dụng hỏi bạn làm sao để hòa đồng với mọi người trong công việc thì hãy kể về chương trình làm việc bất kỳ mà bạn đã tham gia. Một đề tài nghiên cứu nhóm bạn từng làm khi còn học trong trường cũng là một ví dụ ấn tượng. Điểm mấu chốt là bạn phải đưa ra nhiều câu chuyện khác nhau, không nên kể đi kể lại một câu chuyện trong buổi phỏng vấn. Thủy Nguyễn – Báo Dân Trí Theo Yahoo [...]... bạn có thể mở ra xem lại trước mỗi cuộc phỏng vấn Làm thế nào đánh giá những kỹ năng tích luỹ được? Với sinh viên mới ra trường, các bạn thường lo lắng về việc thiếu kinh nghiêm, nhưng thực tế, quá trình học đã cho bạn nhiều kỹ năng cần cho công việc Chẳng hạn: Những bài tập nhóm phát triển khả năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng giải quyết vấn đề Viết luận phát triển kỹ năng suy nghĩ... thực tập ở trường không? Bạn đã từng làm trợ giảng cho trường hay các hoạt động giảng dạy nào khác, chúng cho bạn nhiều kỹ năng chứ? Đó cũng là bắt đầu một công việc Hãy liệt kê chúng ra Bạn nên tự tin bước vào cuộc phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng (Ảnh minh họa) Năng lực và kỹ năng Nêu ra những kỹ năng nào mà bạn có và phù hợp với tiêu chí của nhà tuyển dụng? Một số kỹ năng như: Kỹ năng về tin... học, thiết lập chương trình tin học, khả năng học hỏi những chương trình tin học mới, kỹ thuật đánh máy, kỹ năng nghe nói chuyện qua điện thoại, kỹ năng giao tiếp tốt với khách hàng, những dự án lớn của bạn, mục tiêu, nghị lực, tính toán giỏi, kỹ năng nghe, kỹ năng viết, kỹ năng truyền đạt tốt (viết và trình bày trước mọi người), khả năng làm việc trong môi trường áp lực cao, những điều ấy bạn có chứ?... tập đúng hạn, xây dựng kỹ năng quản lý thời gian Những công việc bán thời gian liên quan đến nhiều mức độ trách nhiệm khác nhau cũng như xây dựng một số kỹ năng nhất định, hãy nghĩ về những gì bạn đã làm và kỹ năng nào có thể "bán" được mà bạn đã tích luỹ được ngoài những công việc chính của vị trí đó Ví dụ: Công việc bán hàng giúp bạn có kỹ năng giao tiếp, địch vụ khách hàng, kỹ năng giải quyết vấn đề,... cuộc sống ra nhiều thành tố khác nhau: công việc, học hành, cuộc sống riêng Hãy xem xét từng thành tố và rút ra xem đã học tập được gì từ những kinh nghiệm tích luỹ được Nên chú ý những khía cạnh: trách nhiệm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm Suy nghĩ xem những kỹ năng bạn có có thể áp dụng vào ngành nghề, vị trí bạn mong muốn ra sao Viết ra tất cả những thứ đó để khi cần... giá thấp khả năng của mình khi đi xin việc Khả năng tự đánh giá là gì? Đó là quá trình nhìn lại, đánh giá những kinh nghiệm sống để xem xét bạn đã tích luỹ được những kỹ năng liên quan đến nghề nghiệp nào và đánh giá xem các kỹ năng đó sẽ được tiếp thị tới nhà tuyển dụng ra sao Tại sao cần phái tự đánh giá? Đây là bài tập quan trọng và đáng giá vì nhiều lý do: Nó khi n bạn nhận ra những kỹ năng mà bạn... bạn phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng tổ chức và trách nhiệm cá nhân cao 13 Chân dung người tìm việc hiện nay Thông minh, năng động, học hỏi nhanh là những ưu điểm của các ứng viên đi tìm việc hiện nay Tuy nhiên, họ cũng có nhiều khuyết điểm cần lưu ý đến 30 tuổi là giai đoạn được xem là bước đầu cho việc phát triển sự nghiệp Đây cũng là độ tuổi của những ứng viên luôn muốn tìm kiếm cho... có năng lực như công ty đề ra" Ngoài ra, các nhà tuyển dụng còn rất chú ý đến kinh nghiệm làm việc mà sinh viên có được khi còn đang ngồi trên giảng đường đại học vì từ đây họ còn đánh giá được khả năng giao tiếp hay tinh thần làm việc theo nhóm của các ứng viên Do vậy, học lực không phải là thước đo duy nhất để đánh giá năng lực cá nhân nữa 8 Mới ra trường cũng có nhiều kinh nghiệm (Dân trí) - Khi. .. như: năng lực lãnh đạo, khả năng giao tiếp hay khả năng giải quyết các vấn đề nhạy cảm Số liệu điều tra của “Hiệp hội sinh viên tìm việc Anh quốc” còn cho thấy: Không phải sinh viên nào có học lực tốt cũng đều hoàn thành tốt các bài kiểm tra Hiện nay kiểu kiểm tra như thế này đã trở nên khá phổ biến tại các công ty ở Anh Cũng theo số liệu của cuộc điều tra, hơn 200 công ty nhận định: "Cách kiểm tra năng. .. email CV tìm việc của mình là những người dễ nản chí nhất Thay đổi ý thức về sự tìm việc nghĩa là bạn đã tự cho mình một nửa cơ hội để thành công 7 bước sau đây rất đáng tham khảo: Tạo ra một “văn phòng”, nơi bạn có thể thực hiện việc tìm việc Sắp xếp một nơi riêng biệt để bạn có thể tập trung vào việc lập kế hoạch hành động Đó có thể là một phòng trống trong nhà hay thậm chí là một góc tầng hầm Trang . 3 2. Sinh viên mới ra trường nên có gì? 4 3. KỸ NĂNG CHO SV MỚI RA TRƯỜNG 6 4. Kỹ năng làm việc cần thiết cho sinh viên mới ra trường 9 5. 8 bí quyết cho sinh viên mới ra trường ! 11 6. “Bí quyết”. trước khi đi xin việc 24 13. Chân dung người tìm việc hiện nay 26 14. 7 bước duy trì năng lượng và sự nhiệt thành khi tìm việc 29 15. Để đạt được công việc mà bạn mơ ước 31 16. Mẹo tìm việc cho. để tìm việc hiệu quả 67 31. 8 nguyên tắc cho tìm việc online 69 32. Những sai lầm trên Internet gây bất lợi khi tìm việc 71 33. Mẹo tìm việc bạn cần biết 73 34. Mẹo phân bổ thời gian tìm việc

Ngày đăng: 01/08/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. 8 chỉ dẫn cho đường đến thành công

  • 2. Sinh viên mới ra trường nên có gì?

  • 3.  KỸ NĂNG CHO SV MỚI RA TRƯỜNG

  • 4. Kỹ năng làm việc cần thiết cho sinh viên mới ra trường

  • 5. 8 bí quyết cho sinh viên mới ra trường !

  • 6. “Bí quyết” cho sinh viên mới ra trường

  • 7. Học lực không còn là tất cả

  • 8. Mới ra trường cũng có nhiều kinh nghiệm

  • 9. Lỡ cơ hội vì tự mãn

  • 10. "Giải tỏa" nỗi lo tìm việc

  • 11. Nhìn ra cơ hội ở tương lai

  • 12. Tự đánh giá bản thân trước khi đi xin việc.

  • 13. Chân dung người tìm việc hiện nay

  • 14. 7 bước duy trì năng lượng và sự nhiệt thành khi tìm việc

  • 15. Để đạt được công việc mà bạn mơ ước

  • 16. Mẹo tìm việc cho sinh viên mới ra trường

  • 17. Cẩm nang cho người mới tốt nghiệp

  • 18. Xu hướng việc làm Mới tốt nghiệp

  • 19. Nên chọn nghề phù hợp hay nghề nhàn hạ?

  • 20. Bí kíp xin việc khi chưa có kinh nghiệm làm việc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan