Câu 6 : Phân tích nắm vững ngọc cờ độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội từ năm 1975 đến nay. ppt

7 3.7K 40
Câu 6 : Phân tích nắm vững ngọc cờ độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội từ năm 1975 đến nay. ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu 6 : Phân tích nắm vững ngọc cờ độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội từ năm 1975 đến nay. BÀI LÀM I. Nội dung của bài học kinh nghiệm nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội (CNXH) là một bài học quan trọng mà Đảng ta giải quyết đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với những điều kiện lịch sử của thời đại mới về mối quan hệ : Giữa vấn đề dân tộc với giai cấp; giữa con đường giải phóng dân tộc với con đường giải phóng giai cấp công nhân (GCCN) và những người lao động bị áp bức bóc lột. Đường lối đó đã được Đảng ta thực hiện một cách đúng đắn, sáng tạo qua các thời kì đấu tranh cách mạng. Trong mấy năm đầu lịch sử, giữa những người cộng sản Việt Nam có sự nhất trí cao về đường lối độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, nhưng lại không nhất trí về sự chỉ đạo chiến lược đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và nhiệm vụ cách mạng ruộng đất sẽ được thực hiện từng bước. Lý do là không tiến hành cách mạng ruộng đất đồng thời với nhiệm vụ chống đế quốc, do đó CMVN không vận động và tranh thủ được đông đảo nông dân và cách mạng sẽ không thành công. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã nhận thức được chính đường lối đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc giành độc lập lên hàng đầu mới đảm bảo thắng lợi của CMVN. Thời kì Bác Hồ tìm đường cứu nước và chuẩn bị vận động thành lập Đảng đã nhận thức được rằng : - Trong thời đại mới, sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc chỉ có thể gắn liền với cuộc cách mạng vô sản vai trò lãnh đạo là GCCN. Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ : (Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản( và (chỉ có CNXH và Chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên toàn thế giới khỏi ách nô lệ(. - Trong (Chính cương vắn tắt(, (Sách lược vắn tắt(, (luận cương chính trị( đều xác định : CMVN trước hết là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (CMDTDCND), sau đó là cách mạng XHCN, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. Mục đích cuối cùng là xây dựng Chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam. Từ khi có Đảng, đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH là ngọn cờ bách chiến bách thắng của CMVN. Đường lối kết hợp độc lập dân tộc và CNXH của Đảng ta là sản phẩm của sự kết hợp sáng tạo giữa Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh với thực tế CMVN. Thực chất của vấn đề giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH chính là quan niệm và cách giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với giai cấp, giữa cách mạng giải phóng dân tộc với xu thế thời đại của Đảng CSVN. - Dân tộc bao giờ cũng gắn liền với một giai cấp nhất định và bao giờ cũng được giải quyết theo quan điểm của từng giai cấp. Từ thế kỉ XVI, XVII, XVIII khi giai cấp tư sản là giai cấp tiên tiến đại diện cho phương thức sản xuất mới, dân tộc gắn với giai cấp tư sản thì cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sẽ mang thắng lợi cho chủ nghĩa tư bản. Từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, khi CNTB chuyển sang Chủ nghĩa đế quốc, tạo nên trạng thái thống nhất thế giới thông qua sự xâm chiếm và bóc lột các nước thuộc địa, và hầu hết các dân tộc đều bị nô dịch, lệ thuộc vào giai cấp tư sản. Từ đó, giai cấp tư sản không còn là giai cấp tiên tiến của thời đại và trở thành giai cấp phản động, ngăn cản dòng chảy của lịch sử. CNTB phát triển thì giai cấp vô sản ra đời, đó chính là GCCN. GCCN đại diện cho phương thức sản xuất mới, phương thức sản xuất XHCN đã thực sự trở thành giai cấp tiên tiến của dân tộc. Giai cấp vô sản (GCVS) ra đời thành trung tâm của thời đại, lợi ích của GCVS thống nhất với thời đại và có khả năng giương cao ngọn cờ dân tộc làm cách mạng vô sản lật đổ CNTB và xây dựng thành công CNXH . Từ đó đã phản ánh rõ nét là GCVS gắn liền CNXH, lấy Chủ nghĩa Mác-Lenin làm Chủ nghĩa cách mạng, làm lí luận, làm kim chỉ nam; CNXH lấy chủ nghĩa Mác-Lenin làm mục tiêu : GCVS gắn liền lợi ích của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm con đường cứu nước đã nhận thức rõ : Giải phóng dân tộc phải đi đôi với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, xóa bỏ cơ chế người bóc lột người, đưa cách mạng tiến lên con đường CNXH. Người khẳng định : Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường CMVS và (chỉ có giải phóng GCVS thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của CNCS và của cách mạng thế giới(. Tư tưởng về con đường giải phóng dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh phản ánh chính xác chân lí của thời đại : Ngày nay, vấn đề dân tộc chỉ được giải quyết đúng đắn theo lập trường của GCCN; công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc phải gắn bó với cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Nói cách khác độc lập dân tộc phải gắn với CNXH. Tư tưởng đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đảng CSVN, ngay từ khi mới thành lập, tiếp thu và phát triển thành đường lối giương cao ngọn cờ độc lập và CNXH và Đảng ta đã lãnh đạo CMVN đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. II. Thời kì cả nước thực hiện một chiến lược CMDTDCND (1930-1954) Trong thời kì này, CMDTDCND là mục tiêu trực tiếp, còn cách mạng XHCN mới chỉ là phương hướng, là triển vọng tiến lên của CMVN. Đặt CMDTDCND trong phương hướng, triển vọng tiến lên CNXH sẽ quy định tính triệt để của cuộc cách mạng, vì CMDTDCND do Đảng ta tiến hành là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, thuộc phạm trù cách mạng vô sản. Đó là điều kiện cơ bản để thực hiện cách mạng không ngừng từ CMDTDCND chuyển sang cách mạng XHCN. Nắm vững giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH ở giai đoạn này thể hiện giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. Hai nhiệm vụ này về cơ bản được tiến hành đồng thời, có quan hệ qua lại tác động lẫn nhau, nhưng nhiện vụ chống đế quốc và tay sai luôn được đặt lên hàng đầu, nhiệm vụ chống phong kiến được thực hiện từng bước hỗ trợ cho nhiệm vụ chống đế quốc. Các nhiệm vụ về xây dựng khối liên minh công nông, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất… đều dự trên cơ sở kết hợp giữa hai yếu tố giai cấp và dân tộc nhằm phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân tộc. Chứng minh là thắng lợi vĩ đại tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 là thắng lợi của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH của Đảng. III. Thời kì cả nước tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng (1954- 1975) Trong kháng chiến chống Mĩ xâm lược (1954-1975) Đảng ta đã chủ trương tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng, là một hình thái độc đáo, sáng tạo của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH là : cách mạng XHCN ở miền Bắc có tác dụng quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng cả nước, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. CNXH ở miền Bắc không còn là định hướng mà đã trở thành hiện thực; vì nhân dân cả nước đều có nhiệm vụ chống Mĩ, cứu nước, nên CNXH ở miền Bắc mang đặc điểm là CNXH thời chiến. Những thành tựu của việc xây dựng CNXH thời chiến ở miền Bắc là đã làm tròn nghĩa vụ đối với tiền tuyến lớn miền Nam và nghĩa vụ quốc tế, bảo đảm đời sống tối thiểu cho nhân dân để tiến hành kháng chiến lâu dài. CMDTDCND ở miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp đánh đuổi đế quốc Mĩ giải phóng miền Nam. Nhờ kết hợp và giương cao ngọn cờ ĐLDT và CNXH, xác định đúng vị trí và nhiệm vụ của cách mạng mỗi miền. Đảng ta đã phát huy được sức mạnh của độc lập dân tộc và CNXH ở miền Bắc và miền Nam để đánh Mĩ và thắng Mĩ, xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN, giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc. Đường lối chiến lược giương cao ngọn cờ ĐLDT và CNXH cho phép Đảng ta kết hợp được sức mạnh của dân tộc ta với sức mạnh của thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp to lớn trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc và CMDTDC ở miền Nam. IV. Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH từ 1975 đến nay : Thời kì cả nước quá độ lên CNXH Với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, CMVN chuyển sang thời kì mới, thời kì cả nước hòa bình, độc lập, thống nhất và đi lên CNXH. Sau khi hoàn thành cơ bản CMDTDCND trong phạm vi cả nước, Đảng ta đã chủ trương đưa cả nước bước vào thời kì quá độ tiến lên CNXH. Độc lập dân tộc và CNXH từ đây đã gắn liền với nhau. Sự kết hợp này, trong giai đoạn hiện nay, đạt tới đỉnh cao và cho phép phát huy sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh của thời đại. Độc lập dân tộc là điều kiện để nhân dân ta xây dựng CNXH nhưng CNXH lại củng cố độc lập dân tộc. CNXH mang lại nội dung thời đại cho độc lập dân tộc, làm cho độc lập dân tộc đầy đủ và có hiệu quả nhất. Vì thế, xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng XHCN ở nước ta. ( Củng cố nền độc lập dân tộc đã giành được là một điều bức xúc : Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau nhiều thập kỉ đấu tranh gian khổ, nhân dân ta đã giành được thắng lợi là : Độc lập tổ quốc, thống nhất nước nhà. Nhưng nền độc lập dân tộc chưa được củng cố. Nước ta còn nghèo đi lên từ nền sản xuất nhỏ, lạc hậu về kinh tế. Tuy giành được độc lập dân tộc, nhưng các thế lực thù địch thường xuyên chống đối ta bằng âm mưu (diễn biến hòa bình(, kết hợp việc răn đe bằng quân sự. Độc lập dân tộc chỉ được củng cố khi các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh phát triển vững mạnh, đủ sức đẩy lùi những thế lực phản động, chống đối từ bất cứ hướng nào. Yếu tố dân tộc phải được giải quyết theo lập trường giai cấp vô sản, nhưng vẫn được giữ ở vị trí hàng đầu. Tiếp tục phát huy chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần tự lực tự cường; xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; phát huy thế mạnh mà đất nước ta vốn có như : tài nguyên phong phú và đa dạng, nguồn lao động dồi dào. Cần phải xem xét đánh giá đúng đặc điểm tình hình của đất nước để qua đó xây dựng quan điểm tư tưởng giương cao ngọn cờ dân tộc phù hợp. Đảng phải đánh giá đúng vai trò của các thành phần kinh tế và gắn liền với nó, vị trí các giai cấp trong nền sản xuất xã hội. Qua một thời gian khá dài, Đảng ta đã phạm phải sai lầm và trả giá về quan điểm coi kinh tế TBCN và giai cấp tư sản trong thời kì quá độ như là sức cản cho LLSX phát triển. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp - Mĩ, với ngọn cờ độc lập dân tộc, Đảng ta đã phát động toàn dân tham gia kháng chiến đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập tự chủ cho dân tộc, thì ngày nay, Đảng ta cũng sẽ huy động được lực lượng toàn dân thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược là : xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngày nay, độc lập dân tộc vẫn đang là động lực lớn của cách mạng XHCN trong thời kì đổi mới xây dựng đất nước ta theo mục tiêu : (Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh(, vì đó là mục tiêu phù hợp lợi ích chung, lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp xã hội và mỗi cá nhân. ( Độc lập dân tộc là điều kiện để tiến lên CNXH, nhưng CNXH lại có tác động củng cố độc lập dân tộc : Độc lập dân tộc và CNXH là mối quan hệ. Từ khi Đảng ta ra đời cho đến nay, về cơ bản Đảng đã nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ đó. Tuy nhiên, có lúc Đảng ta cũng vi phạm những sai lầm như chưa đánh giá đúng yếu tố dân tộc và chưa có quan niệm khoa học về CNXH, vì bản thân CNXH không phải là khuôn mẫu có sẵn, mà là sự tìm tòi, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong mỗi giai đoạn cách mạng của nước ta. Từ những sai lầm, Đảng ta đã tổ chức những cuộc vận động cải cách, cải tiến quản lí nhằm củng cố mô hình CNXH cũ kém hiệu quả, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của đất nước. Từ những định hướng về cải cách quản lí như : cải cách mô hình hợp tác xã, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa có sự tham gia quản lí của Nhà nước đã cho những kết quả khả quan, vì nó phù hợp quy luật vận động khách quan của mô hình CNXH ở chặng đường đầu tiên của thời kì quá độ. Xác định mô hình đúng đắn của CNXH, Đảng ta đã lãnh đạo CMVN từng bước thoát khỏi khủng hoảng xã hội, bước bào thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Từ khi mô hình CNXH ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, một số ít người dao động, hoài nghi về mô hình và con đường đi lên CNXH ở nước ta, muốn đưa đất nước phát triển theo con đường TBCN. Nhưng dân tộc ta nhất định không chấp nhận con đường TBCN hay Chủ nghĩa xã hội dân chủ vì nhân dân ta đã hi sinh biết bao nhiêu xương máu mới giành lại được độc lập dân tộc, kiên quyết không nhấp nhận một mô hình nào khác với con đường đi lên CNXH mà Đảng ta đã vạch ra, vì nó sẽ dẫn đến kết cục là mất độc lập dưới hình thức này hay hình thức khác, nhân dân ta trở lại cuộc đời bị áp bức, bóc lột. Ngày nay, tuy hệ thống CNXH không còn, Việt Nam và một số nước CNXH khác mất một chỗ dựa quan trọng. Nhưng Đảng ta đã xác định dù bất cứ ở hoàn cảnh lịch sử nào, dù gặp nhiều khó khăn trở ngại, con đường CNXH sẽ mang lại độc lập tự do, cơm no áo ấm và hạnh phúc cho toàn dân tộc và CNXH sẽ được xây dựng thành công ở nước ta. Lịch sử dân tộc ta từng bước đã chứng minh được điều đó. Nhìn chung, trong thời gian qua, những sai lầm của Đảng ta là sai lầm về mô hình CNXH; mục tiêu và lí tưởng của CNXH vẫn sáng ngời chân lí. Thực hiện mục tiêu CNXH là thực hiện mục tiêu : dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Đây chính là nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân ta; CNXH là ngọn cờ là động lực mạnh mẽ của CMVN trong thời kì mới. ( Trong quan hệ giữa nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ, nhiệm vụ xây dựng vẫn phải ở vị trí ưu tiên : Đất nước ta hoàn toàn độc lập, thống nhất, hoàn cảnh quốc tế có nhiều thay đổi. Cuộc cách mạng Khoa học công nghệ hiện đại đã và đang cuốn hút tất cả các dân tộc trên hành tinh vào giai đoạn phát triển của sức sản xuất; xu hướng đối thoại thay thế dần xu hướng đối đầu, quan hệ hợp tác đa phương là điều kiện để các nước hòa nhập nền kinh tế thế giới. Đặc biệt là các nước đang phát triển tiếp nhận các thành tựu Khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới để phát triển. Từ trạng thái hai cực đối lập và xung đột chính trị, thế giới chuyển sang trạng thái đa cực. Hệ thống XHCN sau quá trình hình thành phát triển đã đi vào khủng hoảng trầm trọng, dù lịch sử còn nhiều biến đổi, con đường đi lên CNXH còn lắm chông gai, quanh co, trắc trở nhưng nhất định loài người sẽ tiến tới CNXH, vì nó phù hợp với sự vận động của quy luật khách quan của xã hội loài người. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ở vị trí ưu tiên xây dựng CNXH là đúng đắn. Việt Nam là quốc gia thống nhất, độc lập, tự chủ phát triển theo định hướng XHCN, đang hòa mình vào vận hội mới của thế giới với chủ trương thiết lập quan hệ hợp tác, hữu nghị với tất cả các nước trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị - xã hội trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, cùng có lợi và bình đẳng. Chính sách mở cửa làm bạn với tất cả bầu bạn năm châu, hợp tác trên mọi lĩnh vực. Các bước đi hòa nhập vào các hoạt động hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới đã góp phần giữ vững thế ổn định và phát triển trong hòa bình giữa các dân tộc; bạn giúp ta, ta giúp bạn, cùng phát huy tiềm lực của mỗi nước để phát triển xã hội đi đến phồn vinh. Ở trong giai đoạn cách mạng mới, sự kết hợp giữa độc lập dân tộc và CNXH được thể hiện trên phương hướng chiến lược của Đảng. Vì vậy, phương hướng chiến lược đúng đắn là điều quan trọng, nhằm biến phương hướng chiến lược trở thành mục tiêu cụ thể, thích hợp cho mỗi thời kì của cách mạng Việt Nam. (Xác định đúng đắn các chặng đường của thời kì quá độ, hoạch định chính xác nhiệm vụ, mục tiêu cho mỗi chặng đường mới bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa độc lập dân tộc và CNXH Sau khi đánh thắng đế quốc Mĩ, hoàn thành cơ bản cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chung trong cả nước, cả nước cùng tiến lên CNXH, nhân dân ta hết sức phấn khởi, phát huy khí thế chiến thắng bắt tay vào xây dựng chế độ mới với nhiều chủ quan. Khi bắt tay vào xây dựng, chúng ta gặp vô vàn khó khăn do xuất phát điểm của nền kinh tế là từ một nền sản xuất nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu lại chịu tác động hậu quả nặng nề của tàn dư chiến tranh để lại, đời sống nhân dân cực khổ trăm bề. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, trong kế hoạch 5 năm (1976 -1980) đã vạch mục tiêu : (Cải thiện một bước đời sống vật chất văn hóa của nhân dân tạo tích lũy cho công nghiệp hóa XHCN(. Ở đây, xét về mặt chủ quan tư duy lí luận, tư duy kinh tế chưa đổi mới, lại bỏ đi nhận thức đúng về bước đi ban đầu. Vì vậy, sau 5 năm gian khổ dày công xây dựng không đạt mục tiêu đề ra, đời sống nhân dân ngày càng thêm khó khăn. Đại hội Đảng lần thứ V xác định đổi mới từng phần, ổn định đời sống kinh tế - xã hội nhưng cơ bản chế độ tập trung quan liêu bao cấp vẫn ngự trị, nền kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn. Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Đảng ta đã khẳng định (Nhiệm vụ chung của những năm của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc công nghiệp hóa trong chặng đường tiếp theo(. Đại hội VI với đường lối đổi mới toàn diện, và qua 10 năm (1986- 1996), Đảng ta đã giành được nhiều thành tựu quan trọng về đổi mới tư duy lí luận; những thay đổi quan trọng về đời sống kinh tế, sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng hóa xuất khẩu, cải thiện đời sống nhân dân, quốc phòng và an ninh được giữ vững… Như vậy, lịch sử dân tộc ta đã chỉ rõ, chỉ xác định đúng đắn các chặng đường trong thời kì quá độ, xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi chặng đường mới kết hợp thành công độc lập dân tộc và CNXH. Đại hội Đảng lần thứ VII và VIII đều thực hiện tiếp tục tư tưởng đổi mới phù hợp diễn biến khách quan của tình hình kinh tế xã hội, chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự tham gia quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện vai trò tự chủ trong sản xuất của các đơn vị kinh tế quốc doanh và tư nhân, phát huy dân chủ, chỉnh đốn, đổi mới Đảng nhằm nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng… nhằm tạo nên sức mạnh to lớn của dân tộc, vì mục tiêu (dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. (Công nghiệp hóa -– hiện đại hóa nhằm xây dựng tổ quốc XHCN vững mạnh Chúng ta đã xác định cơ bản hoàn thành những nhiệm vụ của chặng đường đầu và đang bước vào chặng đường tiếp theo : công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Công nghiệp hóa là nhiệm vụ trọng tâm của thời kì quá độ, thông qua thực hiện đường lối công nghiệp hóa CNXH mới được xây dựng một cách bền vững. Đất nước ta đi lên CNXH từ nền tảng nền kinh tế thấp kém, khuynh hướng phát triển TBCN trong thời kì quá độ lên CNXH không thể không phát sinh. Chính vì vậy, cuộc đấu tranh giữa hai con đường diễn ra như một yếu tố khách quan. Công cuộc công nghiệp - hiện Đại hóa thành công sẽ hạn chế cao khuynh hướng độc lập dân tộc đi vào quỹ đạo TBCN. Với đường lối công nghiệp hóa - hiện đại hóa đúng đắn, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta sẽ tiến những bước quan trọng trên con đường xây dựng nước ta thành một nước XHCN, thực hiện được mục tiêu : dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. V. Ý nghĩa, bài học kinh nghiệm Nắm vững và giương cao ngọn cờ ĐLDT và CNXH là một bài học kinh nghiệm lớn, có tính chất bao trùm của Đảng ta vì : - Từ khi có Đảng đường lối đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử CMVN. Là ngọn cờ bách chiến, bách thắng của Đảng ta từ khi ra đời cho đến nay. - Với đường lối cơ bản này, Đảng ta đã giải quyết thắng lợi cơ bản về chiến lược, sách lược trong cách mạng DTDC cũng như trong cách mạng XHCN. Là cơ sở cho Đảng ta cụ thể hóa những đường lối, chủ trương, chính sách, mục tiêu của CMVN trong mỗi giai đoạn. - Cho phép Đảng ta khơi dậy được sức mạnh của quá khứ, của hiện tại, của tương lai, sức mạnh của dân tộc ta với sức mạnh của thời đại, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn để xây dựng tổ quốc Việt Nam. - Là cơ sở khoa học để đánh giá, xem xét qúa trình lãnh đạo cách mạng của Đảng cũng như cách mạng thế giới, củng cố lòng tin & xây dựng trách nhiệm của mình trong việc góp phần thắng lợi đối với sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới đi lên CNXH. VI. Tóm lại : Độc lập dân tộc gắn liền CNXH là một trong những nguyên nhân của mọi thắng lợi vẻ vang trong quá khứ, sẽ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là ngọn cờ bách chiến bách thắng của Đảng ta, nhất định sẽ giành được mọi thắng lợi của CMVN trong công cuộc đổi mới đi lên CNXH . Câu 6 : Phân tích nắm vững ngọc cờ độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội từ năm 1975 đến nay. BÀI LÀM I. Nội dung của bài học kinh nghiệm nắm vững và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và Chủ. các tầng lớp xã hội và mỗi cá nhân. ( Độc lập dân tộc là điều kiện để tiến lên CNXH, nhưng CNXH lại có tác động củng cố độc lập dân tộc : Độc lập dân tộc và CNXH là mối quan hệ. Từ khi Đảng ta. dân ta xây dựng CNXH nhưng CNXH lại củng cố độc lập dân tộc. CNXH mang lại nội dung thời đại cho độc lập dân tộc, làm cho độc lập dân tộc đầy đủ và có hiệu quả nhất. Vì thế, xây dựng CNXH và

Ngày đăng: 01/08/2014, 01:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BÀI LÀM

    • V. Ý nghĩa, bài học kinh nghiệm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan