Bài tập cơ bản về động học lực chất điểm

37 1.5K 0
Bài tập cơ bản về động học lực chất điểm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề 1 : CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU I. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự dời chỗ của vật đó theo thời gian ( hay thay đổi vị trí). Khi vật dời chỗ thì có sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác được coi là đứng yên. Vật đứng yên gọi là vật (làm) gốc (mốc). 1 Chất điểm (chỉ như một điểm hình học) : Một vật rất có kích thước rất nhỏ so với chiều dài quỹ đạo chuyển động của vật gọi là chất điểm. Chất điểm có thể được biểu diễn bằng một điểm hình học. Ví dụ : Một ôtô dài 4(m) đang chạy trên đường Hà Nội – Hải Phòng dài 105(km) được coi là chất điểm trên đường Hà Nội – Hải Phòng. Các vật mà ta nói đến trong chương này đều coi là những chất điểm. 2 Quỹ đạo : Tập hợp tất cả các vị trí của chất điểm chuyển động tạo ra một đường nhất định trong không gian, gọi là quỹ đạo của chất điểm. Quỹ đạo của chất điểm có thể là đường thẳng, đường tròn hoặc đường cong bất kì. Chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng được gọi là chuyển động thẳng. 3 cách xác định vị trí của một chất điểm Muốn xác định vị trí của một ôtô chẳng hạn( coi là chất điểm) chạy trên con đường thẳng, ta chọn một điểm O trên đường làm mốc và gắn vào nó trục Ox trùng với đường thẳng quỹ đạo của ôtô (vẽ hình). Vị trí của ôtô tại điểm M được xác định bằng tọa độ (trục Ox được chia độ theo đơn vị thích hợp). Nói chung để xác định vị trí của một chất điểm người ta chọn một vật làm mốc và gắn vào đó một hệ trục tọa độ vuông góc ( gọi tắt là hệ tọa độ), vị trí của chất điểm được xác định bằng tọa độ của nó trong hệ tọa độ này. 4 Cách xác định thời gian trong chuyển động + Khi vật chuyển động, vị trí của nó thay đổi theo thời gian, do đó ta phải biết tọa độ của vật ở những thời điểm khác nhau. Để xác định khoảng thời gian người ta dùng đồng hồ. Muốn xác định một thời điểm cụ thể, người ta chọn một gốc thời gian ( hay mốc thời gian), tức là thời điểm mà ta bắt đầu đo thời gian, và đo khoảng thời gian trôi đi kể từ gốc thời gian đến lúc đó bằng một chiếc đồng hồ. Nếu lấy gốc thời gian là thời điểm vật bắt đầu chuyển động ( thời điểm 0) thì số chỉ của thời điểm ta xét sẽ trùng với khoảng thời gian đã trôi qua kể từ gốc thời gian. Thời gian có thể biểu diễn bằng một trục số, trên đó gốc O được chọn ứng với gốc thời gian. + Thời điểm là trị số chỉ một lúc nào đó theo mốc thời gian và theo đơn vị thời gian đã chọn 5. Hệ qui chiếu : Để xác định vị trí của một vật phải chọn hệ qui chiếu Hệ qui chiếu bao gồm hệ tọa độ ( một chiều , hai chiều, ... ) gắn với vật mốc, đồng hồ và gốc thời gian 6 Phương trình chuyển động của chất điểm Là công thức xác định vị trí của chất điểm tại thời điểm t bất kì trên quỹ đạo, là mối tương quan hàm số giữa tọa độ và thời gian. 7 Độ dời và đường đi Độ dời của vật chuyển động thẳng là độ biến thiên tọa độ của vật : Đường đi của vật là chiều dài phần quỹ đạo mà vật vạch được khi chuyển động : s 8 Vận tốc và tốc độ : Để biết một vật chuyển động nhanh hay chậm trong khoảng thời gian người ta dùng khái niệm tốc độ và vận tốc : + Tốc độ trung bình = Quãng đường vật chuyển động thời gian vật thực hiện quãng đường + Vận tốc trung bình = độ dời thời gian vật thực hiện độ dời Question : Câu 1: Trường hợp nào dưới đây có thể coi vật là chất điểm ? A. Trái đất trong chuyển động tự quay quanh mình nó B. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau C. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước D. Giọt nước mưa lúc đang rơi. Câu 2: Một người chỉ đường cho khách du lịch như sau :” ông hãy đi dọc theo phố này đến bờ một hồ lớn. Đứng tại đó, nhìn sang bên kia hồ theo hướng tây Bắc, ông sẽ thấy tòa nhà của khách sạn S’. Người chỉ đường đã xác định vị trí của khách sạn S theo cách nào ? A. Cách dùng đường đi và vật làm mốc B. Cách dùng các trục tọa độ C. Dùng cả 2 cách A và B D. Không dùng 2 cách A và B Câu 3: Cho bán kính Trái Đất là R = 6400 km, bán kính quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là r = 150 triệu km. Hỏi có thể coi Trái Đất là chất điểm trong chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời không ? Hướng dẫn : Vì R

Ngày đăng: 31/07/2014, 21:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • A.vectơ gia tốc cùng phương, ngược chiều với các vectơ vận tốc

  • B.vectơ gia tốc cùng phương, cùng chiều với các vectơ vận tốc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan