CHỨC VỤ CỦA VUI THÍCH VÀ ĐAU KHỔ TRONG CUỘC SINH HOẠT VÀ TRONG SỰ GIÁO DỤC pot

5 198 0
CHỨC VỤ CỦA VUI THÍCH VÀ ĐAU KHỔ TRONG CUỘC SINH HOẠT VÀ TRONG SỰ GIÁO DỤC pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG III CHỨC VỤ CỦA VUI THÍCH VÀ ĐAU KHỔ TRONG CUỘC SINH HOẠT VÀ TRONG SỰ GIÁO DỤC I. Vui thích chỉ dẫn ta nhưng không chắc chắn. Phải dùng lý trí để xét lại nữa. Trong cuộc sinh hoạt, vui thích có 2 chức vụ : 1) Nó chỉ dẫn ta, cho ta biết cái nào hiện thời lợi cho ta. Nhưng những tập quán và di truyền làm sai lạc sự hoạt động của ta đi, không hợp với tự nhiên nữa, cho nên vui thích thường xui ta làm những việc mà sau ta phải hối hận. Những thị dục như hút thuốc, uống rượu, không phải là tự nhiên mà là do tập tục cả. Nếu ta theo sở thích của ta mà thoả mãn những thị dục đó thì nguy lắm. Vì vậy, khi loài người còn dã man, vui thích chỉ dẫn rất đúng, rất chắc. Loài người càng văn minh thì càng không tin được ở vui thích. Vả lại vui thích cũng có cái cao cái thấp, có cái vui cho vật chất, có cái vui cho trí não, có cái vui cho tâm hồn. Cái vui sau này cao nhất, bền bĩ nhất và ít mê hoặc nhất. Ta nên chọn nó . 2) Vậy vui thích chỉ dẫn không chắc chắn, ta còn phải hỏi lý trí của ta nữa. Nhưng nó giúp sức ta rất đắc lực vì nó khuyến khích ta, nâng đỡ ta. Hình như Hoá công đặt nó trên đường đời của ta để ta quên mệt nhọc, khỏi nản lòng mà cứ tiến tới. Nếu con đường đạo đức toàn những chông gai như nhiều người tin thì hỏi ai là người có can đảm đi đến cùng đường được ? II. Chức vụ của đau khổ quan trọng hơn chức vụ của vui thích Chức vụ của đau khổ cũng quan trọng như chức vụ của vui thích . Tự bản thể của nó thì đau khổ không phải là một cái hay, nhưng ảnh hưởng của nó nhiều khi lại rất tốt. Trước hết nó giúp ta biết thưởng thức cái vui. Ý đó, Musset đã diễn ra một cách hùng hồn trong bài Nuit d’Octobre của ông : “Nếu anh không tìm thấy vài tiếng khóc xưa ở trong hoa, cỏ, lá trong thơ của Petrarque, trong tiếng chim hót, trong nghệ thuật của Michel Agle, trong tự nhiên của Shakespeare thì anh có yêu những cái đó không?” Nhờ có đau khổ mà ta biết tránh những tai nạn nó rình ta. Thấy đau đớn trong cơ thể là ta phải tìm cách trừ nó ngay, chừa ngay những tật xấu, xa ngay những tửu sắc, bỏ thói lười biếng, vì những cái đó là kẻ thù ghê gớm của sức khỏe. Thấy buồn bực, nghi ngờ, lo lắng đó là những đau khổ của trí tuệ- là ta phải tìm tòi sự thực, phá cái ngu, bỏ tật lười của chúng ta đi. Sau cùng những đau khổ về tâm hồn giúp ta xét đoán sự vật, biết khinh những cái đáng khinh, trọng những cái đáng trọng. Đau khổ còn cho ta rõ tư cách của ta nữa. Nếu đời chỉ cho toàn vui thích thì ta cứ để mặc cho đời đưa đi, mà khí lực của ta dần dần phải nhụt. Có đau khổ ta mới biết phản động lại, làm những công việc lớn lao. Musset cũng lại hiểu rõ điều đó nữa. “Người là đồ đệ, đau khổ là ông thầy, không đau khổ thì không tự biết mình được. Ta phải nhận lễ rửa tội của đau khổ và cái gì cũng phải trả bằng cái giá đau đớn ấy. Định lệ đó nghiêm khắc nhưng tối cao, cũng như trái đất và số mạng ”. Cũng vì lẽ đó mà đau khổ giúp sự tiến hoá một cách đắc lực nhất. Vì muốn tránh đau khổ cho nhân loại mà các nhà bác học nhiệt tâm nghiên cứu và tìm được biết bao điều mới lạ. Nhờ có đau khổ mà các nhà nghệ thuật mới có những tuyệt phẩm. Sau cùng, có đau khổ, đức của ta mới tiến. Những người giàu có, sung sướng, mấy khi có lòng nhân vì không khổ nhiều thì không biết thương người.Và có đau khổ, hành vi của ta mới có giá trị. Nếu làm điều thiện mà không phải hy sinh nhiều hay ít thì ai chả làm được? III. Thiên chức của nhà giáo : làm cho học trò vui nhưng phải tập cho chúng chịu khó nhọc vào theo một kỷ luật nghiêm Nay ta xét vui thích và đau khổ giúp ta được những gì trong sự giáo dục. Trước hết ta chỉ cần xét trẻ xem chúng thích cái gì, ghét cái gì cũng đủ biết chúng có nết gì tốt, tật gì xấu. Biết chúng thích cái gì, chúng ta lại có thể lấy cái đó để dụ dỗ chúng được. Bernardin de Saint Pierre bảo muốn cho học trò mau thuộc những chữ cái thì cứ để trên mỗi chữ một cái kẹo. Biết bao bà mẹ đã theo lời khuyên đó. Phương pháp ấy tùy trường hợp mà có giá trị hay không. Đối với những trẻ nhỏ xíu, chưa có thể hiểu những lý do cao xa về tinh thần được thì ta nên dùng phương pháp đó. Cả những trò lớn hơn, ta cũng có thể dùng lời khen, lòng yêu của ta hay những phần thưởng như tranh ảnh để khuyến khích được . Nhiều người chỉ muốn tập cho trẻ biết tuân theo bổn phận thôi. Đã đành ta phải cố đạt tới lý tưởng đó. Nhưng ta cũng nên nhớ rằng không nên cầu điều gì quá sức người ta. Hỏi ngay trong bọn ta đã đứng tuổi cả rồi đây, có mấy người là có thể chỉ nghe theo bổn phận được không? Thế mà ta bắt trẻ con phải có hùng tâm mà người lớn không có đó ! Vui thích của ta có cái cao cái thấp thì chức vụ của ta chính là dạy bảo, dìu dắt trẻ cho chúng tuần tự biết thưởng thức những cái vui mỗi ngày mỗi cao . Đau khổ, tự bản thể của nó, là một điều không hay, vậy ta phải tránh cho trẻ khỏi đau khổ. Nhưng có lúc ta cũng phải dùng đến nó. Ngày xưa các thầy học dùng roi vọt để bắt học trò nghe lời. Bây giờ thì khác hẳn. Đánh học trò một cách tàn nhẫn là một điều đáng ghét thiệt, nhưng dạy nhân từ, phóng nhiệm bây giờ có hơn gì không? Bài học không vui, học trò không thấy ham thì không hiểu được, nhưng chỉ nghĩ cách làm vui học trò, san phẳng tất cả những nỗi khó khăn đi, cho học trò khỏi mệt óc, tức là không tập cho chúng sau này phấn đấu trên đường đời. Vậy chúng ta phải làm cho lớp học vui nhưng ta cũng phải tập cho học trò yêu sự làm việc, dù khó nhọc đi nữa, và bắt chúng theo một kỷ luật nghiêm để sau này chúng đủ sức chống chọi với những nỗi gian nan ở đời. Như vậy , mới là làm tròn thiên chức của ta . . III CHỨC VỤ CỦA VUI THÍCH VÀ ĐAU KHỔ TRONG CUỘC SINH HOẠT VÀ TRONG SỰ GIÁO DỤC I. Vui thích chỉ dẫn ta nhưng không chắc chắn. Phải dùng lý trí để xét lại nữa. Trong cuộc sinh hoạt, vui thích. cùng đường được ? II. Chức vụ của đau khổ quan trọng hơn chức vụ của vui thích Chức vụ của đau khổ cũng quan trọng như chức vụ của vui thích . Tự bản thể của nó thì đau khổ không phải là một. cho chúng chịu khó nhọc vào theo một kỷ luật nghiêm Nay ta xét vui thích và đau khổ giúp ta được những gì trong sự giáo dục. Trước hết ta chỉ cần xét trẻ xem chúng thích cái gì, ghét cái gì

Ngày đăng: 31/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan