THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VỚI VẤN ĐỀ ĐÌNH CÔNG CỦA CÔNG NHÂN NƯỚC TA docx

18 1.5K 20
THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VỚI VẤN ĐỀ ĐÌNH CÔNG CỦA CÔNG NHÂN NƯỚC TA docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Họ tên: LÊ QUANG TUYẾN Lớp : XHH54 MSV : 543703 BÀI TẬP XÃ HỘI HỌC CHÍNH TRỊ Đề tài: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VỚI VẤN ĐỀ ĐÌNH CÔNG CỦA CÔNG NHÂN NƯỚC TA I. Phần mở đầu 1.lý do lựa chọn đề tài Như chúng ta đã biết, Công đoàn là thành viên của hệ thống chính trị. Từ khi ra đời Công đoàn đã có được vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với lịch sử nước nhà. Công đoàn cùng với Đảng, Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên lãnh đạo công nhân, nông dân, trí thức và các tầng lớp lao động khác đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi cho dân tộc, giai cấp và cho người lao động. Khi đất nước thống nhất, Công đoàn vẫn gánh trên vai mình sứ mệnh lịch sử cao cả đó là bảo vệ lợi ích dân tộc, lợi ích của giai cấp mình bằng những việc làm cụ thể hữu ích. Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh. Để có thể nắm bắt được thời cơ và phát huy cao độ nội lực thì chúng ta cần phải quan tâm tới mỗi con người nói chung cũng như mỗi công nhân, lao động nói riêng. Việc bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân có liên quan tới: việc làm, thời gian lao động, tiền lương lao động, nhà ở, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, phòng chống độc hại Hiện nay, việc làm là vấn đề quan trọng, bức xúc đối với công nhân, lao động. Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, cho nên vấn đề việc làm của công nhân, lao động đã bớt gay gắt, tỷ lệ người không có việc làm giảm bớt. Tuy vậy, hàng năm vẫn còn từ 6 - 7% số công nhân lao động thất nghiệp và thiếu việc làm. Điều này đòi hỏi phải có những việc làm cụ thể, tích cực hơn nữa trong vấn đề này, bởi Việt Nam vẫn là nước có tỷ lệ thất nghiệp vào loại cao trên thế giới và khu vực. Tiền lương là nguồn thu nhập chính của công nhân, viên chức và lao động, tuy đã từng bước được nâng lên, nhưng còn thấp so với nhu cầu tối thiểu, chưa đáp ứng được mức sống và sự thay đổi cơ cấu tiêu dùng của người lao động, nhất là những công nhân, viên chức, lao động về nghỉ hưu, nghỉ hưởng trợ cấp một lần, nghỉ do sắp xếp lại sản xuất, lao động ngoài nguồn lương hưu hoặc trợ cấp; họ không có nguồn thu nhập khác. Do vậy, đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Điều kiện làm việc trong nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã, cơ sở sản xuất cá thể, tình trạng công nghệ, thiết bị lạc hậu, lao động thủ công, nặng nhọc và độc hại vẫn chiếm tỷ lệ cao; công nhân lao động vẫn phải làm việc trong điều kiện môi trường bị ô nhiễm, không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn lao động. Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp còn nghiêm trọng. Hàng năm, theo báo cáo chưa đầy đủ, có khoảng 4000 người bị tai nạn lao động, trong đó bị chết khoảng 400 người. Việc chăm sóc sức khoẻ, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động có nhiều nơi chưa quan tâm đúng mức, sức khoẻ của một bộ phận công nhân bị giảm sút. Các vi phạm về an toàn và vệ sinh lao động không được xử lý nghiêm minh, kịp thời. Trong 5 năm (1998 - 2002) thì vấn đề tranh chấp lao động tập thể và đình công diễn ra phức tạp và có xu hướng tăng lên. Bình quân hàng năm có trên 70 vụ, xảy ra trong tất cả các loại hình doanh nghiệp, tập trung nhiều ở các tỉnh, thành phố lớn và các khu công nghiệp tập trung, ở các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Từ những vấn đề trên cho ta thấy tổ chức Công đoàn cần lựa chọn những vấn đề trọng tâm, tập trung chỉ đạo nghiên cứu để cụ thể hoá thành chương trình hành động, để nâng cao đời sống công nhân, lao động; góp phần vào sự vững mạnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng, tính cấp thiết của tổ chức Công đoàn ở mỗi giai đoạn lịch sử, nhất là vai trò của Công đoàn với giải quyết việc làm, tiền lương, tiền công, công tác bảo hộ đối với công nhân, lao động tại công ty. Nghiên cứu vai trò của Công đoàn có ý nghĩa quan trọng không chỉ về lý luận mà cả về thực tiễn, nên tôi đã quyết định chọn đề tài: “ Thực trạng Vai trò của tổ chức Công đoàn đối vớivấn đề đình công của công nhân nước ta”. 2. mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 2.1 mục tiêu cụ thể Đề tài đi vào nghiên cứu thực trạng Vai trò của tổ chức Công đoàn đối với vấn đề đình công của công nhân nước ta trong thời gian gần đây. 2.2 mục tiêu nghiên cứu cụ thể  Nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển công đoàn trên thế giới và ở nước ta dể thấy sự giống và khác nhau của quá trình hình thành và phát triển của công đoàn nước ta với thế giới  Nghiên cứu những tính chất, nhiệm vụ, phương thức hoạt động và tổ chức của công đoàn Việt Nam để hiểu rõ hơn về công đoàn nước ta  Nghiên cứu về đình công : định nghĩa về đình công, nguyên nhân  Nghiên cứu thực trạng đình công của nước ta thời gian gần đây  Nghiên cứu thực trạng của vai trò công đoàn Việt Nam trong việc đình công của công nhân lao động trong thời gian gần đây để thấy được thực trạng hoạt động của công đoàn nước ta.  Nêu nguyên nhân và hướng giải quyết cho thực trạng trên  Chỉ ra những hướng nghiên cứu trong tương lai về lĩnh vực trên 2.2 phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu trong đề tài sử dụng là phương pháp thu thập thông tin và sử lý qua các nguồn tài liệu:  Các bài báo , tạp chí viết về thực trạng hoạt động của công đoàn Việt Nam  Luật công đoàn , và điều lệ của công đoàn Việt Nam  Các nghiên cứu, luận án, sách về công đoàn Việt Nam 3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Thời gian gần đây có rất nhiều bài viết, những luận án, những nghiên cứu khoa học về thực trạng hoạt động công đoàn nước ta như: Đề tài “ Vai trò của Công đoàn Tổng công ty Sông Đà với việc tổ chức phong trào thi đua trong công nhân viên chức – Lao động ” của Đỗ Minh Sang và sinh viên khoa xã hội học trường đại học Công Đoàn .Đề tài chỉ ra vai trò quan trọng của Công đoàn trong việc tổ chức phong trào thi đua trong công nhân viên chức lao động của Tổng công ty Sông Đà tuy nhiên đề tài chỉ dừng lại ở một phạm vi hẹp của một công ty và chỉ trong phong trào thi đua chứ chưa có sự bao quát chung nhất ở quy mô lớn và trong tất cả các hoạt động của công nhân viên chức lao động. Đề tài “vai trò của Công đoàn đối với công nhân, lao động tại công ty cổ phần dụng cụ số 1 trong giai đoạn hiện nay” Đề cương đề tài mã số:N0087 tuy đã chỉ ra vai trò của công đoàn trong rất nhiều hoạt động của công nhân nhưng cũng chỉ ở quy mô của một công ty nhất định và là công ty của nhà nước. Ngoài ra còn một số nghiên cứu như: cuốn sách nghiên cứu “Toàn Cầu Hóa Và Phong Trào Công Đoàn Quốc Tế” của nhiều tác giảxuất bản:8/2001,NXB;Lao động hay bài nghiên cứu “ Vai trò của Công đoàn Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế” của Nguyễn Viết Vượng PGS.TS,Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn đằg trên tạp chí cộng sản, số 14 năm 2007 và rất nhiều bài nghiên cứu khác II. Một số nết về công đoàn và đình công 1.Tổng quan về lịch sử ra đời của Công đoàn 1.1 Lịch sử ra đời và sự phát triển của Công đoàn trên thế giới Giữa thế kỷ 18, cuộc Cách mạng công nghiệp đã diễn ra ở Anh, sau đó tiếp tục ở nhiều nước khác. Cuộc cách mạng này bắt đầu từ việc phát minh và sử dụng các máy kéo sợi, máy dệt và đặc biệt là máy hơi nước cùng các máy móc khác, chuyển lao động bằng tay sang lao động bằng máy đưa năng suất lao động lên cao chưa từng thấy.Từ cuộc cách mạng công nghiệp, giai cấp công nhân và giai cấp tư sản đã ra đời. Hai giai cấp này đối lập nhau về quyền lợi. Do bị bóc lột tàn tệ, giai cấp công nhân đã đấu tranh chống giai cấp tư sản từ lẻ tẻ, rời rạc, tự phát dần dần thành cuộc đấu tranh của cả một phân xưởng, một nhà máy, một ngành, một địa phương. Trong đấu tranh, công nhân nhận thấy cần tập hợp lực lượng,thống nhất hành động mới bảo vệ được quyền lợi của mình. Do đó đã hình thành một tổ chức để đáp ứng yêu cầu ấy- đó là Công đoàn. Vậy nguyên nhân chủ yếu công đoàn ra đời là vì quan hệ lao động do mâu thuẫn trong mối quan hệ chủ thợ và để tập hợp bảo vệ quyền lợi của công nhân, công đoàn ra đời là tất yếu khách quan. Công đoàn ra đời đầu tiên ở Anh vào đầu năm 1776, Pháp năm 1789, Mỹ năm 1827, Đức năm 1848& Dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác, phong trào đấu tranh của công nhân ngày càng được củng cố. Để truyền bá Chủ nghĩa Mác vào sâu rộng trong giai cấp công nhân, Mác và Ăng-gen đã đứng ra thành lập Hội Liên hiệp Lao động quốc tế (tức Quốc tế thứ nhất) vào ngày 28-9-1864 ở Luân Đôn. Quốc tế thứ nhất đồng thời làm nhiệm vụ Quốc tế công đoàn, vạch ra cương lĩnh cơ bản và tích cực đấu tranh cho các yêu cầu cụ thể của công đoàn.Phong trào đấu tranh của công nhân và công đoàn ngày càng diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là sau Quốc tế II được thành lập ngày 14-5-1889 và trong những năm Chiến tranh thế giới lần thứ I tháng 8-1914. Thắng lợi Cách mạng tháng 10 Nga 1917 đã làm vang dội thế giới, giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga, thành lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới, phong trào công đoàn thế giới bước sang giai đoạn mới.Trong thời kỳ này, công đoàn Xô Viết có một vị trí cực kỳ quan trọng trong tổ chức công đoàn quốc tế. Từ sự thắng lợi của Cách mạng tháng 10 Nga, phong trào công nhân và công đoàn đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước khác trên thế giới như Ý, Hung-ra-ri& Sự ra đời của quốc tế III (1919) và Công hội Đỏ (RILU) năm 1921 đã đánh dấu một bước tiến mới của công đoàn thế giới.Chiến tranh thế giới lần II kết thúc, hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa ra đời thể hiện sự cân bằng lực lượng giữa Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa tư bản. Bấy giờ, tổ chức công đoàn đã tích cực tham gia quản lý kinh tế -xã hội. Trong thời kỳ này, nhiều tổ chức công đoàn ra đời tiêu biểu nhất là Liên hiệp công đoàn thế giới tháng 10-1945 (Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức này từ năm 1949); Liên hiệp Quốc tế các công đoàn tự do (1949). Những tổ chức công đoàn mang tính quốc tế này vẫn tồn tại cho đến ngày nay.Tuy nhiên, vào thập kỷ cuối của thế kỷ 20, khi chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, phong trào công đoàn thế giới đã có những khủng hoảng về kinh nghiệm, mô hình tổ chức, nội dung và phương pháp hoạt động. Ở các nước Xã hội chủ nghĩa còn lại như Việt Nam, Trung Quốc, Cu-ba, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, công đoàn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền đang tiến hành đổi mới để phù hợp với tình hình mới. Hiện nay, trong cơ chế thị trường đang diễn ra sôi động trên phạm vi toàn thế giới, các tập đoàn tài chính quốc tế, các công ty đa quốc gia đã áp dụng chính sách đầu tư linh hoạt và phương pháp quản lý mềm dẻo, tăng cường bóc lột công nhân. Thêm vào đó là tình hình việc làm của công nhân và người lao động trên thế giới đang trở thành vấn đề lớn.Vì vậy, công đoàn thế giới cần phải đổi mới, kiện toàn tổ chức công đoàn phải phấn đấu vươn lên không ngừng vì sự nghiệp hoà bình thế giới, ổn định kinh tế xã hội và bảo vệ người lao động.Trải qua một thời gian dài phát triển, nhiều tổ chức công đoàn ở các quốc gia đã có đủ điều kiện nhận thức và kinh nghiệm xây dựng tổ chức công đoàn, vai trò và vị trí công đoàn ngày càng được khẳng định. Nhiều tổ chức công đoàn đã đứng ra đấu tranh đòi dân chủ, công bằng xã hội, đưa ra nhiều kiến nghị đòi tăng tiền lương, giảm giờ làm, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống& cho người lao động. Từ khi ra đời cho đến nay, tổ chức công đoàn đã có nhiều đóng góp đáng kể cho tiến trình cách mạng thế giới. Ngày nay, công đoàn đã trở thành một tổ chức quan trọng trong hệ thống chính trị của nhiều quốc gia. 1.2 Lịch sử ra đời và sự phát triển của Công đoàn ở Việt Nam Sau Đại chiến thế giới lần thứ I, thực dân Pháp tiến hành ồ ạt đợt khai thác thuộc địa lần thứ II (1919-1929) ở nước ta. Đây là lúc giai cấp công nhân Việt Nam tăng nhanh về số lượng và chuyển biến mau lẹ về chất lượng. Đến cuối năm 1929, số công nhân chuyên nghiệp đã lên tới 22.000 người với cơ cấu thuần nhất, sống tập trung và phân bố đều trên địa bàn kinh tế cả nước.Ảnh hưởng từ Cách mạng tháng 10 Nga và sau đó đặc biệt là với sự truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lênin của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, phong trào công nhân Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, hoàn thành bước chuyển biến từ tự phát sang tự giác, từ đó, sự hình thành và phát triển của tổ chức công đoàn Việt Nam gắn chặt với cuộc vận động thành lập Đảng. Có thể nói, từ khi Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội được thành lập (tháng 6-1925) đến khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930) cũng là lúc xuất hiện các tổ chức công đoàn đầu tiên trong lịch sử phong trào công nhân nước ta. Các cuộc bãi công từ 1925 đã thể hiện rõ nét ý thức giai cấp, mục đích chính trị của cuộc tranh đấu. Từ những tổ chức tương tế buổi đầu đã dần dần xuất hiện các Công hội đỏ bí mật. Năm 1919, sau khi tham gia vụ binh biến Hắc Hải bị trục xuất về nước, đồng chí Tôn Đức Thắng đã lập ra Công hội đỏ Sài Gòn với nhiều cơ sở ở nhà máy đèn chợ Quán, xưởng Ba Son. Trong cuộc bãi công lịch sử ở Ba Son(tháng 8-1925), số hội viên Công hội đỏ ở Sài Gòn lên tới 300 người, ghi một dấu son trong lịch sử công nhân Việt Nam.Cùng lúc ấy, một số công nhân và thuỷ thủ Việt Nam làm việc ở Pháp và Trung Quốc được kết nạp vào Tổng công đoàn thống nhất Pháp và Hải viên Công hội (Công nhân tàu biển). Từ mùa thu 1928, khi Kỳ bộ Bắc kỳ của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội phát động phong trào vô sản hoá thì Công hội đỏ càng lớn mạnh nhất là ở Bắc kỳ- trung tâm của phong trào công nhân nước ta. Sau cuộc bãi công A-vi-a (tháng 6-1929) thắng lợi, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã triệu tập Hội nghị Công hội đỏ Bắc kỳ lần thứ I vào ngày 28-7-1929 tại số nhà 15 Phố Hàng Nón (Hà Nội). Hội nghị quyết định ra báo Lao động, tạp chí Công hội đỏ để đẩy mạnh công tác công vận.Công hội đỏ trong cao trào 1930-1931 đã có cơ sở mạnh mẽ khắp trong nước và đi đầu trong các cuộc bãi công mở đường cho việc thành lập Xô Viết Nghệ Tĩnh. Tháng 8-1930, thay mặt Đông phương Bộ của Quốc tế cộng sản, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã chỉ định Công hội đỏ Việt Nam cử đại biểu đi dự Đại hội Công hội đỏ quốc tế lần thứ VI ở Mát- xcơ-va. Khi ấy thông qua Công hội đỏ, đồng chí Trần Phú đã đi khảo sát phong trào công nhân Nam Định Hải phòng, Hòn Gai& để viết bản Luận cương chính trị lịch sử. Được cử làm trưởng ban Công vận trung ương, ngày 20-1-1931 tại Sài Gòn, đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã triệu tập Hội nghị công nhân Đông Dương lần thứ I vạch ra phương hướng tổ chức và đấu tranh cho phong trào công nhân và công đoàn.Trong thời kỳ mặt trận dân chủ Đông Dương (1936-1939) hưởng ứng phong trào Đông Dương đại hội và đòi tự do cơm áo hoà bình dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương hàng ngàn cuộc bãi công của nửa triệu công nhân tham gia đã nổ ra liên tiếp ở các thành phố lớn trong cả nước. Đầu năm 1937 công nhân đấu tranh sôi sục đòi quyền tự do lập nghiệp đoàn ở Hà Nội, Sài Gòn, Vinh& Mặc dù bọn phản động thuộc địa ngăn cản, nhiều nghiệp đoàn vẫn được thành lập và tự do hoạt động, báo chí vẫn tự do xuất bản và công khai tuyên truyền Chủ nghĩa Mác- Lênin. Chưa giành được toàn bộ quyền tự do nghiệp đoàn, công nhân Việt Nam không bỏ lỡ cơ hội lập các Hội ái hữu ở khắp nơi.Tháng 9-1939, Đại chiến Thế giới lần thứ II bùng nổ, các tổ chức của công nhân và công bộ công đoàn phải rút vào bí mật.Trong thời kỳ vận động Cách mạng tháng Tám (1939-1945), Hội công nhân cứu quốc - một lực lượng quan trọng của Mặt trận Việt Minh được thành lập nhất là ở Bắc và Trung Bộ. Hội công nhân cứu quốc vừa bí mật đấu tranh đòi quyền lợi hằng ngày, vừa tổ chức các đội võ trang làm nòng cốt cho cuộc nổi dậy ở đô thị.Cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân lao động Việt Nam từ chỗ là dân nô lệ mất nước đã đứng lên làm chủ đất nước, chủ xí nghiệp. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà- nhà nước do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Để thực sự thống nhất về tổ chức công đoàn, Hội nghị cán bộ công nhân cứu quốc họp ngày 20- 5-1946 quyết định đổi Hội công nhân cứu quốc thành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Ngày 20-7-1946, tại thủ đô Hà Nội, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam chính thức tuyên bố thành lập đánh dấu bước ngoặt của phong trào công đoàn Việt Nam với một tổ chức thống nhất và ổn định thật sự trong cả nước.Tháng 1-1949, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam lần thứ I họp ở Thái Nguyên đã bầu ra Ban chấp hành Trung ương do đồng chí Tôn Đức Thắng làm Chủ tịch danh dự và đồng chí Hoàng Quốc Việt làm Chủ tịch.Trong sự nghiệp cách mạng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền Nam (1954-1975), công đoàn Việt Nam lớn mạnh vượt bậc. Ngày 14-9-1957, Quốc hội nhất trí thông qua Luật công đoàn qui định vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của công đoàn Việt Nam.Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (tháng 9-1960), trong Đại hội công đoàn Việt Nam lần thứ II (tháng 2- 1961), Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đổi tên thành Tổng công đoàn Việt Nam cho phù hợp với tình hình mới. Tháng 2-1974, tiến hành đại hội Đại biểu lần thứ III.Khi nước nhà đã thống nhất từ năm 1978 đến nay công đoàn Việt Nam đã tiến hành 5 lần đại hội: Đại hội lần thứ IV (tháng 5-1978) và tiếp theo Đại hội công đoàn Việt Nam lần thứ V (tháng 11-1983), Đại hội công đoàn lần VI (tháng 10-1988), Đại hội công đoàn lần VII (tháng 11-1993), Đại hội công đoàn lần VIII (tháng 11-1998). Đặc biệt tại Đại hội công đoàn lần VI, đại hội quyết định đổi tên Tổng công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam nhằm xác định rõ nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, hoạt động công đoàn không thể chú trọng đến đối tượng công nhân- viên chức trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước mà phải mở rộng đến mọi công nhân lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Để định hướng và xây dựng nền tảng cho hoạt động công đoàn trong giai đoạn mới, Nhà nước ta đã ban hành Luật công đoàn được Quốc hội thông qua ngày 30-6-1990 thay cho Luật công đoàn 1957; đồng thời các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc của Công đoàn Việt Nam đã thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam, và Điều lệ Công đoàn Việt Nam hiện hành được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX thông qua vào ngày 13/10/2003. Đại hội lần IX công đoàn Việt Nam đã thành công tốt đẹp, với sứ mệnh lịch sử của mình công đoàn sẽ tiếp tục là một nhân tố không thể thiếu được trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu không ngừng cho sự nghiệp công đoàn, cho việc bảo vệ quyền lợi của người lao động. 2. khái niệm, tính chất và chức năng công đoàn Việt Nam 2.1 Khái niệm ( theo điều 1, chương 1 của luật công đoàn việt nam) Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động Việt Nam (gọi chung là người lao động) tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Ðảng cộng sản Việt Nam; là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam; là trường học chủ nghĩa xã hội của người lao động. II.2Tính chất công đoàn Việt Nam  Tính chất của một tổ chức là đặc điểm riêng tương đối ổn định của tổ chức, để từ đó phân biệt tổ chức đó với đó chức khác. Công đoàn Việt Nam có tính chất giai cấp của giai cấp công nhân và tính chất quần chúng rộng lớn.  Biểu hiện tính chất giai cấp công nhân của • Công đoàn Việt Nam đoàn Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. • Hoạt động của Công đoàn Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu chính trị của Đảng đề ra và thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng chế độ xã hội mới không có người bóc lột người. • Xây dựng tổ chức Công đoàn Việt Nam đảm bảo thống nhất hành động của giai cấp công nhân Việt Nam. • Xây dựng đội ngũ cán bộ Công đoàn theo đường lối cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam. • Tổ chức và hoạt động Công đoàn quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ - một nguyên tắc tổ chức của giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam.  Biểu hiện tính chất quần chúng của Công đoàn Việt Nam • Công đoàn Việt Nam kết nạp đông đảo công nhân, viên chức và lao động vào tổ chức Công đoàn. Mọi người công nhân, viên chức và lao động đều có quyền tự nguyện gia nhập và ra khỏi tổ chức Công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. • Cơ quan lãnh đạo của Công đoàn Việt Nam bao gồm những người được quần chúng người lao động tín nhiệm để đại diện cho họ. • Nội dung hoạt động của Công đoàn Việt Nam đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của người lao động. • Cán bộ Công đoàn trưởng thành từ phong trào công nhân, từ phong trào quần chúng ở cơ sở.Hai tính chất của Công đoàn nêu trên có mối quan hệ gắn bó với nhau và đều quan trọng như nhau. II.3Chức năng của công đoàn Việt Nam ( theo điều 2 chương 1 luật công đoàn)  Chức năng của một tổ chức là sự phân công tất yếu, sự quy định chức trách một cách tương đối ổn định và hợp lý trong điều kiện lịch sử – xã hội nhất định.  Chức năng của Công đoàn mang tính khách quan, nó được xác định bởi tính chất, vị trí và vai trò của tổ chức Công đoàn. Song từng điều kiện lịch sử và phát triển kinh tế, xã hội, các chức năng của Công đoàn được bổ sung nội dung, ý nghĩa mới cho phù hợp.  Chức năng của công đoàn Việt nam được quy định tại điều 10 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 và bổ sung tháng 12 năm 2001 tại đại hội X kỳ họp thứ 10 và điều 2 Luật Công đoàn  Công đoàn Việt Nam có ba chức năng. • Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động • Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế xã hội, quản lý Nhà nước trong phạm vị chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật. • Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và phát triển bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. 3. Nguyên tắc hoạt động và hệ thống tổ chức của công đoàn Việt Nam 3.1 Nguyên tắc hoạt động (http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/bai-2-nguyen-tac-phuong-phap-hoat- dong-cong-doan.564193.html Nguyên tắc là những tập hợp quy định, quy tắc chỉ đạo hành động. Nguyên tắc hoạt động Công đoàn là những quy định cơ bản, ổn định; là chuẩn mực để hướng dẫn nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động, thực hiện chức năng của Công đoàn và được thiết lập ngay từ ngày đầu xuất hiện tổ chức. Công đoàn Việt Nam hoạt động dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản sau:  Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng  Liên hệ mật thiết với quần chúng  Đảm bảo tính tự nguyện của quần chúng  Tập trung dân chủ 3.2. Hệ thống tổ chức công đoàn Việt Nam ( nguồn từ công đoàn bộ khoa học và công nghệ) 3. Về đình công 3.1 Đình công là gì? Đình công – bãi công là một sản phẩm của nền kinh tế thị trường. Đình công là sự kiện lao động đình lại vì nhiều công nhân viên từ chối tiếp tục làm việc. Đình công có ảnh hưởng bắt đầu từ cách mạng công nghiệp khi lao động đã tập trung số lượng lớn (trước thời kỳ này cũng có nhưng không được xem xét do tính chất chưa đủ để tạo nên bản chất của đình công) Đình công thường xảy ra khi công nhân viên bất bình với giới chủ. Đình công được chính thức công nhận vào đầu thế kỷ 20 (trước đó, do thế lực của giới tư bản, đình công được xem là bất hợp pháp) 3.2 Đình công- sản phẩm của nền kinh tế công nghiệp Đình công ra đời đồng thời với nền kinh tế công nghiệp tập trung vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1. Đình công nổ ra khi giữa người làm công và giới chủ xảy ra xung đột về quyền lợi mà không thể giải quyết qua các phương thức đàm phán khác. Theo An Nguyên, Rice University, nhìn từ góc nhìn của lý thuyết mặc cả đình công là một thủ thuật trong một chiến lược có tính toán để người lao động mặc cả với giới chủ. Đình công tự nó không thần thánh hay xấu xa mà chỉ là một phương thức của người yếu thế sử dụng để đấu tranh với người chủ. Nhưng thường vì lợi ích đôi bên (nhu cầu về quyền lợi) các cuộc đình công thường được giải quyết. Có thể xem đình công là khủng hoảng nhất thời và lành mạnh để duy trì một mối quan hệ lâu bền. 3.3 Nguyên nhân sảy ra đình công Giữa chủ và thợ có mối quan hệ kép. Nếu xem lợi nhận là miếng bánh được chia làm 2 phần thì đình công thường là sự tranh giành tỷ lệ giữa 2 phần bánh. Tuy nhiên, khi đình công xảy ra, cả cái bánh có thể bị nhỏ lại (giảm sản lượng) hoặc mất đi (phá sản). Xét về mặt giới chủ, luôn muốn lợi nhuận ở mức cao nhất nên tìm cách giảm chi phí trả lương hoặc tăng cường chính sách cho giới làm thuê mà điều này làm nhỏ đi phần lợi nhuận của giới chủ. Giới làm công lại muốn tỷ lệ này tăng lên, một khi giới làm công thấy miếng bánh lớn mà mình được chi phần nhỏ thì sẽ có các hình thức đấu tranh để giành được nhiều hơn. Đình công là một trong những phương pháp đó. Đình công nổ ra khi giữa chủ và thợ không thể đối thoại và không có thông tin về nhau. Vì thế, công đoàn đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đình công của công nhân. Với vai trò của mình, công đoàn có thể kiểm chứng thông tin về miếng bánh và đại diện công nhân mặc cả về điều kiện lao động. Tuy nhiên, mặc cả tập thể và đình công là nhu cầu thiết yếu và tự thân của người lao động, các thể chế chính thức chỉ có vai trò xúc tác giảm hoặc tăng chứ không thể dứt hẳn. Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh. III.Thực trạng vai trò của tổ chức công đoàn đối với phong trào đấu tranh của công nhân nước ta”. 1. Thực trạng về phong trào đình công của công nhân nước ta trong thời gian gần đây. Trong những năm trở lại đây phong trào đình công ở nước ta diễn ra rất nhiều, và quy mô ngày một lớn, cụ thể như: Năm 2006, cả nước xảy ra 387 vụ đình công, năm 2007 xảy ra 541 vụ; song chỉ riêng 3 tháng đầu năm 2008 đã có tới gần 300 vụ. Hầu hết những cuộc đình công từ năm 2006 trở lại đây có sự thay đổi từ đòi quyền sang đòi lợi ích. Xu thế này cho các cuộc đình công đang có giấu hiệu tăng một cách nhanh chóng . Điều đáng nói ở đay là hầu hết cá vụ đinh công xảy ra ở những công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh. Đó là số liệu hững năm về trước, cụ thể những năm gần đây phong trào đình công diễn ra một cách rầm rộ hơn, với quy mô lớn hơn rất nhiều. Số liệu thống kê cho thấy trong giai đoạn 2009-2010, có 3.620 vụ đình công trong khắp nước. Riêng trong quý đầu năm 2011 này cũng đã xảy ra 220 cuộc đình công.Theo bà Nguyễn Thị Thảo, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp luật Công đoàn thuộc Liên đoàn Lao động TP Hà Nội, thì trong những năm gần đây, số vụ tranh chấp lao động ngày càng nhiều tại khu vực Hà Nội, liên quan đến yêu sách của công nhân về quyền lao động và lợi ích của họ. Trong khi đó tình trạng đình công ở khu vực Saigòn cũng trên đà gia tăng.Phó Trưởng Phòng Nghiệp vụ Toà Lao động, ông Phạm Công Bảy, cho biết nội dung tranh chấp lao động cũng ngày càng gay gắt, phức tạp hơn, mà trong những năm gần đây, yêu sách của giới công nhân chủ yếu đòi đấu tăng lương, được hưởng phúc lợi, bảo hiểm xã hội, bồi thường thiệt hại… Theo thống kê của ngành lao động thì từ năm 1995 đến năm 2006 ở Việt Nam đã xảy ra 1.250 cuộc đình công. Trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước có 87 cuộc, chiếm 7%; khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có 838 cuộc, chiếm 67%; khu vực doanh nghiệp dân doanh có 325 cuộc, chiếm 26%. Các cuộc đình công chủ yếu diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh với 504 cuộc, chiếm 40,3%; Bình Dương với 279 cuộc, chiếm 22,3%; Đồng Nai với 258 cuộc, chiếm 20,7%; các tỉnh còn lại chỉ có 209 cuộc, chiếm 16,7% Tính riêng năm 2009, cả nước xảy ra 216 cuộc đình công. Số cuộc đình công hầu hết vẫn diễn ra ở những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 157 cuộc, chiếm 72,6%. Còn theo Văn phòng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm 2010 đã xảy ra 64 vụ đình công. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực lao động thì con số này chưa thể hiện đầy đủ, bởi trên các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh cho thấy các cuộc đình công vẫn tiếp tục gia tăng. Cụ thể những ngày đầu năm 2010 mặc dù tình hình kinh tế đang có dấu hiệu hồi phục nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn xảy ra đình công. Đáng chú ý là số nhiều các vụ đình công vẫn xảy ra ở các DN có vốn nước ngoài. Vụ đình công mới đây nhất xảy ra tại Công ty TNHH Endo Stainless Steel (100% vốn Nhật Bản) tại Khu công nghiệp Nội Bài (Hà Nội), tiếp theo là Công ty TNHH Bando Vina (đóng tại xã Thanh Điền, huyện Châu Thành, Tây Ninh) Hầu hết lý do mà các công nhân đưa ra để họ tổ chức đình công ở tất cả các DN đều tập trung vào các vấn đề, như làm tăng ca, điều kiện làm việc, sinh hoạt không bảo đảm, lương thưởng quá thấp không lo đủ cho cuộc sống; thực hiện một số nội quy, quy định quá khắt khe đối với người lao động không những không khuyến khích người lao động tăng năng suất mà còn có tác động ngược trở lại Chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm 2011, đã có 220 cuộc đình công tại Việt Nam: “Thông tin từ báo Lao Động hôm Thứ Tư 20-4-2011”. Bản tin trên báo nhà nước nhan đề “Gia tăng [...]... về vấn đề sử dụng lao động của giới chủ trong thời gian gần đây Vậy thực tế vai trò của công đoàn đối với việc giải quyết vấn đè này như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong phần dưới đây 2 Thực trạng vai trò của tổ chức công đoàn đối với phong trào đấu tranh của công nhân 2.1 Thực trạng Hiện nay trên cả nước ta có tới 85% doanh nghiệp dân doanh và 65% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa có công. .. thể công nhân để tổ chức đình công Tất cả các công đoạn này đều do tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp thực hiện Thế nhưng, hơn 1.000 cuộc đình công diễn ra suốt 10 năm qua, đặc biệt, những cuộc đình công tự phát gần đây đều không thực hiện đúng theo quy trình này và hầu hết không có sự tham gia của tổ chức công đoàn Điều này không chỉ cho thấy một số điểm trong Luật của chúng ta chưa sát với thực. .. sống của công nhân lao động cũng đựơc chăm lo đầy đủ hơn, lương thưởng cao hơn; Tích cực tham gia vào các hoạt động của Công đoàn cơ sở để phát huy hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn; Đấu tranh để đòi quyền thành lập Công đoàn; Có ý thức xây dựng mối quan hệ hài hòa đối với người sử dụng lao động IV Hướng nghiên cứu trong tương lai Từ thực trạng vai trò của tổ chức công đoàn đối với vấn đề đình công. .. của công nhân đã mở ra cho chúng ta hướng nghiên cứu chủ yếu trong tương lai như sau  Thực trạng vai trò của tổ chức công đoàn tại các doanh nghiệp có vồn đầu tư nước ngoài  Vai trò của công đoàn trong việc đảm bảo tiền lương và thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp  Vai trò của công đoàn trong tham gia giải quyết việc làm và đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần người lao động  Vai trò của. .. 14, Luật Lao động hiện hành thì tất cả các công đoạn để tổ chức một cuộc đình công đều do tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp thực hiện Thế nhưng, hơn 1.000 cuộc đình công diễn ra suốt 10 năm qua, đặc biệt, những cuộc đình công tự phát gần đây đều không thực hiện đúng theo quy trình này và hầu hết không có sự tham gia của tổ chức công đoàn Một cuộc đình công được coi là hợp pháp khi diễn ra theo... động của công đoàn Từ những báo cáo trên cho ta thấy một điều hoạt động của công đoàn tại các công ty có vốn nước ngoài là khá mờ nhạt nhất là trong việc giải quyết tranh chấp lao động Và thực tế từ các cuộc đình công là việc công nhân chủ yếu đình công ở các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, đáng lẽ ra tại những nơi này tổ chức công đoàn phải hoạt động mạnh, có tiếng nói để bảo vệ cho người lao động nước. .. vào công đoàn và còn có xu hướng dần coi công đoàn như kẻ tay sai của giới chủ xu hướng đó diễn ra phổ biến ở các công ty, xí nghiệp không phải của nhà nước Một công nhân tại Bình Dương nói về mức lương hiện nay và vai trò của công đoàn: “Vào làm thì có thang lương, hiện nay lao động bình thường được trả tám chín trăm ngàn một tháng, cộng với tăng ca đuợc chừng trăm đô Công đoàn của công ty nhà nước. .. • SỔ TAY CÔNG ĐOÀN >> Tháng 6 năm 2010 >> Công đoàn Việt Nam trong thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích của người lao động” http://www.congdoanbinhthanh.org.vn/detail.aspx? malsp=10336&masp=1033341 • Vai trò của công đoàn đối với công nhân tại Việt Nam hiện nay.Gia Minh, phóng viên đài RFA http://www.rfa.org/vietnamese/vietnam/HowTradeUnionCanHelpVNWorkers_GMinh20061020.html • Vai trò của công đoàn. .. có công đoàn cơ sở( theo tổng cục thống kê) Điều này cho thấy một thực tế rằng hệ thống tổ chức công đoàn tại các công ty của chúng ta còn rất ít và thiếu trầm trọng, điều đó dẫn tới việc những quyền lợi của công nhân ở các công ty đó không được đảm bảo và không có ai dứng ra bảo vệ họ mỗi khi có tranh chấp với giới chủ Tuy nhiên ở các công ty, xí nghiệp có tổ chức công đoàn thì hoạt động của họ ra... nhưng công đoàn công ty nuớc ngoài thì không bảo vệ cho dân mình.”( theo báo lao động) Trong một bài báo cáo kết quả khảo sát thực tế của viện công nhân và công đoàn năm 2009 về tình hình quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong phần đánh giá về hoạt đọng của công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp đã cho ta thấy vai trò rất mờ nhạt của công đoàn trong các tranh chấp của công . CHÍNH TRỊ Đề tài: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VỚI VẤN ĐỀ ĐÌNH CÔNG CỦA CÔNG NHÂN NƯỚC TA I. Phần mở đầu 1.lý do lựa chọn đề tài Như chúng ta đã biết, Công đoàn là thành viên của hệ. không chỉ về lý luận mà cả về thực tiễn, nên tôi đã quyết định chọn đề tài: “ Thực trạng Vai trò của tổ chức Công đoàn đối vớivấn đề đình công của công nhân nước ta . 2. mục tiêu và phương pháp. động và tổ chức của công đoàn Việt Nam để hiểu rõ hơn về công đoàn nước ta  Nghiên cứu về đình công : định nghĩa về đình công, nguyên nhân  Nghiên cứu thực trạng đình công của nước ta thời

Ngày đăng: 31/07/2014, 14:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Các bài nghiên cứu

  • Viện Công nhân và Công đoàn.Báo cáo kết quả khảo sát thực tế Về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan