Chú ý phòng trị bệnh viêm phổi và ỉa chảy cho bê sữa ppt

5 260 0
Chú ý phòng trị bệnh viêm phổi và ỉa chảy cho bê sữa ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chú ý phòng trị bệnh viêm phổi và ỉa chảy cho bê sữa Bệnh viêm phổi - ỉa chảy có thể xảy ra quanh năm ở các cơ sở chăn nuôi bò. - Tác nhân gây bệnh là do một số vi khuẩn đường hô hấp, trong đó 4 loài vi khuẩn có độc lực mạnh thường gặp trong các trường hợp bê bị viêm phổi - ỉa chảy là: Vi khuẩn song cầu phế viêm (Diplococcus pneumo- nia), xạ khuẩn phế viêm (Acti- nobacillus sommus), vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus aureus) và vi khuẩn tụ huyết trùng (Pas- teurella hemolitica). - Bệnh chỉ xảy ra ở thể cấp tính, diễn biến nhanh từ 2-4 ngày. Bê bị bệnh thể hiện: Sốt cao đột ngột, nhiệt độ thân từ 40,5 - 420C, li bì làm cho bê mệt lả, nằm bệt, ăn ít hoặc bỏ ăn; một số bê ở lứa tuổi trên dưới 1 tháng, khi sốt cao có kèm theo hội chứng co giật, run rảy, bê thở nhanh và thở khó tăng dần, hiện tượng ho cũng xảy ra ở 50% số bê bị bệnh; nước mắt, dịch mũi và nước rãi chảy liên tục. Cùng với các triệu chứng hô bấp, bê ỉa chảy, phân có màu trắng xám, vàng xám, có mùi tanh, đôi khi có máu trong phân. - Ở các cơ sở chăn nuôi, người ta có thể dễ dàng đoán bệnh, căn cứ vào lứa tuổi của bê (1-3 tháng); dấu hiệu lâm sàng: Vừa viêm đường hô hấp, vừa viêm ruột, ỉa chảy. Tuy nhiên, việc tìm vi khuẩn gây bệnh bằng nuôi cấy bệnh phẩm vẫn rất cần thiết để từ đó xác định được sự mẫn cảm của vi khuẩn với các kháng sinh điều trị và xây dựng phác đồ điều trị thích hợp, có hiệu lực cao. Điều trị bệnh cho bê theo 1 trong 2 phác đồ sau: Phác đồ 1. * Thuốc điều trị: Ampicillin: Dùng liều 30 mg/kg thể trọng phối hớp với Gentamycin: Dùng liều 4-5 đơn vị/kg thể trọng, thuốc tiêm liên tục 4-5 ngày liền. Chú ý: Không được tiêm hai kháng sinh trong cùng 1 ống tiêm; chia liều thuốc làm 2 lần tiêm. Kết hợp với thuốc tiêm, cho bê uống Bisepton với liều 30 mg/ kg thể trong trong 4-5 ngày liền. * Thuốc trợ sức: Tiêm truyền huyết thanh mặn ngọt hoặc dung dịch Ringer Lactat cho bê; Kết hợp tiêm long não nước, Vita- min B1, Vitamin C. Liều truyền dịch: 1,5 - 2 lít huyết thanh/100 kg thể trọng. Phác đồ 2. * Thuốc điều trị: Oxytetracyclin: Dùng liều 20 mg/ kg thể trọng, phối hợp với Tiamulin: Dùng liều 20 mg/kg thể trọng: dùng thuốc liên tục 4-5 ngày. Không được tiêm 2 loại thuốc trong cùng một ống tiêm: liều thuốc chia làm 2 lần tiêm trong ngày. * Thuốc trợ sức: Như phác đồ 1 * Hộ lý: Như phác đồ 1. Phòng bệnh: Thực hiện đồng bộ 3 biện pháp sau: - Trước khi vào vụ ĐX cần sửa lại chuồng cho bê đảm bảo: Kín ấm, sạch sẽ và thông thoáng. - Thường xuyên theo dõi đàn bê, phát hiện sớm bê bị bệnh, cách ly điều trị kịp thời, tránh được hiện trạng lây nhiễm bệnh trong đàn bê. - Nuôi dưỡng và chăm sóc bê chu đáo với khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, có bổ sung tiêm Prêmix khoáng và Prêmix Vitamin. PGS.TS.Phạm Sỹ Lăng - Báo nông nghiệp số 195 ra ngày 30/9/2003 . Chú ý phòng trị bệnh viêm phổi và ỉa chảy cho bê sữa Bệnh viêm phổi - ỉa chảy có thể xảy ra quanh năm ở các cơ sở chăn nuôi bò. - Tác nhân gây bệnh là do một số vi. dễ dàng đoán bệnh, căn cứ vào lứa tuổi của bê (1-3 tháng); dấu hiệu lâm sàng: Vừa viêm đường hô hấp, vừa viêm ruột, ỉa chảy. Tuy nhiên, việc tìm vi khuẩn gây bệnh bằng nuôi cấy bệnh phẩm vẫn. trường hợp bê bị viêm phổi - ỉa chảy là: Vi khuẩn song cầu phế viêm (Diplococcus pneumo- nia), xạ khuẩn phế viêm (Acti- nobacillus sommus), vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus aureus) và vi khuẩn

Ngày đăng: 31/07/2014, 14:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan