Lịch sử kiến trúc phương Tây - Bài 1 ppt

6 2K 29
Lịch sử kiến trúc phương Tây - Bài 1 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lịch sử kiến trúc phương Tây Bài 1 : KIẾN TRÚC AI CẬP CỔ ĐẠI Chương I : CÁC ẢNH HƯỞNG TỰ NHIÊN & XÃ HỘI 1. Địa lý: - Đầu mối giao thông quan trọng giữa Châu Á, Âu và Phi. - Tập trung ở dải phù sa hẹp ven 2 bờ sông Nile. Đất đai màu mỡ → tập trung dân cư đông. Toán học, thiên văn học ↑ (đo đạc ruộng sau mùa lũ lụt) → XD chính xác. 2. Khí hậu: nóng khô → không cần nhiều cửa sổ (mảng tường lớn trang trí), không cần mái dốc để thoát nước nhanh, kiến trúc tồn tại gần như vĩnh cửu. 3. Vật liệu xây dựng: - Nhiều đá: đá vôi trắng (ốp mặt KTT), sa thạch (mềm, đễ đục, làm lõi KTT), đá hoa cương đỏ để trang trí, đá đen, thạch anh. - Gỗ ít → ít dùng trong kiến trúc, làm hòm ướp xác. - Bùn trộn lau sậy → làm mái bằng, vách, tường → tạo gờ Ai Cập (gorge l’Egypte) 4. Xã hội: - Chiếm hữu nô lệ, pharaon ngự trị tuyệt đối nhờ đồng nhất thần qyền và vương quyền. (pharaon đồng nhất với thần linh). Kiến trúc thô nặng, bí hiểm (khó gặp pharaon). Khắc phục thiên nhiên → cúng bái → XD nhiều đền thờ. - Giai cấp : pharaon → tăng lữ → thư lại (ghi chép trên giấy papyrus), quan lại, quý tộc → nông dân công xã (do phải hợp sức làm nông nghiệp), thợ thủ công → nô lệ. 5. Tôn giáo: - Đa thần giáo: Ammon (Thần mặt trời), Osiris (Thần chết), Seth (Thần ác), Serapis Thần bò), Hathor (Thần tình yêu). - Người Ai Cập tin vào sự tồn tại vĩnh viễn của kiếp sau, coi kiếp sống hiện tại chỉ là tạm thời. Ướp xác để sau này linh hồn K’a tái nhập vào → sống ở kiếp sau → Xây lăng mộ bề vững lâu dài để bảo quản thân xác. 6. Kinh tế: - Nông nghiệp ↑ → thiên văn và toán học ↑. - Các nghề thủ công phục vụ pharaon và tăng lữ, quan lại ↑. 7. Lịch sử các thời kỳ kiến trúc: + Thời kỳ Cổ Vương quốc (3000-2000 TrCN): thủ đô Memphis, xuất hiện và phát triển loại hình mastaba và kim tự tháp. + Thời kỳ Trung Vương quốc (2000-1600 TrCN): thủ đô Thebes, lăng mộ nhỏ hơn thời Cổ Vương quốc, kết hợp mastaba và KTT, xuất hiện kiến trúc Pylon (tháp môn). + Thời kỳ Tân Vương quốc (1600-1100 TCN): bắt đầu suy tàn, thủ đô Thebes, kiến trúc chuyển thành địa mộ (hypogee) hay semi-hypogee. + Thời kỳ bị đô hộ (660 TCN-30 SCN): bị Hy Lạp rồi La Mã thống trị. Sau thời kỳ này, Ai Cập chuyển thành một tỉnh của La Mã. Chương II : ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC 1. Cấu tạo: + Kết cấu tường dầm hay cột dầm chịu lực. Cột rất lớn và khoảng cách giữa các cột nhỏ → gây cảm giác áp chế nặng nề, thần bí. + Móng cạn → nhà lớn mà không cao. + Tường xây đá hoặc gạch. Xây không trùng mạch. + Mái lau sậy trộn bùn hoặc lợp dale đá. Xây vòm nôi → hành lang hẹp chạy dài. 2. Nghệ thuật kiến trúc: + Công trình có quy mô lớn, kích thước đồ sộ, cách bố trí tôn nghiêm chặt chẽ, thần bí, nặng nề, có tính áp chế con người. + Phong cách kiến trúc liên tục thống nhất qua các thời kỳ thể hiện trong bố cục, điêu khắc trang trí (do tự phát triển, không chịu nước khác thống trị) + Thể thức hóa: - Gờ mái : gờ cong Ai Cập (gorge l’Egypte). - Thức cột: thức bông sen (lotuforme), thức papyrus, thức hình chuông (campaniforme), thức cây chà là (palmiforme), thức hathorique (4 mặt hình nữ thần tình yêu), thức hỗn hợp (composite) + Trang trí có tính quy ước (hội họa và điêu khắc) Chương III : LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU 1. Kiến trúc lăng mộ: có 3 loại là mastaba, pyramid và hypogee. + Mastaba: XD hướng B-N, chia 2 đường tách biệt người sống-người chết. Là tiền thân của KTT. Có 4 thời kỳ phát triển : - Thời kỳ 1: bắt chước ngôi nhà giả, có nhiều ô phòng, ô giữa để xác ướp, các ô còn lại để đồ cúng tế. Khối nhà hình chữ nhật, chìm sâu xuống dưới đất, lợp mái gỗ. Tường gạh dày xây có gân. Công trình tiêu biểu là Mastaba của Aha- Sakkara. - Thời kỳ 2: có cầu thang từ hướng Bắc sâu xuống phòng để xác. Vách không còn gân vạch, không còn bắc chước ngôi nhà giả, tường ngoài nghiêng 75 0 . Công trình tiêu biểu là Mastaba tại Beit Khallaf. - Thời kỳ 3: thêm đền cúng tế. Hầm mộ sâu hơn. Làm bằng đá vôi. Tiêu biểu là Mastaba tại Gizeh. - Thời kỳ 4: Đền thờ được trang trí chau chuốt hơn, hình thành 1 sảnh nhiều cột. Có phòng đặt tượng người chết được xây kín chỉ chừa 1 của sổ tròn nhìn thẳng vào tượng làm tăng không khí linh thiêng. Tiêu biểu là Mastaba tại Sakkara. + Kim tự tháp (Pyramid) – Các kim tự tháp tiêu biểu - Hiện Ai Cập còn khoảng 100 KTT. Gồm các kiểu KKT có bậc → KTT có 2 dốc → KTT có 1 dốc. Tượng trưng cho chùm tia sáng từ trời xuống. Người sáng tạo ra KTT là tể tướng Imhotep. - Các thành phần của KTT là: 1. Đền đón tiếp (từ bờ sông), 2. Đường dẫn từ đền đón tiếp tới KTT, 3. Tường bao quanh toàn khu, 4. Đền cúng tế, 5. Đền tang nghi 6. KTT (có phòng đặt mộ nằm trong lõi hay phía dưới KTT). - Phương pháp thi công hiện vẫn chưa biết chính xác. KTT tiêu biểu: - KTT Zoser tại Sakkara (2778 TCN) có 6 bậc, đáy hình CN 105m x 123m. Bọc đá vôi trắng, do Imhotep thiết kế. Có tường cao 9m bao quanh toàn khu rộng 545m x 278m. Là công trình đá lớn đầu tiên của thế giới. - KTT tại Medum của vua Huni: ban đầu 7 bậc, sau sửa thành 8 bậc rồi lại lát phẳng. Cạnh 146m, cao 90m, dốc 51 0 . - KTT của Seneferu tại Dashur: Mặt nghiêng có 2 dốc, cạnh 188m, cao 97m. - Quần thể KTT tại Gizeh (2680-2565 TCN) là cụm KTT lớn và thú vị nhất. Gồm 3 KTT lớn, 8 KTT nhỏ và 400 Mastaba. Gồm : • KTT Khuphu (Cheops) cao 146 m, cạnh đáy 230 m, mặt nghiêng 50 0 52’. • KTT Khaphra (Khephren) cao 143 m, cạnh đáy 215m, dốc 52 0 20. • KTT Menkaura (Mykerinos) cao 66m, cạnh đáy 108m, dốc 51 0 . • Nhân sư Sphinx. - KTT của pharaon Mentuhotep III (2095 TCN) là đền tang nghi kết hợp hang mộ sâu trong núi. Có hành lang cột bao bọc xung quanh đền. + Địa mộ (Hypogeé) phát triển từ thời Trung và Tân Vương quốc. Xây tại Thung lũng các vì vua và Thung lũng các hoàng hậu gần Thebes. Cửa hang mộ là mặt đứng đá dùng cột Tiền Doric. Mộ có dạng hang sâu, từ 100m-230m. 2. Kiến trúc tôn giáo: đền thờ, xây dọc sông hoặc đục trong núi. + Đền thờ 1 vị thần: tiêu biểu là quần thể tại Karnak gồm đền thờ thần Ammon, thần Mon, thần Khons. MB hình chữ nhật theo 4 hướng Đ-T-N-B. Lối vào có tượng nhân sư hai bên, cổng có hai pylon. Đền không cao mà kéo dài, cột to nhưng sát nhau tạo nên sảnh nhiều cột. Ở giữa cao lên, hai bên thấp. Không có cửa sổ, tách biệt với bên ngoài. Đền hang của Ramesses II được đục vào trong núi. + Đền thờ Mặt trời + Đền tang nghi: theo dây chuyền sau: Đưa tang từ sông Nile → Đền tiếp nhận ướp xác → Đưa xác theo một đường dài lợp vòm nôi → Đền tang nghi → Kim tự tháp 3. Kiến trúc cung điện: + Cung tiếp tân: nơi ở của vua và hoàng gia. + Hành cung: xây ngoài tp để vua nghỉ khi đi săn hay đi chơi. + Cung miếu : để vua nghỉ tạm khi trông coi xây KTT. 4. Kiến trúc nhà ở + Nhà ở thị dân + Nhà ở kiểu doanh trại cho dân xây dựng KTT ở. 5. Kiến trúc cột kỷ niệm Obelisk (Timbi) . Lịch sử kiến trúc phương Tây Bài 1 : KIẾN TRÚC AI CẬP CỔ ĐẠI Chương I : CÁC ẢNH HƯỞNG TỰ NHIÊN & XÃ HỘI 1. Địa lý: - Đầu mối giao thông quan trọng giữa Châu Á, Âu và Phi. - Tập. Vương quốc (200 0 -1 600 TrCN): thủ đô Thebes, lăng mộ nhỏ hơn thời Cổ Vương quốc, kết hợp mastaba và KTT, xuất hiện kiến trúc Pylon (tháp môn). + Thời kỳ Tân Vương quốc (16 0 0 -1 100 TCN): bắt đầu. 6. Kinh tế: - Nông nghiệp ↑ → thiên văn và toán học ↑. - Các nghề thủ công phục vụ pharaon và tăng lữ, quan lại ↑. 7. Lịch sử các thời kỳ kiến trúc: + Thời kỳ Cổ Vương quốc (300 0-2 000 TrCN):

Ngày đăng: 31/07/2014, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan