Những cải cách trong thi cử triều Hồ docx

4 225 0
Những cải cách trong thi cử triều Hồ docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những cải cách trong thi cử triều Hồ Thời gian trị vì đất nước của triều Hồ không lâu, nhưng đã để lại một dấu ấn văn hóa khá đậm nét trong lịch sử khoa cử nước nhà. Năm Quang Thái thứ 8 (1395) đời vua Trần Thuận Tông, với vai trò Nhập nội phụ chính, thái sư Hồ Quý Ly đã chép thiên "Vô Dật" dịch ra quốc âm để dạy vua học. Đây là một thiên trong sách "Thượng thư" do Chu Công soạn để răn dạy vua Thành Vương nhà Chu. "Vô Dật" có nghĩa là chớ lười biếng an nhàn. Nội dung của thiên sách này nói đấng quân vương nên chăm lo chính sự, hiểu nỗi khó nhọc của dân, giảm bớt sưu thuế, nâng dưỡng sức dân, làm những điều có lợi cho dân Quan niệm vị dân của Hồ Quý Ly như vậy là quá rõ ràng. Tiếp đó, năm Bính Tý (1396) Hồ Quý Ly dâng sớ: "Cho phát hành tiền giấy, thu hồi tiền đồng, dùng đồng vào các việc công nghệ và quân sự". Lần đầu tiên trong lịch sử nước nhà tiền tệ được cải cách, tiền giấy ra đời. Tháng 11 cùng năm, Hồ Quý Ly làm sách "Quốc ngữ thi nghĩa" giải thích Kinh thi bằng quốc âm và dịch Kinh thi ra quốc âm (chữ Nôm). Viết bài tựa theo ý mình, không theo Chu Tử, sai sư nữ dạy cho các hậu phi và cung nhân. Khi lên ngôi, Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương rất chú trọng Nho học. Coi việc thi cử, chọn người tài là điều cốt yếu để xây dựng đất nước. Thành nhà Hồ. Năm Canh Thìn, niên hiệu Thánh Nguyên thứ nhất (1400) vừa mới lên ngôi, công việc triều chính còn rất phức tạp nhưng việc đầu tiên Hồ Quý Ly làm là cho mở khoa thi Thái học sinh, lấy đỗ 26 người. Khoa thi này rất nổi tiếng vì được các bậc danh Nho đương thời dự thi khá đông, biểu hiện sự chấp nhận triều đại nhà Hồ của tầng lớp trí thức. Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân, Nguyễn Thành và các vị thái học sinh khác là những nhà đại Nho trụ cột cho triều chính đương đại và các triều đại sau. Năm Giáp Thân, niên hiệu Khai Đại thứ 2 (1404), Hồ Hán Thương xuống chiếu quy định 3 năm một lần thi Hội. Cứ tháng 8 năm nay thi Hương, ai đỗ được miễn lao dịch, tháng 8 năm sau thi ở bộ Lễ, ai đỗ được miễn tuyển bổ, lại tháng 8 năm sau nữa vào kinh thi Hội, ai đỗ được ban danh hiệu Thái học sinh. Bấy giờ học trò chuyên chăm học hành, dùi mài kinh sử mong thi đỗ để được bổ dụng. Mỗi khoa thi, Hồ Hán Thương đặt cách thức thi 3 kỳ Nho học và thêm 1 kỳ thi chữ viết và toán pháp. Việc đưa kỳ thi toán pháp vào đại khoa là một sự cải cách tiến bộ đáng kể trong khoa cử. Triều Hồ mất, các triều sau đều bất lực phải bãi bỏ, mãi đến những năm cuối đời Duy Tân triều Nguyễn mới thực hiện trở lại. Sau khi ban hành quy chế, chỉnh sửa nội dung, năm Khai Đại thứ 3, Hồ Hán Thương sai bộ Lễ mở khoa thi chọn nhân tài, đến kỳ thi Hội lấy đỗ 150 người, chưa kịp truyền lô thì quân Minh xâm lược. Những người đỗ xuất sắc như Hồ Ngạn Thần, Lê Củng Thần được sung làm Thái học sinh lý hành. Cù Xương Triều và 10 người nữa được sung làm Tư thiện đường học sinh. Triều đình và cả nước bắt đầu cuộc kháng chiến chống quân nhà Minh. Chế độ thi cử nhà Hồ phải dừng lại. . Những cải cách trong thi cử triều Hồ Thời gian trị vì đất nước của triều Hồ không lâu, nhưng đã để lại một dấu ấn văn hóa khá đậm nét trong lịch sử khoa cử nước nhà. Năm. 1 kỳ thi chữ viết và toán pháp. Việc đưa kỳ thi toán pháp vào đại khoa là một sự cải cách tiến bộ đáng kể trong khoa cử. Triều Hồ mất, các triều sau đều bất lực phải bãi bỏ, mãi đến những. vào kinh thi Hội, ai đỗ được ban danh hiệu Thái học sinh. Bấy giờ học trò chuyên chăm học hành, dùi mài kinh sử mong thi đỗ để được bổ dụng. Mỗi khoa thi, Hồ Hán Thương đặt cách thức thi 3 kỳ

Ngày đăng: 31/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan