Đề tài " quản trị marketing của công ty TNHH thực phẩm và nước giải khát Dutch Lady Vietnam " pdf

22 567 1
Đề tài " quản trị marketing của công ty TNHH thực phẩm và nước giải khát Dutch Lady Vietnam " pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN VĂN Đề tài: " Quản trị marketing của công ty TNHH thực phẩm và nước giải khát Dutch Lady Vietnam " - 1 - MỤC LỤC - 2 - Mở đầu Mạng lưới phân phối là một mắc xích vô cùng quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Dutch Lady Việt Nam. Họ là người đã thu hẹp khỏang cách giữa nhà sản xuất và khách hàng, mang sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng cả nước. Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống phân phối, ngay từ những ngày đầu thành lập, Dutch Lady Việt Nam luôn dành những ưu đãi hợp lý cho các nhà phân phối thông qua những chính sách hỗ trợ rõ ràng, thiết thực. Công ty đã cung cấp những phần mềm quản lý tiến tiến giúp các nhà phân phối quản lý hiệu quả nguồn hàng hóa và tình hình hoạt động của các cửa hàng bán lẻ. Hơn nữa, trong từng giai đọan phát triển, công ty luôn giúp các nhà phân phối đưa ra những chiến lược phát triển kinh doanh đúng đắn. Mối quan hệ gắn bó giữa các nhà phân phối chính là chất keo vô hình gắn kết nên một “đại gia đình” Dutch Lady Việt Nam. Đối với các nhà phân phối, lợi nhuận lớn nhất khi hợp tác với Dutch Lady Việt Nam là việc tên tuổi của cửa hàng được gắn liền với một thương hiệu nổi tiếng và được khách hàng tin tưởng. Ông Mai Thanh Hùng, nhà Phân Phối Mai Hưng, khu vực đồng bằng sông Cửu Long nhìn nhận: “nhờ song hành cùng uy tín của Dutch Lady Việt Nam mà gần 3 năm qua công việc kinh doanh của tôi không ngừng phát triển”. Sự phát triển của Dutch Lady Việt Nam trong 10 năm qua là kết quả nỗ lực không ngừng của tất cả các thành viên Dutch Lady Việt Nam. Công ty đặt trọn niềm tin vào các nhà phân phối và tin tưởng rằng mối quan hệ thân tình này sẽ bền chặt mãi mãi. Trong vòng vài năm tới, chúng ta thấy có hai động lực chính củng cố sự tăng trưởng của ngành sữa: sự bùng nổ của các sản phẩm về sữa do gia tăng tiêu thụ của thị trường thành thị và sự cạnh tranh khốc liệt hơn giữa các công ty sản xuất sữa trên thị trường. Ngành sữa sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ nhưng cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt và chúng ta có thể sẽ thấy một vài sự hợp nhất và các công ty mới thâm nhập vào thị trường từ năm 2010. Trong vài năm trở lại đây, sữa là một trong những phân khúc tăng trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm đóng gói ở Việt Nam. Mức tăng trưởng hàng năm của ngành sữa trong các năm 2005, 2006, 2007 lần lượt là 43,2%, 26,4% và 25,6%. Doanh số lớn của các sản phẩm sữa có liên hệ chặt chẽ với quá trình đô thị hóa và sự cải thiện vững chắc trong mức sống. Sự hiểu biết ngày càng tăng về các lợi ích của sữa đối với sức khỏe của thế hệ trẻ và các hoạt động tiếp thị sôi nổi cũng đóng vai trò quan trọng. Điều này khá trái ngược với tình hình những năm giữa thập kỉ 90, khi mà các sản phẩm sữa vẫn được coi là hàng hóa xa xỉ với phần lớn người tiêu dùng Việt Nam. Vào thời điểm đó sữa bột nhập khẩu chiếm tỷ trọng rất lớn trong lượng sữa tiêu thụ trên thị trường. Các sản phẩm này thường có chất lượng thấp và do nguồn cung thiếu, nên giá cả đắt đỏ. Hiện nay do mức sống đã được cải thiện, người dân đã có thể trang trải được các sản phẩm sữa. Thị trường đã thay đổi hoàn toàn và số lượng sản phẩm đã tăng lên đáng kể. Con người hiện thường gắn với một cuộc sống sung túc và khỏe mạnh. Hiện có khoảng 50 công ty sữa ở Việt Nam, phần lớn là các công ty vừa và nhỏ. Các nhà sản xuất qui mô lớn gồm Vinamilk, Dutch Lady Việt Nam, Nestle Việt Nam, Nutifood, F&N Việt Nam, và Hanoimilk. Tuy nhiên thị trường rất tập trung và 60% thị phần thuộc về 2 nhà sản xuất lớn nhất là Vinamilk và Dutch Lady; với thị phần tương ứng ở mức 36% và 24%. Các sản phẩm nhập khẩu chiếm khoảng 30% thị phần, và phần còn lại bao gồm Nestle, Nutifood, F&N, Sữa Hà Nội, Long Thành, Mộc Châu, Tân Việt Xuân, chia sẻ 7% thị phần. Mỗi công ty chiếm không nhiều hơn 3% thị phần. Song song với các nhà sản xuất nội địa, sự hiện diện của nhiều nhãn hiệu nổi tiếng chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ, Úc, New Zealand, Nhật Bản và châu Âu khiến cho thị trường trở nên rất cạnh tranh. - 3 - CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY DUTCH LADY VIỆT NAM 1> Lịch sử hình thành và phát triển công ty Công ty TNHH thực phẩm và nước giải khát Dutch Lady Vietnam Dutch Lady Vietnam Foods and Beverages Tên doanh nghiệp :CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT DUTCH LADY • Loại hình doanh nghiệp : Công ty TNHH • Lĩnh vực hoạt động : Thực Phẩm - Giải Khát • Địa chỉ : Xã Bình Hòa, Huyện Thuận An, Bình Dương • Điện thoại : 84-650-3754422 • Fax : 84-650-3754726 • Địa chỉ trên MaroStores : http://dutchlady.marofin.com • Website : http://www.dutchlady.com.vn Lịch sử phát triển Dutch Lady Việt Nam là công ty liên doanh giữa Tập đoàn Friesland Foods nổi tiếng của Hà Lan trong lĩnh vực sản xuất sữa và Công ty Sản xuất và Xuất nhập khẩu Bình Dương (3-2) với tổng vốn đầu tư ban đầu 30 triệu USD. Ngày 28-2-1996 sản phẩm thương mại của Dutch Lady Việt Nam được đưa ra thị trường với nhãn hiệu Cô gái Hà Lan. Tuy sản phẩm thương mại của Dutch Lady Việt Nam ra đời đầu tiên vào năm 1996 nhưng thực ra sản phẩm Cô gái Hà Lan không lạ với người tiêu dùng Việt Nam bởi lẽ sản phẩm này đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1924, 150 thùng sữa đặc đầu tiên mang nhãn hiệu Dutch Baby được nhập khẩu và bán ở Việt Nam vào năm 1924. Ngay từ khi đưa sản phẩm ra thị trường, cộng với bề dày lịch sử ít nhiều còn tiềm ẩn trong lòng người tiêu dùng, chính sách kinh doanh của Dutch Lady Việt Nam đã tạo được ấn tượng nơi người tiêu dùng với chiến lược phân phối “còn xa còn tốt” nhằm đưa sản phẩm đến người tiêu dùng ở mọi nơi, nhờ đó mà đến nay mạng lưới đại lý của công ty đã trải đều trên khắp cả nước, góp phần đưa thương hiệu này chiếm lĩnh thị phần khá lớn tại Việt Nam. Năm 1993, văn phòng đại diện đầu tiên của Dutch Lady Việt Nam được thành lập tại số 27 Đồn Đất, thành phố Hồ Chí Minh. Hóa đơn thương mại đầu tiên phát hành ngày 28 tháng 02 năm 1996 chính thức đánh dấu công cuộc chinh phục người tiêu dùng của Dutch Lady Việt Nam. Các sản phẩm của Dutch Lady Việt Nam đã ra mắt thị trường và nhanh chóng được người tiêu dùng tin yêu đón nhận. Chỉ trong vòng một năm sau ngày chính thức hoạt động, Dutch Lady Việt Nam đã cùng với các nhà phân phối và bán lẻ xây dựng hệ thống phân phối đưa sản phẩm của công ty đến với người dân thuộc mọi miền đất nước. Đây là những cánh tay vươn dài của Dutch Lady Việt Nam dọc bờ cõi Việt Nam hình chữ S. - 4 - Dutch Lady Việt Nam còn được tiếp thêm sức mạnh từ việc ra đời các trung tâm làm lạnh và triển khai chương trình nông trại bò sữa kiểu mẫu cho nông dân. Chính nhờ nguồn sữa dồi dào và đảm bảo chất lượng này, bắt nguồn từ sự hợp tác và ủng hộ thầm lặng nhưng vô cùng quan trọng của những người nông dân, Dutch Lady Việt Nam nhanh chóng phát triển mạnh mẽ, đưa các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao đến mọi gia đình Việt Nam. Mỗi sản phẩm chất lượng góp mặt với thị trường hoàn hảo đến từng chi tiết còn là thành quả đóng góp của những nhà cung ứng nguyên vật liệu sản xuất đầy tâm huyết. Dutch Lady Việt Nam đem đến cho người dân Việt Nam cuộc sống tốt đẹp hơn không đơn thuần chỉ là sản xuất ra những sản phẩm chất lượng mà còn nhận thức rõ trọng trách của mình đối với các hoạt động xã hội và giáo dục cộng đồng. Dutch Lady Việt Nam đã tiên phong trong tổ chức sân chơi qui mô cho trẻ em Việt Nam vào ngày Quốc Tế Thiếu Nhi vào năm 1998. Từ đó, ngày Quốc Tế Thiếu Nhi hằng năm đã được các em háo hức chờ đợi và tham gia hết mình. Dutch Lady Việt Nam chắp cánh ước mơ cho thiếu nhi Việt Nam qua hoạt động “Chung tay lập kỷ lục Guiness” với bức tranh vẽ bằng tay lớn nhất thế giới; Yomost Valentine – ngày hội tình yêu được các bạn trẻ yêu thích; 8/3 ngày của bà mẹ - một sân chơi bổ ích cho các bà mẹ trau dồi kiến thức dinh dưỡng và vui chơi với con em mình; chương trình chạy bộ vì sức khỏe cộng đồng của Calcimex… Tất cả những hoạt động này minh chứng cho những nỗ lực của Dutch Lady Việt Nam trong việc xây dựng một cộng đồng đầy sức sống. Sự phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần được minh chứng qua việc thị trường đón nhận sản phẩm. Chỉ 3 năm sau khi đi vào hoạt động, Dutch Lady Việt Nam đã mở rộng nhà máy để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng và đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Tiếp sức cho sự phát triển ngoạn mục này không ai khác hơn là đội ngũ nhân viên của công ty. Họ đã lao động hết mình vì một niềm tự hào và một niềm tin vào tương lai tươi sáng. Nhận thức được sứ mệnh góp phần cải thiện đời sống của người Việt Nam, Dutch Lady Việt Nam không ngừng tìm hiểu những thói quen sinh hoạt, nắm bắt những thay đổi trong lối sống của người tiêu dùng và quan trọng hơn cả là đáp ứng những nhu cầu dinh dưỡng của người Việt Nam. Dutch Lady Việt Nam trở thành công ty thực phẩm đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ ISO 9001 vào năm 2000, sau đó là chứng chỉ HACCP vào năm 2002. Kết quả này lại khẳng định hơn nữa cam kết đưa ra những sản phẩm chất lượng cao của Dutch Lady Việt Nam Việc Dutch Lady Việt Nam vinh dự có tên trong danh sách “Hàng Việt Nam chất lượng cao” và các nhãn hiệu Dutch Lady, Yomost trở thành thương hiệu hàng đầu trong tâm trí người tiêu dùng là những bằng chứng sống động cho thành công của Dutch Lady Việt Nam trong việc chinh phục người tiêu dùng. Thành quả này sẽ không thể đạt được nếu không có những đóng góp đáng kể từ các đơn vị quảng cáo, truyền thông, tổ chức sự kiện. Mặc dù tiền thân là Việt Nam Foremost, nhưng tên gọi và hình ảnh Cô Gái Hà Lan đã trở nên gần gũi, quen thuộc và luôn hiện hữu trong tâm thức của người tiêu dùng. Chính vì tình cảm của cộng đồng, công ty đã quyết định đổi tên thành Dutch Lady Việt Nam mang thông điệp mới “Sẵn sàng một sức sống” đến mọi gia đình Việt Nam. Dutch Lady Việt Nam cho ra đời chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm vào năm 2002. Đến nay, chương trình đã tạo điều kiện cho hàng ngàn học sinh nghèo, hiếu học ở khắp mọi miền đất nước tiếp tục tỏa sáng trên bước đường học vấn. Cho đến nay, chương trình khuyến học này đã nhận được nhiều tình cảm và sự hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng. Phối hợp với các ban ngành y tế là một trong những nỗ lực to lớn của Dutch Lady Việt Nam nhằm cải thiện đời sống cộng đồng. Việc tổ chức các hội thảo dinh dưỡng giúp nâng cao kiến thức chuyên môn các y bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng được tốt hơn. Năm 2005, Dutch Lady Việt nam đã đầu tư dây chuyền đóng chai với công nghệ tiên tiến nhất thế giới, đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm sữa trong kiểu chai mới với nhãn hiệu Cô Gái Hà Lan, Calcimex và Yomost. Sự kiện này được xem như một điểm son đánh dấu cho cột mốc - 5 - 10 năm liên tục hoàn thiện mình của Dutch Lady Việt Nam và đã được bình chọn 1 trong 10 sự kiện marketing nổi bật nhất trong năm 2005. Nhà máy mới của Dutch Lady được xây dựng tại cụm công nghiệp Tây-Nam thuộc thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, rộng 58.000m2. Nhà máy dự kiến sẽ được khởi công vào đầu năm 2007 và đi vào hoạt động vào tháng 12/2008. Theo kế hoạch, trong giai đoạn đầu, nhà máy tập trung sản xuất các sản phẩm sữa nước uống liền với công suất 45 triệu lít/năm và tăng dần đến 200 triệu lít/năm trong tương lai. Đồng hành cùng Việt Nam với sứ mệnh “Nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng” là niềm vinh dự mà Dutch Lady Việt Nam và các đối tác nhiệt thành của mình đã, đang và sẽ hoàn thành một cách tốt nhất. 2> Các thành tựu đạt được - Dutch Lady Việt Nam là công ty thực phẩm đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ ISO do đã đáp ứng được các yêu cầu về hệ thống quản lý vào năm 2000. Năm 2002, công ty tiếp tục nhận được chứng chỉ HACCP. - Huân chương lao động hạng ba Do Chính phủ Việt Nam trao tặng vào tháng 2 năm 2006 tại dinh Độc lập dành cho thành tựu kinh doanh nổi bật, luôn đóng góp vào ngân sách xuất sắc, đem đến hàng ngàn công việc cho người lao động và đặc biệt là sự đóng góp to lớn của Dutch Lady Việt Nam vào sự phát triển xã hội của đất nước. - Top 10 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam trong ngành hàng thực phẩm và đồ uống Do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) trao tặng vào tháng 4 năm 2006. Cuộc khảo sát do VCCI và công ty nghiên cứu thị trường AC Nielsen tiến hành trên 3.000 người tiêu dùng cả nước, bình chọn 500 thương hiệu nổi tiếng Việt Nam. Qua đó bầu chọn Top 10 thương hiệu nổi tiếng nhất. - Huân chương vì sức khỏe nhân dân Do bộ Y Tế trao tặng vào tháng 5 năm 2006 cho ông Jack Castelein - Cựu Tổng Giám Đốc của Dutch Lady Việt Nam vì những đóng góp trong việc cải thiện vấn đề chăm sóc sức khỏe cộng đồng và y tế dành người lao động. Huân chương này chính là sự ghi nhận không chỉ cho riêng ông Jack Castelein mà còn cho cả Dutch Lady Việt Nam với những đóng góp không ngừng trong 10 năm qua. - Giải thưởng Tin & Dùng 2006 Do Thời báo Kinh Tế Việt Nam (VET) trao tặng vào tháng 6 năm 2006 cho 50 thương hiệu sản phẩm và dịch vụ được đánh giá là sự lựa chọn tốt nhất cho gia đình. - 6 - 3> Các dòng sản phẩm của Dutch Lady 1. Dutch Lady a. Sữa tiệt trùng ( có đường, không đường, vị dâu, vị chocolate, vị trà xanh) b. Sữa tươi 100% ( có đường, không đường) c. Sữa bột nguyên kem d. Sữa đặc Cô gái Hà Lan ( cao cấp, hàng ngày) 2. Dutch Lady 123, 456 a. Cô Gái Hà Lan Step 1 - (Sữa cho trẻ dưới 6 tháng tuổi) - Công thức tiên tiến để học hỏi hiệu quả b. Cô Gái Hà Lan Step 2 - (Sữa cho trẻ trên 6 tháng tuổi) - Công thức tiên tiến để học hỏi hiệu quả c. Cô Gái Hà Lan 123 - (Sữa cho trẻ trên 12 tháng tuổi) - Công thức tiên tiến để học hỏi hiệu quả d. Cô Gái Hà Lan 456 - (Sữa cho trẻ trên 36 tháng tuổi) - Công thức tiên tiến để học hỏi hiệu quả 3. Dutch Lady Gold a. Dutch Lady Gold Step 1 b. Dutch Lady Gold Step 2 c. Dutch Lady Gold 123 d. Dutch Lady Gold 456 4. Friso a. Friso (hấp thu) (Friso 1, 2, 3, 4) b. Friso Gold (tăng cường miễn dịch) ( 1, 2, 3, 4) c. Frisolac Premature d. Frisolac Comfort e. Frisolac Soy f. Friso Gold Mum 5. Yomost a. YOMOST "Thức uống dành cho tuổi teen" 6. Fristi a. FRISTI “Trở thành siêu nhân với Fristi” ( có đường, vị dâu, vị chocolate) b. FRISTI FRUITY “Cùng là dũng sĩ” ( vị xoài, dâu, nho) 7. Completa a. Hoàn hảo “Cho Ly Cà Phê Thơm Ngon” 8. Longevity a. TRƯỜNG SINH "Cho mọi nhu cầu sử dụng" - 7 - CHƯƠNG II: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG A- Các yếu tố vĩ mô 1. Dân số: Việt Nam đánh giá là một thị trường tiềm năng với hơn 86 triệu dân, hơn một nửa trong số đó dưới 25 tuổi, tổng lượng tiêu thụ sữa Việt Nam liên tục tăng mạnh với mức từ 15-20% năm, theo dự báo đến năm 2010 mức tiêu thụ sữa tại thị trường sẽ tăng gấp đôi và tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2020, mức tiêu thụ sữa trung bình của Việt Nam hiện nay khoảng 9kg/người/năm tức là đã tăng gấp 12 lần so với những năm đầu thập niên 90. 2. Kinh tế: Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đang được cải thiện và dự đoán là năm 2008 xấp xỉ 1024 USD, điều đó cho thấy nhu cầu của con người ngày càng cải thiện, được ăn ngon mặc đẹp cũng như được chăm sóc tốt về sức khỏe đặc biệt là cho trẻ em. Vì vậy thị trường sữa được đánh giá là sẽ còn tăng trưởng mạnh trong những năm tới. Hơn thế nữa, đất nước đang được đô thị hóa một cách nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng dân số đô thị trung bình là 3,2%/năm giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007, trong khi đó tốc độ tăng dân số trung bình khu vực nông thôn chỉ đạt 0,7%/năm trong giai đoạn này. Việc dân số đô thị đang gia tăng có mối liên hệ chặt chẽ với sự gia tăng của mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người. Trong giai đoạn 2004 - 2007, mức tiêu thụ các sản phẩm sữa trung bình hàng năm tại thị trường Việt Nam tăng 31,5%, khá cao so với mức tăng trưởng trung bình của khu vực là 14 - 15%. Trong 5 năm sắp tới, dự kiến mức tăng trưởng sẽ được duy trì cao hơn mức tăng trưởng trung bình của khu vực, đạt 16,9%. Trong đó, sữa nước (bao gồm sữa tươi và sữa tiệt trùng) sẽ là phân khúc tăng trưởng nhanh nhất được hỗ trợ bởi nhận thức tốt hơn của người tiêu dùng. Do các lợi ích về mặt sức khỏe và ngày càng được nhìn nhận như là một nhân tố quan trọng trong dinh dưỡng của trẻ nhỏ, các sản phẩm sữa tươi tạo ra một hình ảnh khá tốt đẹp trong lòng người tiêu dùng. 3. Điều kiện tự nhiên, nguyên liệu: Lượng sữa tươi nguyên liệu trong nước không đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Năm 2007 lượng sữa nguyên liệu nội địa đạt 235.000 tấn, mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu sữa của các nhà sản xuất. Sản xuất quy mô nhỏ, kém hiệu quả là đặc điểm của ngành chăn nuôi bò sữa trong nước. Hiện nay các công ty sữa phải nhập khẩu khoảng 70% nhu cầu nguyên liệu. Điều này khiến họ dễ bị tổn thương. Giá sữa nguyên liệu đã tăng 100% trong năm 2007 trước khi giảm trở lại. Hiện nay sữa nguyên liệu vào khoảng 3.500 đô la một tấn bột sữa gầy, cao hơn 20% mức giá vào đầu năm 2007. Gánh nặng này rơi trực tiếp xuống các nhà sản xuất nội địa, đặc biệt là những công ty không có các hợp đồng mua nguyên liệu dài hạn trong tay. 4. Chính trị: Chính phủ Việt Nam đang thực thi một kế hoạch phát triển nâng cao thể lực thông qua mức tiêu thụ sữa cao hơn. Một trong những mục tiêu của kế hoạch là phát triển ngành sữa nội địa bằng cách tăng quy mô đàn bò lên trên 200.000 con (gấp hơn 2 lần quy mô đàn hiện tại) và tăng sản lượng sữa tươi lên 350.000 tấn vào năm 2010. Với kế hoạch này, chính phủ đặt mục tiêu tạo ra một ngành công nghiệp nội địa không phụ thuộc vào nhập khẩu. Năm 2001, nguồn cung sữa tươi nguyên liệu chỉ chiếm 8% nhu cầu sản xuất. Đến tháng 8 năm 2007, tỷ lệ này đã được cải thiện lên 30% và số lượng bầy đã mở rộng lên trên 98.659 con, theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê. B- Các yếu tố vi mô 1. Khách hàng: - 8 - - Giới trẻ - Người trung niên và cả thành phần lớn tuổi 2. Đối thủ cạnh tranh: Do tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của ngành sữa, nên các công ty đang hoạt động trong ngành có thể dễ dàng cải thiện doanh thu. Với những đặc điểm hấp dẫn của ngành, thị trường sữa đang trở nên đông đúc hơn và cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Hiện nay thị trường sữa, ngoài hai công ty lớn chia sẻ thị trường là Vinamilk và Dutch Lady Việt Nam. Nhiều công sữa ty nội địa đã dược thành lập, tập trung vào chỉ một hoặc hai phân khúc thị trường như sữa tươi hoặc sữa bột. Hanoimilk là đối thủ cạnh tranh tiềm năng lớn với Vinamilk trên thị trường sữa tươi cho trẻ em, bên cạnh Dutch Lady Việt Nam. Ở thị trường sữa bột, sự cạnh tranh rất gay gắt do sự hiện diện của rất nhiều nhà sản xuất, cả trong nước lẫn nước ngoài. Nhờ đang tận hưởng mức tăng trưởng cao, nên các công ty nhỏ hơn không thật sự phải cạnh tranh để tăng thị phần. Với những công ty mới gia nhập, rất khó có thể thâm nhập vào thị trường tập trung cao độ bởi 2 công ty lớn, do khách hàng của các sản phẩm tiêu dùng như sữa rất phân tán, không ai có thể tác động cụ thể đến sản phẩm hoặc giá cả. VINAMILK: Vinamilk được thành lập vào năm 1976, cổ phần hóa vào năm 2003 và hiện là công ty sản xuất sữa và các sản phẩm sữa hàng đầu tại Việt Nam, chiếm gần 39% thị phần trên cả nước. Các sản phẩm chính của Vinamilk là sữa bột, sữa đặc, sữa tươi, sữa chua, cà phê, kem và nước ép trái cây. Vinamilk niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) vào cuối năm 2005, và hiện là một trong những công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất trên thị trường, chiếm 7% tổng giá trị vốn hóa thị trường. Sữa tươi (chiếm 26% doanh thu) Năm 2007, sữa tươi đạt mức tăng trưởng 18%, chiếm khoảng 26% tổng doanh thu của công ty và có tỷ trọng đóng góp cao thứ nhì vào doanh thu so với tất cả các dòng sản phẩm của công ty. Sữa tươi Vinamilk chiếm 35% thị phần. Đây là dòng sản phẩm có tính đa dạng cao với nhiều nhãn hiệu. Tuy nhiên, Vinamilk đã phải nhường lại vị trí dẫn đầu trên phân khúc thị trường này cho Dutch Lady vì công ty này có mối quan hệ công chúng mạnh hơn và chiến lược marketing tốt hơn. Các sản phẩm chủ yếu gồm sữa tươi tiệt trùng, sữa tiệt trùng và sữa trẻ em. Sữa tươi tiệt trùng nhắm tới thị trường cao cấp và được sản xuất từ sữa tươi nguyên liệu 100% . Từ trước tới nay Dutch Lady Việt Nam vẫn có chiến lược tiếp thị mạnh hơn Vinamilk. Tuy nhiên lợi thế này đang bị suy giảm do Vinamilk hiện nay đã tập trung nhiều hơn vào tiếp thị và xây dựng hình ảnh. Đây là phân khúc mà các nỗ lực tiếp thị của Vinamilk bắt đầu phát huy. Vinamilk chạm đến mọi phân khúc thị trường chủ chốt với đầy đủ chủng loại sản phẩm. Sự đa dạng và đầu tư chiều sâu đã giúp Vinamilk trở thành một đối thủ khó chơi. Một thực tế là các công ty khác có thể đánh bại Vinamilk ở một vài phân khúc nào đó chứ rất khó cạnh tranh với họ ở tất cả các phân khúc của thị trường sữa. Hơn nữa, công ty cũng vừa mở rộng vào 2 phân khúc thị trường thực phẩm mới là bia và cà phê. Một liên doanh giữa Vinamilk và SAB Miller Asia B.V được thành lập vào tháng 6 năm 2006 để sản xuất bia - một thị trường lợi nhuận cao ở Việt Nam. Nhà máy bia này có công suất ban đầu 50 triệu lít một năm. Vinamilk hi vọng sẽ sớm tăng công suất lên - 9 - 100 nghìn lít một năm. Nhãn hiệu bia “Zorok”- một nhãn hiệu mới đã chào thị trường vào đầu năm 2007 và một thương hiệu quốc tế của SAB Miller cũng sẽ được đưa ra thị trường vào năm sau. Cho đến nay doanh số bán hàng có vẻ đạt yêu cầu. Nhà máy sản xuất cà phê cung cấp 1.500 tấn cà phê uống liền và 2.400 tấn cà phê rang mỗi năm. Chiến lược tăng trưởng và mở rộng tỷ suất lợi nhuận Vinamilk đang theo đuổi chiến lược kinh doanh theo các mục tiêu sau: • Mở rộng thị phần tại các thị trường hiện tại và thị trường mới; • Phát triển một danh mục toàn diện các sản phẩm từ sữa để nhắm đến nhiều đối tượng tiêu dùng hơn và mở rộng các sản phẩm mang lại nhiều giá trị lợi nhuận biên; • Phát triển các dòng sản phẩm mới để đáp ứng sở thích khác nhau của người tiêu dùng; • Nuôi dưỡng thương hiệu; • Không ngừng củng cố việc quản lý chuỗi cung ứng; • Phát triển các nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi nguyên liệu tin cậy và ổn định. Vinamilk cũng có kế hoạch tập trung toàn bộ sản xuất vào hai địa điểm nhằm đạt được lợi thế nhờ qui mô, đặc biệt là tiết kiệm chi phí vận chuyển. Theo kế hoạch này, sẽ chỉ còn hai nhà máy sản xuất lớn, một ở miền Bắc và một ở miền Nam thay vì chín nhà máy hiện nay. HANOIMILK: Công ty cổ phần sữa (Hanoimilk) được thành lập ngày 02-11-2001, nhà máy chế biến sữa Hà nội được khởi công xây dựng ngày 08/03/2002 trên địa bàn xã Quang Minh, Huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Nhà máy có công suất 150 triệu lít sữa/năm, với dây chuyền kỹ thuật tiên tiến do tập đoàn Tetra Pak- Thuỵ Điển cung cấp cùng đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi & đội ngũ công nhân lành nghề. Hanoimilk không chỉ cung cấp các sản phẩm sữa phục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn hướng tới mở rộng việc cung cấp sản phẩm sang thị trường khác trong khu vực & quốc tế. Từ năm 2006 với tốc độ phát triển cao trên 30%/năm, Hanoimilk đã đầu tư mở rộng nhà xưởng, kho bãi; cải tiến, nâng cao công suất thiết bị; tăng cường thêm 1 dây chuyền sản xuất nâng cao năng lực sản xuất lên 60 triệu lít/năm. Với cơ sở vật chất - công nghệ hiện tại, Nhà máy chế biến sữa Hà Nội có khả năng sản xuất các loại sản phẩm dạng lỏng : sữa tiệt trùng, sữa chua uống tiệt trùng, nước trái cây, sữa chua ăn có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. NUTIFOOD: Nutifood là một công ty sữa Việt Nam khá mới, được thành lập tháng 5 năm 2000. Các sản phẩm chính của Nutifood là bột dinh dưỡng trẻ em và sữa bột. Hướng tới phân khúc thị trường thu nhập thấp, Nutifood hiện nay nắm 2,9% thị phần toàn ngành sữa, 5% thị phần sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em. Vào tháng 9 năm 2007, 30% vốn chủ sở hữu được chuyển cho tập đoàn Kinh Đô, nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam. Doanh thu năm 2007 của Nutifood đạt 476,5 tỷ đồng, tăng 28,4% hàng năm và lợi nhuận ròng là 7,4 tỷ đồng, giảm đáng kể tới 67,5% so với năm trước. Mặc dù năm ngoái công ty có tăng trưởng bán hàng rất cao nhờ các nỗ lực tiếp thị và bán hàng, nhưng lợi nhuận vẫn bị ảnh hưởng do nguyên liệu nhập khẩu đắt đỏ (tăng 80% so với năm trước) và việc tăng chi phí bán hàng và quản lý (tăng 52% so với năm trước) nhằm củng cố vị trí của các nhãn hiệu Nurtfood trong môi trường cạnh tranh. Tỷ suất lợi nhuận ròng trong năm 2007 chỉ đạt 1,5%, giảm 4,6%, tụt lại khá xa so với Vinamilk và Dutch Lady. Với mức tăng trưởng cao và thị phần đang được cải thiện, Nutifood là một công ty khá tham vọng trong ngành sữa tuy nhiên vẫn là một công ty qui mô nhỏ và lợi nhuận thấp. Sữa nước gồm các nh.n hiệu sữa chua O – Yes và sữa tiệt trùng Nuti. Khác với các sản phẩm tương tự của Vinamilk hay Dutch Lady, sữa nước của Nutifood hầu như không có thành phần sữa tươi, do đó rất khó để cạnh tranh. - 10 - [...]... "Sẻ chia" này Thế là cứ "Uống sữa Vinamilk", là đã "Có tinh thần đồng loại, có tình yêu với trẻ em nghèo"! Dutch Lady là nhãn hiệu "xâm chiếm" lĩnh vực sữa tươi uống liền đầu tiên tại thị trường Việt Nam Rồi mới đến Vinamilk Nhưng rõ ràng là kể từ khi cổ phần hóa, marketing của Vinamilk đã khởi sắc chóng mặt, và đang dần đẩy Dutch Lady vào thế "phòng th " Tất cả những chiến dịch trên của Vinamilk đều... ra cùng lúc của Dutch Lady, Vinamilk, Nutifood, và Daisy Chiến dịch tiếp thị của Dutch Lady không chỉ là “Vũ Hội Đường Phố” Sự thành công của sự kiện “Vũ Hội Đường Phố” sẽ không đủ làm nên sự thành công của Dutch Lady trong chiến lược tiếp thị nếu không có sự kết hợp của các chương trình chiêu thị truyền thống - 18 - Giải pháp đề nghị: 1 Giải pháp chính: Thực hiện PR thay cho quảng cáo : Thực hiện chương... triển với những thông điệp "Bày t " của Dutch Lady và với Vinamilk là "Chia sẻ” Với Dutch Lady, có thể diễn giải thông điệp của họ là "Hãy uống sữa Cô gái Hà Lan để bày tỏ tình yêu với M " Tình yêu với mẹ là thứ tình cảm thiêng liêng và dường như là ai cũng muốn nói "Con yêu m ", nhưng thật khó Còn Vinamilk, "Uống sữa là sẻ chia !" Mỗi một hộp sữa bạn uống, là đã đóng góp 60đ vào chiến dịch chia sẻ 1... của công ty Dutch Lady Việt Nam nắm giữ 37,2% thị phần trong thị trường sữa nước, cao hơn Vinamilk một chút Dutch Lady Việt Nam đã luôn rất mạnh trong khâu tiếp thị Tuy nhiên thị phần của công ty đã liên tục giảm từ 49,8% năm 2004 còn 45,1% năm 2005, 45,2% năm 2006 và chỉ còn 37,2% năm 2007 Nguyên nhân là do sự mở rộng vững chắc của Vinamilk vào thị trường này cộng với cuộc đổ bộ vào thị trường sữa nước. .. Dutch Lady mới "ra đòn phản công" - 16 - 2 Chiến lược và giải pháp: - TVC: ( television commercial) * happy together - Event: * Ngày hội “Những ngôi sao nhỏ” - Dự án cộng đồng : * Chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm * Chương trình Phát Triển Ngành Sữa Giải pháp PR - Giải pháp tiếp thị hiệu quả cho các doanh nghiệp Việt Nam Chương trình hội thảo về dinh dưỡng và thực trạng béo phì do Công ty Dutch Lady. ..Sữa nước không được xem là sản phẩm chiến lược của Nutifood, chiếm 19% doanh thu, tỷ suất lợi nhuận gộp chỉ khoảng 17% thấp hơn các sản phẩm khác nên chỉ đóng góp khoảng 11% tổng lợi nhuận 3 Doanh nghiệp: Dutch Lady Việt Nam Các sản phẩm của Dutch Lady Việt Nam được bán ở khoảng 80.000 điểm bán hàng từ 3 trung tâm phân phối và 5 phòng kinh doanh Với một mạng lưới phân phối dày đặc, sản phẩm của công ty. .. hoạch làm việc của nhân viên PR ……………………………………………………………………………………………… dưới sự tài trợ của công ty Dutch Lady, công ty Masso Events (thuộc Masso Group) đã phối hợp với các Thành Đoàn thành phố Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, và Bình Dương đồng loạt thực hiện chương trình “Vũ Hội Đường Phố” Trong dịp 1/6 năm nay, chỉ tính riêng thành phố Hồ Chí Minh đã có đến gần 10 sự kiện tiếp thị lớn của các công ty đại gia... thị và nông thôn Vào tháng 4 năm 2008, công ty thực phẩm Friesland vận hành nhà máy thứ hai có chi phí đầu tư 40 triệu đô la ở miền Bắc Việt Nam với sản lượng 200.000 tấn một năm Cơ sở mới này sẽ giúp tăng sản lượng và giảm chi phí vận chuyển Phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu Phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu đắt đỏ là mối lo ngại chính của Vinamilk và các đối thủ cạnh tranh của công ty Thị... trang trại bò sữa ngừng hoạt động Cạnh tranh khốc liệt hơn Trong đó Dutch Lady là công ty mạnh nhất trên thị trường sữa nướ c Được hỗ trợ bởi dòng vốn từ công ty mẹ, Dutch Lady Việt Nam không phải đặt mục tiêu quá cao về hiệu quả sinh lời như Vinamilk, do đó chiến lược cạnh tranh của công ty này tương đối linh hoạt hơn Vinamilk Dutch Lady Việt Nam có nhiều kinh nghiệm hơn Vinamilk trong việc khai thác... các học sinh giỏi và tài trợ các chương trình truyền hình vì lợi ích của cộng đồng và người nghèo Bên cạnh các hoạt động marketing nêu trên, Vinamilk còn cung cấp dịch vụ tư vấn dinh dưỡng tại các trung tâm dinh dưỡng của công ty Các trung tâm tư vấn này vừa hoạt động có thu - 14 - phí vừa gián tiếp đưa sản phẩm của công ty ra thị trường + Các TVC mạnh như 100% với bài hát khá vui và ấn tượng với người . LADY VIỆT NAM 1> Lịch sử hình thành và phát triển công ty Công ty TNHH thực phẩm và nước giải khát Dutch Lady Vietnam Dutch Lady Vietnam Foods and Beverages Tên doanh nghiệp :CÔNG TY TNHH. LUẬN VĂN Đề tài: " Quản trị marketing của công ty TNHH thực phẩm và nước giải khát Dutch Lady Vietnam " - 1 - MỤC LỤC - 2 - Mở đầu Mạng lưới. Beverages Tên doanh nghiệp :CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT DUTCH LADY • Loại hình doanh nghiệp : Công ty TNHH • Lĩnh vực hoạt động : Thực Phẩm - Giải Khát • Địa chỉ : Xã Bình Hòa, Huyện

Ngày đăng: 31/07/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan