Kỹ thuật sản xuất hạt lai F1 hệ 2 dòng ppsx

14 381 2
Kỹ thuật sản xuất hạt lai F1 hệ 2 dòng ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ thuật sản xuất hạt lai F1 hệ 2 dòng Các dòng bất dục đực sử dụng trong sản xuất hạt lai F1 hệ 2 dòng Có 2 dòng bất dục đực cảm ứng với điều kiện môi trường là TGMS và PGMS.  Dòng bất dục đực cảm ứng với nhiệt độ TGMS, bất dục phấn khi gặp nhiệt độ > 270 C và hữu dục ở nhiệt độ < 240 C. ở Việt Nam chủ yếu sử dụng dòng này  Dòng bất dục đực cảm ứng với ánh sáng, PGMS bất dục phấn khi thời gian chiếu sáng dài > 14 giờ và hữu dục khi thời gian chiếu sáng ngắn < 13 giờ. A. ĐIỀU KIỆN VÀ NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỐI VỚI SẢN XUẤT HẠT LAI F1 TỔ HỢP TH 3-3 I. Chọn ruộng Yêu cầu đối với ruộng sản xuất hạt lai F1: 1.Cách ly nghiêm ngặt Có thể áp dụng 1 trong 3 biện pháp cách ly sau đây:  Cách ly không gian: Ruộng sản xuất hạt lai F1 phải cách ly với ruộng lúa xung quanh ít nhất là 100m (tính từ mép ngoài ruộng sản xuất) trên tất cả các hướng.  Cách ly thời gian: Ruộng sản xuất F1 phải trỗ trước hoặc sau ruộng lúa xung quanh (trong phạm vi 100m tính từ mép ngoài) ít nhất là 20 ngày.  Cách ly bằng địa hình: Có thể bố trí sản xuất hạt F1 ở một thung lũng hoặc khu vực mà xung quanh trồng ngô, vườn cây ăn quả, làng mạc, trường học, sông lớn, đồi núi, … Nếu ở một phía nào đó là ruộng lúa thì cấy một dải rộng 100m giống lúa bố để cách ly. 2. Chủ động tưới tiêu: Ruộng sản xuất hạt lai F1 phải có kênh mương tưới tiêu chủ động hoàn toàn. 3. Các điều kiện khác: Đất thịt có độ phì cao, không chua, mặn, phèn. Vị trí ruộng sản xuất không thuộc vùng hay xảy ra dịch bệnh gây hại nghiêm trọng đối với cây lúa. II. Xác định thời kỳ cảm ứng, thời gian trỗ bông nở hoa tung phấn an toàn Dòng mẹ T1S-96 bất dục hoàn toàn khi nhiệt độ trung bình ngày cao > 260C vào thời kỳ cảm ứng, vì vậy thời kỳ trước trỗ từ 10 - 20 ngày nhất thiết phải có nhiệt độ trung bình ngày cao hơn 260C. Theo số liệu nhiều năm tại các trạm khí tượng vùng đồng bằng Sông Hồng thì từ 10/8 đến 10/9 luôn có nhiệt độ trung bình ngày cao hơn 260C, vì vậy điều khiển thời kỳ cảm ứng của dòng mẹ vào thời gian này sẽ đảm bảo độ bất dục hạt phấn đạt 100%. Điều khiển các dòng bố mẹ trỗ bông nở hoa vào thời kỳ đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu sau: Nhiệt độ trung bình ngày 25 –320C, ẩm độ không khí 80 – 90%, không có mưa, gió lớn trong ít nhất 5 ngày liên tục, trời quang mây, nắng nhẹ, gió nhẹ, từ ngày bắt đầu trỗ đến 10 ngày sau là lý tưởng nhất. Trong vụ mùa ở các tỉnh phía Bắc có thể cho lúa trỗ từ 25/8 – 25/9. Khi thoả mãn đồng thời 2 yếu tố trên sẽ vừa đảm bảo được chất lượng, vừa đảm bảo năng suất ruộng sản xuất F1. III. Dự tính thời gian từ gieo đến trỗ 10% của các dòng bố mẹ. Thời gian từ gieo đến trỗ của các dòng bố mẹ thay đổi theo nhiệt độ và độ dài ngày của từng vụ, từng vùng. Trong điều kiện vụ mùa ở miền Bắc thời gian từ gieo đền trỗ và số lá/ thân chính của dòng bố và mẹ như sau:  Dòng mẹ T1S-96: 82 - 86 ngày, Dòng bố R3 : 74 - 78 ngày  Số lá / thân chính của dòng mẹ : 14,5-15,5 lá; Dòng bố: 14,0-14,5 lá. IV. Tính thời gian gieo mạ của các dòng bố mẹ. Trong vụ mùa thời gian gieo mạ cách nhau giữa các dòng bố mẹ được tính toán trên cơ sở chênh lệch số lá và thời gian từ gieo đến trỗ của từng dòng. Dòng mẹ có thời gian từ gieo đến trỗ dài hơn dòng bố từ 6 – 8 ngày, do vậy gieo các dòng bố mẹ được bố trí như sau: Gieo dòng mẹ trước, sau khi gieo mẹ 6- 8 ngày thì gieo dòng bố lần 1 (R1), sau khi gieo R1 được 4- 5 ngày thì gieo bố lần 2 (R2). Ví dụ: Dòng mẹ T1S-96 : Gieo ngày 20/ 6 Dòng bố R1 : Gieo ngày 26- 28/ 6 Dòng bố R2 : Gieo ngày 1- 3/ 7 (Chú ý: nếu gieo mẹ sớm hơn ví dụ trên thì khoảng cách giữa ngày gieo mẹ với các lần gieo bố cần điều chỉnh dài hơn (xem số liệu thí nghiệm tại mục “xác định thời vụ gieo mạ”). Khung thời vụ gieo mạ tốt nhất: 15- 25/6). V. Dự tính lượng giống gieo Trước khi gieo cần thử lại tỷ lệ nẩy mầm của các dòng để quyết định số lượng hạt giống cần ngâm ủ. Nếu tỷ lệ nảy mầm > 90% thì lượng giống cần cho 1ha là: Dòng mẹ T1S-96 cần 35 kg gieo 1 lần; Dòng bố R3:10 kg, gieo 2 lần, mỗi lần 5 kg. B. KỸ THUẬT LÀM MẠ 1. Ngâm ủ giống: Trước khi ngâm, phải xử lý hạt giống, chọn một trong các phương pháp sau:  Xử lý nước nóng 54 - 600C (ba sôi hai lạnh)  Xử lý nước vôi trong: hoà 5kg vôi đã tôi vào 100 lít nước, chắt lấy nước trong, ngâm lúa 12 giờ sau đó đãi sạch nước vôi.  Xử lý bằng thuốc diệt nấm Farizan, hoặc thuốc diệt nấm trên hạt khá.  Xử lý phòng bọ trĩ, rầy hại mạ: Khi mạ bắt đầu nứt nanh (sau khi vớt ủ 8-10 giờ) đổ mạ ra thúng phun thuốc Rigen hoặc trộn thuốc bột trừ sâu rầy đêu cho lô hạt giống, sau đó đậy lại 6-10 giờ sau thì gieo hạt.  Xử lý xong, đãi sạch, ngâm hạt giống vào nước sạch đến no nước, sau đó đãi kỹ, để trong rá cho ráo nước rồi đậy kín, giữ ở nhiệt độ 30 – 350C đến khi nảy mầm đều, mầm dài khoảng 0,3 cm thì gieo. (chú ý: tuyệt đổi không ủ hạt giống ở nhiệt độ quá cao 38- 400C hoặc trong các loại bao khó thoát nước: vải dầy, nilon, bao PP, PE… ) 2. Chuẩn bị dược mạ và gieo mạ.  Đất gieo mạ: Đất thịt nhẹ, hơi chua, độ phì cao, nhiều mùn, chủ động nước, không có cỏ dại, lúa vụ trước và các cây trồng khác.  Ruộng gieo mạ phải làm đất kỹ, bùn nhuyễn, sạch cỏ, sạch gốc rạ, san phẳng, lên luống rộng 120 – 150 cm có rãnh thoát nước rộng 30-40 cm.  Bón phân: 10 tấn phân chuồng mục + 450 kg supelân + 110kg urê + 70 kg kali/ ha (hoặc 280-300 kg NPK 16:16:8 / 1ha). Sau khi rắc phân, cào trộn đều phân trên mặt luống, sau đó trang phẳng rồi gieo hạt. Để có đủ mạ cấy 1ha cần 720m2 mạ bố ( mỗi lần gieo 360m2), 1000-1200 m2 mạ mẹ.  Kỹ thuật gieo: Mạ gieo thưa đều đặn, chìm 1/2 hạt thóc, mặt luống mạ phẳng không đọng nước. Khi cây mạ cao 1- 2cm thì tưới giữ ẩm để mặt luống không bị nứt. (Chú ý: có thể dùng phương pháp gieo mạ dầy xúc, mạ sân (mạ phôi) mạ khay để làm mạ bố mẹ, khoảng cách gieo cấy dòng bố và mẹ không được thay đổi) 3. Chăm sóc mạ dược. Mạ các dòng bố mẹ cần đạt các tiêu chuẩn: to gan, đanh dảnh, đẻ từ 3 – 4 nhánh trước khi cấy, sạch sâu bệnh. Muốn đạt các tiêu chuẩn trên cần:  Bón thúc 2 lần vào thời kỳ: (1) mạ có 2,1 – 2,5 lá bón 50 kg urê/ ha; (2) mạ có 4,1 – 4,5 lá bón 50 kg urê +30 kg kali/ha.  Phun chất kích thích đẻ nhánh: Hoá chất MET có khả năng kích thích mạ đẻ nhanh, đẻ nhiều, lá dầy, xanh đậm và lùn, nên phun khi mạ có 1,5 – 2 lá thật, lượng dùng 25-30g MET pha trong 20 lít nước phun cho 360 m2 ( nồng độ MET 20%), trước khi phun cần tưới một lớp nước mỏng cho ruộng mạ và giữ nước 1 – 2 ngày.  Chế độ nước: Khi gieo mặt luống không có nước đọng, khi mạ mọc tưới ẩm, giữ ẩm đều đến khi phun MET, sau khi phun 2 ngày tưới nước 1- 3 cm. Không để mặt luống khô nứt và không để nước sâu cho mạ đẻ nhánh tốt .  Kiểm tra sâu bệnh và phòng trừ: Thời kỳ mạ cần kiểm tra thường xuyên bọ trĩ, sâu cuốn lá, sâu đục nõn, rầy cám , phát hiện sớm và trừ bằng thuốc đặc hiệu cho mỗi loại.Trước khi cấy 3 ngày kiểm tra mạ và phun trừ sâu bệnh. C. KỸ THUẬT THÂM CANH RUỘNG CẤY 1. Chuẩn bị ruộng cấy và phân bón Ruộng cấy: Phải cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, lúa vụ trước và các cây trồng khác. Lượng phân bón và tỷ lệ bón như sau:  Phân chuồng: 10 tấn/ha, nếu đất chua cần bón vôi (250-500kg/ha)  N:P:K: Tỷ lệ N:P:K = 1:1:1 hoặc 1: 0,75: 0,8. Lượng phân 120- 150 kg N/ha. Để đảm bảo cho ruộng lúa sinh trưởng tốt nên bón lót phân tổng hợp NPK: 16:16:8:13S, lượng bón: 500-600 kg/ ha (tuỳ loại đất). Kỹ thuật bón phân Bón phân cho ruộng sản xuất hạt lai F1 theo phương châm “ nặng đầu, nhẹ cuối, giữa bổ sung”, cách bón cụ thể như sau: (trường hợp bón phân đơn) Bón lót: Bón chung cả dòng bố mẹ toàn bộ phân chuồng + phân lân + 40% đạm + 40% kali Bón thúc:  Lần 1: Sau khi cấy 5-6 ngày, lượng bón: 40% urê + 20% kali  Lần 2: Sau khi bón lần 1 từ 5 - 6 ngày: 10% urê  Lần 3: Trước khi trỗ 12-15 ngày: 10% urê +40% kali. Thời điểm cấy Khi mạ mẹ có 5,0-6,5 lá, bố 1 có 4,0-5,0 lá thì cấy 1 hàng bố 1 và mẹ trước, sau 4- 5 ngày cấy bố 2. Hoặc cấy mẹ trước, sau 6 ngày cấy bố 1, sau 10-11 ngày cấy bố 2. Tỷ lệ hàng bố mẹ, hướng luống, mật độ khoảng cách cấy  Tỷ lệ bố mẹ là 2 hàng bố : 16 hàng mẹ  Hướng luống vuông góc với hướng gió thịnh hành khi lúa trỗ  Chiều rộng luống: 2,95 m, bố trí như sau: đường công tác 30cm, 2 hàng bố cách nhau 20cm, hàng bố cách hàng mẹ 20 cm, hàng mẹ cách nhau 15 cm.  Khoảng cách cấy : Cây bố cách nhau 15cm, cây mẹ cách nhau 12-14cm.  Mỗi khóm mẹ cấy 3 - 4 cây mạ, mỗi khóm bố cấy 2-3 cây mạ. Chú ý: Trước khi nhổ mạ 2-3 ngày cho nước ngập mặt luống 7-10 cm để cho bùn mềm dễ nhổ, nhổ mạ nhẹ nhàng, giữ nguyên bùn không rửa để tránh đứt rễ mạ. Nhổ đến đâu cấy hếttrong ngày, cấy nông 2 - 3 cm tránh nghẹt rễ. 2. Chế độ nước Khi cấy giữ lớp nước mặt ruộng 5-7 cm cho cây mạ tươi, cấy xong rút bớt nước còn 3 - 5 cm cho lúa đẻ nhánh sớm. Sau khi đẻ đủ số nhánh rút cạn trong 7 - 10 ngày cho mặt ruộng nứt “chân chim”, rồi lại tưới nước cho lúa phân hoá đòng. Phòng trừ sâu bệnh Thường xuyên theo dõi sâu bệnh để phòng trừ đúng và kịp thời. Chú ý các đối tượng sâu bệnh hại chính như: Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, đạo ôn, khô vằn, bọ trĩ, dòi đục nõn, sâu năn, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bọ xít, rầy [...]... cho dòng phát triển nhanh (100g/ 10 lít nước) Dùng phân bón: bón thêm kali cho dòng chậm và đạm cho dòng nhanh (chú ý trước khi bón phân cần rút cạn nước để phân không tràn từ dòng mẹ sang dòng bố và ngược lai) 4 Phun GA3  Khi mẹ trỗ 15 -20 % số bông, bố trỗ tương ứng thì phun GA3 Lượng phun lần 1: 100g/ ha phun lần 2 từ 20 - 40 gam/ ha tuỳ theo mức độ trùng khớp của bố mẹ Chú ý: Phun vào buổi sáng... hơn mẹ thì giữ nước sâu 15 - 20 cm để thúc đẩy Dùng hoá chất:  KH2PO4 có tác dụng thúc đẩy phân hoá đòng, phun : KH2PO4 cho dòng phát triển chậm Tuỳ mức độ chậm mà phun nồng độ cao hay thấp (chậm nhiều pha 100g/ 10 lít nước, chậm ít pha 50 25 g/ 10lít nước), phun 2 - 3 ngày liền liều lượng phun không quá 3kg/ ha  NH4NO3 có tác dụng kìm hãm phân hoá đòng, phun NH4NO3 cho dòng phát triển nhanh (100g/... đến ruộng cấy, khi thấy dòng mẹ ra lá thứ 13, dòng bố ra lá thứ 12, kiểm tra lá thắt eo và tiến hành theo dõi phân hoá đòng Thời kỳ này phải theo dõi thường xuyên 2 ngày 1 lần Lấy mẫu mỗi điểm 5 nhánh chính của cây bố, 5 nhánh chính của cây mẹ, mỗi héc ta lấy 5 điểm đại diện, bóc cẩn thận nhánh chính quan sát ghi chép bước phân hoá đòng, dự đoán bước phân hoá của bố mẹ Nếu thấy dòng bố và mẹ có các bước... máy sấy, các dụng cụ chuyên chỏ và đựng giống tránh lẫn cơ giới  Hạt F1 TH3-3 có tỷ lệ hở vỏ trấu thấp 3-5% nên không được để chín quá kỹ trên đồng ruộng Khi tuốt phải kiểm tra để hạt không bị dập nát Phơi khô đến độ ẩm10 - 11% đóng bao có một lớp polyetylen bên trong và bao PP bên ngoài Bảo quản trong kho mát hoặc kho lạnh Trước khi xuất giống cần kiểm tra lại tỷ lệ nảy mầm ... ra quan sát nhổ bỏ cây lẫn, thời kỳ này cần loại bỏ thật kỹ cây khác dạng và cây có bao phấn vàng để không bị lẫn phấn  Khi lúa chín gặt hàng bố trước, cắt sát mặt đất, sau đó khử lẫn lại trên luống mẹ, kiểm tra cẩn thận, khi cán bộ kiểm định đồng ruộng xác nhận đạt yêu cầu mới được gặt mẹ 7 Thu hoạch  Sau khi phun GA3 20 - 25 ngày gặt hết dòng bố, kiểm tra lại hàng mẹ và khử lẫn thật cẩn thận, sau . Kỹ thuật sản xuất hạt lai F1 hệ 2 dòng Các dòng bất dục đực sử dụng trong sản xuất hạt lai F1 hệ 2 dòng Có 2 dòng bất dục đực cảm ứng với điều kiện môi trường là TGMS và PGMS.  Dòng. A. ĐIỀU KIỆN VÀ NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỐI VỚI SẢN XUẤT HẠT LAI F1 TỔ HỢP TH 3-3 I. Chọn ruộng Yêu cầu đối với ruộng sản xuất hạt lai F1: 1.Cách ly nghiêm ngặt Có thể áp dụng 1. gian: Ruộng sản xuất hạt lai F1 phải cách ly với ruộng lúa xung quanh ít nhất là 100m (tính từ mép ngoài ruộng sản xuất) trên tất cả các hướng.  Cách ly thời gian: Ruộng sản xuất F1 phải trỗ

Ngày đăng: 31/07/2014, 12:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan