tác động của phác đồ bổ sung sớm vitamin a tới tình trạng dinh dưỡng và mắc bệnh nhiễm khuẩn của trẻ dưới 1 tuổi

109 556 1
tác động của phác đồ bổ sung sớm vitamin a tới tình trạng dinh dưỡng và mắc bệnh nhiễm khuẩn của trẻ dưới 1 tuổi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thiếu vitamin A là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng ở các nước đang phát triển. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở trẻ em. Thiếu vitamin A làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết ở trẻ em tuổi tiền học đường. Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin A có thể làm tăng tỷ lệ sống của trẻ lên 23% so với trẻ không được bổ sung [53], [102], [163], [169], [170]. Tại Việt nam, những năm sau này tình trạng thiếu vitamin A thể lâm sàng hầu như đã thanh toán được nhờ triển khai chương trình phủ viên nang vitamin A liều cao cho các đối tượng có nguy cơ; giáo dục dinh dưỡng và phát triển kinh tế gia đình; phối hợp với các chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu khác. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn của thiếu vitamin A tiền lâm sàng hiện nay vẫn cần được đặc biệt chú ý: do tính phổ biến trong cộng đồng, gây nên những hậu quả về chậm phát triển thể lực, thiếu hụt miễn dịch. Trẻ bị thiếu vitamin A tiền lâm sàng có nhiều nguy cơ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn và khi cơ thể bị nhiễm khuẩn sẽ làm cho tình trạng thiếu vitamin A tiến triển nặng lên thành thể lâm sàng. Tại Việt nam, các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ em sau khi sinh có nguy cơ cao bị thiếu vitamin A [20],[27],[29]. Trẻ em lứa tuổi 0-5 tháng tuổi có tỷ lệ vitamin A huyết thanh thấp là 32,7 %, cao gấp 2-4 lần so với các nhóm tuổi khác và thuộc loại rất cao theo phân loại của WHO. Nguyên nhân của vấn đề này là sữa của các bà mẹ cho con bú có nồng độ vitamin A thấp, trong khi đó trẻ sau khi sinh ra không có dự trữ vitamin A; bởi vậy một trẻ bú mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu vẫn có nguy cơ bị thiếu vitamin A [20],[29]. Chương trình phòng chống thiếu vitamin A ở Việt Nam hiện nay đang tập trung vào việc cung cấp viên nang vitamin A cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi là nhóm được coi là có nguy cơ bị thiếu vitamin A cao nhất, và một liều 200.000 đơn vị quốc tế (IU) cho bà mẹ sau đẻ [21]. 2 Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng với liều này chưa đủ để nâng cao nồng độ vitamin A của bà mẹ cho con bú và chưa đủ để cải thiện tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng cho trẻ và mẹ [29],[74],[175]. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế Giới đã khuyến nghị tăng liều vitamin A: 400.000 IU cho bà mẹ ngay sau khi sinh và 50.000 IU cho trẻ nhỏ 3 lần trước 6 tháng [110]. Khuyến nghị này đã được hai Hội nghị Quốc tế về vitamin A lần thứ 20 họp tại Hà Nội năm 2002, và lần thứ 21 họp tại Marakech năm 2003, khuyến khích áp dụng sớm cho bà mẹ và trẻ tại những vùng có thiếu vitamin A bằng cách bổ sung sớm vitamin A cho trẻ em 0-5 tháng tuổi, kết hợp với ngày tiêm chủng vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván: 3 liều 50.000 IU vào tuần 6, 10 và 14 [108],[190]. Nhiều nước như Ghana, Ấn Độ, Peru, Bangladesh đã triển khai thành công chiến lược này [107],[190]. Vậy việc áp dụng khuyến nghị này là cần thiết đối với Việt Nam chúng ta? Bổ sung vitamin A liều cao và sớm có cải thiện được tình trạng dinh dưỡng, giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn và an toàn cho trẻ ? Để giải đáp được câu hỏi này cần phải có nghiên cứu thử nghiệm trước khi triển khai trên diện rộng. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tác động của phác đồ bổ sung sớm vitamin A tới tình trạng dinh dưỡng và mắc bệnh nhiễm khuẩn của trẻ dưới 1 tuổi” nhằm vào các mục tiêu sau: 1. Đánh giá hiệu quả của bổ sung sớm vitamin A đối với tình trạng vitamin A của con và bà mẹ cho con bú. 2. Đánh giá hiệu quả của bổ sung sớm vitamin A đối với tình trạng dinh dưỡng và mắc bệnh tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp của trẻ trong năm đầu tiên. 3. Đánh giá tính an toàn của phác đồ mới khi cho vitamin A liều cao ở trẻ nhỏ và bà mẹ. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐẠI CƢƠNG VỀ HOÁ SINH, CHUYỂN HOÁ VÀ CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA VITAMIN A 1.1.1. Công thức hóa học của vitamin A Mặc dù vitamin A được phát hiện ra từ năm 1909 nhưng đến năm 1931 các nhà khoa học mới tìm ra cấu trúc hoá học của nó. Tên hoá học là retinol, có chứa một gốc rượu gắn với mạch hydrocarbon chưa bão hoà, kết thúc bằng vòng hydrocarbon. Trong cơ thể người, vitamin A tồn tại dưới một số dạng hoạt động khác nhau như aldehyde (retinal), acid (retinoic acid). Retinol có thể chuyển hoá thành tất cả các chất trong họ vitamin A, ngoại trừ -caroten. Retinoic acid là chất cuối cùng trong quá trình chuyển hoá vitamin A vì nó không thể chuyển ngược lại thành các dạng vitamin A khác. Retinoic liên quan đến sự phát triển của cơ thể, biệt hoá tế bào nhưng không tham gia vào quá trình nhìn như retinal, hoặc quá trình sinh sản như retinol. Hình 1.1. Công thức hoá học của retinol và một số dạng hoạt động khác [200] Những dạng hoạt tính sinh học của vitamin A (retinol và retinal este) chỉ có ở những thức ăn có nguồn gốc động vật. Mặc dù vậy có nhiều thực vật 4 giàu carotenoid, tiền chất của vitamin A. Có tới trên 600 loại carotenoid được tìm thấy từ thực vật nhưng chỉ có 50 loại có thể chuyển hoá thành vitamin A. Phần lớn các carotenoid được tìm thấy từ các thức ăn có nguồn gốc thực vật đó là : -caroten, -caroten, -crytoxanthin, lycopen, lutein, zeaxanthin. Trong số đó nguồn cung cấp vitamin A quan trọng là -caroten, -caroten, - crytoxanthin. Một số loại không có giá trị sinh học của vitamin A nhưng lại có vai trò chống oxy hoá [28],[168], [111]. 1.1.2. Sự hấp thu, vận chuyển vitamin A trong cơ thể 1.1.2.1. Sự hấp thu: Retinol có thể được hấp thu trực tiếp từ thức ăn vào tế bào thành ruột. Trong khi retinyl este cần được thuỷ phân thành retinol tự do và acid hữu cơ trước khi được hấp thu. Quá trình thuỷ phân này được enzym dịch tuỵ xúc tác, acid hữu cơ tạo thành thường là acid palmitic vì retinyl palmitat chiếm phần chủ yếu trong retinyl este thực phẩm. Khoảng 75% vitamin A trong khẩu phần ăn được hấp thu, trong khi chỉ 5-50% -caroten và carotenoid khác được hấp thu. Vì vitamin A hòa tan trong chất béo nên quá trình hấp thu tăng lên khi có những yếu tố làm tăng hấp thu chất béo và ngược lại. Ví dụ: muối mật làm tăng hấp thu chất béo, do vậy những yếu tố làm tăng hoặc giảm bài tiết mật đều ảnh hưởng đến hấp thu vitamin A trong khẩu phần. Chỉ một lượng rất nhỏ acid retinoid có trong thực phẩm. -caroten được thuỷ phân trong ruột tạo retinal, khoảng 10% retinal được chuyển thành acid retinoid. 1.1.2.2. Vận chuyển: Retinol, retinyl este, -caroten hoặc retinal được vận chuyển từ thành ruột dưới dạng vi hạt nhũ chấp (chylomicron). Trong quá trình này hầu hết retinol lại bị este hoá trở lại dạng retinyl este. Các vi hạt nhũ chấp vào hệ bạch mạch, sau đó được chuyển sang máu. Đa số retinyl và retinyl este được vận chuyển tới gan, một số tới mỡ và mô khác. Trong gan, vitamin A được lưu trữ dưới các hạt lipid nhỏ, dạng retinyl palmitat trong các tế bào hình sao của gan. Lượng vitamin A trong gan chiếm tới 90% lượng vitamin A của toàn cơ thể và phản ánh sự tiêu thụ vitamin A trong khẩu phần ăn thời gian trước đó. Nồng độ vitamin A trong gan dao 5 động từ 100-1000 IU/g gan. Ở người khoẻ mạnh, lượng vitamin A dự trữ trong gan vào khoảng 500.000 IU, đủ cho cơ thể sử dụng trong vài năm. Khi cơ thể cần sử dụng vitamin A, vitamin A được giải phóng ra khỏi gan, gắn với các protein vận chuyển (RBP: retinol binding protein). Chính RBP cũng được gắn với một protein có tên transthyretin hoặc prealbumin. Các protein này giúp vitamin A lưu hành trong máu và do tạo nên phân tử có cấu trúc lớn hơn sẽ bảo vệ vitamin A khỏi bị lọc qua thận. Mặt khác -caroten được rời khỏi gan một phần dưới dạng phức hợp lipoprotein trọng lượng thấp. Khi vào trong tế bào, vitamin A được gắn với những protein khác không giống với dạng vận chuyển trong máu. Caroten sau khi được phân tách khỏi thức ăn thực vật trong quá trình tiêu hoá, chúng được hấp thu nguyên dạng với sự có mặt của acid mật. Tại thành ruột, chúng được phân cắt thành retinol, rồi được este hoá giống các retinol. Một số caroten vẫn được giữ nguyên dạng cho đến khi vào hệ tuần hoàn chung. Mức -caroten trong máu phản ánh tình trạng caroten của chế độ ăn hơn là tình trạng vitamin A của cơ thể. Những caroten không được chuyển đổi sẽ được giữ lại ở mô mỡ và tuyến thượng thận, không phải ở gan. Chúng gây vàng da khi một lượng lớn được dự trữ, tuy nhiên với một liều rất cao cũng không thấy dấu hiệu ngộ độc [28]. 1.1.3. Chức năng sinh lý của vitamin A Nhìn chung, vitamin A có 3 hình thái chính với những hoạt tính đặc biệt đối với các cơ quan đích riêng: - Retinal (dạng aldehyde) tác động đối với thị lực. - Retinol (dạng alcohol) tác động chức năng sinh sản. - Retinoid acid: tác động trên sự biệt hoá tế bào và tăng trưởng. 1.1.3.1. Quá trình thị giác: Chức năng đặc trưng nhất của vitamin A là vai trò với võng mạc của mắt, mặc dù mắt chỉ giữ một lượng vitamin A bằng 0,01% lượng vitamin A của cơ thể. Quá trình này có thể tóm tắt như sau: 1- tương tác của holo-retinol binding protein (holo-RBP) huyết tương với những thụ thể đặc 6 hiệu ở bề mặt tế bào của tế bào võng mạc; 2- thu nhận vitamin A của tế bào võng mạc và chuyển thành dạng 11-cis retinol; 3- vận chuyển RBP vào trong tế bào hình que; 4- oxy hoá thành 11-cis reinol; 5- kết hợp với nhóm lysin đặc hiệu ở protein-opsin màng tế bào. Một lượng retinol bị mất dần do chuyển thành acid retinoid và một số thành phần khác tại tế bào hình que. Lượng hao hụt này cần phải được bù lại từ retinol trong máu. Nếu tốc độ tái sinh của rhodopsin chậm, quá trình nhìn của mắt bị kém. Tốc độ phục hồi của chúng với ánh sáng phụ thuộc trực tiếp vào lượng vitamin A tham gia tạo rhodopsin [28],[168]. 1.1.3.2. Biệt hoá tế bào và biểu hiện kiểu hình: từ lâu người ta đã ghi nhận khi thiếu vitamin A có nhiều bất thường về thay đổi cấu trúc và biệt hoá tế bào và mô: sừng hoá các tế bào biểu mô, các tế bào bị khô đét và khô cứng lại. Chất nhày tại phần lớn các biểu mô được thay thế bằng tế bào sản xuất keratin. Hậu quả là khô giác mạc, sừng hoá kết mạc, giác mạc mắt và các mô khác. Acid retinoid tham gia vào quá trình biệt hoá tế bào phôi thai. Quá trình này thông qua những biến đổi của gen. Chức năng này chứng tỏ acid retinoid là dạng hoạt động của vitamin A tham gia vào kiểm soát hoạt động của gen như một chức năng của hormon. Một trong những chức năng được biết rõ là chuyển thông tin tới gen đặc hiệu làm biệt hoá tế bào da. Một số nghiên cứu khác cho thấy acid retinoid và dẫn xuất còn có tác dụng phòng ngừa tiến triển của một số bệnh ung thư như leucemie cấp dòng tủy. Những nghiên cứu về cơ chế điều hoà của acid retinoid đến biệt hoá tế bào thông qua 3 dạng thụ thể ở bề mặt của màng nhân tế bào (alpha, beta, gamma). Khi acid retinoid gắn vào thụ thể của vitamin A sẽ tương tác với những ADN đặc hiệu, kiểm soát sinh tổng hợp các RNA và protein. Hiện nay khoa học phát hiện khoảng trên 1000 gen có tương tác với vitamin A, trong đó bao gồm hormon tăng trưởng, hormon điều hoà sự phát triển xương [168]. 1.1.3.3. Sinh sản: Một trong những chức năng sớm nhất được biết đến của vitamin A là chức năng sinh sản trên động vật. Cả retinol và retinal đều cần cho 7 chức năng sinh sản bình thường của chuột, trong khi acid retinoid không tham gia vào chức năng này. Khi thiếu hụt retinol hoặc retinal, chuột đực không sinh sản tế bào tinh trùng, bào thai phát triển không bình thường [48],[135],[176]. 1.1.3.4. Tạo máu: Có mối liên quan giữa sắt và vitamin A trong vấn đề tạo máu. Trong thiếu máu thiếu sắt, sự phục hồi sẽ nhanh hơn nếu có cho thêm vitamin A trong điều trị bổ sung sắt [55],[81],[130],[137],[141],[164],[182]. 1.1.3.5. Đáp ứng miễn dịch: Chức năng này sẽ nói kỹ trong phần sau. 1.1.3.6. Tăng trưởng: Chức năng này sẽ được nói kỹ ở phần sau. Ngoài những vai trò kể trên người ta còn đề cập đến vai trò của bổ sung vitamin A đối với sự trưởng thành chức năng phổi ở trẻ đẻ non hay cực non [99], [112],[132]. Tóm lại: Chức năng nhìn và phát triển của vitamin A là 2 chức năng tương đối độc lập, acid retinoid tham gia vào phát triển nhưng không tham gia vào chức năng nhìn của mắt. Hình 1.2. Vai trò sinh lý của vitamin A [201] RBP 8 1.2. VAI TRÕ CỦA VITAMIN A ĐỐI VỚI ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH Khá sớm, từ những năm 1920, vai trò của vitamin A trong duy trì cấu trúc và chức năng của hệ thống miễn dịch đã được ghi nhận bằng những từ chung chung không rõ ràng [150]. Wolbach và Howe, dựa trên khảo sát bằng kính hiển vi các chuột thiếu vitamin A đã nhận thấy, thiếu vitamin A đưa đến những thay đổi về hình thái biểu mô của nhiều cơ quan khác nhau (ví dụ khí quản, giác mạc). Mô của các chuột bị thiếu vitamin A có hiện tượng sừng hoá bất thường thay vì hoạt động theo kiểu tiết chất nhày bình thường. Ngoài ra, tác giả còn ghi nhận có hiện tượng các tế bào biểu mô bị dẹt, thay vì ở dạng ống hay dạng khối bình thường. Đối với các cơ quan lympho, tác giả đã ghi nhận rằng, trong trường hợp thiếu vitamin A trầm trọng, có teo tuyến ức và ở bên trong các mô, có sự thay đổi hình thái tế bào. Vài năm sau đó, Green và Mellany nghiên cứu về mô bệnh học ở những con chuột bị chết do nhiễm khuẩn thấy có thay đổi mô bệnh học ở chuột có thiếu vitamin A, trong khi đó không có thay đổi ở nhóm chuột được nuôi dưỡng tốt [150]. Những năm tiếp theo, nhiều nghiên cứu ở loại súc vật khác nhau đã làm sáng tỏ thêm rằng: thiếu vitamin A mạn tính làm giảm sức đề kháng đối với nhiễm khuẩn đặc biệt nhiễm khuẩn đường hô hấp, bệnh tiêu chảy, sởi, vv… và việc bổ sung vitamin A cho người là cách hữu hiệu để giảm tỷ lệ mắc bệnh và giảm tỷ lệ tử vong. Giả thiết này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu thử nghiệm tại cộng đồng, đặc biệt qua những nghiên cứu việc bổ sung vitamin A cho trẻ em bị bệnh sởi nặng, là bệnh gây tình trạng suy miễn dịch nhanh và trầm trọng [70]. Một số nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng tại cộng đồng đã cho thấy trẻ em được bổ sung vitamin A tuy không có sự khác biệt nhiều về tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn so với nhóm trẻ em không được bổ sung vitamin A nhưng lại có một sự giảm đáng kể mức độ nặng của bệnh (đặc biệt trong bệnh tiêu chảy) [93],[181]. 9 Từ những kết quả nghiên cứu đó, câu hỏi được đặt ra là: vì sao vitamin A có thể duy trì được sức khoẻ, nhất là sự liên quan của nó đến các bệnh nhiễm khuẩn? Phải chăng vitamin A là một chất tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch? Để lý giải về sự tham gia của vitamin A vào quá trình đáp ứng miễn dịch có hai giả thuyết đưa ra. Đó là giả thuyết về hàng rào biểu mô và giả thuyết đáp ứng miễn dịch được Ross tóm lược trong bảng 1.1 dưới đây: Bảng 1.1. Hai giả thuyết về vai trò bảo vệ cơ thể của vitamin A đối với bệnh nhiễm khuẩn [171]. Giả thuyết về hàng rào biểu mô Giả thuyết về đáp ứng miễn dịch Phản ứng chính ở đây là chống đỡ bao gồm: Phản ứng chính ở đây là bảo vệ bao gồm: Ngăn cản không cho nhiễm khuẩn xâm nhập. Gia tăng sự chống đỡ của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh. Duy trì sự vẹn toàn của cấu trúc các mô. Bảo đảm sự vẹn toàn của chức năng, ví dụ chức năng biệt hoá tế bào. Tính đề kháng giảm trước sự tấn công của bệnh nhiễm khuẩn khi có thiếu vitamin A. Tính đề kháng giảm trước sự lan rộng của bệnh nhiễm khuẩn khi có thiếu vitamin A. Sự bổ sung vitamin A làm giảm tần suất mắc bệnh. Sự bổ sung vitamin A làm giảm thời gian và mức độ nặng của nhiễm khuẩn. 1.2.1. Liên quan vitamin A và đáp ứng miễn dịch 1.2.1.1. Cơ quan lympho và sự tạo máu Nhiều nghiên cứu trên súc vật thí nghiệm bị thiếu vitamin A ghi nhận có sự thay đổi về kích thước, cân nặng và cách sắp xếp tế bào ở cơ quan lympho. Tuy nhiên ý kiến về các kết quả này không được thống nhất hoàn toàn. Người ta cho rằng tuỳ theo loại súc vật thí nghiệm mà có những kết quả khác nhau, như có thể tăng hay giảm trọng lượng của lách và hạch bạch huyết hay số lượng bạch cầu máu. Ví dụ chuột nhắt thiếu vitamin A trầm trọng có lách và hạch bạch 10 huyết to rõ rệt trong khi nghiên cứu ở trên các loại gặm nhấm khác lại thấy: trong giai đoạn thiếu vitamin A tiền lâm sàng không có sự thay đổi về khối lượng cơ quan hay số lượng tế bào nhưng khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng thì trọng lượng tuyến ức, lách, hay số lượng tế bào lại giảm [138],[154]. Một số thí nghiệm ở chuột nhắt thiếu vitamin A cho thấy có sự tăng rõ rệt tế bào B và đại thực bào. Ngược lại, nghiên cứu ở loài gậm nhấm khác có thiếu vitamin A đơn thuần cho thấy có sự giảm tế bào lympho lưu hành và tăng bạch cầu đa nhân [140],[160]. Gần đây, Ross trong một nghiên cứu về số lượng, tỷ lệ tế bào lympho và tế bào huỷ diệt tự nhiên (natural killer = NK) cho thấy số lượng tế bào lympho B ở máu ngoại vi của chuột thiếu vitamin A giảm rõ, trong khi số lượng tế bào đa nhân lại tăng lên. Sau khi chuột được cho retinoid acid trong 45 ngày thì thấy số lượng lympho lưu hành máu, tế bào B, T và NK tăng rõ đến trị số bằng hay lớn hơn trị số của nhóm chứng không thiếu vitamin A [198]. Ở người, thiếu vitamin A ghi nhận có kèm theo giảm số lượng tế bào lympho và khi được bổ sung vitamin A thì có sự cải thiện rõ rệt tổng số lympho so với nhóm chỉ dùng giả dược [71],[153]. Nhìn chung khi thiếu vitamin A sự sinh trưởng của tế bào lympho bị ảnh hưởng (xu hướng chung là giảm). Vậy với một mức độ giảm tế bào lympho thường chỉ tương đối, có thể gây rối loạn chức năng miễn dịch hay không? 1.2.1.2. Miễn dịch qua trung gian tế bào (Cell Mediated Immunity : CMI ) Một số thí nghiệm nghiên cứu cho thấy khi thiếu vitamin A một vài phạm vi của CMI bị ảnh hưởng: (1) Sự chuyển dạng nguyên bào (blastogenic transformation) lympho trước những chất gây phân bào. (2) Sự đáp ứng cytotoxic của tế bào T và sự đáp ứng quá mẫn loại chậm. Khi thiếu vitamin A, sự chuyển dạng nguyên bào của tế bào lách đối với các chất gây phân bào tế bào T giảm. Đáp ứng tế bào lympho của mảng Peyer đối với [...]... bổ sung cho bà mẹ ngay sau sinh một liều vitamin A cao đã cải thiện tình trạng vitamin A c a mẹ và con và làm tăng sự sống còn c a trẻ được bú mẹ [66],[74] 1. 4.2 Liên quan thiếu vitamin A và tuổi Các nghiên cứu cho thấy thiếu vitamin A mức độ nặng thường có tỉ lệ cao ở trẻ em tuổi tiền học đường và đây là l a tuổi dễ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn và tử vong Các chiến lược phòng chống vitamin A. .. (Nepal, Indonesia, Tanzania, Bangladesh, Vietnam) đạt được tiến bộ rõ rệt Có ba chiến lược cơ bản để gia tăng thu nhập vitamin A: [97] 1 Gia tăng tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin A và provitamin A 2 Tăng cường thêm vitamin A (hay  caroten) vào các thực phẩm thông dụng 3 Cung cấp bổ sung định kỳ và rộng rãi vitamin A cho những quần thể có nguy cơ cao 30 1. 8 .1. 1 a dạng h a b a ăn Nhiều nhà dinh dưỡng. .. nhiên là do các yếu tố trực tiếp và gián tiếp tác động Tình trạng SDD và nhiễm khuẩn thường kèm theo với thiếu vitamin A Thiếu vitamin A làm gia tăng tần suất và mức độ nặng c a nhiễm khuẩn, và nhiễm khuẩn trở lại làm tăng thiếu vitamin A và tình trạng dinh dưỡng chung (vòng xoắn nhiễm khuẩn- suy dinh dưỡng) Mức độ thiếu vitamin A làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển c a trẻ đã được sáng tỏ nhờ các nghiên... đều có lượng vitamin A thấp trong khẩu phần ăn Nếu bổ sung vitamin A trong vòng 3 tháng, sự tiết GH ban đêm gia tăng 1. 4 DỊCH TỄ HỌC THIẾU VITAMIN A 1. 4 .1 Tầm quan trọng c a thiếu vitamin A 1. 4 .1. 1 Thiếu vitamin A và tính toàn cầu Cho đến nay các nghiên cứu về lâm sàng và dịch tễ học huyết thanh và các khảo sát đã xác định được rằng thiếu vitamin A mang tính toàn cầu và là bệnh có ý ngh a SKCĐ, đặc... bất thường sulfation c a sụn xương c a chuột thiếu vitamin A cũng giống như thiếu sản xuất somatomedin ở trẻ thiếu vitamin A [12 5] 1. 3.2 Vai trò vitamin A đối với sự tăng trƣởng ở trẻ em Các nghiên cứu cắt ngang cho thấy tình trạng vitamin A và sự tăng trưởng phối hợp với nhau Trẻ thiếu vitamin A thường thấp và đôi khi gầy so với trẻ khoẻ mạnh cùng l a tuổi Sự khác biệt gi a 2 nhóm trẻ này hiển nhiên... nhóm tuổi từ 12 -36 tháng Nhóm tuổi 25-36 tháng mắc bệnh nhiều nhất với các biểu hiện lâm sàng nặng nhất Bảng 1. 9 Tỷ lệ hiện mắc c a thiếu vitamin A và khô mắt trước can thiệp (8 /19 85) và sau can thiệp được đánh giá qua khảo sát Quốc gia về thiếu vitamin A và suy dinh dưỡng (10 /19 94) [7] Trước CT Sau CT (WHO, 19 81) n=34. 214 n=37.920 Tiêu chí có ý ngh a SKCĐ c a WHO 19 81 Quáng gà (XN) 0,37% 0,050% 1% ... chủng [10 5] 33 Bảng 1. 8 Phác đồ bổ sung vitamin A liều cao cho bà mẹ và trẻ em từ 0-59 tháng tuổi [10 5] Phác đồ bổ sung vitamin A liều cao c a WHO ( theo đơn vị QT (IU) Thời điểm Lúc sinh 0-5 tháng 6 -11 tháng 12 -59 tháng Trẻ nhỏ Mẹ 200.000 IU lúc sinh ** và 2.000.000 IU trong thời kỳ an toàn không mang thai sau sinh * 3 liều, mỗi liều 50.000 IU cách nhau 1 tháng Liều được cho bất kỳ tại cơ sở y tế hay... -caroten sau khi đã thay đổi gen [19 5] Tuy nhiên vấn đề đặt ra là: nhiều quần thể thiếu vitamin A không ăn gạo, và ngay ở những nước có ăn gạo thì các nhóm có nguy cơ cao lại không có khả năng có gạo ăn 1. 8 .1. 4 Bổ sung vitamin A bằng thuốc Đã từ lâu người ta đã biết bổ sung vitamin A để phòng thiếu vitamin A và các rối loạn do nó gây ra như cho dầu gan cá là vitamin A ở dạng tự nhiên hay cho vitamin A ở... nghị trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm HIV nhận 50.000 IU vitamin A ngay sau sinh, và nhận thêm 3 liều mỗi liều 50.000 IU vitamin A trong 6 tháng đầu sau sinh 1. 8.2 Tình hình thiếu vitamin A ở Việt Nam và chƣơng trình phòng chống Tầm quan trọng c a thiếu vitamin A và bệnh khô mắt ở Việt Nam đã được chứng minh bằng các số liệu trong các bệnh viện và điều tra dịch tễ học ở cộng đồng Trước năm 19 88 Việt Nam là... trong thời gian ăn dặm trẻ sẽ có nguy cơ bị bệnh khô mắt gấp 3,5 lần Người ta cho rằng dự trữ retinol ở gan trong thời gian ăn dặm giảm trong khi chế độ ăn dặm không bù kịp để dự trữ [12 2] 23 1. 4.8 Bệnh nhiễm khuẩn Mối liên quan gi a bệnh nhiễm khuẩn và thiếu vitamin A thật sự phức tạp Nhiễm khuẩn đ a đến thiếu vitamin A và thiếu vitamin A làm cho nhiễm khuẩn nặng thêm [80] Những bệnh nhiễm khuẩn được . sau: 1. Đánh giá hiệu quả c a bổ sung sớm vitamin A đối với tình trạng vitamin A c a con và bà mẹ cho con bú. 2. Đánh giá hiệu quả c a bổ sung sớm vitamin A đối với tình trạng dinh dưỡng và. triển khai trên diện rộng. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Tác động c a phác đồ bổ sung sớm vitamin A tới tình trạng dinh dưỡng và mắc bệnh nhiễm khuẩn c a trẻ dưới 1 tuổi nhằm vào các mục. công c a bệnh nhiễm khuẩn khi có thiếu vitamin A. Tính đề kháng giảm trước sự lan rộng c a bệnh nhiễm khuẩn khi có thiếu vitamin A. Sự bổ sung vitamin A làm giảm tần suất mắc bệnh. Sự bổ sung

Ngày đăng: 31/07/2014, 04:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan