tìm hiểu tỷ lệ béo phì ở người lớn phường vĩnh ninh thành phố huế

40 509 1
tìm hiểu tỷ lệ béo phì ở người lớn phường vĩnh ninh  thành phố huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống ngày một tăng lên thì tình trạng thừa - cân béo phì đang trở thành một mối nguy cơ lớn đối với sức khỏe của cư dân ở tất cả các nước trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định “béo phì là một dịch bệnh toàn cầu”. Tính đến năm 2003 có trên 300 triệu người bị béo phì và 1,7 tỷ người thừa cân trên tổng số 6 tỷ dân cư trên thế giới [18]. Trong những năm gần đây béo phì đang có khuynh hướng gia tăng nhanh chóng ở một số nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do sự phát triển kinh tế song hành với lối sống đô thị hóa hiện đại. Ở Việt Nam chúng ta hiện nay theo thống kê mới nhất của Viện dinh dưỡng Việt Nam (2005) tình trạng thừa - cân béo phì ở người trưởng thành độ tuổi 25-64 lên đến 16,8% và còn tăng lên theo thời gian [31]. Nghiên cứu của Trần Đình Toán tại bệnh viện Hữu Nghị cho thấy tỷ lệ béo phì tăng 4,4% năm 1990 lên 6,95% năm 1995 [23], nghiên cứu của Trần Thị Hồng Loan, Phan Nguyễn Thanh Bình (2004) Viện dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh trẻ < 5 tuổi tỷ lệ thừa cân từ 2,1% năm 1999 tăng 5,8% năm 2003 (tăng gấp 2,8% lần trong vòng 5 năm). Học sinh tiểu học tăng gấp đôi từ 12,2% năm 1997 tăng lên 22,7% năm 2003. Phụ nữ 15 - 40 tuổi tăng trọng và béo phì tăng từ 10,2% năm 1999 đến 12,4% năm 2003 [18]. Béo phì không chỉ là vấn đề liên quan đến thẩm mỹ mà còn là mối nguy cơ đối với sức khỏe và tuổi thọ. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới cũng đã khẳng định rằng: béo phì là yếu tố thuận lợi làm tăng tỷ lệ bệnh tật như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch… [4], [7]. Một báo cáo của chính phủ Braxin cho thấy các ca tử vong trong năm 2003 vì các bệnh do nguyên nhân béo phì gây ra như tiểu đường, tăng huyết áp, đau tim và đột quỵ lớn gấp 10 lần so với các ca tử vong do suy dinh dưỡng [10]. Các bệnh do béo 2 phì gây ra dẫn đến chi phí y tế tăng, hiệu năng sản xuất giảm. Điều này không những là mối nguy cơ lớn đối với sức khỏe cá nhân mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội. Trước thực trạng đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Tìm hiểu tỷ lệ béo phì ở ngƣời lớn Phƣờng Vĩnh Ninh - Thành phố Huế" nhằm 2 mục tiêu: 1. Tìm hiểu tỷ lệ béo phì ở người lớn tại Phường Vĩnh Ninh – Thành phố Huế 2. Tìm hiểu tỷ lệ người béo phì có tăng huyết áp 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Định nghĩa về thừa cân béo phì - Thừa cân là tình trạng tăng cân vượt quá mức "cân nặng nên có" so với chiều cao. - Béo phì là tình trạng dư thừa cân nặng do tăng khối lượng mỡ. Định nghĩa này sẽ loại trừ các trường hợp sau [20]: + Tăng cân không do tăng khối lượng mỡ (ứ nước hoặc cơ bắp phát triển) + Các rối loạn đường mỡ (nhiễm mỡ do thượng thận kiểu Launois - Bennaudé, hội chứng barraquer - simmos). - Hoặc gọi là béo phì khi tăng trên 25% trọng lượng cơ thể và được đánh giá dựa vào kích thước và giới. - Một định nghĩa cụ thể hơn thì béo phì là sự tăng cân nặng cơ thể quá mức trung bình đáng có, được xác định tương quan với chiều cao theo chỉ số BMI do tăng quá mức tỷ lệ khối mỡ toàn thân hoặc tập trung mỡ vào một phần nào đó của cơ thể [16]. Tổ chức y tế thế giới (WHO) thường dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index - BMI) để nhận định tình trạng gầy béo. 1.2. Dịch tể học của béo phì Béo phì ngày càng gia tăng nhất là ở các nước phát triển kinh tế trên thế giới [11], [26]. Tần suất béo phì thay đổi tùy theo tuổi, giới tính, địa dư, chủng tộc và tình trạng kinh tế xã hội [26]. - Tuổi: 2% lúc 6 - 7 tuổi, 7% tuổi dậy thì và cao nhất ở tuổi > 50 (Âu - Mỹ) [3], [26]. - Giới: nữ gặp nhiều hơn nam (25% so với 18%) [11], [26]. 4 - Địa dư: miền Đông nước Pháp là 33%, miền Tây 17% [26] . - Chủng tộc: + Tại Nam Phi: béo phì ở các tỉnh phía Nam nhiều hơn các tỉnh phía Bắc [26]. + Trong thập kỷ qua tỷ lệ béo phì của toàn nước Mỹ từ 25 - 33%, tăng 1/3, 1/4 người lớn của Mỹ bị béo phì [26]. + Phụ nữ da đen tuổi từ 45 - 55 có tỷ lệ béo phì gấp 2 lần so với nữ da trắng cùng tuổi [3], [26]. Còn ở Châu Á thì sao? * Tại Trung Quốc cùng với sự phát triển kinh tế, tần suất béo phì cũng gia tăng đáng kể, trong thập niên cuối thế kỷ XX là 14% ở nam và 17% ở nữ trong đó 10% trẻ em ở lứa tuổi học đường [25]. * Ở Nhật Bản trước đây tần suất béo phì ở trẻ em đi học tăng chậm nhưng trong những năm qua cũng đã tăng gấp đôi [2]. * Ở Việt Nam trong những năm gần đây đời sống kinh tế xã hội và mức sống người dân được cải thiện, tỷ lệ thừa cân - béo phì có xu hướng gia tăng nhanh chóng. + Tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) do mức sống ngày càng cao nên số lượng béo phì ở trẻ em cũng như người lớn gia tăng: tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em < 5 tuổi trong cộng đồng tăng từ 2% năm 1996 lên 3,3% năm 2001. Học sinh đầu cấp I tỷ lệ béo phì gia tăng với tốc độ nhanh rõ rệt: từ 3,9% năm 1999 lên 6% năm 2000 [14]. + Tại Hà Nội tỷ lệ thừa cân ở trẻ em 4 - 6 tuổi quận Ba Đình là 7,1% béo phì là 3,9% (2004) [14]. + Tại Huế: ở phường Phú Hòa tỷ lệ thừa cân - béo phì ở người lớn là 41,05% [2]. 5 1.3. Nguyên nhân của thừa cân - béo phì - Quá tải calo: do ăn nhiều (95%), nguyên nhân do: + Thói quen có tính chất gia đình + Bệnh tâm thần kinh [3], [26]. - Giảm hoạt động thể lực mà không giảm ăn: gặp ở người già hoặc ít hoạt động [26] . - Do di truyền: + 69 - 80% người béo phì có bố hoặc mẹ béo phì. + 18 - 40% cả bố lẫn mẹ đều béo phì. + Chỉ có 7% người béo phì mà cả bố lẫn mẹ đều bình thường. + Di truyền có tính trội và yếu tố di truyền làm cho khả năng phân chia tế bào mỡ dễ dàng hơn [26]. - Do thần kinh nội tiết: ít gặp hơn [5], [26]. + Hội chứng Cushing: phân bố mỡ ở mặt, cổ, bụng trong khi các chi gầy nhỏ. + Cường Insulin: do u tụy tiết Insulin, tăng ăn ngon, ăn nhiều và tân sinh mô mỡ, tăng tiêu glucid. + Giảm hoạt tuyến giáp: tăng cân do giảm chuyển hóa, tăng mỡ, tăng phù niêm. + Hội chứng béo phì - sinh dục: Béo phì ở thân, gốc chi Suy sinh dục ở thiếu niên với ngừng phát dục ở cơ quan sinh dục Có thể kèm rối loạn khác: đái tháo nhạt, rối loạn thị lực và tâm thần, nguyên nhân do u vùng dưới đồi. + Người bị thiến: mô mỡ tăng quanh háng, phần cao của đùi, giống như hội chứng béo phì - sinh dục. - Nguyên nhân do thuốc: 6 + Các hormones steroid + 4 nhóm chính của các thuốc điều trị tâm thần [11], [26]: Kháng trầm cảm cổ điển ( 3 vòng, 4 vòng, ức chế IMAO) Benzodiazepine Lithium Thuốc chống loạn thần 1.4. Nguy cơ của béo phì 1.4.1. Bệnh tim mạch - Béo phì làm gia tăng toàn thể nguy cơ bệnh tim mạch - Béo phì làm tăng gánh tim - Tăng tỷ lệ đột tử (loạn nhịp) - Xơ vữa do tăng lipid, giảm HDL - C, tăng VLDL – C [26] - Tăng huyết áp (THA): sự gia tăng huyết áp được chứng minh là có liên quan đến BMI. Người ta thấy ở Nhật những người có BMI ≥ 25 có tỷ lệ THA cao gấp 2 lần người có BMI = 22 [3]. 1.4.2. Đái tháo đường Khoảng 30 - 50% người béo phì bị đái tháo đường (ĐTĐ) và 80% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 bị béo phì. Cơ chế gây ĐTĐ ở đây do đề kháng Insulin [26]. Vì vậy béo phì là yếu tố quan trọng trong bệnh học của ĐTĐ typ 2 nhất là nhóm có đề kháng Insulin. 1.4.3. Hội chứng chuyển hóa - Béo phì gây ra các biến đổi chuyển hóa [12]: + Chuyển hóa glucid: có tình trạng đề kháng Insulin, tăng tiết Insulin dẫn đến bệnh ĐTĐ. + Chuyển hóa Lipid: Triglycerid máu thường tăng trong béo phì, tăng VLDL, HDL thường giảm khi Triglycerid tăng, Cholesterol máu ít khi bị ảnh hưởng trực tiếp bởi béo phì nhưng nếu có tăng Cholesterol trước thì dễ làm tăng LDL. 7 + Chuyển hóa acid uric thường tăng có lẽ liên quan đến tăng Triglycerid máu. + Béo phì thường liên quan chặt chẽ với hội chứng chuyển hóa(HCCH): đó là một chuổi các yếu tố nguy cơ tim mạch và thay đổi chuyển hóa liên hệ với tình trạng tăng trọng lượng mỡ cơ thể [21]. 1.4.4. Ung thư Tỷ lệ mới mắc của K nội mạc tử cung và K vú sau mãn kinh ở nữ, K tiền liệt tuyến ở nam, K đại trực tràng ở cả 2 giới có tương quan với mức độ béo phì [13], [26]. 1.45. Bệnh sỏi mật - Do tăng Cholesterol mật - Nhìn chung bệnh sỏi mật hay gặp ở phụ nữ và người già. Tuy nhiên béo phì làm gia tăng nguy cơ bị sỏi mật ở mọi lứa tuổi và giới gấp 3 - 4 lần, nguy cơ này cao hơn khi mỡ tập trung ở quanh bụng. Ở người béo phì sự tích lũy mỡ thừa làm tăng tổng hợp Cholesterol. Tình trạng đó làm tăng bài tiết mật, tăng mức bão hòa Cholesterol trong mật cùng với mức cơ động của túi mật giảm dẫn tới bệnh sỏi mật [15], [26]. 1.4.6. Ngưng thở lúc ngủ - Có thể do tích tụ mỡ ở vùng hầu, khí quản gây thiếu O 2 , tăng CO 2 . - Nếu không điều trị có thể suy tim phải. - Thở áp lực dương liên tục lúc ngủ có thể ngừa tai biến này. - Giảm trọng sẽ cải thiện hậu quả xấu nêu trên.[26]. 1.4.7. Xương - khớp và da - Béo phì làm gia tăng tỷ lệ viêm xương khớp [8]. Ở các khớp chịu lực cao như cột sống, khớp háng, khớp gối dễ bị bệnh do phải nâng đỡ một khối lượng quá tải [12]. - Thoát vị đĩa đệm, đốt sống hay gặp [12]. [...]... 1.1.2 Tỷ lệ thừa cân - béo phì theo BMI riêng biệt nam nữ - Thừa cân - béo phì ở nam có 44 người chiếm tỷ lệ 24,30% trong đó: + Thừa cân: 24 người chiếm tỷ lệ 13,25% + Béo phì: 20 người chiếm tỷ lệ 11,05% - Thừa cân - béo phì ở nữ có 59 người chiếm tỷ lệ 26,84% trong đó: + Thừa cân: 33 người chiếm tỷ lệ 15,07% + Béo phì: 26 người chiếm tỷ lệ 11,87% 1.2 Tỷ lệ béo phì dạng nam theo vòng bụng/vòng mông Béo. .. 181 người, nữ 219 người tuổi từ 20 trở lên tại phường Vĩnh Ninh - Thành phố Huế chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1 Tỷ lệ béo phì của đối tƣợng nghiên cứu 1.1 Tỷ lệ béo phì theo BMI 1.1.1 Tỷ lệ thừa cân - béo phì chung cho cả 2 giới Trong 400 đối tượng nghiên cứu có 103 người thừa cân - béo phì chiếm tỷ lệ 25,80% trong đó: - Thừa cân có 57 người chiếm tỷ lệ 14,30% - Béo phì có 46 người chiếm tỷ lệ. .. (59/219) > 0,05 Nhận xét: Số thừa cân ở nam giới chiếm tỷ lệ 13,25%; nữ chiếm 15,07% Béo phì nam chiếm tỷ lệ 11,05%; nữ chiếm tỷ lệ 11,78% Sự khác biệt giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê ( p > 0,05) 22 3.3.3 Tỷ lệ béo phì theo vòng bụng/vòng mông (béo phì dạng nam) Bảng 3.10 Tỷ lệ béo phì theo VB/VM (béo phì dạng nam) Béo phì Béo phì dạng nam Không béo phì dạng nam  2, p Giới n % n % Nam 49... =0,50 Tỷ lệ % 100 80 57,50 72,90 60 40 20 42,50 27,10 0 Nam Béo phì dạng nam Nữ Không béo phì dạng nam Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ béo phì theo VB/VM (béo phì dạng nam) Nhận xét: - Tỷ lệ BPDN chung cho cả 2 giới là 35,50% - Tỷ lệ BPDN ở nữ (42,50%) cao hơn BPDN ở nam (27,10%) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) 3.3.4 Tỷ lệ béo phì tính theo BMI và vòng bụng/vòng mông ở nam giới Bảng 3.11 Tỷ lệ béo phì. .. 23 23 0,90 49 27,07 (49/181) p Nhận xét: Tỷ lệ béo BPDN ở nam giới (27,07%) cao hơn béo phì tính theo BMI (21,31%) Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) 23 3.3.5 Tỷ lệ béo phì tính theo BMI và vòng bụng/vòng mông ở nữ giới Bảng 3.12 Tỷ lệ béo phì tính theo BMI và VB/VM ở nữ giới Béo phì n Tỷ lệ % ... 0,86±0,66 0,90±0,71 Nhận xét: Ở nam nhóm tuổi 41- 50 có tỷ lệ VB/VM cao nhất (0,89± 0,56) và ở nữ nhóm tuổi > 60 có tỷ lệ VB/VM cao nhất (0,90 ± 0,71) 21 3.3 Tỷ lệ béo phì của đối tƣợng nghiên cứu 3.3.1 Tỷ lệ thừa cân - béo phì theo BMI chung 2 giới Bảng 3.8 Tỷ lệ thừa cân - béo phì theo BMI chung 2 giới BMI < 23 23 ≤ BMI < 25 25 ≤ BMI Tổng Tỷ lệ % n 297 57 46 400 Tỷ lệ % 74,20 14,30 11,50 100 74,20... tượng thừa cân - béo phì thì thừa cân có 57 người chiếm tỷ lệ 55,34% còn béo phì có 47 người chiếm tỷ lệ 44,66% Nếu đem so kết quả này với nghiên cứu của Lê Văn Bàng (tỷ lệ thừa cân 44,76% và béo phì là 55,24%) [1] thì tỷ lệ thừa cân của chúng tôi cao hơn nhưng tỷ lệ béo phì lại thấp hơn Điều này cũng phù hợp vì trong những năm gần đây công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ về béo phì rất tốt trong... chúng tôi có kết quả: ở nam giới tỷ lệ là 27,1% và nữ giới tỷ lệ này là 42,5% Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Văn Bàng (2004) là tỷ lệ BPDN ở nữ giới cao gấp 4 lần so với nam (tỷ lệ BPDN ở nữ 63,27%; ở nam 10,52%) [1], nghiên cứu của Phạm Vũ Long và Hồ Văn Lý (2008) về tỷ lệ BPDN ở người trưởng thành của một xã thuộc thành phố Huế (nam giới 19,4%;... cho thấy THA có tỷ lệ cao ở nhóm người có BMI > 25 ở Châu Âu, BMI > 23 ở Hồng Kông và BMI > 22,6 ở Việt Nam Ở nghiên cứu của chúng tôi nhóm thừa cân - béo phì có tỷ lệ THA là 40,77% trong khi đó nhóm không thừa cân thì tỷ lệ THA là 18,79% Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) Theo nghiên cứu của Doãn Thị Tường Vi, Phạm Quang (2004) tỷ lệ THA ở người thừa cân béo phì cao hơn 3 lần người bình thường . lớn Phƣờng Vĩnh Ninh - Thành phố Huế& quot; nhằm 2 mục tiêu: 1. Tìm hiểu tỷ lệ béo phì ở người lớn tại Phường Vĩnh Ninh – Thành phố Huế 2. Tìm hiểu tỷ lệ người béo phì có tăng huyết áp 3. lên 6% năm 2000 [14]. + Tại Hà Nội tỷ lệ thừa cân ở trẻ em 4 - 6 tuổi quận Ba Đình là 7,1% béo phì là 3,9% (2004 ) [14]. + Tại Huế: ở phường Phú Hòa tỷ lệ thừa cân - béo phì ở người lớn là 41,05%. số lượng béo phì ở trẻ em cũng như người lớn gia tăng: tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em < 5 tuổi trong cộng đồng tăng từ 2% năm 1996 lên 3,3% năm 2001 . Học sinh đầu cấp I tỷ lệ béo phì gia

Ngày đăng: 31/07/2014, 04:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan