tình hình mắc bệnh lao ở độ tuổi sinh đẻ (1845) và các yếu tố liên quan ở huyện thăng bình, tỉnh quảng nam, năm 2008

60 587 0
tình hình mắc bệnh lao ở độ tuổi sinh đẻ (1845) và các yếu tố liên quan ở huyện thăng bình, tỉnh quảng nam, năm 2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh lao là bệnh xã hội, thuộc bệnh nhiễm khuẩn mãn tính, do trực khuẩn lao (Mycobacterium Tuberculosis ). Ngoài ra, người ta còn phân lập được một số Mycobacterium khác như trực khuẩn lao bò ( Mycobacterium Bovis ) và các trực khuẩn không điển hình ( Mycobacterium atypique ) cũng là nguyên nhân gây bệnh nhưng hiếm gặp [10]. Bệnh lao đã có từ lâu trước Công nguyên, nhưng sự hiểu biết về bệnh lao trong một khoảng thời gian rất dài là hoàn toàn sai lầm. Người ta quan niệm bệnh lao là một bệnh di truyền, do đó không có thuốc điều trị. Cho đến năm 1882, Robert Koch mới tìm ra trực khuẩn lao, từ đó mở ra một kỷ nguyên mới về chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh lao [18], [19]. Hiện nay, bệnh lao vẫn là một bệnh có tỉ lệ mắc và tử vong cao hàng đầu trong các bệnh nhiễm trùng. Theo số liệu của tổ chức Y tế thế giới (WHO) trên thế giới đã có khoảng 1/3 dân số nhiễm lao với số lượng xấp xỉ trên 2 tỷ người. Trên thế giới hiện nay có 16 triệu người mắc lao, mỗi năm có thêm 9 triệu người mắc lao mới và khoảng 2 triệu người chết vì lao. Bệnh lao là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các bệnh nhiễm trùng chỉ do một loại vi trùng lao gây nên [3], [5], [16], [19]. Trong đó 99% số người chết do lao thuộc các nước nghèo và đang phát triển. Hơn 70% số bệnh nhân lao trên thế giới thuộc các nước Châu Á. Ở nước ta, theo số liệu điều tra năm 1986-1995 thì chỉ số nguy cơ nhiễm lao hằng năm được ước tính trong cả nước là 1,5% dân số. Số bệnh nhân mới mắc các thể lao là 130.000 người, số lao phổi có vi trùng mới mắc bệnh 60.000. Tổng số các trường hợp lao 260.000, trong đó lao phổi có vi 2 trùng 120.000. Việt nam là quốc gia đứng thứ 13 trong 22 nước có số người mắc lao cao trên thế giới [2], [3]. Những nghiên cứu gần đây đã nhắc nhở về tầm quan trọng của tình hình bệnh lao. Lao vẫn còn là tác nhân gây tử vong cao nhất trên thế giới. Nó tấn công mạnh vào cả trẻ em và người già, tệ hại nhất là vào lớp người độ tuổi từ 15-49. Bệnh lao làm suy kiệt cơ thể và mất khả năng lao động. Đặc biệt ở phụ nữ, nó làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sự phát triển của thai nhi. Mức độ nặng nề của bệnh lao đã ảnh hưởng đến thu nhập quốc dân và chỉ số phát triển con người của các quốc gia. Mỗi bệnh nhân lao phải mất trung bình 3 đến 4 tháng lao động trong năm, làm giảm 20% đến 30% thu nhập của gia đình. Chính vì sự quan trọng đó nên tôi thực hiện đề tài “ Tình hình mắc bệnh lao ở độ tuổi sinh đẻ (18-45) và các yếu tố liên quan ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, năm 2008” nhằm các mục tiêu: 1. Đánh giá tình hình mắc bệnh lao các thể ở phụ nữ độ tuổi 18-45 tại huyện Thăng bình, tỉnh Quảng nam, năm 2008. 2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc các thể lao ở phụ nữ độ tuổi 18-45. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.DỊCH TỄ HỌC 1.1.1. Vi khuẩn lao Vi khuẩn lao được được xếp vào họ Mycobacteriaceae .Họ này bao gồm các trực khuẩn kháng cồn kháng toan, chúng có thể tồn tại trong môi trường có nồng độ cồn và axít nhất định, chúng không bị mất màu khi tẩy bằng cồn và axít loãng ở tiêu bản nhuộn ziehl- neelsen. Vi khuẩn lao là những trực khuẩn hình que, mảnh, dài từ 2-4 m, thuộc loài vi sinh vật trung gian giữa nấm và vi khuẩn. Chúng không có vỏ, không có lông và không có nha bào. Vi khuẩn lao cấu tạo giàu Lipid ở thành tế bào, vì vậy chúng không bắt màu thuốc nhuộn anilin thông thường và việc nhuộn Gram là không có hiệu quả. Nhuộn Ziehl-Neelsen vi khuẩn có màu đỏ. Trực khuẩn lao thuộc loại hiếu khí, chúng phát triển rất chậm, thông thường từ 1-2 tháng mới tạo được khuẩn lạc trên môi trường . Mặc dù trong điều kiện bình thường vi khuẩn lao phân chia 20-24 giờ /lần, nhưng có nhiều chủng phát triển rất chậm chu kỳ hằng tháng, thậm chí có những vi khuẩn trong một số loại tổn thương tồn tại rất lâu, không phát triển cũng như không chết. Người ta gọi trường hợp này “BK nghủ “ gặp điều kiện thuận lợi chúng phát triển trở lại . Cấu trúc sinh hoá của trực khuấn lao rất đa dạng và phức tạp, có lớp vỏ ngoài với những thành phần mycozyt, sulfatít, muramyl, dipeptit các axít . . . Đây là một nguồn kháng nguyên rất phong phú, khiến cho trực khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể gây nên những đáp ứng miễn dịch rất khác nhau. Trực khuẩn lao cũng có khả năng tổng hợp một hệ thống men rất phức tạp, có khả năng 4 sống trong đại thực bào gây tổn thương đặc hiệu gọi là bã đậu. Độc tính của trực khuẩn lao cũng thay đổi khá nhiều theo từng vùng trên thế giới [23]. Một bệnh nhân lao phổi trong thời kỳ lây nhiễm có thể có ít nhất 5.000 vi khuẩn/ 1ml đờm. Sau khi xâm nhập vào phế nang, vi khuẩn lao bị đại thực bào nuốt nhưng vẩn có khá năng nhân lên trong đại thực bào tạo nên phản ứng viêm lúc đầu không đặc hiệu, sau đó là đặc hiệu, dẩn đến các hoại tử bã đậu và hình thành các nốt u lao. Như vậy ở một bệnh nhân thể lao hang có 3 mật độ vi khuẩn tồn tại trong tổn thương lao: Quần thể thứ nhất có số lượng vi khuẩn rất lớn ( trung bình 10 8 vi khuẩn ) do vi khuẩn nhân lên mạnh mẽ trong điều kiện pH trung tính có trong hang lao. Quần thể thứ hai gồm các vi khuẩn lao trong các đại thực bào, do môi trường a xit nên kém phát triển hơn, số lượng vi khuẩn không quá 10 8 . Quần thể thứ ba là những vi khuẩn thoát ra khỏi đại thực bào, nhưng vẫn bị giữ trong các đám hoại tử bã đậu, khả năng nhân lên chậm do thiếu ôxy, số lượng vi khuẩn không quá 10 5 , theo nhiều tác giả, số lượng vi khuẩn lao có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ bệnh tật, đến xác suất đột biến hình thành tính kháng thuốc của vi khuẩn [18]. 1.1.2.Đƣờng lây truyền bệnh lao Khả năng lây truyền bệnh lao phụ thuộc vào nhiều yếu tố, sau nhiều nghiên cứu ở Hà Lan cũng như ở Lesotho và Uganda trong những môi trường khác nhau. Các tác giả Styblo, Sutherlard, Fayer ( 1975 ) đã kết luận: Một bệnh nhân lao dương tính có thể làm lây cho khoảng 10 người trong một năm. Khi không được phát hiện và điều trị chu đáo, bệnh nhân lao có thể là nguồn lây trong vòng 2 năm trước khi chết. Nếu bệnh nhân có thể tự hết thì khả năng làm lây cho xã hội còn kéo dài hơn vì thời gian để bệnh tự khỏi lâu hơn. Theo Styblo ước tính ở một nước có hoạt động chống lao kém, tỷ lệ phát hiện thấp, mổi bệnh nhân lao có vi khuẩn lao sẻ làm lây nhiễm cho khoảng 20-24 người lành. 5 Hầu hết ( 90% ) các trường hợp nhiễm khuẩn lao là tiềm ẩn không triệu chứng. 10% những người này trong cuộc đời họ sẻ tiến triển thành bệnh lao có triệu chứng, nếu không điều trị thì có đến 50% người mắc lao tử vong [19]. 1.1.3 Các chỉ số và yếu tố liên quan đến bệnh lao Để nghiên cứu các yếu tố liên quan đến bệnh lao người ta thường xác định các chỉ số chính của dịch tể học bệnh lao: - Chỉ số mới mắc lao: Số bệnh nhân mới xuất hiện trong một năm, tính trên một trăm ngàn dân ( 100.000 ). Bao gồm lao phổi AFB( + ), lao phổi AFB ( - ), lao ngoài phổi. Chỉ số mới mắc lao phổi AFB( + ) là chỉ số dịch tể chính để lương giá mức độ trầm trọng của bệnh lao. - Chỉ số tổng số bệnh nhân lao (số hiện mắc ): Số bệnh nhân lao đang được quản lý ở một thời điểm, tính trên 100.000 dân . - Chỉ số tử vong lao: Số bệnh nhân lao chết tại cộng đồng, tính trên 100.000 dân. Chỉ số nhiễm lao: Tỷ lệ số người có phản ứng Tuberculin dương tính trong một quần thể cùng một lứa tuổi ở một thời điểm điều tra . - Chỉ số nguy cơ nhiễm lao hằng năm: Tỷ lệ số người mới bị nhiễm lao hoặc tái nhiễm trong một năm [3], [8], [9]. Ngày nay, người ta nhận thấy một số nguyên nhân làm gia tăng bệnh lao: - Do ảnh hưởng của đại dịch HIV. - Đối với các nước công nghiệp phát triển có nguyên nhân của sự di dân từ những nơi có độ lưu hành lao cao đến. - Tình hình bùng nổ dân số thế giới khiến số bệnh nhân gia tăng. - Các chính sách xã hội thiếu cụ thể và nền kinh tế kém phát triển kèm theo hệ thống y tế chưa hoàn thiện là nguyên nhân làm gia tăng số bệnh nhân và nguy cơ xuất hiện sự kháng thuốc [2], [15]. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng 6 đến sức đề kháng của cơ thể con người chống lại trực khuẩn lao. Những yếu tố này bao gồm: Tuổi và giới: Cho đến tuổi dậy thì, hầu như không có sự khác nhau giữa nam và nữ. Sức đề kháng ở trẻ em dưới một tuổi thuộc cả hai giới đều yếu. Cho tới hai tuổi, nhiễm lao có thể gây ra những thể nặng nhất như lao kê và lao màng não do lan tràn theo đương máu, sau một tuổi và trước tuổi dậy thì, nhiễm lao có thể đưa đến lao kê, lao màng não, hoặc một trong những thể lao lan tỏa mãn tính. Đặt biệt là lao bạch huyết, lao xương khớp. Trước tuổi dậy thì, ở phổi thường lao sơ nhiễm và bệnh cũng thường khu trú ở phổi, tuy nhiên lao ở trẻ em châu phi, châu Á bị suy dinh dưỡng nặng, nhất là trẻ gái từ 10 – 14 tuổi cũng có thể lây những loại tổn thương nặng như hang lao giống của người lớn. Hạch viêm của phức hợp sơ nhiễm cũng có thể gây xẹp phổi … Khi bệnh lao còn phổ biến ở châu Âu và bắc Mỹ, số mới mắc lao phổi gặp nhiều nhất trong lớp người trẻ tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam tương đối cao hơn ở mọi tuổi, nhưng ở nữ giới tỷ lệ có khuynh hướng giảm nhanh sau tuổi sinh nở. Ở các nước châu phi và Ấn độ qua một số thống kê còn hạn chế, tình hình có khác đôi chút. Số mắc lao phổi hình như tăng theo tuổi ở cả hai giới. Phụ nữ mắc lao ít hơn và mức tăng theo tuổi cũng thấp hơn so với nam giới. Phụ nữ mắc bệnh cao nhất ở 40-50 tuổi rồi giảm. Ở nam giới tỷ lệ tiếp tục tăng ít nhất đến 60 tuổi. 7 Bảng 1.1. Tuổi và giới Tuổi và giới Mức độ bị bệnh lao Dưới một tuổi - Lao kê + - Lao màng não + + Từ 1 tuổi đến tuổi dậy thì - Sơ nhiễm ở phổi + - Lao lan tràn mãn tính Ví dụ : - Lao xương khớp + - Lao kê + - Lao màng não + Thanh niên / người ít tuổi Trung niên : - Nam - Nữ Tuổi già : - Nam - Nữ - Lao phổi + + + - Lao phổi + + + - Lao phổi + + - Lao phổi + 8 Bảng 1.2. Các yếu tố khác Yếu tố Mức độ ảnh hưởng Suy dinh dưỡng + + + Các chất độc: Thuốc lá rượu Corticosteroid Thuốc giảm miễn dịch + + + + Bệnh khác: Nhiễm HIV Đái đường Phong Bụi phổi Silic Ho gà/ trẻ em Sởi/ trẻ em + + + + + + + + + + + + Môi trường xấu + Chủng tộc + Miễn dịch: AIDS Rượu Thuốc lá Các chất độc khác + + + + + + + Dinh dưỡng: Người ta thấy rỏ ràng đói hoặc suy dinh dưỡng làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh lao. Đây là một yếu tố rất quan trọng đối với trẻ em cũng như người lớn ở những nước nghèo. + Yếu tố độc hại: Hút thuốc và uống rượu nhiều là những yếu tố quan trọng làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Corticosteroid và những thuốc ức chế miễn dịch khác cũng có thể ảnh hưởng tương tự. 9 + Nghèo đói: Nghèo đói dẫn tới nhà ở chật chội tối tăm và điều kiện làm việc vất vả, những yếu tố này có thể làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, cũng như dể gây nhiễm trùng hơn. Những người sống trong điều kiện như vậy cũng thường ăn uống thiếu thốn. Toàn bộ bối cảnh nghèo đói này làm cho vi khuẩn lao dể dàng gây bệnh. + Chủng tộc: Khó có thể tách bạch khả năng ảnh hưởng của chủng tộc với những yếu tố khác nhau như nghèo đói. Tuy nhiên người ta đã tìm thấy những dân tộc sông biệt lập, ví dụ: Người Ékimo, người da đỏ, khi tiếp xúc lần đầu tiên với bệnh sức bảo vệ rất kém. Do đó lao lan rất nhanh và gây tử vong cao. Ở Châu Âu và Trung Quốc bệnh lao đã tồn tại nhiều thế kỷ thì có khả năng đề kháng “ Tự nhiên “ đối với bệnh mạnh hơn. Đối với những dân tộc mà lao còn là một loại bệnh mới, bệnh nhân thường chết chỉ sau vài tháng, bởi vậy bệnh lao được gọi là “suy mòn ngựa phi “ [18]. Để kiểm soát bệnh lao trên toàn cầu, các nổ lực trên thế giới đưa ra kế hoạch có hai hướng tiếp cận. Đó là áp dụng một cách tối đa hiệu suất của các phương tiện chống lao hiện có, phát triển các phương tiện mới về chẩn đoán, các thuốc chống lao và vacxin. Đồng thời các tổ chức chính phủ tiếp tục cam kết mạnh mẻ hơn nửa, để nâng cao hiểu biết, tham gia ủng hộ của cộng đồng vào công cuộc phòng chống lao. Để thực hiện “ Hành động vì cuộc sống: Tiến tới một thế giới không còn bệnh lao. Tóm lại các đối tượng dễ mắc bệnh lao là: - Những người sống chung với bệnh nhân lao phổi có vi trùng lao trong đờm, đặc biệt ở trẻ em và thanh niên. - Những người nhiểm HIV/ AIDS. - Những người có hình ảnh bất thương nghi lao trên X-Quang phổi. - Người suy dinh dưởng, mắc các bệnh mãn tính, loét dạ dày, đái tháo đường. 10 - Những người nhiện ma túy, nghiện rượu, tiếp xúc với các chất độc. - Người dùng các thuốc miễn dịch kéo dài như cortcosteroid - Người vô gia cư. - Người quản giáo, tội phạm sống trong trại giam [3], [16], [19]. 1.2. PHÂN LOẠI CÁC LOẠI LAO 1.2.1. Lao phổi có AFB dƣơng tính (AFB(+)) + Triệu chứng lâm sàng: Ho, khạc đàm, ho ra máu, khó thở, sốt, sút cân, đổ mồ hôi, mệt mỏi, rét run + Cận lâm sàng: - Xét nghiệm đàm tìm thấy trực khuẩn lao (AFB(+)) - XQuang có hình ảnh tổn thương dạng lao 1.2.2. Lao phổi có AFB âm tính (AFB(-)) + Triệu chứng lâm sàng: Tương tự như lao phổi có AFB dương tính + Cận lâm sàng: - Xét nghiệm đờm không tìm thấy trưc khuẩn lao (AFB(+)) - XQuang có hình ảnh tổn thương dạng lao 1.2.3. Lao ngoài phổi Gồm có: - Lao đường hô hấp trên: Nắp thanh quản, thanh quản, hầu họng - Lao miệng, amidan và lưỡi - Lao màng não - Lao màng ngoài tim - Lao hạch - Lao xương khớp - Lao thận, tiết niệu - Lao ruột, lao màng bụng - Lao mắt - Lao da và dưới da [...]... - Tình trạng kinh tế: Khá, trung bình, kém - Dịch vụ chăm sóc sức khỏe: Tốt, trung bình, kém - Yếu tố độc hại: Có, không - Trạng thái cơ thể: Có thai, con bú, bình thường - Nguồn lây: Có, không 2.2.5.2 Đánh giá tình hình mắc bệnh lao ở phụ nữ độ tuổi 18-45 Tỷ lệ mắc bệnh lao các thể của phụ nữ 18-45 kèm các yếu tố liên quan so với tỷ lệ mắc bệnh lao các thể chung của huyện 2.2.5.3 Tìm hiểu các yểu tố. .. yểu tố liên quan đến bệnh lao các thể ở phụ nữ độ tuổi 18-45 Các yếu tố liên quan có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh lao các thể và điều này có phù hợp với các yếu tố thường ảnh hưởng đến bệnh lao hay không 2.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU Theo phương pháp thống kê y học, với sự trợ giúp của phần mềm EPIIFNO version 6.04, Microsoft Excel, Medcal 28 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MẮC BỆNH LAO CÁC THỂ... Số lƣợng bệnh nhân Bao gồm 76 nữ bệnh nhân lao phổi mới, độ tuổi 18-45, được phát hiện tại trung tâm y tế huyện Thăng Bình và các bệnh viện khác chuyển về, được tổ chống lao Trung tâm y tế huyện quản lý, giám sát và điều trị từ ngày 1/ 12008 – 30/12 /2008 2.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân Những bệnh nhân là phụ nữ độ tuổi 18-45, mắc bệnh lao trong năm 2008 tại huyện Thăng Bình, mà tổ chống lao huyện quản... tính năm Số mắc lao mới Tỷ lệ mắc lao mới tính 2008 ( Chung các thể ) trên 100.000 dân 190.920 271 142/100.000 Tỷ lệ mắc lao mới tính trên 100.000 dân ở phụ nữ 18-45 là: 186/100.000 Tỷ lệ mắc lao mới tính trên 100.000 dân ở huyện Thăng Bình là: 142/100.000 29 3.1.2 Tỷ lệ mắc mới các thể lao Bảng 3.2 Tỷ lệ mắc các thể lao mới Số Các Số Tỷ lệ giữa các Tỷ lệ các thể lao TT Thể lao lƣợng Thể lao( %) của huyện( %)... lệ mắc các thể lao theo nghề nghiệp Tỷ lệ mắc bệnh lao các thể ở nhóm nông nghiệp: AFB(+) là 72%, AFB (- ) là 71%, Lao ngoài phổi 63% Tỷ lệ mắc bệnh lao các thể ở nhóm buôn bán: AFB (+) là 8%, AFB (- ) là 14%, Lao ngoài phổi 12% Tỷ lệ mắc bệnh lao các thể ở nhóm công chức: AFB (+) là 5%, AFB (-) là 5%, Lao ngoài phổi 0% Tỷ lệ mắc bệnh lao các thể ở nhóm nghề khác: AFB (+) là 15%, AFB (-) là 10%, Lao. .. Tùy lao tại cơ quan nào mà có các triệu chứng lâm sàng khác nhau + Chủ yếu sinh thiết các cơ quan bị lao để chẩn đoán 1.3 TÌNH HÌNH BỆNH LAO TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.3.1 Tình hình bệnh lao trên thế giới Bệnh lao gắn liền với sự phát triển xã hội loài người từ hàng ngàn năm nay, trên thế giới chưa bao giờ và không có một quốc gia nào, một khu vực nào, một dân tộc nào không có người mắc bệnh lao và. .. của huyện( %) 1 Lao phổi AFB(+) 39 51,3 53,5 2 Lao phổi AFB(-) 21 27,6 29.5 3 Lao ngoài phổi 16 21,1 17 76 100 100 Tổng 21.1% Lao phổi AFB (+) Lao phổi AFB (-) Lao ngoài phổi 51.3% 27.6% Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ mắc lao mới các thể Tỷ lệ mắc các thể lao ở phụ nữ độ tuổi 18- 45: Lao phổi AFB (+) là 51,3%, Lao phổi AFB (- ) là 27,6%, Lao ngoài phổi là 21,1% Tỷ lệ mắc các thể lao ở huyện Thăng Bình: Lao phổi AFB... tổ chức y tế thế giới (WHO 2004) Ước tính trong năm 2003 có thêm khoảng 9 triệu người mắc lao mới và 2 triệu người chết do lao Khoảng 95% số bệnh nhân lao và 98% số người chết do lao ở các nước có thu nhập vừa và thấp, 75% số bệnh nhân lao cả nam và nữ ở độ tuổi lao động Trong đó có khoảng 80% số bệnh nhân lao toàn cầu thuộc 22 nước có gánh nặng bệnh lao cao [2], [3], [18] Hiện tại, tỷ lệ điều trị... càng làm cho bệnh lao lại phát triển mạnh hơn nửa Bảng 1.3 Tình hình bệnh lao lưu hành trên thế giới năm 2004 (WHO)[27] 1.Tổng số người nhiễm lao 2 Số người mắc lao mới /năm Số người bệnh mắc lao mới /100.000 dân Số người lao phổi AFB(+) mới Số người bệnh lao phổi AFB(+) mới /100.000 dân Số người đồng nhiễm lao- HIV mới xuất hiện 3 Tổng số người mắc lao các thể Tổng số người bệnh lao các thể /100.000... 25,1/100.000 dân 20.800 + Người lây lao phổi AFB(+) Bệnh nhân hiện mắc (P) Tử vong do lao hằng năm Như vậy, hằng năm trong cả nước xuất hiện khoảng 154.000 người mắc bệnh nhân lao các thể, trong đó có chừng 69.000 người bị lao phổi khạc ra vi khuẩn lao Ở nước ta 70% bệnh nhân lao trong độ tuổi lao động (14-55 tuổi) , số người chết do lao ước chừng 20.800 người một năm Tỷ lệ mắc lao của trẻ em nước ta là khoảng . tài “ Tình hình mắc bệnh lao ở độ tuổi sinh đẻ (18-45) và các yếu tố liên quan ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, năm 2008 nhằm các mục tiêu: 1. Đánh giá tình hình mắc bệnh lao các thể ở phụ. bệnh lao các thể ở phụ nữ độ tuổi 18-45 tại huyện Thăng bình, tỉnh Quảng nam, năm 2008. 2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc các thể lao ở phụ nữ độ tuổi 18-45. . chỉ số và yếu tố liên quan đến bệnh lao Để nghiên cứu các yếu tố liên quan đến bệnh lao người ta thường xác định các chỉ số chính của dịch tể học bệnh lao: - Chỉ số mới mắc lao: Số bệnh nhân

Ngày đăng: 31/07/2014, 04:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan