Những thay đổi ở mắt với người cao tuổi - Khi về già ppsx

5 393 0
Những thay đổi ở mắt với người cao tuổi - Khi về già ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những thay đổi ở mắt với người cao tuổi Khi về già, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều có những thay đổi nhất là về chức năng như thay đổi lông tóc, da, khả năng điều khiển thân nhiệt, về hành động, xử thế, bộ dáng, thân hình v.v Riêng về mắt cũng có rất nhiều thay đổi. Xin kể ra đây các thay đổi ở bộ phận cấu trúc của mắt. Thủy tinh thể Là cơ quan bị ảnh hưởng do tuổi già sớm nhất. Khi còn trẻ, thủy tinh thể còn mềm mại, trong suốt, có thể phồng ra hay xẹp đi rất dễ dàng do đó có thể nhìn từ xa đến gần mà không thấy mỏi mắt vì biên độ điều tiết rất cao. Như ở trẻ em có thể đọc sách rất gần mắt, nhưng khi tuổi càng lớn, thủy tinh thể trở nên cứng hơn, độ đàn hồi ít, độ điều tiêt giảm vì vậy nhìn xa rõ nhưng nhìn gần thấy mỏi mắt, muốn đọc chữ phải để sách báo ra xa, muốn đọc gần phải đeo kính hội tụ để tăng cường cho độ điều tiết giảm, vì vậy kính đọc sách còn được gọi là kính lão. Mắt là cơ quan biểu hiện tuổi già sớm nhất, nếu mắt không bị cận thị thì người bình thường trung bình 40 tuổi bắt đầu phải đeo kính lão 1 độ. Các cụ ta thường nói "càng già càng dẻo càng dai", đối với cơ quan khác thì không biết, nhưng đối với thủy tinh thể thì ngược lại. Ðến tuổi 40 thủy tinh thể bắt đầu cứng không dẻo và đọc chữ không còn dai (lâu) được nữa. Các bà các cô thường hay dấu không cho biết tuổi (nhất là ở nước ngoài) vì muốn trẻ mãi không già. Nhưng nếu để ý thấy đọc sách phải đeo kính lão thì ta biết ngay ít nhất cũng 4 chục cái xuân xanh rồi. Thị lực mờ Khi thấy thủy tinh thể đã cứng hoặc chiết xuất tăng hay nhân hóa lỏng do sự biến đổi các thành phần hóa học và chuyển hóa ở trong thủy tinh thể, thủy tinh thể trở nên đục và sinh cườm, lúc đó nhìn xa thấy mờ và khi thủy tinh thể đục nhiều thì gọi là cườm đã chín, lúc đó phải mổ để lấy cườm. Mi mắt Bắt đầu xệ xuống, cơ mí mất tính đàn hồi, da mí bị nhão tạo thành những túi mỡ ở mí trên và mí dưới, hay nhăn nheo có hình như chân vịt ở khóe mắt (đây là những biến đổi có tính tích tụ không thể dùng thuốc chữa được). Lúc này các bà các cô bắt đầu đi sửa mí, cắt da mí dư, lấy hết mỡ, xóa lớp nhăn chân vịt để da được căng như hồi còn trẻ. Ðề phòng Chăm sóc da mặt cẩn thận có thể giữ được khóe mắt trẻ lâu. Khi ra nắng thoa kem chống nắng, tránh dụi mắt vì có thể làm da nhăn và xệ, ngủ đầy đủ, vì da nữ rất mỏng manh dễ bị ảnh hưởng bởi tâm trạng bị căng thẳng, stress hay mệt mỏi. Chỉ một đêm mất ngủ là sáng hôm sau thấy da mí thâm quầng. (Chữa trị: Khi thấy quầng thâm ở quanh mắt vào buổi sáng có thể lấy túi đá lạnh áp vào mắt một thời gian quầng thâm sẽ hết. Kết mạc (phần tròng trắng) Trở nên đục hơn, ít long lanh vì xuất hiện thêm các mạch máu, mộng thịt hay mộng mỡ do tích tụ lâu ngày và mắt bắt đầu khô do nước mắt tiết ra ít. Vì thế cái tuổi "em yêu từng đôi mắt sáng, long lanh như những giọt sương" cũng không còn nữa. Ðề phòng: Có thể nhỏ các loại thuốc nhỏ mắt sát trùng hay nước mắt nhân tạo để cho mắt được long lanh, trơn ướt và đỡ viêm. Giác mạc Với tuổi cao, giác mạc cũng bị suy thoái và đục dần dần. Lớp biểu mô dễ trầy sinh mây mờ vì thiếu nước mắt. Lớp nội mô mất dần tế bào sinh đục do đó dễ làm mắt nhìn mờ giống như mặt kính bằng nhựa lâu ngày dễ bị trầy xước và đục dần. Ðề phòng: Có thể nhỏ thuốc nhỏ mắt sát trùng và nước mắt nhân tạo bảo vệ được mặt trước giác mạc. Cơ vận nhãn Bị suy yếu dần, không còn nhìn lanh lẹ, khả năng bắt hình ảnh giảm hay có thể nhìn thấy 2 hình hay bị lé do liệt cơ. Ðề phòng: Khi nhìn thấy 2 hình là do cơ mắt đã bị liệt nên khám BS ngay vì có thể là do thiếu máu làm liệt cơ vận nhãn. Pha lê thể Vì lão hóa do tuổi, pha lê thể bị suy thoái, hóa lỏng dần, xuất hiện các đốm hay giải đục do đó nhìn thấy các vật đen giống như ruồi bay trước mắt hay một dây giống như mồ hóng hay mạng nhện mà ta gọi là chứng ruồi bay. Hoặc thấy có những chớp sáng là do bóng pha lê thể. Ðề phòng: Nếu thấy trước mắt một đám bụi đen, một khoảng màu đen thì nghĩ đến bong võng mạc, nên đi khám BS ngay. Võng mạc Với thời gian, hoàng điểm là nơi tập trung các thần kinh mắt để nhìn các chi tiết và nhìn màu bị suy thoái (được gọi là suy thoái hoàng điểm), nhìn hình không rõ ràng, hình méo mó. Cũng có thể là các tế bào ở ngoại biên võng mạc bị suy thoái làm quáng gà, về chiều không nhìn thấy. Hoặc các mạch máu bị ứ tắc, không đủ để nuôi thần kinh mắt sẽ bị viêm thị thần kinh làm mắt mờ dần, khoảng nhìn bị thu hẹp. Ðề phòng: Ra nắng đeo kính chống tia UV, chế độ dinh dưỡng thích hợp, tránh ăn nhiều mỡ, nên ăn nhiều rau quả, tập thở sâu, tập thể dục nhẹ v.v. Bệnh cườm nước Với tuổi già, thủy tinh thể lớn, vùng bè bị suy thoái gây tắc, thủy dịch không thoát ra được làm áp suất trong mắt tăng cao gây bệnh cườm nước. Hậu quả là gây nhức mắt, nhức đầu, làm chết tế bào thần kinh mắt dẫn tới mù lòa và chứng mù lòa này không hồi phục được. Ðề phòng: Trên 40 tuổi, vào tuổi đeo kính lão nên đi BS để nhãn áp hàng năm để biết có bị cườm nước hay không. . Những thay đổi ở mắt với người cao tuổi Khi về già, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều có những thay đổi nhất là về chức năng như thay đổi lông tóc, da, khả năng điều khi n thân nhiệt, về. thân hình v.v Riêng về mắt cũng có rất nhiều thay đổi. Xin kể ra đây các thay đổi ở bộ phận cấu trúc của mắt. Thủy tinh thể Là cơ quan bị ảnh hưởng do tuổi già sớm nhất. Khi còn trẻ, thủy tinh. nhìn từ xa đến gần mà không thấy mỏi mắt vì biên độ điều tiết rất cao. Như ở trẻ em có thể đọc sách rất gần mắt, nhưng khi tuổi càng lớn, thủy tinh thể trở nên cứng hơn, độ đàn hồi ít, độ điều

Ngày đăng: 31/07/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan