Bệnh mắt có thể phòng ngừa bằng các sản phẩm dinh dưỡng bổ xung docx

7 251 0
Bệnh mắt có thể phòng ngừa bằng các sản phẩm dinh dưỡng bổ xung docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bệnh mắt có thể phòng ngừa bằng các sản phẩm dinh dưỡng bổ xung ? Thoái hoá hoàng điểm, đục thể thuỷ tinh, glôcôm , mù loà …phần lớn các bệnh này liên quan đến tuổi đời, có thể phòng chống hay làm chậm lại nhờ các yếu tố dinh dưỡng chức năng như bêtacarotene, lutéine, phospholipide hay dẫn xuất của cây Một dược. Thoái hoá hoàng điểm người già sẽ là nguyên nhân gây mù loà cho khoảng 30 triệu người ở độ tuổi sau 50 trên toàn thế giới trong khi phòng tránh nó ngày càng khả thi hơn. Hoàng điểm là một vùng trọng yếu ở trung tâm võng mạc. Nó rộng chừng 2 mm và ở phía sau thể thuỷ tinh. Trong cấu trúc nó chứa chủ yếu là tế bào hình nón, có chức năng phân biệt màu sắc, là vùng đảm nhiệm thị lực cho việc đọc sách và nhìn chi tiết sự vật. Mặt khác chúng ta cũng nên biết rằng trong tế bào nón và tế bào que có một loại sắc tố thị giác là rhodopsine , khi giáng hoá sẽ truyền đi những tín hiệu thị giác. Rhodopsine vừa phải giáng hoá vừa phải tổng hợp lại nhờ một cơ chế khác. Sau cùng, các flavonoides và anthocyanes là một phần quan trọng trong họ tanins thực vật là những chất bảo vệ mạch máu, đặc biệt là các mao mạch, có rất nhiều trong hắc mạc và võng mạc. Các phức hợp thực vật là họ hàng gần với các vitamines có tác dụng co mạch, trợ giúp các thành tố bền thành mạch . Như vậy chúng chống chọi với việc chảy máu và xuất huyết tại mắt. Người ta tìm ra nguồn flavonoides và anthocyanes chủ yếu trong cây một dược, một loại quả sinh ra để dành cho mắt vì chúng còn chứa cả bêtacarotene… 1/ Bêtacarotene: Là một yếu tố dinh dưỡng quan trọng nhất đối với mắt. Cả thế giới biết đến vitamine A như nó trợ giúp chi thị lực ban đêm, rộng hơn nữa nó đảm bảo ngưỡng bình thường cho rhodopsine- loại sắc tố cần thiết để dẫn truyền tín hiệu thị giác. Tóm lại không có vitamine A thì không có thị giác. Thiếu vitamine A có thể dẫn đến mệt mỏi thị giác, nặng hơn là mất thị giác ban đêm. Mặt khác thiếu nó cũng sẽ gây ra những tổn hại cho các thành phần vỏ bọc nhãn cầu. Thực tế là thiếu vitamine A sẽ làm giác mạc mất tính trong suốt của giác mạc, các thành phần biểu mô không thể tái tạo lại được. Tuy vậy nếu dùng vitamine A quá nhiều sẽ gây nguy hiểm cho mắt. Do vậy ta nên dùng các tiền chất của vitamine A sẽ gây có nguy cơ gì như bêtacarotene chẳng hạn, thêm nữa còn có thể nâng cao sức đề kháng của hệ miễn dịch. Liều dùng của bêtacarotene là khoảng 500mg/ ngày. Các thức ăn giầu bêtacarotene là gấc, cà chua và một vài loại rong biển. 2/ Astaxanthine: Là một loại carotenoide. Việc dùng nó có thể làm giảm nguy cơ thoái hoá hoàng điểm, asraxanthine được chiết ra từ rong biển, còn tốt hơn cả bêtacarotene bởi vì nó có khả năng xuyên qua dễ dàng hàng rào máu- não, có khả năng bảo vệ võng mạc chống lại các tác nhân oxi hoá, chống lại sự hao hụt tế các tế bào cảm thụ quang. Astaxanthine do bảo vệ được neurone võng mạc nên cũng sẽ bảo vệ được neurone não và tuỷ sống , chống lại tác hại của các gốc tự do. 3/ Các vitamine khác: - vitamine B2: cần thiết cho tính toàn vẹn của da, niêm mạc, mắt và chuyển hoá glucide. Liều khuyên dùng là khoảng 50-100mg/ ngày. Cũng có thể dùng phối hợp với các vitamine nhóm B khác như B1, B6 và phospholipides - vitamine C và E: là hai vitamine chống oxi hoá được nhiều người biết đến nhất trong vai trò bảo vệ mắt. Một nghiên cứu cho thấy hiệu quả của vitamine E: nếu dùng 400 mg/ ngày vitamine E liên tục trong 5 năm có thể làm giảm được 56% nguy cơ xuất hiện đục thể thuỷ tinh trong khi dùng vitamine C liều 500 mg có thể giảm được 70%. 4/ Benfotiamine Là một dẫn xuất của thiamine hay vitamine B1. Benfotiamine có cấu trúc giúp nó thấm qua màng tế bào dễ dàng hơn vitamine B1, do vậy nó sẽ được hấp thu tốt hơn. Người ta thấy nó cần thiết cho mắt của người già hoặc người bị tiểu đường bởi vì mắt của họ dễ bị tổn hại bởi chuyển hoá đường cùng với quá trình oxi hoá, là cơ chế chủ yếu thứ 2 của quá trình giáng hoá sinh hoá trong sự lão hoá. 5/ Kẽm: Cần thiết cho nhiều quá trình chuyển dạng: vitamine A thành rhodopsine, can thiệp vào các quá trình chuyển hoá và có mặt trong các enzymes. Người ta nhấn mạnh đến tính cần thiết của yếu tố vi lượng Kẽm như là một co-enzyme trong việc giáng hoá rhodopsine. Do vậy dạng dùng piconate kẽm là cần thiết cho một số bệnh mắt. 6/ Luteine và zeaxanthine: Sắc tố tự nhiên, Luteine và zeaxanthine là những hợp chất thuộc nhóm carotenoide cùng với bêtacarotene và lycopene. Rau xanh như chou-chou và rau chân vịt, một số loại quả có màu vàng và màu cam là nguồn cung cấp Luteine và zeaxanthine sẵn có. Tuy nhiên tính về lượng thì lại không đủ để điều trị các bệnh về mắt. Nồng độ hai sắc tố này rất cao tại vùng hoàng điểm. chính vùng hoàng điểm đảm nhiệm thị lực trung tâm, tiếp nhận hình ảnh và truyền nó lên não. Khi vùng hoàng điểm bị tổn hại thị lực trung tâm sẽ giảm nhiều trong khi đó thị trường ngoại vi vẫn còn nguyên vẹn. Đó chính là thoái hoá hoàng điểm. Người ta cũng thừa nhận liều dùng hàng ngày của Luteine và zeaxanthine 6mg sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về mắt. Ở người đang bị bệnh thì luteine sẽ làm chậm lại diễn tiến của bệnh. Dù là cơ chế hoạt động của Luteine và zeaxanthine còn chưa được rõ ràng nhưng có lẽ là chúng bảo vệ võng mạc trước những thành phần có hại trong tia sáng mặt trời. Mặt khác các thành tố chống oxi hoá của 2 sắc tố này có thể trung hoà được các gốc tự do , được sản sinh ra trong các phản ứng quang hoá tại mắt. Vai trò của Luteine và zeaxanthine còn được nhắc đến trong việc phòng ngừa đục thể thuỷ tinh. Lượng Luteine và zeaxanthin giảm liên quan chặt chẽ đến việc xuất hiện thoái hoá hoàng điểm. Các sản phẩm dinh dưỡng có chứa Luteine và zeaxanthine được khuyên dùng cho tất cả những người trên 50 tuổi. 7/ Phospholipide: phospholipid là thành phần cấu tạo cơ bản của màng tế bào võng mạc. Các lớp màng lipid kép này trên nguyên tắc được cơ thể tổng hợp để đảm bảo tính thấm và tự nhân lên của các tế bào. Không may thay thì sự tổng hợp chúng lại diễn ra rất lâu và khó khăn theo phương thức không sẵn có do sự thiếu hụt một vài enzyme. Do tình trạng này mà màng tế bào trở nên lão hoá, rắn chắc và chức năng của màng không còn được như trước nữa. Mặt khác thì không thể trông chờ vào sự thiếu hụt phospholipid bằng thức ăn. Tuy nhiên chúng ta có thể bổ xung phospholipid bằng các sản phẩm dinh dưỡng chức năng. 8/ DHA : DHA là một acide béo đa chức, không bão hoà chuỗi rất dài, chiếm 45% các phospholipid của tế bào gậy. Rủi thay DHA lại gần như không có mặt trong thức ăn và thêm nữa : cơ thể không thể tổng hợp ra nó bởi phải trải qua một quá trình tổng hợp phức tạp , cần có nhiều enzyme xúc tác. Dù vậy DHA lại có dồi dào trong gan các loài cá sống trong nước lạnh. Như vậy không phải là vô ích nếu chúng ta dùng thêm DHA như là một sản phẩm dinh dưỡng bổ xung trong một số bệnh về mắt. 9/ Taurine: có năng lực chống oxi hoá, điều hoà điện thế hoạt động của cơ vân , cơ tim và não , là một acide amine mà cơ thể có thể tự tổng hợp được từ các acide amine khác như methionine và cysteine. Taurine có nồng độ cao nhất tại võng mạc. Từ đó người ta thấy là taurine nên có mặt tại tất cả các sản phẩm bổ dưỡng dành cho mắt. 10/ Chiết xuất của cây Một dược ( Myrtille): Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tác dụng chống oxi hoá của anthocyanoside và nó đã trở thành sản phẩm dinh dưỡng chức năng được ưa dùng nhất để duy trì chức năng bình thường của hệ vi tuần hoàn tại mắt, cải thiện thị lực ban đêm, giảm mệt mỏi điều tiết. Các chiết xuất chuẩn của cây Một dược ( vacinium myrtillus) có hàm lượng anthocyanoside cao nhất. 11/ Vinpocétine: Vinpocétine là một dẫn xuất của vincamine nhưng có hoạt tính cao hơn 4 lần. Phẩm chất hàng đầu của vinpocetine là nâng đỡ chuyển hoá tại não nhờ tăng hoạt tính ATP, phân tử tạo năng lượng cho cơ thể. Mặt khác nó còn cải thiện lượng oxi được tiêu thụ bởi tế bào não, tăng lượng máu lên não. giảm độ kết dính của tiểu cầu. Vinpocétine do vậy thường được dùng như một yếu tố giãn mạch trong các rối loạn của các ngũ quan như chóng mặt, một số bệnh của võng mạc. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy vinpocétine cải thiện thị lực trong những bệnh mắt thoái hoá hoàng điểm, giảm thị lực ban đêm , bệnh glôcôm. 12/ Carnosine: sự xuống cấp của các loại proteine chính là cơ chế chủ yếu của lão hoá. Các proteine là thành phần chủ yếu của cơ thể nhưng nó lại bị phá huỷ hoặc bởi các gốc tự do hoặc là bởi tiêu thụ glycogen. Điều này khiến hàng loạt thay đổi trên da, cơ, mạch máu, não và mắt. Chống lại các gốc tự do và tiêu thụ glycogen là đích hướng tới của các thuốc chống lão hoá cho mắt. Cụ thể hơn carnosine có hiệu quả trong điều trị đục thể thuỷ tinh do tuổi già. 13/ Cây húng chanh: dẫn xuất của cây húng chanh có khả năng bảo tồn tính cảm ứng của vùng dưới đồi và các nơ-ron thần kinh ngoại vi. Nó cũng cho phép các hormone và các yếu tố tạo năng lượng làm việc với hoạt tính đáng có. Nó cũng là giảm tăng áp lực thái quá, nhất là áp lực trong nhãn cầu ( nhãn áp). Nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng của chiết xuất này trong điều trị glôcôm. Người Ấn Độ đã chứng minh điều này bằng việc dùng chiết xuất của húng chanh như một yếu tố vi lượng để hạ nhãn áp trong nhiều tháng. Bs. Hoàng Cương . Bệnh mắt có thể phòng ngừa bằng các sản phẩm dinh dưỡng bổ xung ? Thoái hoá hoàng điểm, đục thể thuỷ tinh, glôcôm , mù loà …phần lớn các bệnh này liên quan đến tuổi đời, có thể phòng. phospholipid bằng thức ăn. Tuy nhiên chúng ta có thể bổ xung phospholipid bằng các sản phẩm dinh dưỡng chức năng. 8/ DHA : DHA là một acide béo đa chức, không bão hoà chuỗi rất dài, chiếm 45% các. một sản phẩm dinh dưỡng bổ xung trong một số bệnh về mắt. 9/ Taurine: có năng lực chống oxi hoá, điều hoà điện thế hoạt động của cơ vân , cơ tim và não , là một acide amine mà cơ thể có thể

Ngày đăng: 31/07/2014, 01:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan