Giám sát viêm não Nhật Bản theo hệ thống chuẩn ppsx

8 877 3
Giám sát viêm não Nhật Bản theo hệ thống chuẩn ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giám sát viêm não Nhật Bản theo hệ thống chuẩn Trong khi phạm vi triển khai vaccin viêm não Nhật Bản (VNNB) đang ngày càng được mở rộng thì hoạt động giám sát căn bệnh này lại chưa được triển khai tương xứng nhằm đánh giá hiệu quả của công tác tiêm chủng. Với sự hỗ trợ của Tổ chức PATH, Chương trình Tiêm chủng mở rộng( TCMR) Quốc gia đã xây dựng hoàn thiện quy trình giám sát căn bệnh này. Đây là một bước đi quan trọng để có thể tiến đến loại trừ VNNB. Cần thiết phải có hệ thống giám sát bệnh VNNB Từ năm 1997, vaccin VNNB có mặt trong Chương trình TCMR đã góp phần làm giảm rất đáng kể tỉ lệ trẻ mắc phải căn bệnh này ở nước ta, nhất là diện bao phủ vaccin này tăng qua các năm. Đến năm 2008, đã có 433 trong tổng số 675 huyện Việt Nam triển khai vaccin này với hơn 1 triệu trẻ từ 1 - 5 tuổi được tiêm. Trong khi vùng triển khai tiêm vaccin VNNB ngày càng được mở rộng thì công tác giám sát bệnh VNNB lại chưa được triển khai tương xứng nhằm đánh giá hiệu quả của việc tiêm phòng. Hầu hết việc giám sát mới chỉ dừng ở mức độ khi có dịch xảy ra, tại một số bệnh viện chứ chưa trở thành hệ thống giám sát chuẩn thức như giám sát bại liệt, uốn ván sơ sinh, sởi. Một trong những mục tiêu của Chương trình TCMR Quốc gia trong giai đoạn 2006 – 2010 là mở rộng diện triển khai vaccin VNNB ra toàn quốc. Việc xây dựng hệ thống giám sát bệnh VNNB sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Chương trình TCMR và cho toàn cộng đồng. Công tác giám sát bệnh tốt sẽ giúp ích cho việc lập kế hoạch và đánh giá được kết quả của chương trình tiêm vaccin VNNB cũng như tiến tới loại trừ bệnh VNNB vào năm 2015. Trong 3 năm, từ năm 2006 - 2008, Tổ chức PATH đã hỗ trợ Chương trình TCMR Việt Nam về kinh phí và kỹ thuật triển khai dự án “Xây dựng thí điểm hệ thống giám sát bệnh VNNB tại 3 tỉnh Thái Bình, Bình Dương và Quảng Ngãi”. Mục đích hàng đầu của dự án là xây dựng một mô hình giám sát bệnh VNNB bao gồm giám sát bệnh tại cộng đồng và giám sát phòng thí nghiệm để từ đó phát triển mô hình này trên quy mô toàn quốc trong tương lai. Tiêm vaccin viêm não Nhật Bản cho trẻ ở Đăk Nông. Một mô hình giám sát bệnh công phu và khoa học Để có một mô hình giám sát VNNB tốt nhất, Chương trình TCMR và Tổ chức PATH chọn thực hiện dự án tại 3 tỉnh là Thái Bình, Bình Dương và Quảng Ngãi. Đây là 3 tỉnh có đặc điểm dịch tễ học của bệnh VNNB đại diện cho 3 khu vực miền Bắc, miền Nam và miền Trung, có hệ thống y tế dự phòng tốt, có điều kiện thuận lợi để triển khai thí điểm mô hình giám sát bệnh VNNB. Tham gia xây dựng mô hình giám sát và tài liệu hướng dẫn giám sát điểm bệnh VNNB là các chuyên gia trong nước về dịch tễ học, lâm sàng, xét nghiệm chẩn đoán VNNB và giám sát các bệnh truyền nhiễm. Mô hình này đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia về dịch tễ học, lâm sàng, xét nghiệm của 4 khu vực trong cả nước và ý kiến của các chuyên gia Tổ chức PATH trong suốt 3 năm thực hiện dự án. Dựa trên tài liệu hướng dẫn về giám sát bệnh VNNB của Tổ chức Y tế Thế giới, dựa trên những kinh nghiệm về giám sát bệnh VNNB của Việt Nam trong những năm qua và dựa trên kinh nghiệm về xây dựng hệ thống giám sát bệnh VNNB của Tổ chức PATH ở các nước khác trong khu vực, nhóm chuyên gia đã dự thảo một mô hình giám sát bệnh VNNB sẽ áp dụng thí điểm tại Việt Nam. Trong quá trình triển khai thí điểm tại 3 tỉnh Thái Bình, Bình Dương và Quảng Ngãi, mô hình giám sát và tài liệu hướng dẫn giám sát bệnh VNNB liên tục được cập nhật và chỉnh sửa. Những vấn đề tồn tại của mô hình giám sát đã được phát hiện và điều chỉnh dần dần qua các chuyến giám sát hỗ trợ từ tuyến quốc gia, khu vực đến các tuyến tỉnh, huyện. Những đề xuất góp ý của các tỉnh trong các hội nghị rút kinh nghiệm hàng năm là những bài học để hoàn thiện mô hình giám sát bệnh VNNB. Sau hơn 2 năm áp dụng thí điểm tại 3 tỉnh Thái Bình, Bình Dương và Quảng Ngãi, mô hình giám sát và tài liệu hướng dẫn giám sát bệnh VNNB đã được hoàn thiện. Đây là mô hình giám sát điểm bệnh VNNB của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Sớm phát triển hệ thống giám sát VNNB trên toàn quốc Dựa trên những bài học kinh nghiệm sau 3 năm phát triển và thí điểm mô hình giám sát bệnh VNNB tại 3 tỉnh Thái Bình, Bình Dương và Quảng Ngãi, dựa trên những kế hoạch triển khai tiêm vaccin VNNB tại Việt Nam, Chương trình TCMR Quốc gia sẽ triển khai hệ thống giám sát bệnh VNNB tại Việt Nam trong những năm tới. Trong giai đoạn 2009-2010 vẫn tiếp tục duy trì, củng cố hệ thống giám sát bệnh VNNB tại 3 tỉnh Thái Bình, Bình Dương và Quảng Ngãi. Mở rộng mô hình giám sát VNNB tại 1 tỉnh của khu vực Tây Nguyên. Tiếp tục củng cố hệ thống xét nghiệm trong công tác giám sát bệnh VNNB tuyến Trung ương, khu vực và tỉnh. Dự kiến đến năm 2010 sẽ bao phủ vaccin VNNB quy mô toàn quốc. Sau năm 2010 sẽ triển khai hệ thống giám sát VNNB trên toàn quốc như hệ thống giám sát sởi và liệt mềm cấp hiện nay của Chương trình TCMR. Các chuyên gia của TCMR khẳng định, để có được kết quả giám sát tốt cần có sự phối hợp giữa các bệnh viện và khối dự phòng là rất quan trọng, đặc biệt đối với tuyến khu vực và tuyến Trung ương. Hệ thống giám sát bệnh VNNB nên được thiết lập tại các bệnh viện lớn để đảm bảo được yêu cầu về chuyên môn và để tiết kiệm về kinh phí và nhân lực. Mở rộng hệ thống giám sát bệnh VNNB sẽ là cơ sở để đánh giá hiệu quả của chương trình tiêm phòng vaccin cũng như để có được những thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách. Vì vậy, kế hoạch triển khai hệ thống giám sát bệnh VNNB trong thời gian tới rất cần được sự quan tâm của lãnh đạo các ban ngành và ưu tiên thực hiện. Bên cạnh đó cần duy trì và tăng cường hợp tác giữa các đối tác trong nước và quốc tế làm việc trong lĩnh vực liên quan đến bệnh VNNB như Bộ Y tế, các Viện VSDT, các Viện Pasteur, Chương trình TCMR Quốc gia, PATH, UNICEF, WHO là rất quan trọng. Nó bảo đảm thống nhất được các nguồn lực và tăng cường hiệu quả của các hoạt động để tiến tới mục tiêu loại trừ được bệnh VNNB trong tương lai. Những điểm chính của mô hình giám sát bệnh VNNB gồm: Giám sát bệnh VNNB dựa vào hệ thống giám sát các bệnh hiện có trong Chương trình TCMR. Giám sát bệnh VNNB dựa vào bệnh viện, bao gồm cả bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện. Giám sát bệnh VNNB được kết nối giữa các bộ phận dịch tễ, bệnh viện và bộ phận xét nghiệm. Trong đó bộ phận dịch tễ là đầu mối, điều phối việc thu thập thông tin và hoàn thành các phiếu giám sát. Các thông tin về dịch tễ học, lâm sàng và xét nghiệm được liên kết với nhau qua việc thiết kế phiếu điều tra ca bệnh và phần mềm quản lý số liệu giám sát bệnh VNNB. Phương pháp giám sát bệnh VNNB: Tất cả các trường hợp nghi VNNB theo định nghĩa ca bệnh, không phân biệt giới tính, tuổi , vùng miền đều được đưa vào diện giám sát. Với mỗi trường hợp bệnh, điều tra và ghi chép thông tin vào “Phiếu điều tra bệnh nhân nghi VNNB”, lấy 1 mẫu dịch não tuỷ và 2 mẫu huyết thành để làm xét nghiệm chẩn đoán. . Giám sát viêm não Nhật Bản theo hệ thống chuẩn Trong khi phạm vi triển khai vaccin viêm não Nhật Bản (VNNB) đang ngày càng được mở rộng thì hoạt động giám sát căn bệnh này. triển khai hệ thống giám sát VNNB trên toàn quốc như hệ thống giám sát sởi và liệt mềm cấp hiện nay của Chương trình TCMR. Các chuyên gia của TCMR khẳng định, để có được kết quả giám sát tốt. gồm: Giám sát bệnh VNNB dựa vào hệ thống giám sát các bệnh hiện có trong Chương trình TCMR. Giám sát bệnh VNNB dựa vào bệnh viện, bao gồm cả bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện. Giám sát bệnh

Ngày đăng: 31/07/2014, 00:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan