Xác định độ chống thấm của vật liệu đối với chất lỏng dưới áp suất - 2 doc

5 287 0
Xác định độ chống thấm của vật liệu đối với chất lỏng dưới áp suất - 2 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

6 5.3 Lưới đỡ là một lưới có lỗ vuông bằng chất dẻo hoặc kim loại nhẵn, có các chỉ tiêu kỹ thuật phù hợp với quy trình C 2 trong bảng 2. a) diện tích lỗ > 50% b) độ vông của mẫu giới hạn tới  5,0 mm. 5.4 Nguồn khí nén các khc nàng cung cấp không khí với áp suất (13,8  1,38) kPa. 5.5 Đồng hồ bấm dây hoặc đồng hồ điện tử 5.6 Cân phân tích có độ chính xác tới 0,001g. 5-7 ống đong có chia độ để đo nước với độ chính xác tới 1 ml. 6. Mẫu thử . 6.1 Chọn mẫu thử 6.1.1 Chọn mẫu thử từ các mẫu vật liệu đơn chiếc hoặc các bộ quần áo bảo vệ riêng rẽ gồm một lớp hoặc một tổ hợp các lớp đại diện cho cấu tạo của quần áo có các lớp dược sắp xếp theo một thứ tự nhất định. Nếu trong bộ quần áo có các bộ phận làm bằng các vật liệu khác nhau hoặc vật liệu có độ dày khác nhau phải lấy mẫu thử ở tất cả các bộ phận đó. Nếu trong bộ quần áo, các đường may cũng phải có khả năng bảo vệ như vật liệu chính thì phải là các mẫu thử thêm có các đường khâu đó. Cắt mẫu thử hình vuông có cạnh dài tồi thiểu là 70 mm song thường là 75mm. Thử 3 mẫu được lấy một cách ngẫu nhiên từ mỗi loại vật liệu, tổ hợp vùng hoặc các điều kiện khác Nếu muốn, lấy mẫu ngẫu nhiên như trong ISO 2859 - 1 7 6.1.2 Có thể có các vật liệu làm quần áo bảo vệ gồm một lớp không thấm ở giữa hai lớp vải nên dễ tạo ra các sai số dương vì hiện tượng thấm ở mép. Hãy bịt các mép thử để phòng thấm tạo sai số. Bịt các mẫu thử bằng keo, parafin hoặc sáp parafin hoặc bọt phủ trước khi thử. Chỉ bịt các mép chứa vùng giữa diện tích 57 mm2 để thử. Không cho phép các chất bịt kín xâm nhập, kết khối hoặc bịt kín cấu trúc của mẫu ở vùng thử, vì điều này sẽ làm tổn hại quy trình thử. Hãy chọn chất bịt kín và phương pháp bịt kín phù hợp với vật liệu làm quần áo bảo vệ 6.2 Chuẩn bị mẫu thử Điều hòa các mẫu thử tối thiểu trong 24 giờ ở nhiệt độ 21 0 C  5 0 C, độ ẩm tương đối từ 30% - 80% phù hợp với TCVN 1748-91 (ISO 139). Nếu được, hãy sử dụng các điều hòa sơ bộ khác để đánh giá cơ chế suy giảm có thể của quần áo. 7. Cách tiến hành 7.1 Đo độ dày từng mẫu chính xác đến 0,02 mm phù hợp với TCVN 5071 :90 (ISO 5084). 7.2 Cân khối lượng từng mẫu chính xác đến 1g/m2 phù hợp với ISO 3801 7.3 Đưa một giọt nhỏ chất lỏng thử lên mặt trong của một mẩu vật liệu đem thử để xác định trước thời điểm xuất hiện sự thấm. Giọt chất lỏng phải dễ nhìn đủ để nhận ra giọt chất lỏng lọt qua vật liệu. Nếu không được thì dùng một trong các phương pháp làm tăng khả năng nhận ra giọt chất lỏng bằng cách tạo ra sự thay đổi màu đặc trưng dưới đây sẽ đem lại hiệu quả: a) dùng bột tan trên mặt trong của vải để làm tăng khả năng nhận ra giọt chất lỏng; 8 b) thay màu của chất lỏng thử cũng là biện pháp làm tăng khả năng nhìn thấy chất lỏng thử. Nhuộm màu thực phẩm hoặc dùng chất chỉ thị xít - kiềm cho các dung dịch kiềm. Màu đỏ dâu có thể tan trong nhiều hoá chất hữu cơ cũng giúp phát hiện giọt chất lỏng; c) đưa màu thực phẩm hoặc đỏ dâu lên mặt trong của vật liệu giúp phát hiện giọt chất lỏng; d) đưa màu huỳnh quang vào chất lỏng thử đề làm tăng khả năng nhìn thấy sự thấm, nếu các biện pháp kể trên không tạo ra sự tương phản đầy đủ. Các kỹ thuật trên đây có thể ảnh hưởng đến quy trình hoặc làm sai lệch kết quả thử. Cần cẩn thận khi sử dụng các kỹ thuật này để làm tăng khả năng nhìn thấy sự thấm. 7.4 Chọn dãy áp suất hoặc thời gian trong bảng 2 Chú thích - Nếu mẫu vật liệu cong vênh nghi là tạo ra hư hỏng khi thử với dải thời gian và áp suất của phương pháp thử này, có thể dùng một lưới đỡ đặt giữa mẫu thử và mặt bích , dược ngăn cách bằng các vòng đệm thích hợp. Dùng lưới đỡ để đỡ các mẫu thử là vật liệu đàn hồi hoặc dễ dãn. 7.5 Đặt nằm ngang ngăn thử trên bàn thí nghiệm, đưa mẫu thử vào ngăn sao cho mặt ngoài của vải hướng vào trong bình sẽ được chứa đầy chất lỏng thử. 7.6 Lắp ráp các bộ phận của ngăn như sau. Đặt các vòng đệm ở giữa ngàn thử thấm và mẫu thử, giữa mẫu thử và lưới đỡ (nếu dùng), giữa lưới đỡ và mặt bích như hình 2. Đóng ngăn thử bằng mặt bích và nắp trong suốt. Nên dùng giăng polytetrafluoroethylene (PTFE) giữa phần thân của ngăn và mẫu thử đề phòng rò rỉ. 9 Chú thích - Tuỳ chọn nắp trong suốt. 7.7 Xiết đinh vít của ngăn thử bằng mo men 13,6 Nm. 7.8 Cố định ngăn thử vào thiết bị thử ở tư thế nằm ngang như hình 3 (van xả ở phía dưới), song chưa nối ống dẫn khí vào ngăn. 7.9 Đóng van xả 7.10 Cẩn thận bơm đầy chất lỏng thử vào bình chứa của ngăn thông qua lỗ ở phía trên (thường dùng xi lanh hoặc phễu rót). Không được phép để còn khoảng khí. Nếu mẫu thử bị dãn do áp suất, cần phải làm lại phép thử bằng cách bơm đủ chất lỏng thử để bảo đảm bình chứa đầy chất lỏng. Kết thúc thử ngay khi chất lỏng thấm qua mẫu. 7.11 Nối ống dẫn khí với ngăn. 7.12 Đặt kim chỉ của bộ điều áp về số 0 kPa và đóng van xả của ngăn. 7.13 Cho chất lỏng thử chịu áp suất trong một thời gian nhất định đã chọn trong bảng 2 thay đổi áp suất với tốc độ không lớn hơn 3,5 kPa/s. 7.14 Quan sát mẫu thử. Mẫu thử được xem là không đạt nếu xuất hiện giọt chất lỏng hoặc sự biến màu đặc trưng (7.3) trên bề mặt nhìn thấy của mẫu hoặc ở cả hai mặt. Trong trường hợp này, phải dừng ngay việc thử. Nếu không xuất hiện giọt chất lỏng hoặc sự biến màu đặc trưng, mẫu thử được xem là đạt. trong một số trường hợp, việc xuất hiện giọt chất lỏng hoặc biến màu có thể do thấm chất lỏng. Song nếu phát hiện thấy chất lỏng xuất hiện, mẫu thử được xem là không đạt và phải dừng thử. Chú thích - Có thể quan sát mẫu trong suốt quá trình hoặc ở giai đoạn cuối của quá trình thử. Thông thường quan sát mẫu theo từng khoảng thời gian khi áp suất phía dưới tăng. 10 7.15 Khi kết thúc việc thử, xả áp và mở van của ngăn về vị trí xả. Mở van xả hết chất lỏng thử trong ngăn thử. Phun rửa ngăn bằng chất tẩy rửa thích hợp nhằm tẩy sạch mọi dấu vết của chất lỏng thử. Tháo mẫu thử và giăng ra khỏi ngăn. Lau sạch tất cả các bộ phận bên ngoài của ngăn có thể đã dính chất lỏng thử. 7. 16 Thử các mẫu còn lại . 8. Báo cáo kết quả Báo cáo gồm các thông tin sau: a) thử nghiệm được thực hiện theo tiêu chuẩn này, dải áp suất và thời gian ghi trong tiêu chuẩn được sử dụng; b) nhận dạng nhà sản xuất vật liệu đem thử và mô tả phương pháp lấy mẫu đã sử dụng c) độ dày của từng mẫu vật liệu và giá trị trung hình của 'vật liệu thử (tính bằng milimet) d) khối lượng của một đơn vị diện tích của từng mẫu vật liệu và giá trị trung bình của vật liệu thử (tính bằng gam trên mét vuông); e) chất lỏng thử được dùng; f) nhiệt độ khi tiến hành thử. Nếu nhiệt độ lúc bắt đầu thử của ngăn thử và chất lỏng khác nhau, ghi cả hai. g) mô tả tất cả kỹ thuật đã dùng để làm tăng khả năng phát hiện sự thấm của chất lỏng thử:. h) loại và đặc tính của lưới, nếu được dùng; f) kết quả 'đạt" hay "không đạt- cho từng mẫu thử. . giọt nhỏ chất lỏng thử lên mặt trong của một mẩu vật liệu đem thử để xác định trước thời điểm xuất hiện sự thấm. Giọt chất lỏng phải dễ nhìn đủ để nhận ra giọt chất lỏng lọt qua vật liệu. Nếu. Đặt kim chỉ của bộ điều áp về số 0 kPa và đóng van xả của ngăn. 7.13 Cho chất lỏng thử chịu áp suất trong một thời gian nhất định đã chọn trong bảng 2 thay đổi áp suất với tốc độ không lớn. nhìn thấy sự thấm. 7.4 Chọn dãy áp suất hoặc thời gian trong bảng 2 Chú thích - Nếu mẫu vật liệu cong vênh nghi là tạo ra hư hỏng khi thử với dải thời gian và áp suất của phương pháp thử này,

Ngày đăng: 30/07/2014, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan