Công tác thông tin đối ngoại qua Bản tin thời sự tiếng Anh của VTV4

75 545 1
Công tác thông tin đối ngoại qua Bản tin thời sự tiếng Anh của VTV4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công tác thông tin đối ngoại qua Bản tin thời sự tiếng Anh của VTV4

Công tác thông tin đối ngoại qua Bản tin thời sự tiếng Anh của VTV4 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Công tác Thông tin đối ngoại (TTĐN) đóng một vai trò không thể phủ nhận trong thời đại hội nhập ở nước ta hiện nay (mô tả rõ vai trò như thế nào, khoảng 5 dòng). Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó, báo hình là một trong nhiều loại hình báo chí sở hữu những ưu thế rõ rệt so với nhiều loại hình báo chí khác. Để đáp ứng nhu cầu thông tin và giải trí của người xem, ngày càng có nhiều thể loại, chương trình phong phú xuất hiện trên truyền hình. Tuy nhiên, bản tin luôn là thể loại “nền tảng” của báo hình, là món ăn không thể thiếu trên truyền hình dành cho khán giả. Bản tin cũng chính là một phương thức ngôn luận đối ngoại trực tiếp và hiệu quả của nước ta. Đối với nhiệm vụ công tác TTĐN, bản tin thời sự tiếng Anh, gọi tắt là Bản tin tiếng Anh (BTTA) của Ban truyền hình đối ngoại (THĐN) VTV4 là một chương trình cần có những đánh giá nghiên cứu cụ thể và định hướng phát triển tăng tính hiệu quả nhiệm vụ đối ngoại của nước nhà. Đối với những người làm công tác TTĐN, BTTA của VTV4 - với đặc thù là bản tin nói bằng Tiếng Anh và phát ra nước ngoài - rõ ràng là một chương trình hết sức quan trọng cần được chú ý nghiên cứu, tìm hiểu để nâng cao hiệu quả trực tiếp trong việc phát ngôn cũng như xây dựng và nâng cao hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế. Đối với kênh THĐN Việt Nam – VTV4, BTTA là một chương trình không thể thiếu, thậm chí quyết định không nhỏ uy tín và số lượng khán giả theo dõi. Sự xuất hiện cuả BTTA đã góp phần làm phong phú thêm nội dung của kênh THĐN VTV4 nhưng đồng thời cũng tạo ra “khoảng trống” lý luận. Cho 1 đến nay, trong các tài liệu lý luận truyền hình Việt Nam, vẫn chưa có một nghiên cứu nào trực tiếp đề cập đến nội dung này. Thực tiễn có lý luận “dẫn đường” bao giờ cũng mang lại kết quả tốt hơn. Thực tiễn đang đặt ra các vấn đề cấp bách đòi hỏi THĐN phải kịp thời đổi mới và nâng cao chất lượng. Để làm được điều này cần có sự nghiên cứu để phát hiện vấn đề, đề xuất các biện pháp khắc phục các bất cập, thiếu sót. Rõ ràng, đã đến lúc cần phải có những nghiên cứu, khảo sát về BTTA của VTV4 để thu hẹp “khoảng trống” lý luận, phục vụ hoạt động báo chí thực tế cũng như công tác nghiên cứu ứng dụng hoạt động TTĐN. Viết lại lý do chọn đề tài: - Vị trí, tầm quan trọng của vấn đề cần nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn - Nó quan trọng như thế nhưng việc nghiên cứu vấn đề này chưa tốt, dẫn đến việc triển khai thực hiện chưa tốt. - Phù hợp với chuyên ngành được đào tạo Vì 3 lý do trên --> chọn " ." làm đề tài khóa luận. Phần này khoảng 2 trang. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về công tác TTĐN có một số tài liệu đáng lưu ý: 1. Văn kiện Đại hội Đại biểu Thông tin đối ngoại Toàn quốc lần thứ X (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Hà Nội 2006). 2. Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Hà Nội 9/2006). 3. Công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) và những bài học thực tế (Bài viết của đồng chí Nguyễn Phú Bình trên website Quê hương, 2005). 4. Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới (bài viết của đồng chí Phạm Gia Khiêm, Uỷ viên Bộ Chính trị, 2 Phó Thủ tướng, Trưởng ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại trên Tạp chí Cộng sản, số 787 (5/2008)). 5. Các quan điểm chỉ đạo của Đảng về báo chí trong thời kỳ đổi mới, (Trần Bá Dung, Luận văn Thạc sĩ báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2000). 6. Trả lời báo chí của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao năm 2006 - 2008 (Website Bộ Ngoại giao). 7. Báo chí và ngoại giao (Học viện Quan hệ quốc tế, NXB Thế giới, 2002.) 8. Một số bài học trong công tác TTĐN thời thời gian vừa qua, (Vũ Khoan – Bài phát biểu tại Hội nghị Thông tin Đối ngoại toàn quốc 31/3/2004). 9. Các Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương Đảng và phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước về công tác báo chí, xuất bảncông tác thông tin tuyên truyền đối ngoại (Báo Nhân dân, Website Đảng Cộng sản Việt nam). Nghiên cứu chung về thể loại báo chí, có nhiều tác phẩm đáng lưu ý: - PGS. TS Nguyễn Văn Dững chủ biên, Tác phẩm báo chí, Nxb Lý luận chính trị - Đinh Văn Hường, Các thể loại thông tấn báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội - Hoàng Anh, Một số vấn đề sử dụng ngôn từ trên báo chí, Nxb Lao Động, Hà Nội (2003). - Nguyễn Khoa Điềm, Báo chí cần đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp đổi mới đất nước, Tư tưởng văn hóa (6/2005) - Cơ sở lý luận báo chí, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin, (1999). - Đài truyền hình Việt Nam, “35 năm Đài truyền hình Việt Nam”, lưu hành nội bộ (2005). Thông qua việc tiến hành khảo cứu nguồn tài liệu luận văn, khoá luận, tiểu 3 luận khoa học cuả sinh viên từ năm 2005-2007, tác giả nhận thấy có những nghiên cứu đáng lưu ý như sau: - Nguyễn Tiến Long (2006), Bản tin đối ngoại phát thanh, truyền hình – thực trạng và hiệu quả (Luận văn tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2006) Khóa luận này nghiên cứu về mô hình bản tin trên truyền hình và phát thanh với mục đích thông tin đối ngoại, trong đó có một góc độ thuộc về bản tin truyền hình có liên quan đến luận văn. - Trần Quốc Thắng (2007), Đặc trưng của truyền hình và ảnh hưởng của nó tới hoạt động nghiệp vụ của phóng viên truyền hình (Luận văn tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2007) - Nguyễn Hồng Hải, Chương trình truyền hình dành cho người Việt Nam ở nước ngoài (Luận văn thạc sĩ truyền thông đại chúng 2007) Luận văn này đưa ra một cái nhìn tổng quan về vai trò và nhiệm vụ của kênh truyền hình dành cho người Việt Nam ở nước ngoài, cụ thể là khảo sát ở kênh VTV4, Đài Truyền hình Việt Nam. Thông qua việc khảo cứu, xem xét các nguồn tài liệu, có thể nhận thấy đề tài BTTA trước đây chỉ được nghiên cứu với tư cách một biểu hiện cho những đặc trưng của Báo hình hoặc chỉ được lựa chọn một khía cạnh khác. Với đề tài nghiên cứu mang tên “Công tác thông tin đối ngoại qua Bản tin tiếng Anh của VTV4”, người thực hiện sẽ cố gắng thâu tóm toàn bộ nội dung và các góc độ, biểu hiện khác nhau của chương trình BTTA trên VTV4 hiện nay trên góc nhìn thông tin đối ngoại, cũng như chỉ ra các đặc trưng về loại hình chi phối đến chương trình BTTA. Tác giả đồng thời sẽ lựa chọn những tài liệu có liên quan mật thiết đến đề tài nghiên cứu và coi đó là một nguồn tham khảo cho khoá luận của mình. Chỉ chọn khoảng 3-5 tài liệu có liên quan mật thiết đến đề tài, chỉ rõ mức 4 độ liên quan và khẳng định nội dung nghiên cứu như đề tài khóa luận chưa ai thực hiện --> tối đa 1 trang 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Đề tài được thực hiện nhằm làm rõ hiệu quả thông tin đối ngoại của BTTA trên VTV4, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của bản tin này. Để thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung vào một số nhiệm vụ sau: - Cung cấp khái niệm cơ bản về đề tài hiện có, so sánh với chương trình tiếng Anh của các đài THĐN khác của nước ngoài. - Khảo sát các chương trình BTTA phát sóng hàng ngày trên VTV4 hiện nay, chỉ rõ những thành công, hạn chế. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của BTTA trên VTV4 trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: BTTA phát sóng trên VTV4 gồm có bản tin 30’ vào lúc 7h25, bản tin 15’ vào lúc 15h25 và bản tin 60’ vào lúc 21h30. Thời gian khảo sát: từ tháng 6/2007 đến tháng 12/2008. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Đề tài được nghiên cứu dựa trên nền tảng khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước ta về công tác thông tin đối ngoại. - Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Khoá luận này bao gồm: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp đối chiếu, so sánh, xin ý kiến chuyên gia . 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khoá luận - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng BTTA, hiệu quả TTĐN của bản tin trong thời gian tới. - Đề tài cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập, giảng dạy chuyên ngành TTĐN tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 7. Kết cấu của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận được kết cấu thành 3 chương, . tiết. 6 NỘI DUNG Chương 1 THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRÊN TRUYỀN HÌNH - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác TTĐN trên truyền hình đối với NVNONN : 1.1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác TTĐN đối với NVNONN TTĐN là một bộ phận quan trọng trong công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước nhằm làm cho các nước, người nước ngoài, NVNONN hiểu về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ trương chính sách và thành tựu đổi mới của ta, trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng NVNONN cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xác định tầm quan trọng của lĩnh vực này, Đảng, Nhà nước ta đã ra nhiều chỉ thị, nghị quyết nhằm khẳng định vai trò, nhiệm vụ của công tác TTĐN. Cụ thể: chỉ thị 11-CT/TW ngày 13/6/1992 của Ban chấp hành trung ương Đảng về “Đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại”, Thông báo số 188- TB/TW ngày 29/12/1998 của Ban chấp hành Trung ương thông báo ý kiến Thường vụ Bộ Chính trị về công tác TTĐN trong tình hình mới. Để thực hiện có hiệu quả chủ trương này, Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 16-QĐ/TW về việc thành lập Ban chỉ đạo công tác TTĐN và ban hành Quy chế “phối hợp chỉ đạo hoạt động công tác thông tin đối ngoại”. Ngày 26/4/2000, thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị về “tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại”. Công tác TTĐN trên các phương tiện thông tin đại chúng được xác định là một bộ phận cấu thành quan trọng của TTĐN, trong các văn bản, Nghị quyết, 7 Chỉ thị của Đảng và Nhà nước đều có nội dung chỉ đạo kịp thời, chặt chẽ các cơ quan báo chí tham gia vào hoạt động tuyên truyền có hiệu quả về các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Về bản chất, NVNONN là đối tượng của TTĐN nên có họ có đầy đủ các đặc điểm của bộ phận đối tượng là người nước ngoài. Chính bởi công tác thông tin cho NVNONN cũng được Đảng và Nhà nước ta xác định là một nhiệm vụ quan trọng của công tác TTĐN, đặc biệt là của các cơ quan báo chí. NVNONN là một cộng đồng rất đông đảo, có nguồn gốc đa dạng và phong phú. Họ ra nước ngoài vì nhiều lý do và bằng nhiều con đường, thời điểm khác nhau, sống ở nhiều nước khác nhau. Nhưng họ có điểm chung, đa phần ai cũng hướng về Tổ quốc, nơi có tổ tiên, dòng tộc, quê hương, gia đình, bè bạn. Là người xa xứ, họ có nhu cầu thông tin về tình hình mọi mặt của đất nước bởi từ trong nguồn cội, họ vẫn là người Việt. NVNONN lại có rất đông đảo dâu rể, bà con, bạn bè là người nước ngoài. Đây là một kênh quan trọng và hữu hiệu để quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới. Vì vậy, khi làm cho họ hiểu đúng tình hình đất nước, họ sẽ tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong quan hệ với nước sở tại và trở thành lực lượng TTĐN ngay nơi cư trú, nơi mà chúng ta vì những hạn chế nguồn lực rất khó khăn để vươn tới được. Trên quan điểm nhận thức ấy, Nghị quyết 36 đã chỉ đạo, công tác thông tin cho cộng đồng phải thể hiện và phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc đã được nêu rõ trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt trong nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, khóa IX. Theo đó, cơ sở của sự đoàn kết là ý thức dân tộc và thống nhất Tổ quốc, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, 8 hướng tới tương lai. Có thể khẳng định: Đảng, Nhà nước ta đã rất quan tâm đến công tác TTĐN và cho cộng đồng NVNONN. Quan điểm của Đảng ta là: - Thông tin, tuyên truyền phải thể hiện đầy đủ các quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước coi NVNONN là một bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam; phổ biến rộng rãi các chính sách chung cũng như các chính sách liên quan đến NVNONN. - Tôn vinh lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tình cảm quê hương cội nguồn của người Việt Nam ở xa Tổ quốc, phát huy tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau, phản ánh đầy đủ tâm tư tình cảm của NVNONN. - Giới thiệu mọi mặt đời sống của đất nước, truyền thống lịch sử văn hóa, văn minh của Việt Nam, quảng bá du lịch, quảng bá tiếng Việt, giáo dục luật pháp, tăng cường tinh thần hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và Thế giới. 1.1.2. Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với Truyền hình Việt Nam Trong các loại hình báo chí của xã hội hiện đại, truyền hình là một trong những phương tiện truyền tải thông tin hữu hiệu nhất. Nó đặc biệt phát huy thế mạnh của mình trong công tác TTĐN bởi khả năng vượt qua mọi rào cản của biên giới, lãnh thổ của quốc gia, phủ sóng toàn cầu. Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò, vị trí của truyền hình trong công tác thông tin tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền TTĐN. Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/6/1992 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định lực lượng và phương thức TTĐN đã chỉ rõ, cần phải: “Nâng cao chất lượng chương trình Truyền hình của Đài Truyền hình Việt Nam, mở rộng việc trao đổi chương trình và hợp tác với Đài truyền hình các nước”. Thông báo số 188-TB/TW ngày 29/12/1998 của Bộ Chính trị về công tác TTĐN trong tình hình mới cũng xác 9 định: “Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống thông tấn báo chí, xuất bản quốc gia như Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, một số báo và nhà xuất bản lớn để làm nòng cốt cho công tác thông tin đối ngoại”. Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với NVNONN cũng đề cập tới vai trò nhiệm vụ của truyền hình. Cụ thể hơn, trong chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 36, cùng với các cơ quan chức năng, Đài Truyền hình Việt Nam có nhiệm vụ: “Đánh giá, cải tiến hoàn thiện và nâng cao chất lượng chương trình truyền hình, truyền thanh dành cho đồng bào ta ở nước ngoài phù hợp với tâm lý, tình cảm của dồng bào, có biện pháp hiệu quả đưa chương trình đến đông đảo cộng đồng người Việt Nam tại các nước: [45, tr.164]. Ngoài ra, Nghị quyết 36 và chương trình hành động của Chính phủ còn xác định: Đài truyền hình Việt Nam có nhiệm vụ tham gia triển khai đề án Hỗ trợ việc dạy và học tiếng Việt cho NVNONN. Kết quả nghiên cứu, khảo sát cho thấy, thông tin đối ngoại nói chung và thông tin tuyên truyền tới cộng đồng NVNONN là một nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với THVN trong giai đoạn hiện nay. Đảng, Nhà nước ta đánh giá cao vai trò, vị trí của THVN trong công tác này, thường xuyên quan tâm, ban hành những chỉ thị, nghị quyết nhằm tăng cường và phát huy sức mạnh, ưu thế của truyền hình trong thời đại toàn cầu hóa, cạnh tranh thông tin gay gắt. Vấn đề là ở chỗ làm thế nào để phát huy có hiệu quả thế mạnh của truyền hình, thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, những thành tựu phát triển của công cuộc đổi mới đất nước đến với cộng đồng NVNONN; tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống những quan điểm sai trái của những thế lực thù địch. Đó vừa là nhiệm vụ vừa là mục tiêu của THVN mà cụ thể là VTV4 để xứng đáng với vai trò của một chương trình Truyền hình quốc gia trong lĩnh vực TTĐN, xứng 10 [...]... có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của Ban THĐN nói riêng và cho sự nghiệp thực hiện công tác TTĐN của nước ta 1.3.1 Đối tượng công chúng của BTTA trên VTV4 Là một chương trình của VTV4 do vậy dĩ nhiên những đối tượng công chúng đặc biệt của kênh THĐN VTV4 cũng chính là đối tượng của bản tin tiếng Anh Tuy nhiên, bản tin tiếng Anh cũng có những đối tượng riêng của mình Thứ nhất là người nước... trên VTV4 Là chương trình gắn liền với sự ra đời của VTV4, song song với bản tin thời sự bằng tiếng Việt hàng ngày BTTA là một chương trình không thể thiếu, 24 thậm chí đóng vai trò là hình ảnh, là nơi phát ngôn trực tiếp cho quan điểm đối ngoại của đất nước Bên cạnh mục đích phục vụ cho đối tượng kiều bào chưa biết Tiếng Việt hoặc người nước ngoài quan tâm tới Việt Nam, bản tin tiếng Anh của VTV4. .. là một công cụ đấu tranh hữu hiệu của nước nhà trong việc thực hiện công tác thông tin đối ngoại Rõ ràng, vai trò của BTTA trên VTV4 là không thể phủ nhận Do vậy, cần có nhiều tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích về BTTA trên các kênh THĐN để phát huy những tiềm năng tích cực của chương trình này trong quá trình thực hiện công tác TTĐN 1.3.1 Sự ra đời của chương trình bản tin tiếng Anh trên VTV4. .. phụ thuộc vào sự tiếp nhận thông tin của công chúng” [41, tr.26,27] Mục tiêu thông tin tuyên truyền đối ngoại của BTTA VTV4 vẫn luôn được đảm bảo xuyên suốt và thống nhất trong thời gian vừa qua BTTA của VTV4 có những đặc điểm về nội dung cũng chính là ưu điểm cơ bản của chương trình như sau: 2.1.1.1 Tính định hướng của thông tin được bảo đảm Tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách của Đảng, Nhà... từ một chương trình thời sự tiếng Anh phát trên kênh VTV1 của Đài THVN, đó là một bản tin còn khá đơn giản, và chủ yếu khai thác lại toàn bộ thông tin của bản tin thời sự tiếng Việt của VTV1 Sau một thời gian khi Ban THĐN được chính thức thành lập vào ngày 1/1/1995, BTTA trở thành một chương trình chính thuộc Ban THĐN VTV4 Cho đến thời điểm này, BTTA đã trở thành một chương trình quan trọng có những... yêu cầu của Ban THĐN đề ra Từ việc lựa chọn tin tức, cách thức thể hiện, diễn đạt thông tin, cách sắp xếp thông tin sao cho hợp lý, phù hợp với tính chất thông tin và tâm lý tiếp nhận của công chúng khán giả đặc biệt này Bởi, chương trình chỉ thực sự có hiệu quả thông tin tuyên truyền khi nó được đón nhận bởi công chúng PGS.TS Tạ Ngọc Tấn khẳng định: “Hiệu quả xã hội của sự tác động của truyền thông. .. sóng, VTV4 còn cung cấp nhiều chương trình truyền hình giới thiệu về Việt Nam cho các hãng truyền hình Scholar và CNN của Mỹ, Jump TV của Canada, KBS của Hàn Quốc, NHK của Nhật Bản, Truyền hình Nga… Việc cho ra đời chương trình VTV4 phát sóng ra nước ngoài đã khẳng 14 định sự quan tâm và chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác thông tin đối ngoại, đặc biệt cung cấp thông tin một... Việt Nam ra thế giới một cách đa dạng và đặc sắc Là một bản tin cập nhật những thông tin thời sự hàng ngày, BTTA phản ánh một cách đa dạng phong phú về sự đổi thay của quê hương qua các tin bài chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, âm nhạc v.v Mang đặc thù của một bản tin thời sự nên BTTA thể hiện rõ tính cập nhật và đa dạng trong thông tin, cung cấp một cái nhìn khá toàn diện về Việt Nam cho... ta - Về hoạt động đối ngoại: Là một chương trình bản tin của kênh THĐN, BTTA đã rất quan tâm tới việc thông tin, tuyên truyền mảng đề tài quan trọng này tới người nước ngoàicộng đồng NVNONN Cơ sở lý luận báo chí cũng chỉ ra rằng: “Quan hệ quốc tế là nội dung không thể thiếu được của báo chí hiện đại Đó là một phương hướng quan trọng của báo chí nhằm đáp ứng như cầu thông tin của công chúng” [36,... hình thức tất yếu sẽ làm tăng lên hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới cũng như kiều bào ta ở nước ngoài - BTTA trực tiếp thông tin đấu tranh dư luận một cách hiệu quả Với thế mạnh đặc trưng của một bản tin thời sự, BTTA đã đẩy mạnh tuyên truyền nhanh, cập nhật kịp thời các sự kiện, hiện tượng diễn ra tác động trực tiếp đến nhu cầu và sự quan tâm của kiều bào cũng như bạn bè quốc tế BTTA . Công tác thông tin đối ngoại qua Bản tin thời sự tiếng Anh của VTV4 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Công tác Thông tin đối ngoại (TTĐN) đóng. quả của nước ta. Đối với nhiệm vụ công tác TTĐN, bản tin thời sự tiếng Anh, gọi tắt là Bản tin tiếng Anh (BTTA) của Ban truyền hình đối ngoại (THĐN) VTV4

Ngày đăng: 18/03/2013, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan