Giáo trình-Nguyên lý và kỹ thuật chẩn đoán bệnh thủy sản-chương 5 pdf

37 567 2
Giáo trình-Nguyên lý và kỹ thuật chẩn đoán bệnh thủy sản-chương 5 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG V: MỘT SỐ QUI TRÌNH PHÁT HIỆN BỆNH Ở THỦY SẢN V.1. PHÁT HIỆN VI-RÚT ĐỐM TRẮNG Ở TÔM BẰNG KỸ THUẬT PCR Quy trình chẩn đoán bệnh vi-rút đốm trắng trên các loài thuộc họ tôm He bằng kỹ thuật PCR tiêu chuẩn ngành (28 TCN202:2004) do Bộ Thủy sản ban hành năm 2004. (nguồn: http://www.fistenet.gov.vn/standard.asp) V.1.1. Ðối tượng và phạm vi áp dụng - Quy trình này quy định trình tự, nội dung phương pháp phát hiện vi-rút gây hội chứng đốm trắng (sau đây gọi tắt là bệnh vi-rút đốm trắng) bằng kỹ thuật Polymerase Chain Reaction (sau đây gọi tắt là PCR). - Quy trình này để chẩn đoán bệnh vi-rút đốm trắng trên tôm bố mẹ, tôm giống, tôm nuôi thương phẩm của các loài tôm thuộc họ tôm He bằng kỹ thuật PCR. Có thể sử dụng Quy trình này để chẩn đoán bệnh vi-rút đốm trắng cho các loài giáp xác khác. V.1.2. Tài liệu tham khảo xây dựng tiêu chuẩn ngành - Lightner D.V. (Ed.) (1996). Handbook of Pathology and Diagnostic Procedures for Diseases of Penaeid Shrimp. World Aquaculture Society, Baton Rouge, USA. - Lo C.F., Ho C.H., Peng S.E., Chen C.H., Hsu H.C., Chiu Y.L., Chang C.F., Liu K.F., Su M.S., Wang C.H. & Kou G.H. (1996). White spot syndrome baculovi-rút (WSBV) detected in cultured and captured shrimps, crabs and other arthropods. Dis. Aquat. Org., 27, 215-225. - Lo C.F., Leu J.H., Ho C.H., Chen C.H., Peng S.E., Chen Y.T., Chou C.M., Yeh P.Y., Huang C.J., Chou H.Y., Wang C.H. & Kou G.H. (1996). Detection of baculovi-rút associated with white spot syndrome (WSBV) in penaeid shrimps using polymerase chain reaction. Dis. Aquat. Org., 25, 133-141. - Newton C.R. and Graham A. (1994). PCR. The Alden ss Ltd, Oxford, UK. V.1.3. Giải thích thuật ngữ - Kỹ thuật Polymerase chain reaction (PCR) là kỹ thuật sử dụng chuỗi các phản ứng nối tiếp nhau dùng để khuếch đại s ố lượng bản sao của một trình tự DNA đích thông qua các chu kỳ gồm 3 bước: biến tính DNA, bắt cặp bổ sung với mồi và tổng hợp mạch mới nhờ enzym DNA polymerase. 59 - DNA polymerase là enzym tổng hợp nên mạch DNA mới từ một mạch khuôn, có thể tham gia vào quá trình sao chép. - Bp (Base pair) là cặp liên kết A -T hoặc C - G trên một phân tử DNA mạch kép và là đơn vị đo chiều dài của một phân tử DNA. - Mồi (Primer) là một trình tự DNA ngắn, bắt cặp với một mạch khuôn DNA có mang một đầu 3’-OH tự do giúp DNA polymerase bắt đầu tổng hợp mạch mới. - Mồi xuôi và mồi ngược: đượ c hiểu theo chiều của phiên mã ngược. - Sự biến tính (Denaturation) là sự biến tính của DNA tách từ mạch kép sang dạng mạch đơn. Tác nhân gây nên sự biến tính thường là nhiệt. - Phiến mang tôm là phần cấu tạo gồm nhiều tơ mang hợp thành mang tôm. Các tơ mang gồm các tế bào có chức năng chính là hô hấp. V.1.4. Thiết bị, dụng cụ, mồi và hóa chất V.1.4.1. Thiết bị, dụng cụ - Bộ nghi ền mẫu vô trùng. - Máy trộn mẫu. - Máy khuấy từ. - Máy cất nước. - Máy ly tâm (tốc độ không nhỏ hơn 13.000 vòng/phút). - Máy luân nhiệt. - Bộ điện di gồm nguồn và bồn điện di ngang. - Bàn đọc kết quả với tia UV , bước sóng 302 nm. - Bộ phận chụp ảnh để lưu kết quả. - Tủ lạnh nhiệt độ -20 o C hoặc thấp hơn. - Tủ lạnh nhiệt độ 4 o C. - Tủ thao tác vô trùng. - Tủ sấy dụng cụ. - Lò vi sóng (microwave). - Cân phân tích (độ chính xác tới 0.001 g). 60 - Micropipette các loại: 1 - 5; 5 -10; 20 -100 và 100 -1000 ml. - Ống eppendorf chuyên dùng cho PCR các loại: 1,5 ml và 0,5 ml. - Ðầu típ có lọc. V.1.4.2. Mồi, hóa chất Mồi Mồi đặc hiệu của vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) sử dụng trong kỹ thuật PCR 2 bước gồm có mồi xuôi (146F1, 146F2) và mồi ngược (146R1, 146R2) được thiết kế từ trình tự DNA SalI 146. Trình tự mồi cụ thể như sau:  146F1: 5’ ACT ACT AAC TTC AGC CTA TCT AG 3’ (mồi xuôi);  146R1: 5’TAA TGC GGG TGT AAT GTT CTT ACG A 3’ (mồi ngược);  146F2: 5’GTA ACT GCC CCT TCC ATC TCC A 3’ (mồi xuôi);  146R2: 5’ TAC GGC AGC TGC TGC ACC TTG T 3’ (mồi ngược). Nồng độ của mồi sử dụng trong phân tích được pha loãng thành 25 mM trong dung dịch đệm TBE. Ðệm TBE có thành phần như sau: 10 mM Tris -HCl (pH = 8,0) và 1 mM EDTA. Hóa chất Dung dịch để tách chiết DNA: sodium dodecyl sulfat - NaOH (SDS - NaOH)  NaOH 0,5 N (20 X): hoà tan 2 g NaOH trong 100 ml nước cất vô trùng.  SDS 0,25 % (20 X): hòa tan 0,25 g SDS trong 100 ml nước cất vô trùng (không được hấp vô trùng).  4.2.2.2 Dung dịch NaOH 0,025 N - SDS 0,0125 %  NaOH 0,5 N: 5 ml  SDS 0,25%: 5 ml  Nước cất vô trùng vừa đủ: 100 ml  Bảo quản dung dịch ở nhiệt độ 4 o C. PCR master mix cho 50 ml phản ứng khuếch đại gồm:  Taq DNA Polymerase: 1,25 units  Tris-HCl (pH = 8,8 ở nhiệt độ 25 o C): 75 mM  (NH 4 ) 2 SO 4 : 20 mM  MgCl 2 : 1,5 mM 61  Tween 20: 0,01%  dATP, dCTP, d GTP và dTTP: 0,2 mM mỗi loại Thang DNA fX174/HaeIII Dung dịch đệm TBE (Tris - axit boric - EDTA)  EDTA (ethylene diamine tetra acetic) 0,5 M: hòa tan 93,05 g EDTA trong 350 ml nước rồi chỉnh cho dung dịch có pH = 8 bằng NaOH. Sau đó, thêm nước cất cho đủ 500 ml. Tiến hành hấp vô trùng và bảo quản ở nhiệt độ trong phòng.  TBE 1 X:  Tris: 108 g  Axit boric: 55 g  EDTA 0,5 M: 40 ml  Pha chế dung dịch 10 X (đậm đặc 10 lần) bằng cách hòa tan 108 g Tris và 55 g axit boric trong khoảng 600 ml nước. Sau đó, thêm 40 ml EDTA 0,5 M rồi chỉnh thể tích bằng nước cho đủ 1 lít. Bảo quản ở nhiệt độ trong phòng. Khi sử dụng mới pha loãng với nước cất vô trùng thành dung dịch 1 X. Agarose 1% trong dung dịch TBE Dung dịch nạp mẫu (bromophenol blue và glycerol) 6 X gồm: bromophenol blue 0,25 % và glycerol 40 % Dung dịch ethidium bromide (10 mg/ml) V.1.5. Chuẩn bị mẫu V.1.5.1. Số lượng mẫu Ðối với mẫu tôm hậu ấu trùng (postlarvae): Lượng mẫu dùng cho mỗi phản ứng là 100 mg cá thể lấy nguyên con. Ðối với mẫu tôm bố mẹ: Lượng mẫu dùng cho mỗi phả n ứng là 100 mg lấy ở phiến mang tôm hoặc cuống mắt hoặc chân bơi. Ðối với mẫu tôm thương phẩm: Lượng mẫu cần dùng cho mỗi phản ứng là 100 mg lấy ở phiến mang tôm. Mẫu tôm thương phẩm được lấy trong 2 trường hợp: a) Nếu ao có tôm bị bệnh, phải lấy mẫu khoảng 10 - 20 cá thể có dấu hiệu bệnh lý rõ nhất. b) Nếu ao tôm đang phát triển bình th ường hoặc không thấy dấu hiệu bệnh lý, phải lấy ngẫu nhiên khoảng 20 - 30 cá thể. 62 V.1.5.2. Yêu cầu đối với mẫu để phân tích Mẫu phải được lấy khi tôm còn sống và được bảo quản ngay trong cồn 95 %. Thể tích cồn sử dụng để bảo quản phải không nhỏ hơn 3 lần so với thể tích mẫu cần phân tích. Sau khi cố định, mẫu được lưu giữ ở nhiệt độ khoảng 25 - 30 o C trong 1 tuần lễ. Khi cần bảo quản mẫu lâu hơn nữa phải thay cồn mới. V.1.6. Phương pháp tiến hành V.1.6.1. Xử lý mẫu  Mẫu được nghiền trong bộ nghiền mẫu vô trùng với 900 ml dung dịch tách chiết DNA. Dung dịch sau khi nghiền được dồn vào eppendorf 1,5 ml để làm biến tính bằng cách đun sôi cách thủy trong khoảng 5 -10 phút rồi làm lạnh nhanh bằng cách cho vào nước đá.  Tiến hành ly tâm dịch nghiền trong 5 phút bằng máy ly tâm vớ i tốc độ 13.000 vòng/phút. Sau đó, thu phần dịch nổi để thực hiện phản ứng PCR. Nếu mẫu chưa được phân tích ngay phải bảo quản mẫu ở nhiệt độ -20 o C trong vòng 1 tuần lễ. V.1.6.2. Phản ứng khuếch đại PCR Phản ứng gồm hai lần khuếch đại đặc hiệu một đoạn gen của WSSV dựa trên cặp mồi đặc hiệu. Dùng cặp mồi 146F1, 146R1 để khuếch đại lần 1 cho sản phẩm có độ dài 1441 bp và cặp mồi 146F2, 146R2 để khuếch đại lần 2 cho sản phẩm khuếch đại có độ dài 941 bp. Bước khuếch đại lần 1 Thành phần 50 ml phản ứng PCR bước 1 như sau:  Ðối với mẫu thử: hút 46 ml PCR master mix cho vào ống eppendorf 0,2 ml rồi thêm vào 1 ml mồi 146F1 và 146R1 có nồng độ 25 mM và 2 ml dịch chiết DNA từ mẫu cần phân tích.  Mẫu đối chứng dương: thay dịch chiết DNA từ mẫu cần phân tích bằng dịch chiết DNA từ mẫu bệnh đốm trắng đã biết.  Mẫu đối chứng âm: thay dịch chiết DNA từ mẫu cần phân tích bằng nước cất vô trùng. Bước khuếch đại lần 2  Hút 46 ml PCR master mix cho vào ống eppendorf 0,2 ml rồi thêm vào 1 ml mỗi mồi 146F2 và 146R2 có nồng độ 25 mM và 2 ml sản phẩm khuếch đại lần 1.  Phản ứng khuếch đại PCR cả 2 bước được thực hiện trên máy luân nhiệt và cài đặt với cùng một chế độ phản ứng. Chế độ phản ứng khuếch đại: ở nhiệt độ 94 o C trong 4 phút (1 chu kỳ); ở nhiệt độ 94 o C trong 1 phút; ở nhiệt độ 55 o C trong 1 phút; ở nhiệt độ 72 o C trong 2 phút (39 chu kỳ); ở nhiệt độ 72 o C trong 2 phút (1 chu kỳ); ở nhiệt độ 4 o C cho đến khi phân tích. 63 Sản phẩm khuếch đại bước 2 được điện di ngay trên thạch agarose 1% có chứa ethidium bromide. V.1.6.3. Tiến hành điện di Chuẩn bị gel agarose 1% Gel agarose được pha trong dung dịch đệm TBE 1 X. Sau khi đun chảy hoàn toàn thạch, để nguội tới nhiệt độ khoảng 60 o C rồi thêm vào 5 ml dung dịch ethidium bromide và 100 ml agarose. Gel agarose được để vào khuôn có sẵn các lược để tạo giếng. Gel điện di phải có độ dày khoảng 3 - 4 mm. Gel sau khi đã chuẩn bị phải được ngâm chìm trong dung dịch đệm TBE 1 X. Khay điện di: Khay điện di chứa dung dịch đệm TBE 1 X. Ðiện di Trộn 10 ml sản phẩm khuếch đại với 2 ml dung dịch nạp mẫu rồi cho vào các giếng thạch. Ðiện di trong thời gian 30 phút ở điện thế 100 V và cường độ 50 mA. V.1.7. Ðọc kết quả  Kết quả được đọc trên bàn đọc với tia UV (bước sóng 302 nm). Sản phẩm khuếch đại đặc hiệu của WSSV ở bước 1 là 1441 bp và bước 2 là 941 bp.  Căn cứ vào thang DNA chuẩn, mẫu được xác định là dương hay âm tính với WSSV dựa trên sản phẩm khuếch đại đặc hiệu của bước khuếch đại lần 1 và 2. Hình 7.1. Sản phẩm khuếch đại bước 1 và 2 phân tách trên gel agarose 1% trong đệm TBE 1X. Giếng M là thang DNA chuẩn; Giếng 1-2 là sản phẩm khuếch đại bước 1; Giếng 4 là mẫu đối chứng dương; Giếng 5, 6 và 7 là những mẫu dương tính với WSSV; Giếng 8 là mẫu đối chứng âm. 64 V.1.8. Quy định về đảm bảo an toàn Trong quá trình tiến hành thao tác phải thực hiện đúng các quy định sau đây:  Thuốc nhuộm ethidium bromide là một chất độc có thể gây ung thư cho người và động vật. Do đó, khi sử dụng hóa chất này phải mang găng tay và kính bảo hộ. Dung dịch sau sử dụng phải cho chảy qua than hoạt tính trước khi đổ bỏ.  Chỉ được bật đèn cực tím UV để quan sát kết qu ả sau khi đã đóng kính bảo vệ.  Nghiêm cấm sử dụng các dụng cụ liên quan đến sản phẩm sau khuếch đại cho việc chuẩn bị mẫu.  Phòng thí nghiệm phải bố trí riêng biệt khu chuẩn bị mẫu trước khi khuếch đại và khu xử lý sản phẩm sau khi khuếch đại để tránh hiện tượng nhiễm chéo gây kết quả dương tính giả. V.2. PHÁT HIỆN YHV VÀ GAV BẰNG KIT IQ2000 YHV/GAV Nguồn: Farming IntelliGene Technology Corporation (http://www.iq2000kit.com) V.2.1. Giới thiệu Kit IQ2000 (Farming Intelligene, Đài Loan) phát hiện và định loại YHV/GAV trên tôm he là một hệ thống thương mại sinh học phân tử cho việc phát hiện hai loại virut này. IQ2000 YHV/GAV có thể phát hiện và phân biệt prototype của hai loại vi-rút này và cho kết quả mức độ nhiễm dựa theo các mẫu đối chứng. Đặc điểm sinh học tự nhiên của GAV và YHV và trình tự RNA của chúng được sử dụng để thiết kế bộ kit dựa vào kết qu ả nghiên cứu của CSIRO, Úc và BIOTEC, Thái Lan. Nhiều kết quả nghiên cứu gần đây ở các nước Đông Nam Á cho thấy có nhiều virut khác có quan hệ với YHV/GAV. Do chưa có thông tin đầy đủ về các virut mới này nên Kit IQ2000 YHV/GAV có thể không phát hiện được những virut có liên quan với virút YHY/GAV, hay có thể phản ứng chéo với những virut này. Sự tác động và ảnh hưởng của những virut này đối với ngành công nghiệp nuôi tôm và mối quan hệ giữa chúng với YHV/GAV phát hiện đầu tiên hiện nay v ẫn còn đang được nghiên cứu. V.2.2. Thành phần RT - PCR Pre-Mix reagent 4 ống, 420 µl/ống, Gồm có dung dịch đệm cho phản ứng, dNTPs, và mồi chuyên biệt của YHV/GAV Nested Pre-Mix reagent 4 ống, 840 µl/ống, Gồm có dung dịch đệm cho phản ứng, dNTPs, và mồi chuyên biệt của YHV/GAV 65 Đối chứng dương YHV 1 ống, 100 µl/ống,10 4 copies/µl Đối chứng dương GAV 1 ống, 100 µl/ống,10 4 copies/µl Yeast tRNA 1 ống, 500 µl/ống, 40µl/µl Iqzyme DNA polymerase 1 ống, 2U/µl, 360 µl/µl RT enzyme mix 1 ống, 120 µl/ống 6X loading Dye (dung dịch nạp mẫu) 1 ống, 1500 µl/ống DNA moclecular weight marker (thang DNA) 1 ống, 100 µl/ống 848 bp, 630 bp & 333 bp DEPC ddH 2 0 1 chai, 100ml/chai RNA Extraction Solution (Dung dịch ly trích RNA) 1 chai, 100ml/chai, giữ ở 4 °C V.2.3. Thiết bị và hóa chất 1. Máy chu kỳ nhiệt 2. Máy ly tâm 3. Bộ điện di (nguồn và bồn điện di) 4. Bàn đọc UV và máy chụp hình gel 5. Máy lắc 6. Máy ủ 7. Pipet tự động 8. Hệ thống chụp ảnh 9. Cân 10. Chloroform 11. 95% ethanol 12. Ethidium bromide 13. Dung dịch điện di là TAE hoặ c TBE 14. Agarose 15. Nước cất 16. Iso-propanol (2-propanol) 66 V.2.4. Giới hạn phát hiện và tính nhạy Giới hạn phát hiện và tính nhạy của kit IQ2000 YHV/GAV tùy thuộc vào nguốn mẫu chẩn đoán. Dựa vào đặc điểm phân bố của virut trên tôm, mang là cơ quan tốt nhất để thu mẫu đối với tôm ấu niên và tôm trưởng thành. Các nguồn mẫu thường dùng để chẩn đoán được trình bày ở bảng sau: Bảng 5.1: Các nguồn mẫu dùng để chẩn đoánn WSSV Mẫu Số lượ ng kiểm tra Giới hạn phát hiện Đương lượng của tính nhạy cảm Plasmid DNA YHV/GAV 2 bản sao 2 bản sao/ phản ứng 2 bản sao/µl mẫu plasmid In vitro transcribed RNA 20 bản sao 20 bản sao/phản ứng 20 bản sao/µl In vitro transcribed RNA Tôm bột (< PL12) 10 con 20 bản sao/phản ứng 500 bản sao/con PL12 - PL 20 5 con 20 bản sao/phản ứng 1000 bản sao/con Mang (tôm <PL20 đến 5g/con) Nguyên mang 20 bản sao/phản ứng 2000 bản sao/mẫu Mang (tôm 5g/con đến tôm bố mẹ) 2-3 phiến mang 20 bản sao/phản ứng 2000 bản sao/mẫu Mang (tôm bố mẹ) Nữa phiến mang 20 bản sao/phản ứng 2000 bản sao/mẫu Theo bảng trên thì kết quả chẩn đoán âm tính có nghĩa là mẫu phân tích không nhiễm YHV/GAV hoặc mẫu bị nhiễm ở mức thấp hơn khả năng phát hiện của phương pháp. Các kết quả trình bày ở bảng trên được thực hiện theo thao tác và hoá chất như hướng dẫn trong tài liệu này. V.2.5. Chuẩn bị mẫu và ly trích RNA V.2.5.1 Thao tác ly trích RNA a. Cho mẫu vào ống típ 1.5ml có chứa 500 µl dung dịch li trích RNA. b. Nghiền mẫu trong tip bằng que nghiền, giữ ở nhiệt độ phòng trong 5 phút. c. Thêm 100 µl CHCl 3 sau đó lắc kỹ trong 20 giây. Giữ ở nhiệt độ phòng trong 3 phút, sau đó li tâm 12000 vòng/phút trong 15 phút 67 d. Chuyển 200 µl phần trong phía trên sang một típ 0.5 ml mới có chứa 200 µl 2- propanol (isopropanol). e. Lắc nhẹ, ly tâm 12000 vòng/phút trong 10 phút, sau đó rút bỏ isopropanol. f. Rửa phần viên bằng 0.5 ml ethanol 75%, sau đó ly tâm cho lắng xuống trong 5 phút ở 7500 vòng/phút đến khi xuất hiện phần viên, sau đó rút bỏ ethanol và làm khô phần viên. g. Hoà tan phần viên với nước cất. V.2.5.2. Hoà tan RNA Do các mẫu có nguồn gốc khác nhau có hàm lượng RNA khác nhau, cần điều chỉnh nồng độ RNA bằng cách hoà tan với lượng dung dịch nước cất khác nhau: Nguồn mẫu Liều lượng Tôm bột 500 µl Mang 200 µl V.2.6. Qui trình khuếch đại V.2.6.1. Chuẩn bị hoá chất phản ứng a. Phản ứng RT-PCR 1: 8 µl/phản ứng Chuẩn bị các chất cần thiết sau: - RT - PCR Pre-Mix reagent 7.0 µl - Iqzyme DNA Polymerase 2 Ul/µl 0.5 µl - Reverse Transcription (RT)Enzyme Mix 0.5 µl b. Phản ứng nested PCR : 15 µl/phản ứng Chuẩn bị các chất cần thiết sau: - Nested Pre-Mix reagent 14 µl - Iqzyme DNA Polymerase 2UI/µl 1 µl V.2.6.2. Điều kiện phản ứng a. Phản ứng RT-PCR 42 °C trong 30 giây 94 °C trong 2 phút 68 [...]... puria 0. 25 M HCl, rửa bằng nước cất và được xử lý 30 phút trong dung dịch 0 .5 M NaOH và 1 .5 M NaCl để làm biến tính DNA Sau đó, DNA trên gel được chuyển qua màng nylon bằng máy thấm chuyển chân không và được để 30 phút ở 80 °C để cố định DNA trên màng V.3.2.4 Quá trình tiền lai và lai DNA trên màng DNA trên màng nylon được thấm với 20 ml dung dịch tiền lai và giữ 1 giờ ở 56 °C, rồi lai qua đêm ở 56 °C... III-digested l DNA (Nguồn: Đặng Thị Hoàng Oanh 2006 Đặc điểm sinh hoá và kiểu RNA ribosom của vi khuẩn Aeromonas phân lập từ bệnh phẩm thuỷ sản nuôi ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Tạp Chí Khoa học số 5 Đại học Cần Thơ) 76 PHỤ LỤC 1: CÁC BƯỚC THU MẪU CHẨN ĐOÁN BỆNH (nguồn: Từ Thanh Dung, Đặng Thị Hoàng Oanh và Trần Thị Tuyết Hoa (20 05) Giáo trình bệnh học thủy sản; FAO Asia Diagnostic guide for aquatic animal disease... chứa 1 % NaCl Sau đó 1 .5 ml dung dịch vi khuẩn được ly tâm 2 phút ở 13,000 vòng/phút, rút bỏ phần môi trường, trộn đều với 50 0 µl dung dịch TE (10 mM Tris-HCl, pH 8.0, 1 mM EDTA) trước khi cho 20 µl dung dịch 10 % SDS vào và ủ 30 phút ở 56 °C để làm vỡ tế bào vi khuẩn Sau khi ủ xong, dung dịch được trộn đều với 250 µl ammonium acetate, pH 4 .5, để 15 phút ở -20 °C trước khi hoà vào 700 µl phenol:chloroform:isoamyalcohol... 1a Các bước thu mẫu chẩn đoán bệnh ở cá 1 Thu thập các thông tin liên quan đến quá trình bộc phát bệnh từ người nuôi (địa điểm thu mẫu, thời gian thu mẫu, cá nuôi bao nhiêu tuổi, mô tả dấu hiệu bệnh, ghi nhận thông tin về quản lý ao nuôi v.v.) 2 Thu mẫu cá (mức 1) a Thu mẫu cá sống Số lượng mẫu thu: từ 6-10 con (nếu cá lớn: thu 2con khỏe, 4 con bệnh) Mẫu cá bệnh nên còn sống (cá bệnh sắp chết) Vận chuyển... mô bệnh học cá là Phosphate Buffered Formalin Công thức như sau: 37-40% formaldehyde 100 ml Nước cất 900 ml NaH2PO4.H20 4.0 g Na2HPO4 6 .5 g 2 Phụ lục 1b Các bước thu mẫu chẩn đoán bệnh ở tôm 1 Ghi lại các thông tin về ao thu mẫu (địa điểm thu mẫu, thời gian thu mẫu, tôm nuôi bao nhiêu tuổi, mô tả dấu hiệu bệnh, ghi nhận thông tin về quản lý ao nuôi v.v.) 2 Thu mẫu tôm - Thu mẫu tôm có dấu hiệu bị bệnh, ... acetic lạnh 1 15 ml - nước cất 355 ml Giữ ở nhiệt độ phòng 92 PHỤ LỤC 6: PHƯƠNG PHÁP NHUỘM NHANH PHÁT HIỆN MBV, YHV VÀ WSSV (Theo Lightner và ctv, 1996) A Phát hiện MBV bằng phương pháp nhuộm Malachite Green 1 Đối tượng xét nghiệm: Tôm 2 Phương pháp • Dụng cụ: Bộ dụng cụ mổ, thớt nhựa, lame và lamella, kính hiển vi • Hóa chất: Malachite green 0. 05 - 0.1% , Cồn 90° • Mẫu vật: Tôm sú giống và tôm lớn •... gel khoảng 50 °C và đổ agar từ từ vào khay đựng gel Thể tích gel tùy thuôc vào kích cỡ của khay đựng gel Thường bề dày của gel chỉ cần cao hơn đáy của lược gel khoảng 0.3 - 0 ,5 cm và bề dày của gel không quá 0.8 cm e Cẩn thận di chuyển lược gel và các khoá ở hai bên khi gel đã đặc lại Gel sẽ được đem đi điện di Không nên để gel ở nhiệt độ phòng lâu hơn 4 giờ V.2.7.2 Điện di a Cho gel vào bồn điện di... nghiệm PCR cần có mẫu đối chứng âm và dương Nếu mẫu đối chứng dương có 103 bản sao mà kết quả không hiện lên vạch 277 bp hoặc 406 thì có nghiã là phản ứng PCR đó sai hoặc RT sai hoặc cả hai cùng sai Nếu mẫu đối chứng âm cho kết quả vạch 277 bp Hoặc 406 bp thì mẫu đó bị tạp nhiễm 72 V.2.9 Khắc phục sự cố kỹ thuật Bảng 5. 2: Các sự cố kỹ thuật thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục Sự cố hay triệu chứng... eosin Y) 100 ml Phloxine (1% aqueous phloxine B) 10 ml 95 % ethanol 780 ml Glacial acetic acid 4 ml 2 Qui trình nhuộm Mayer-Bennett Hematoxylin và Phloxine/Eosin (H&E) - Hemo De - 5 phút - Hemo De - 5 phút - 100 % EtOH - 10 nhúng - 100 % EtOH - 10 nhúng - 95 % EtOH - 10 nhúng - 95 % EtOH - 10 nhúng - 80 % EtOH - 10 nhúng - 80 % EtOH - 10 nhúng - 50 % EtOH - 10 nhúng - nước cất - rửa qua 6 lần (thay nước... HIỆN VI KHUẨN Ở CÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP RFLP V.3.1 Phương pháp thu mẫu bệnh phẩm và phân lập vi khuẩn (nguồn: Diagnostic Bacteriology, AAHRI, 1996) Các mẫu bệnh phẩm thủy sản được khử trùng bằng cồn 70o và giải phẫu bằng bộ tiểu phẫu vô trùng Vi khuẩn được phân lập từ gan, thận hay tụy và cấy lên môi trường Tryptic Soy Agar (TSA, Difco) và sau đó là môi trường chọn lọc, chẳng hạn như Aeromonas agar (Oxoid) . QUI TRÌNH PHÁT HIỆN BỆNH Ở THỦY SẢN V.1. PHÁT HIỆN VI-RÚT ĐỐM TRẮNG Ở TÔM BẰNG KỸ THUẬT PCR Quy trình chẩn đoán bệnh vi-rút đốm trắng trên các loài thuộc họ tôm He bằng kỹ thuật PCR tiêu chuẩn. Dung dịch NaOH 0,0 25 N - SDS 0,01 25 %  NaOH 0 ,5 N: 5 ml  SDS 0, 25% : 5 ml  Nước cất vô trùng vừa đủ: 100 ml  Bảo quản dung dịch ở nhiệt độ 4 o C. PCR master mix cho 50 ml phản ứng khuếch. Axit boric: 55 g  EDTA 0 ,5 M: 40 ml  Pha chế dung dịch 10 X (đậm đặc 10 lần) bằng cách hòa tan 108 g Tris và 55 g axit boric trong khoảng 600 ml nước. Sau đó, thêm 40 ml EDTA 0 ,5 M rồi chỉnh

Ngày đăng: 30/07/2014, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan