quản trị chiến lược công ty tnhh thế giới di động (mobile world co, ltd)

35 8.8K 73
quản trị chiến lược công ty tnhh thế giới di động (mobile world co, ltd)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. Giới thiệu khái quát về công ty Thế giới di động 1.1. Xác định hoạt động kinh doanh chiến lược của Thế giới di động (SBU) Tên đầy đủ của DN: Công ty TNHH Thế Giới Di Động (Mobile World Co, LTD) Tên viết tắt của DN: Ngày thành lập: 03/2004 Loại hình DN: Công ty cổ phần Tell: 1900.561.292 Website: http://www.thegioididong.com/ Ngành nghề kinh doanh của DN: GPĐKKD số: 41020980 do Sở KHĐT Tp.HCM cấp ngày 25/03/2004. Cty chuyên mua bán sửa chữa các thiết bị liên quan đến điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số và các lĩnh vực liên quan đến thương mại điện tử. Từ những hoạt động kinh doanh trên của Thế giới di động có nhiều SBU và chúng tôi chọn SBU điện thoại với thị trường kinh doanh truyền thống làm đề tài thảo luận 1.2. Tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanh của Thế giới di động Tầm nhìn chiến lược: Thế Giới Di Động nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và trở thành thương hiệu hàng đầu về cung cấp các sản phẩm kỹ thuật số công nghệ cao tại Việt Nam mang tầm cỡ quốc tế. Dựa vào nội lực của chính mình và mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, Thế Giới Di Động sẽ mang tới những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, đem lại lợi nhuận cho các cổ đông, cho sự nghiệp cá nhân của mỗi nhân viên. Sứ mạng kinh doanh: Thế Giới Di Động không chỉ bán sản phẩm mà còn “Bán sự hài lòng”. Chất lượng dịch vụ luôn được nâng cấp để phục vụ tốt nhất cho “Ông Chủ” của tất cả chúng ta đó là KHÁCH HÀNG. Giá cả hàng hóa luôn hợp lý và được cập nhật chính xác, kịp thời nhất để phục vụ khách hàng tốt nhất. Luôn lắng nghe, phân tích và học hỏi từ thị trường trong và ngoài nước. Không bao giờ tự mãn với thành công đã có. Luôn nhìn lại mình để phát triển (đạo đức và kiến thức chuyên môn). Mỗi nhân viên là một thương hiệu cá nhân. Mỗi nhân viên là một đại sứ thiện chí của Thế Giới Di Động đối với thế giới bên ngoài. Giá trị cốt lõi: Thế Giới Di Động xác định các yếu tố chính tạo nên sự thành công của 1 doanh nghiệp: Nguồn nhân lực: Thế Giới Di Động xác định nguồn nhân lực là yếu tố sản sinh ra mọi nguồn lực của Công ty. Công ty Thế Giới Di Động chú trọng thu hút nhân tài, đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn và công nghệ, đãi ngộ thỏa đáng để xây dựng một lực lượng hùng hậu cho sự phát triển bền vững của Công ty. Chất lượng lượng sản phẩm và dịch vụ: Thế Giới Di Động nhận thức rằng sự trung thành của khách hàng sẽ đưa Thế Giới Di Động tới thành công và chỉ có chất lượng của sản phẩm và dịch vụ mới là phương tiện mang tính quyết định để giữ vững sự trung thành của khách hàng. Quan hệ hợp tác: Thế Giới Di Động mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước nhằm kịp thời đưa những sản phẩm công nghệ mới nhất và dịch vụ theo các yêu cầu đặc thù của khách hàng. 1.3. Chặng đường phát triển của công ty 04/2004, ra quyết định thành lập công ty. 07/2004, website www.thegioididong.com được chính thức ra mắt (các tên miền khác: www.thegioimobi.com, www.thegioimobile.com) 10/2004, tại siêu thị Điện Thoại Di Động - 89A Nguyễn Đình Chiểu siêu thị đầu tiên của hệ thống khai trương với chương trình ra mắt ấn tượng “Đi săn Điện Thoại Di Đông kiểu thổ dân”. 09/2005, khai trương siêu thị thứ 2 của hệ thống, siêu thị ĐTDĐ – 330 Cộng Hoà. Trong năm 2006, khai trương thêm 2 siêu thị mới tại: 26 Phan Đăng Lưu, 182 Nguyễn Thị Minh Khai . Đến nay, các hệ thống siêu thị của công ty không ngừng được mở rộng ra phạm vi toàn quốc, các website luôn được nâng cấp và đầu tư, từng bước gây được tiếng vang trong thị trường Thương mại điện tử Việt Nam. Hiện nay số lượng điện thoại bán ra trung bình tại Thế Giới Di Động khoảng 60.000 máy/tháng doanh thu trung bình 7 triệu USD chiếm khoảng 6% thị phần hàng chính hãng cả nước. Dự kiến đến cuối năm 2008 Thế Giới Di Động&nbspsẽ mở rộng hệ thống thành 41 siêu thị và có mặt ở 16 tỉnh thành, nâng doanh số lên 100.000 máy/ tháng và doanh thu 12 triệu USD/ tháng chiếm từ 10 – 12% thị phần bán lẻ toàn Việt Nam. Thế Giới Di Động tham gia thị trường bán lẻ Laptop từ tháng 12 năm 2006 tại TP.HCM với showroom trưng bày tại 182 Nguyễn Thị Minh Khai Q3, đến nay đã mở rộng thêm các khu vực Hà Nội, Đà Nẵng…. Ngoài ra việc bán hàng qua mạng và giao hàng tận nhà trên phạm vi toàn quốc cũng được triển khai từ đầu năm 2007, hiện nay lượng khách hàng mua hàng Laptop thông qua website www.thegioididong.com và tổng đài 1900.561.292 đã tăng lên đáng kể. Sự rót vốn và hỗ trợ về mặt quản trị doanh nghiệp của Mekong Capital năm 2007 đã giúp Công ty nhanh chóng gia tăng số lượng cửa hàng trong các năm sau đó (lên đến 15, 30, 40 cửa hàng qua các năm 2007, 2008, 2009) với tốc độ tăng trưởng tương ứng về doanh thu và lợi nhuận. Năm 2010 có 93 cửa hàng và năm 2011 có khoảng 150 cửa hàng. Và tính đến nay có 219 cửa hàng(nguồn thế giới di động) 1.4. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản Doanh thu năm 2010 tăng gấp đôi năm trước lên 150 triệu USD và hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng gấp đôi trong năm 2011(theo số liệu phân tích cũ) II. Phân tích môi trường bên ngoài 2.1. Tốc độ tăng trưởng của ngành kinh doanh của doanh nghiệp. Thực trạng ngành bán lẻ nói chung ở Việt Nam: Vào thời điểm Việt Nam gia nhập WTO đã có các nhận định trái chiều, lo sợ về khả năng sụp đổ kênh phân phối bán lẻ truyền thống cũng như hiện đại. Nhiều chuyên gia kinh tế cũng lo ngại việc mở cửa thị trường bán lẻ cho các các tập đoàn phân phối đa quốc gia với thế mạnh tài chính, công nghệ và mạng lưới sẽ đẩy hoạt động kinh doanh bán lẻ trên cả nước đi vào bước ngoặt mới của cuộc cạnh tranh. Tuy nhiên, những thống kê cho thấy, trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, bán lẻ luôn giữ tỷ lệ áp đảo với hơn 79% so với các phân ngành khác như dịch vụ lưu trú, ăn uống chiếm khoảng 11% và dịch vụ du lịch chiếm gần 10% theo số liệu năm 2010. Bán lẻ hiện đại tiếp tục phát triển mạnh tại Việt Nam với gần 640 siêu thị và 100 trung tâm mua sắm. Kênh bán lẻ truyền thống chuyển mình, thay đổi về chất dưới áp lực cạnh tranh. Đến cuối năm 2010, Việt Nam có gần 8.600 chợ các loại. Thị trường còn rất nhiều khoảng trống Theo quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước (theo giá thực tế) tăng bình quân 19 - 20% trong giai đoạn 2011 và 20 - 21%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020 Các động lực của ngành bán lẻ Việt Nam đó là dân số tương đối trẻ với ảnh hưởng của internet, truyền hình, du lịch, v.v làm tăng nhu cầu mua sắm, nhất là phân khúc khách hàng có lối sống hiện đại, đặc biệt ưa thích các sản phẩm công nghệ cao. Ngoài ra, quá trình đô thị hóa và phong cách sống công nghiệp sẽ làm tăng nhu cầu tiện lợi, tiết kiệm thời gian. Internet, mạng xã hội và điện thoại di động là cơ hội mới cho ngành bán lẻ của Việt Nam trong tương lai. Thị trường bán lẻ tiếp tục tăng trưởng tại Việt Nam Theo nhận định của Tiến sĩ Đinh Thị Mỹ Loan - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) tại diễn đàn “Toàn cảnh phân phối bán lẻ Việt Nam 2011về xu hướng bán lẻ hiện đại sẽ nở rộ và thị trường bán lẻ nông thôn được dự báo có nhiều khởi sắc. Lĩnh vực bán lẻ hiện đại sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ theo xu hướng: Siêu thị lớn phát triển tới mức cao nhất trong năm 2011-2012 và chậm dần lại tại các đô thị lớn. Các siêu thị quy mô nhỏ hơn ngày càng phổ biến; hệ thống siêu thị tổng hợp và chuyên lương thực, thực phẩm sẽ hình thành. Bên cạnh đó, hình thức kết hợp bán lẻ truyền thống và hiện đại tại cùng một địa điểm có thể hình thành tại Việt Nam. Dân số trẻ và đang lớn mạnh, tốc độ đô thị hóa cao, thị trường nông thôn rộng lớn vẫn tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng của thị trường bán lẻ Việt Nam. Bà Đặng Thúy Hà - Giám đốc bộ phận Quan hệ khách hàng Hà Nội, Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam cho rằng, Việt Nam vẫn là một trong những nước có mức tăng trưởng bán lẻ cao nhất thế giới. Bà Hà dẫn chứng khảo sát của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm 2010 về tăng trưởng bán lẻ một số nước cho thấy: Tỷ lệ tăng trưởng trung bình của thế giới trong lĩnh vực này năm 2010 là 3,6%; các nước phát triển là 2,3%. Tỷ lệ này ở Việt Nam là 6%, ngang bằng với Indonesia và cao hơn cả Thái Lan, Singapore, Philippines. Thế giới di động thuộc lĩnh vực kinh doanh bán lẻ công nghệ, kĩ thuật. Sự xuất hiện hàng loạt hệ thống bán lẻ điện thoại di động lớn, nhỏ trong hơn 5 năm qua đã cho thấy sức hút của thị trường này. Tuy nhiên, hiện nay, các nhà bán lẻ chính hãng đang đối mặt với nhiều rào cản, trong đó có sự phá bĩnh của những “kẻ không chính thống”. Và đã có một số dấu hiệu cho thấy, thị trường bán lẻ điện thoại di động sẽ không còn dễ ăn trong những năm tới. Ước tính năm nay, doanh số thị trường bán lẻ điện tử- điện máy có thể lên đến gần 9 tỉ USD. Trong đó, thị trường phía Nam chiếm khoảng 60% và phía Bắc khoảng 40%. So với năm 2010, tốc độ tăng trưởng của ngành hàng này là khoảng 25%. Việt Nam là nước đông dân (xấp xỉ 90 triệu), thu nhập bình quân đầu người khá thấp, khoảng 1.000 USD/1 người/1 năm. Trong đó, có nhiều người chưa thể mua các sản phẩm điện tử- điện máy thiết yếu như: máy giặt, điều hòa, tivi LCD, máy ảnh du lịch, điện thoại di động, máy tính… Do đó, thị trường vẫn còn nhiều khoảng trống có thể gia tăng doanh số cho các doanh nghiệp bán lẻ. Ngoài ra, Việt Nam là nước có độ tuổi dân số khá trẻ. Có đến 60% là dân số trẻ nên họ sẵn sàng đầu tư mua sắm nhiều hơn, đồng thời cũng sẵn sàng mua những sản phẩm đắt tiền hơn. Cùng với tâm lý tiêu dùng là chạy theo thị hiếu, người Việt Nam thường thích những sản phẩm đẹp, nhiều tính năng và có thương hiệu mạnh. Như vậy, các công ty bán lẻ và hãng sản xuất càng có cơ hội bán được nhiều hàng đắt tiền hơn và thu được nhiều lãi hơn. Thành danh sớm, “trưởng thành” muộn? Chỉ trong vòng 4 năm, từ 2006 đến 2010, chúng ta thấy sự xuất hiện của hàng loạt hệ thống siêu thị điện máy từ Nam ra Bắc như: thế giới di động, Pico, Trần Anh, Ideas, Thiên Hòa, HC, Best carings… Tuy nhiên đó chỉ là những nhà bán lẻ trong nước, có rất ít nhà bán lẻ điện tử điện máy của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, vì sao vậy? Như trên đã nói, các nhà đầu tư nước ngoài như Wall- Mart, Best Buy, Tesco… vẫn đang tiếp tục theo dõi sự phát triển của thị trường điện máy Việt Nam. Bởi với họ, Việt Nam vẫn đang là tiềm năng dù rất hấp dẫn. Bên cạnh đó, họ còn tiếp tục phải chờ đợi cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu thực sự đi qua và người ta sẽ mạnh dạn hơn trong các quyết định đầu tư chiến lược. Thêm vào đó, Việt Nam vẫn đang trong tiến trình xóa bỏ các rào cản thương mại để tham gia WTO một cách hoàn chỉnh. Dó đó, chừng nào chúng ta chưa đi hết lộ trình hòa nhập vào WTO, chúng ta sẽ chưa có được 1 môi trường bán lẻ thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Ngoài ra, yếu tố thu nhập bình quân đầu người cũng là vấn đề làm cho các nhà đầu tư phải cân nhắc. Bởi với thu nhập bình quân đầu người chỉ là 1.000 USD thì Việt Nam chưa thể là thị trường bán lẻ hấp dẫn được. Nhìn sang các nước có thị trường bán lẻ hấp dẫn như Trung Quốc, Nga, ta có thể hiểu được phần nào. Trung Quốc năm 2010, thu nhập bình quân đầu người là gần 4.800 USD, trong khi đó, ở Nga, con số này là 15.900 USD (số ước tính năm 2010). Có lẽ, chỉ khi nào Việt Nam có thu nhập bình quân đầu người từ 3.000 USD trở lên thì mới thực sự thu hút các nhà đầu tư bán lẻ nước ngoài. Một yếu tố nữa ảnh hưởng mạnh đến việc phát triển thị trường bán lẻ, đó là sự thông thoáng và minh bạch của cơ chế quản lý nền kinh tế. Rút kinh nghiệm từ Hàn Quốc và Nhật Bản, các nhà đầu tư Mỹ và châu Âu đã từng gặp rất nhiều khó khăn ở 2 nước đó, có thể sẽ phải theo dõi và cân nhắc kỹ hơn khi quyết định vào thị trường Việt Nam. Bởi trong kinh doanh bán lẻ điện tử điện máy, mặt bằng bán lẻ là yếu tố vô cùng quan trọng. Khi các thương hiệu nội địa đã nắm được các vị trí đẹp thì việc các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không hợp tác kinh doanh với các đại gia trong nước. 2.2. Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành. Về thực chất, lĩnh vực bán lẻ điện thoại di động đã hình thành từ rất lâu. Năm 1996, trung tâm kinh doanh điện thoại di động của FPT (FMB) ra đời, phân phối sản phẩm của các hãng như Alcatel, Siemens, Ericsson và Samsung. Đến năm 2007, FMB có khoảng 300 nhân viên với doanh thu hơn 200 triệu USD. Năm 2009, FMB sáp nhập với 2 công ty thành viên khác của FPT là FDC (Công ty Phân phối FPT) và FRT (Công ty Bán lẻ FPT) để trở thành Tổng Công ty Phân phối FPT (mảng phân phối của FPT năm 2010 đạt gần 700 triệu USD). Theo kết quả thống kê được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, tính đến tháng 6-2011, Việt Nam có 30,2 triệu khách thuê bao điện thoại di động, ngang ngửa với lượng người sử dụng Internet trên cả nước (30,04 triệu người, tính đến tháng 8-2011). Trên thực tế, chiếc điện thoại di động đã trở thành một công cụ cách mạng khi vượt qua vai trò liên lạc (communicative) để tích hợp chức năng kết nối (connective) vào hệ thống Internet. Nhờ vào những tính năng vượt trội mà các dòng điện thoại thế hệ mới thường được gọi chung là điện thoại thông minh (smartphone) khi vừa là chiếc máy tính di động, vừa làm người bạn thông minh (intelligent) có khả năng hỗ trợ người sử dụng tìm kiếm thông tin hay chỉ dẫn nhiều vấn đề, vừa là phương tiện gần gũi nhất để thực hiện các giao dịch (interactive) bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu. Thúc đẩy thương mại di động Tốc độ mua sắm qua điện thoại di động trên toàn cầu hiện đang tăng lên rất nhanh. Tháng 7-2010, nhà bán lẻ Amazon.com công bố doanh thu qua thiết bị di động vượt quá con số 1 tỉ đô la Mỹ, cùng lúc đó eBay dự báo doanh thu thương mại di động (mobile commerce) của hãng trong năm 2011 vào khoảng 1,5-2 tỉ đô la. Theo Công ty tư vấn Booz & Company thì doanh thu thương mại di động ở Mỹ, Đức, Pháp và Anh trong năm 2011 này chiếm khoảng 10 đến 15% doanh số bán lẻ. Bình quân một người sử dụng bình thường sẽ thay đổi điện thoại di động trong vòng 18 tháng, nhưng ở một số nơi ở Nhật Bản và Hàn Quốc thì người tiêu dùng sẵn sàng thay máy chỉ sau sáu tháng. Hiện tại, ngành bán lẻ điện thoại di động được chia thành 3 nhóm quy mô kinh doanh: lớn, vừa và nhỏ. Viễn Thông A, Thế Giới Di Động, Phước Lập Mobile, Viettel, FPT đang ngồi “chiếu trên” trong lĩnh vực này, nắm giữ hơn 30% thị phần với quy mô từ 10 trung tâm trở lên. Thuộc nhóm này còn có Petrosetco và Nguyễn Kim, nhà phân phối hàng điện máy gia dụng lớn có kinh doanh thêm mảng bán lẻ điện thoại di động. Các nhà bán lẻ này chủ yếu phân phối hàng chính hãng. “Chiếu giữa” thuộc về những công ty có quy mô nhỏ hơn, dưới 10 trung tâm, thị phần khoảng 10% như Mai Nguyen Mobiado (4 cửa hàng ở TP.HCM), Nhật Cường Mobile (4 cửa hàng ở Hà Nội). Các hãng này hoặc phân phối hàng chính hãng nhưng với quy mô nhỏ hơn (như Nhật Cường Mobile), hoặc chọn phân khúc ngách là chỉ bán lẻ các dòng điện thoại siêu hạng như Vertu, Mobiado (Mai Nguyen Mobiado). Một phần lớn của thị trường đang nằm trong tay những nhà bán lẻ mà ông Đào Nguyễn Tấn Tài, cửa hàng trưởng một hệ thống phân phối tại Hà Nội, gọi là những “kẻ không chính thống”, gọi nôm na là nhóm “chiếu dưới”. Theo ông, đây là lực lượng dễ chết nhất nhưng cũng thuộc loại “nhỏ mà có võ”. Đó là các cửa hàng bán lẻ điện thoại di động với quy mô rất nhỏ, không thương hiệu mọc lên khắp nơi, mang tính tự phát và liên tục rút khỏi thị trường không kèn không trống do cạnh tranh quá gay gắt trong chính phân khúc này. Vì thế, không thể thống kê số lượng chính xác. Các cửa hàng này phân phối 100% hàng xách tay, với mức chênh lệch giá so với hàng chính hãng lên đến 30%, nên thu hút khá đông người tiêu dùng. Sẽ bão hòa? Tuy nhiên, nhìn cận cảnh hơn có thể thấy ngành bán lẻ điện thoại di động không hề dễ ăn và đang có những dấu hiệu giảm nóng trong tương lai. Phát Tiến, một trong những siêu thị điện thoại di động chính thống đầu tiên tại TP.HCM, là một ví dụ. Công ty đã phải chuyển sang kinh doanh sản phẩm khác do không chịu nổi mức cộng gộp của thuế nhập khẩu 3% và thuế giá trị gia tăng 10% trên giá của các sản phẩm chính hãng, trong khi một số lượng lớn hàng xách tay giá thấp hơn nhiều đang tràn ngập thị trường. Các nhà phân phối chính hãng cũng cho biết, mức lợi nhuận bình quân trên mỗi sản phẩm mà họ phân phối chưa tới 5%. Con số này không cao và chỉ có các hệ thống lớn mới có thể tồn tại nhờ bán với số lượng lớn. Đó là một thách thức lớn cho những nhà kinh doanh có ý định bước vào lĩnh vực này trong thời gian tới. Theo IDC, nếu năm 2010, dòng điện thoại có giá trên 3 triệu đồng tại Việt Nam đạt tăng trưởng về số lượng là 240% so với năm 2009 thì năm 2011 sẽ chỉ còn khoảng 25%. Trong khi đó, dòng điện thoại giá thấp (dưới 3 [...]... dựng hệ thống quản trị và vạch ra chiến lược rõ ràng qua từng giai đoạn, sự thành công của mô hình Thế Giới Di Động còn được nhìn rõ qua việc mở rộng kinh doanh thường xuyên của công ty này Theo thống kê của Thế Giới Di Động, Việt Nam tiêu thụ hơn 10 triệu chiếc điện thoại di động mỗi năm và năm 2010, công ty này đã phân phối 1 triệu chiếc Nhìn vào chặng đường phát triển của Thế Giới Di Động có thể thấy... triển và chính sách Thế Giới Di Động được biết đến nhờ sự bùng nổ tiêu dùng các sản phẩm di động và thương mại điện tử trong suốt gần 10 năm qua Có thể chia quá trình phát triển của Thế Giới Di Động thành 3 chặng đường và mỗi chặng đã đóng góp rất lớn vào doanh thu của công ty này 2004 có thể được xem là năm định hình mô hình Thế Giới Di Động Việc tìm kiếm thông tin các thiết bị di động (về chủng loại,... nên văn hóa riêng cho thế giới di động mà hiếm có nơi nào, hang nào có được Thế giới di động mạnh về nguồn nhân lực trẻ trung, năng động, chuyên nghiệp và nhiệt tình đồng thời cách quản lý cũng rất hiện đại, thúc đẩy nhân viện làm việc hiệu quả, ý thức trách nhiệm cao Họ ứng dụng hệ thống quản lý ERP Điều đó tạo nên giá trị cốt lõi cho thế giới di động - Hoạt động bổ trợ + Hoạt động giao lưu, chia sẻ... tổ chức trong và ngoài nước 1 Hoạt động thanh toán 2 Hoạt động yếu 3 2 0.3 0.1 kiểm tra, kiểm 0.1 3 0.3 toán nội bộ 4 Năng lực tài 0.15 3 0.45 chính Tổng Điểm 0.1 0.05 1 Marketing 3 Hoạt động 3.2 IV.Thiết lập ma trận TOWS V Chiến lược của Thế giới di động 5.1 Chiến lược cạnh tranh tổng quát 1 Chiến lược dẫn đạo về chi phí Với đối thủ, các ông chủ của Thế Giới Di Động đã có những chiêu thức cạnh tranh... của Thế giới di động Thế giới di động đã trở thành một thương hiệu bán lẻ, phân phối sản phẩm hitech khá quen thuộc với khách hàng Hệ thống siêu thị của công ty liên tục được mở rộng trên toàn quốc với tốc độ khá nhanh Từ 89A Nguyễn Đình Chiểu - siêu thị điện thoại di động đầu tiên của hệ thống được khai trương vào năm 2004, đến khoảng tháng 9/2009, công ty đã sở hữu chuỗi 35 siêu thị điện thoại di động. .. càng xây dựng thương hiệu cho mình, khẳng định vị thế cạnh tranh -Doanh nghiệp đã lắng nghe khách hàng, hợp tác với các nhà cung cấp, lập ra các nhóm mua hàng và xây dựng những quan hệ đối tác chiến lược 3.5 Xác định vị thế cạnh tranh của Thế giới di động - Một yếu tố nữa của Thế Giới Di Động được những người trong giới đánh giá cao là năng lực quản trị tốt Với đội ngũ “binh hùng tướng giỏi”+ chính... liệt” Một cửa hàng bán lẻ thiết bị di động thuộc thương hiệu khác đặt gần cửa hàng của Thế Giới Di Động ở TP.HCM, cách chỉ vài căn nhà Cửa hàng kia cạnh tranh bằng cách nhái theo phong cách kinh doanh và phục vụ của Thế Giới Di Động, từ đồng phục nhân viên đến tổ chức dịch vụ Đặc biệt là giá bán sản phẩm có phần rẻ hơn Trước sự tấn công này, cửa hàng Thế Giới Di Động đã giảm giá bán xuống, sẵn sàng... tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới công ty là các đối thủ cạnh tranh như Phước Lập Mobile, Viettel, FPT … Từ mô thức trên ta thấy được công ty thế giới di động có khả năng thích ứng tốt với các yếu tố môi trường bên ngoài( tổng điểm quan trọng 3.6>2.5) III Phân tích môi trường bên trong 3.1 Sản phẩm chính của Thế giới di động - Chuyên cung cấp sản phẩm điện thoại di động hàng đầu Việt Nam Hiện nay số... các công ty muốn tham gia thị trường Và năm 2010 công ty thế giới di động đã lọt vào top 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu á Đi tiên phong xây dựng mô hình “Tư vấn tại bàn” và triết lý kinh doanh “Bán sự tận tâm”, thegioididong.com đã khẳng định tên tuổi và uy tín của mình thông qua việc giúp người tiêu dùng tiếp cận nhanh chóng với các sản phẩm công nghệ - kỹ thuật số tiên tiến nhất trên thế giới Công ty. .. Vì thế, chặng đường thứ 3 của Thế Giới Di Động, với số lượng dự kiến hơn 200 cửa hàng và lợi nhuận hơn 200 tỉ đồng, được xác định sẽ đến từ các khu vực khác trên toàn quốc “Hệ thống ERP cho phép chúng tôi mở rộng mà chẳng cần phải đắn đo gì về chuyện quản lý”, ông nói Quản lý theo chuẩn ERP: Trong lúc thuật ngữ này đang còn mới mẻ ở Việt Nam thế mà Thế giới di động đã áp dụng thành công vào bộ máy quản . I. Giới thiệu khái quát về công ty Thế giới di động 1.1. Xác định hoạt động kinh doanh chiến lược của Thế giới di động (SBU) Tên đầy đủ của DN: Công ty TNHH Thế Giới Di Động (Mobile World Co, LTD) Tên. doanh truyền thống làm đề tài thảo luận 1.2. Tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanh của Thế giới di động Tầm nhìn chiến lược: Thế Giới Di Động nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và. Giới Di Động đối với thế giới bên ngoài. Giá trị cốt lõi: Thế Giới Di Động xác định các yếu tố chính tạo nên sự thành công của 1 doanh nghiệp: Nguồn nhân lực: Thế Giới Di Động xác định nguồn nhân

Ngày đăng: 30/07/2014, 13:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan