ÐIỀU TRỊ ÐỘNG KINH KHÁNG TRỊ potx

7 291 3
ÐIỀU TRỊ ÐỘNG KINH KHÁNG TRỊ potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ÐIỀU TRỊ ÐỘNG KINH KHÁNG TRỊ TÓM TẮT Ðộng kinh kháng trị chiếm 20% các trường hợp bệnh động kinh. Một số trường hợp kháng trị do sai lầm trong chẩn đoán và điều trị. Ðối với các trường hợp kháng trị thật sự vấn đề điều trị là tìm ra thuốc thích hợp nhất, phối hợp tối đa hai thuốc điều trị chống động kinh hay dùng các thuốc chống động kinh mới. Sự điều trị nội khoa chỉ hiệu quả trong 50% các trường hợp các trường hợp còn lại phải phối hợp ngoại khoa. SUMMARY THERAPY OF INTRACTABLE EPILEPSYY Le Van Nam * Y hoc TP. Ho Chi Minh 1999 * Vol. 3 * No. 2: 72-76 Intractable epilepsy is approximate about 20% of all patient in treatment. In some cases, that is due to a wrong diagnosis or treatment. For real intractable epilepsy, the problem is finding the most appropriate drug, the combination of two antiepileptic drug or using the new antiepileptic drugs. And except the antiepileptic drugs, we must consider surgical measures. ÐỊNH NGHĨA Ðiều trị động kinh với các thuốc chống động kinh trong đa số trường hợp cho kết quả tốt, các cơn được khống chế và người bệnh có một đời sống bình thường, tuy nhiên trong một số trường hợp dầu đã điều trị đúng nhưng cơn vẫn còn, khi đó gọi là động kinh kháng trị. Theo định nghĩa động kinh kháng trị là các trường hợp động kinh không kiểm soát được cơn với sự sử dụng một thuốc chống động kinh và có tỉ lệ khoảng 20% các trường hợp động kinh Trong những trường hợp này sự điều trị bệnh nhân tương đối khó khăn tuy nhiên vẫn có thể có hiệu quả trong một số trường hợp Trong bài này chúng tôi xin tóm lược một số nguyên tắc xử trí các trường hợp động kinh không đáp ứng điều trị. NGUYÊN NHÂN (1, 4) Một số nguyên nhân sau đây được ghi nhận trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với thuốc chống động kinh, chủ yếu là sai lầm do thầy thuốc và bệnh nhân.  Sai lầm về chẩn đoán  Bệnh nhân không dung nạp thuốc  Có các yếu tố làm tăng cơn  Bệnh lý gây động kinh đang tiến triển  Ðộng kinh kháng trị thật sự với thuốc Sai lầm về chẩn đoán Bệnh nhân được chẩn đoán không chính xác Bệnh nhân có thể không bị động kinh hoặc chẩn đoán loại cơn không đúng Phải xác định chính xác loại cơn dựa vào quan sát cơn hoặc hỏi bệnh sử từ các nhân chứng, trên thực tế không phải bao giờ thầy thuốc cũng chứng kiến được cơn, trong trường hợp khai thác bệnh sử từ người chứng kiến cơn cần lưu ý tính chính xác của người chứng Cần phân biệt các cơn co giật không phải động kinh, các loại thường gặp là:  Hystérie,  giả vờ  Ngất  Các loại vận động bất thường Không dung nạp thuốc Ðây là một nguyên nhân rất thường gặp mà nguyên do là bệnh nhân không tuân thủ đúng điều trị Cần hỏi rõ sự sử dụng thuốc của bệnh nhân như: Giờ uống thuốc, người cho bệnh nhân uống thuốc (trẻ em). Nếu cần nên dùng các dạng thải chậm để giảm số lần uống thuốc và bệnh nhân đỡ bị quên. Cần giải thích rõ cho bệnh nhân và gia đình ích lợi cũng như bất lợi của việc điều trị. Lập sổ theo dõi cơn, hướng dẫn bệnh nhân và gia đình có sổ theo dõi cơn Chú ý tới chi phí điều trị để tránh trường hợp bệnh nhân bỏ thuốc vì không có khả năng mua thuốc. Các yếu tố làm tăng cơn Chú ý tới một số yếu tố ngoại sinh làm tăng cơn, hướng dẫn bệnh nhân tránh các yếu tố này cũng làm điều trị có hiệu quả. Các yếu thường gặp là Rượu Căng thẳng tâm lý, làm việc quá sức Ðiều kiện làm việc, trong một số môi trường thiếu ánh sáng, tiếng ồn Bệnh lý gây động kinh đang tiến triển Ðây là các trường hợp mà nguyên nhân gây động kinh chưa được chẩn đoán chính xác và bệnh lý này đang tiếp tục tiến triển, các nguyên nhân thường gặp là: U não Viêm não 84 Bệnh lý do ký sinh trùng Bệnh lý thoái hóa Trong trường hợp này bệnh nhân có thể phải làm lại các xét nghiệm cận lâm sàng về hình ảnh học, sinh hóa Ðộng kinh kháng trị thật sự Chiếm khoảng 20% các trường hợp động kinh, đây là các trường hợp đã loại trừ các căn nguyên trên mà không thể khống chế cơn hoàn toàn với một thuốc, vấn đề điều trị trong những trường hợp này tương đối khó khăn và tốn kém. Một trường hợp động kinh có các yếu tố sau đây có nhiều khả năng sẽ trở thành kháng trị: Tổn thương thực thể ở não Cơn cục bộ Nhiều thể lâm sàng Số cơn nhiều Cơn khởi phát lúc nhỏ EEG bất thường thường xuyên Có biểu hiện kịch phát toàn thể trên EEG Bệnh nhân bị động kinh kháng trị có các nguy cơ sau: Tai nạn: xảy ra do có cơn có giật khi bệnh nhân làm những công việc nguy hiểm, leo trèo cao Trạng thái động kinh, có tỉ lệ tử vong cao nếu xử trí không đúng Tự tử, xảy ra do bệnh nhân bị ám ảnh về tình trạng bệnh tật hoặc do trạng thái trầm cảm Ngạt thở do cơn co giật khi ngủ Ðột tử do các nguyên nhân: Ngưng thở, phù phổi, loạn nhịp tim. BƯỚC XỬ TRÍ ÐỘNG KINH KHÁNG TRỊ (2, 3, 4) Ðiều trị các trường hợp động kinh kháng trị tương đối khó khăn, tốn kém và cần sự hợp tác của bệnh nhân và gia đình. Một số Bước sau đây đã được khuyến cáo nên áp dụng trong điều trị . ÐIỀU TRỊ ÐỘNG KINH KHÁNG TRỊ TÓM TẮT Ðộng kinh kháng trị chiếm 20% các trường hợp bệnh động kinh. Một số trường hợp kháng trị do sai lầm trong chẩn đoán và điều trị. Ðối với. nguyên nhân: Ngưng thở, phù phổi, loạn nhịp tim. BƯỚC XỬ TRÍ ÐỘNG KINH KHÁNG TRỊ (2, 3, 4) Ðiều trị các trường hợp động kinh kháng trị tương đối khó khăn, tốn kém và cần sự hợp tác của bệnh. trong một số trường hợp dầu đã điều trị đúng nhưng cơn vẫn còn, khi đó gọi là động kinh kháng trị. Theo định nghĩa động kinh kháng trị là các trường hợp động kinh không kiểm soát được cơn với

Ngày đăng: 30/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan