MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI LÀM THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HOÁ HỌC THPT pdf

5 4.9K 27
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI LÀM THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HOÁ HỌC THPT pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI LÀM THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HOÁ HỌC THPT - Dương Thị Nga A. MỞ ĐẦU Thí nghiệm hoá học giúp học sinh làm quen với tính chất, mối liên hệ và quan hệ có quy luật giữa các đối tượng nghiên cứu, làm cơ sở để nắm vững các quy luật, các khái niệm khoa học và biết khai thác chúng. Đối với bộ môn Hoá học, thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nhận thức, phát triển, giáo dục như một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy- học. Người ta coi thí nghiệm là cơ sở của việc học hoá học và để rèn kĩ năng thực hành. Thông qua thí nghiệm, học sinh nắm kiến thức một các hứng thú, vững chắc và sâu sắc hơn. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy bộ môn hóa tôi nhận thấy bản thân và một số đồng nghiệp còn mắc phải những thiếu sót sau: + Rất ít làm thí nghiệm (vì ngại sự chuẩn bị hoặc thiếu dụng cụ, hóa chất) nên chất lượng giờ dạy chưa cao. Học sinh ít được làm (quan sát) thí nghiệm, dẫn đến khó hiểu bài và không thích học bộ môn. + Thao tác thí nghiệm chưa linh hoạt. Đôi khi làm thí nghiệm còn sai nguyên tắc: + Dùng tay trực tiếp cầm ống nghiệm. + Lấy hóa chất xong quên không đậy nắp. + Lấy quá ít hoặc quá nhiều hóa chất. + Pha dung dịch trước giờ dạy mà không đậy nắp, không ghi nhãn vào lọ. + Chỉ chú ý vào việc thí nghiệm mà không đặt câu hỏi khai thác phù hợp với nội dung đang làm. + Dụng cụ học sinh làm thí nghiệm rửa không sạch. + Dùng giấy vệ sinh lau khô ống nghiệm… Chính từ những vai trò quan trọng của việc làm thí nghiệm và từ những thiếu sót của bản thân và một số đồng nghiệp qua việc làm thí nghiệm. Tôi xin đề cập đến một số vấn đề cần lưu ý khi làm thí nghiệm. B. NỘI DUNG I/ Yêu cầu cơ bản của thí nghiệm. Phải đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh. Phải đảm bảo thành công khi biểu diễn thí nghiệm. Thí nghiệm phải chính xác, rõ ràng, học sinh phải được quan sát đầy đủ. Thí nghiệm phải đơn giản, dụng cụ gọn gàng, hóa chất vừa đầy đủ. Thí nghiệm phải bảo đảm tính khoa học và thẩm mỹ. Phải kết hợp chặt chẽ thí nghiệm với lời giảng và nội dung ghi bảng. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh quan sát được dụng cụ nào cần để làm thí nghiệm. Học sinh phải quan sát được màu, dấu hiệu của phản ứng. So sánh, phân biệt được màu, trạng thái chất sau phản ứng. II/ Các bước cần thiết khi làm thí nghiệm. 1) Chuẩn bị a) Hoá chất Giáo viên coi kỹ sách giáo khoa từ trước và xác định trong bài này có mấy thí nghiệm, dùng những hoá chất nào? (giáo viên ghi trước ra tờ giấy nhỏ). Mang giấy đó vào phòng thiết bị để lấy đủ và đúng hoá chất (tránh tình trạng lấy thiếu hoặc nhầm). Nếu không có một hoá chất nào đó, có thể thay thế bằng một hoá chất khác được không? Chất thay thế có gì sai khác gì về kết quả của thí nghiệm không? Nếu chất thay thế vẫn bảo đảm thí nghiệm thành công và đúng như mục đích thì nên làm(cần có sự linh động trong sử dụng hoá chất). b) Hoá cụ Giáo viên xác định trước bài này có mấy thí nghiệm, thí nghiệm này chỉ có giáo viên làm hay cho mấy nhóm cùng làm? Dựa trên cơ sở đó, giáo viên tính toán cần dùng những loại dụng cụ nào? Số lượng mỗi loại là bao nhiêu? (Giáo viên ghi sẵn ra giấy nhỏ rồi mang vào phòng thiết bị lấy đủ và đúng theo yêu cầu) Phải có găng tay, áo blu, giấy thấm, khăn lau tay, chậu nước rửa tay sau khi làm thí nghiệm. Chuẩn bị sẵn một cuộn giấy thấm (phòng khi lỡ tay đổ dung dịch thì thấm cho nhanh) 2)Tiến hành làm thí nghiệm. Sử dụng hoá cụ: - Phải nhanh nhẹn, gọn gàng, chính xác bảo đảm tính khoa học và thẩm mỹ - Giáo viên phải đánh số thứ tự bình v ghi tn hĩa chất vo bình thật cẩn thận để tránh sự nhầm lẫn dẫn đến làm thí nghiệm sai. Sử dụng hoá chất: Khi sử dụng hoá chất cần lưu ý những điểm sau: -Người làm thí nghiệm phải mang áo blu, đeo găng tay, đeo kính. -Phải có kinh nghiệm trong việc lấy một lượng hoá chất vừa phải, đủ dùng cho thí nghiệm (kinh nghiệm này do bản thân rút ra từ lần trước đã ghi vào sổ tích luỹ chuyên môn, do học hỏi đồng nghiệp, qua lần thí nghiệm trước). Ví dụ : có thí nghiệm chỉ cần lấy muỗng hoá chất ; hoặc một lượng rất nhỏ bằng hạt đậu xanh … không nhất thiết phải múc một muỗng đầy. Thí nghiệm đốt cháy P (đỏ) chỉ dùng 1 lượng nhỏ bằng hạt đậu xanh là đủ. - Tuyệt đối không dùng một muỗng lấy nhiều loại hoá chất. - Hoá chất lấy xong phải đậy nắp ngay. Chú ý: Có thể tận dụng kết quả thí nghiệm trước làm kết quả đối chứng nổi bật cho thí nghiệm giờ sau. - Giáo viên chuẩn bị trước những câu hỏi rõ ràng, cụ thể phù hợp với từng giai đoạn của thí nghiệm để học sinh vừa quan sát vừa nhận biết, so sánh và rút ra được nội dung của thí nghiệm. Những câu hỏi cụ thể như: + Dung dịch có màu gì? Mùi gì? + Dấu hiệu của phản ứng là gì? (Bay hơi? Kết tủa? Sủi bọt? Chuyển màu? Có mùi lạ?) + Sau phản ứng sản phẩm gồm những chất nào? + Khối lượng của dung dịch sau phản ứng có thay đổi không? + Điều kiện của phản ứng là gì? Tóm lại : nếu giáo viên có hệ thống câu hỏi phù hợp trong lúc làm thí nghiệm sẽ khai thác được nội dung cần làm. Học sinh sẽ hiểu rõ hơn bản chất của thí nghiệm, ghi được phương trình phản ứng và xác định được trạng thái, màu của chất và sản phẩm. 3) Sau khi làm thí nghiệm. Đây là công việc hoàn thành sau cùng của thí nghiệm. Nếu ta không chú ý có thể gây tai nạn cho giáo viên và học sinh khi dọn dẹp và rửa dụng cụ; hoặc gây ô nhiễm môi trường dẫn đến phản giáo dục … Vì vậy ta cần chủ ý những điểm sau: + Giáo viên thu gom sản phẩm sau thí nghiệm đem đổ vào bồn rửa, cống thoát nước rồi xả nước nhiều cho sạch. Nếu hóa chất sản phẩm gây ô nhiểm môi trường thì giáo viên phải đổ vào bình đựng riêng để xử lý chứ không được đổ vào bồn rửa hay cống. + Nếu học sinh làm thí nghiệm theo nhóm thì sau khi thí nghiệm hoàn thành giáo viên phải quán triệt cho tất cả học sinh ngồi yên, yêu cầu nhóm trưởng (có măng găng tay) thu dọn gọn vào khay và đem lên bàn giáo viên. Nếu không học sinh lộn xộn sẽ va chạm nhau làm đổ hoá chất, bể dụng cụ, gây nguy hiểm và ô nhiễm lớp học. + Giáo viên thu dọn các lọ hoá chất, vặn lại các nút cho chặt rồi cất vào thùng đựng. + Dụng cụ phải rửa thật sạch và phơi khô tự nhiên (úp trên giá). Tuy nhiên giữa tiết này sang tiết khác thời gian rất ngắn ống nghiệm không kịp khô ta có thể dùng axeton tráng qua để ống nghiệm nhanh khô hơn (tránh tình trạng dùng giấy vệ sinh lau khô ống nghiệm, như vậy có bột giấy bám trên dụng cụ, khi làm thí nghiệm sau sẽ bị ảnh hưởng đến độ trong của dung dịch và có thể ảnh hưởng đến kết quả của thí nghiệm) C. KẾT LUẬN Thí nghiệm hoá học giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình nhận thức, phát triển và giáo dục. Sử dụng thí nghiệm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Hoá học. Do đó nội dung của chuyên đề “Một số vấn đề cần lưu ý khi làm thí nghiệm” của tôi đưa ra ở trên nhằm để thuận tiện trong việc làm thí nghiệm và mong muốn giáo viên có thể làm thí nghiệm nhiều hơn trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế, nên rất mong sự góp ý của ban chuyên môn và của anh chị em đồng nghiệp để giúp tôi hoàn thành chuyên đề nhỏ này. . MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI LÀM THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HOÁ HỌC THPT - Dương Thị Nga A. MỞ ĐẦU Thí nghiệm hoá học giúp học sinh làm quen với tính chất, mối liên. thí nghiệm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Hoá học. Do đó nội dung của chuyên đề Một số vấn đề cần lưu ý khi làm thí nghiệm của tôi đưa ra ở trên nhằm để thuận tiện trong việc làm thí. sót của bản thân và một số đồng nghiệp qua việc làm thí nghiệm. Tôi xin đề cập đến một số vấn đề cần lưu ý khi làm thí nghiệm. B. NỘI DUNG I/ Yêu cầu cơ bản của thí nghiệm. Phải đảm bảo

Ngày đăng: 30/07/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan