Những bài tựa và thơ của các quan Hàn Lâm Viện đưa tặng Sứ-giả ppsx

37 217 0
Những bài tựa và thơ của các quan Hàn Lâm Viện đưa tặng Sứ-giả ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những bài tựa và thơ của các quan Hàn Lâm Viện đưa tặng Sứ-giả Bài tựa của Hàn-Lâm Học-Sĩ Lý-Khiêm, hiệu Thụ-Ích, đưa Thượng- Thơ Sài-Trang-Khanh. Năm Chí-Nguyên thứ 15 (1278), An-nam quốc-vương dâng biểu thác cớ vì bận lo đề phòng nước láng giềng xâm lấn, không thể vào triều-kiến. Quốc- Vương mất, Thế-Tử tự lập, không chờ xin mệnh-lệnh Thiên-Tử. Triều-đình bàn khiến sứ, nhưng khó chọn người. Vừa gặp An-Vũ-Sứ Kim-Sỉ Sài-Trang- Khanh 27, từ Vân-Nam về, các đại thần đều tiến cử tài của ông. Vua vời vào hỏi, biết rằng phụ huynh của Sài-Công đều là tôi cũ của triều-đình, và Sài- Công tâu đối, lời ý khẳng-khái, thông thạo phong-thổ An-nam. Tức thì vua gia phong làm Lễ-Bộ Thượng-Thư; khiến đi sứ, ban cho áo gấm, cung tên, yên ngựa, để cho cuộc hành trình thêm phần vẻ vang. Trang-khanh đến An- nam, tuyên ý-chỉ nhà vua, khuyên dụ hai ba lần, nhưng quốc-vương chấp nệ, chẳng tỉnh-ngộ, rốt cuộc không có ý muốn lai triều. Trang-Khanh trở về, Hoàng-thượng chẳng nỡ gia-binh, xuống chiếu dụ mong vua An-nam lai triều, Trang-Khanh trong ba năm ba lần qua lại. Năm ấy người vào chầu là Trần-Di-Ái, em của quốc-vương và chú của Thế-Tử hiện nay. Hoàng-thượng bảo rằng: "Đó là Thế-tử trái mệnh, chứ người nước ấy nào có tội gì, nên cho Di-Ái làm vua để yên vỗ dân", bèn ban sách-mệnh cho Trang-Khanh làm chức Tuyên-Uý-Sứ Đô-Nguyên-Soái, đem binh hộ-tống Di-Ái về nước. Lúc sắp đi, các quan Hàn-Lâm-Viện đều làm thơ tống tiễn. Tôi may được dự một chức trong Viện Hàn-Lâm thường những chiếu-dụ, biểu-chương, đều có dự nghe, bèn thuật lại công việc và kính tặng mấy lời như sau: "Từ xưa chẳng phải có nhân-tài là khó, mà chọn nhân-tài mới là việc không phải dễ-dàng. Nay chúa-thượng biết Trang-Khanh là người thuần-hậu, lanh lợi, học rộng biết nhiều, đủ sức đảm nhận trọng trách; đi sứ bốn phương, không nhục mệnh nhà vua, cho nên ký thác việc biên-thùy, ủy- nhiệm sứ-mệnh ở nơi tuyệt-vực, phàm các việc quân-lữ, đều được tự ý điều- khiển, lại lấy Chấn-Văn Lý-Công làm tá-nhị, Phi-nhị Lý-Quân làm tham tán, chọn tài như vậy, thực là tinh-tế. Trang-Khanh hãy đi cho khỏi phụ ý lựa chọn của Thánh-Thiên-Tử, khỏi phụ lòng kỳ-vọng của hàng Công-Khanh, chiêu-dụ vỗ yên, chính do ở chuyến đi nầy. Vài hôm nữa, tôi sẽ đón chờ Hiền-Công ở ngoài cửa đô-môn mà mừng rằng: "Chung-quân 28, Lục-Giả 29 không chuyên chiếm tiếng tốt ở ngày xưa". Ngày tháng 11 năm Chí-Nguyên thứ 18 (1281). Thơ tặng của Hàn-Lâm Thừa-Chi Vương-Bàn hiệu Lộc-Am Xe Sài Thượng-thơ lướt viễn-phương, Đầm rồng hang hổ tợ đường trường. Đơn thanh rạng vẽ sứ ngoại-quốc, Chẳng kém Hán-triều Tô 30 với Trương 31 Cung-sơn Lý-Sinh có mưu-trí, Cầm roi giong ruổi một con đường. Sao cho ơn chúa khắp vũ-trụ, Của quý không cần nạp Đế-hương. Hàn-Lâm Thừa-Chỉ Cao-Đường Diêm-Phục tự Tử-Tịnh 32 Sài-Hầu quyết hiến mình cho nước, Chí-khí sao rất mực thâm thuần! Anh em tuyệt-vức liều thân! Ốc-Nhai 33 một cặp ngọc-lân khác nào. Nói cười được phong hầu "Vạn-lý"34 Tuốt gươm xông hùm-khí lên trời. Đường nguy dong ruỗi như chơi, Ở nơi khách-địa như nơi xóm làng. Chí-Nguyên 35 đã hà hoang yên dẹp, Bốn phương đều khép nép xưng thần. Cớ sao trái mệnh ba lần 36, Cho nên phế-lập nguyên-nhân rõ ràng 37. Bỏ lốt vảy thay bằng xiêm áo 38, Chủ quân dân trên đảo man-di. Đường hoàng rạng vẽ uy nghi, Ngữa trông giúp đỡ lấy vì nhân-quân. Hàn-Lâm Học-Sĩ Vương-Cấu, tự là Khẳng-Đường Thượng-Khanh phong chức buổi vào chầu, Sang sứ An-nam nắm tiết mao39. Xanh ngắt nội rồng40 sao sứ rạng, Tít mù đường nhạn vó câu mau. Mây hồ khói đảo đều tan sạch, Chuột trộm beo tham thảy cúi đầu. Hộ-tống, Nam-Vương đi trước ngựa, Cha con buộc chặt mối tình sâu. Hàn-Lâm Học-Sĩ Hồ-Chi-Duật tự là Thiệu-Văn Viêm-phương cách vạn dặm, Xe lọng bao giờ về? Hải-quốc khen tiết thẳng, Giang-thần phục tài kỳ41 Hết lòng lập công lạ, Muốn mở rộng biên-thùy. Tre lụa lưu tên họ 42, Đời người cũng sướng ghê. Tập-Hiền Học-Sĩ Lương-Tăng tự Cống-Phủ Sắt đá lòng trung mãnh giấy tinh, Phẩm người cao quý cửa trâm anh, Bên trời Tô-Vũ toàn danh-tiết, Góc bể Trương-Khiên ruỗi sứ trình. Đồng-trụ trăng cao đề tuyệt cú, Đế-thành hoa nở đón qui-sinh. An-nam tuy nhỏ văn-chương thịnh, Ếch giếng xem trời chớ vội khinh. Quốc-Phó Kiến-An Vương-Tái Vàng đá lòng đơn động chín trùng 43 Ngựa quen lối cũ thẳng đường giong. Xe không ý-dĩ lòng liêm tỏ 44, Lễ có bao-mao chức-vụ xong 45. Tay chỉ địa-đồ triều bắc-khuyết, Miệng truyền thiên-chiếu đến Nam-Ngung. Chung-quân chẳng đợi xin dây lụa 46, Muôn dặm Ban-Sinh thỏa vẫy vùng 47. Học-Sĩ Vương-Chi-Cương tự Tử-Duy. Tam-tích ơn trên hậu lễ-nghi 48, Anh em quý hiển họ tên ghi, Một nhà trung-nghĩa từ xưa hiếm, Nghìn thuở sủng-vinh mấy kẻ bì. Tuổi-trẻ đã hay tròn tiết-nghĩa, Phương xa vốn sẵn phục phong-uy. Từ nay làng nước cao danh vọng, Tiếng tốt đời đời để lụa tre. Yên-Sơn Dũ-Thái Nghe nói Giao-Châu xa tuyệt vời, Tướng-quân ruổi ngựa một phen chơi, Khoán vàng lóng lánh, hùm trương mắt, Chiếu ngọc thơm tho, phụng ngậm lời. Nghìn núi chông gai thanh kiếm mở, Chín khe sương khói cánh buồm bay. Ra đi mệnh chúa tua ghi nhớ, Vả lại tây-nam nửa góc trời Vương-Hy-Hiền Tinh, U dòng tướng đấng anh-hào 49, Chí tiết lừng mây vạn trượng cao. Muôn đội ơn trên đeo hổ ấn 50, Một gieo non Thái nhẹ hồng mao51. Dãi là trói Việt xem như bỡn 52, Tấc lưỡi ép Tần chẳng khó nao 53. Muôn dặm rung cương người tiến bước, Già đời bọn tớ chỉ ngâm khào. Di-Môn Lý-Thanh (2 bài) Bài I Cành nam truyền hịch sứ-thần qua, Hơn hẳn ngày xưa Mã-Phục-Ba. Thuyết-phục phương xa dùng đức hóa, Năm khe hà tất động can qua. Bài II Khác người khác tiếng há vô tình, Cũng hiểu gặp nhau nói thái-bình. Ta có một lời, ông thử nghiệm, Xưa nay Định-viễn vốn thư-sinh 54. Lý-Hoằng Văn-hóa ngày nay bốn bể đồng, An-nam vốn thuộc bản-đồ chung. Chín tầng chọn khiến hoàng-hoa sứ, Muôn nước chầu về Tử-cực cung. Bác-vọng người xưa mừng lại gặp 55, Quế-Lâm đường cũ vẫn còn thông. Trung-nguyên xuân đến hoa như gấm, Khuyên chớ yêm-lưu dưới gốc đồng 56. Hà-Nam Hầu-Tông-Lễ Quỳ lạy Thiên-triều, bậc thượng-khanh, [...]... Đế, C.N 65), rừng thủy lâm ở phía tây thành Kinh đô Từ-La-Phạt có kê quái (con gà thành quái quỉ), bèn đổi tên là Kê- Lâm, nhơn dùng làm quốc hiệu Đời sau gọi nước Triều Tiên là Kê Lâm Sách Đường Thơ chép: "Thơ của Bạch Cự Dị rất hay, truyền tụng đến nước Kê Lâm, mỗi bài trị giá một lượng vàng, người ta có thể phân biệt những bài ngụy tạo 77 Tư-Mã Tương-Như đời Hán khi còn hàn vi, đi qua cầu Thăng-Tiên... Dương Quan Khúc là bài hát tiễn biệt, nguyên Vương Duy đời Đường đưa bạn là Nguyên Nhị đi sứ An Tây có câu thơ rằng: "Vị Thành triều vũ ấp khinh trần, khách xá thanh thanh liễu sắc tân, khuyến quân cánh tân nhất bôi tửu, tây xuất Dương Quan vô cố nhân" Đời sau đem bài thơ ấy vào nhạc phủ để làm bài hát tiễn biệt 64 Chín thu là cuối thu, đã gần hết 90 ngày 65 Trong phủ của quan Ngự Sử xưa có một hàng... nhi-nữ, Quanh quẩn già đời chẳng biết đâu Hai bài tứ-tuyệt của Hàn- Lâm Thừa-Chỉ Cửu-Môn Đổng-Văn-Dụng đưa Lý-Vũ-Sơn Bài I Mấy độ chiến-tranh ngọn sóng tràn, Lão-thần một tiếng Mán Mường an, Chúa ta phước lớn như trời bể, Phía bắc lầu cao hứng gió nhàn Bài II Đông-Chiết 57 sinh-dân đợi Tử-Ông 58 Tử-Ông tâm-sự với trời thông Nhớ đem một quyển Giao-Châu Cảo, Khắc ở Thiên-Thai đỉnh Nhạn-hồng 59 Hàn- Lâm Thừa-Chỉ... xin viết mấy hàng nầy để tiễn biệt Ngày 1 tháng 7 năm Chí-Nguyên thứ 31 (1294), viết tại nhà Ngọc-Đường (tức Hàn- Lâm- Viện) tại Thượng-Đô Nội -Hàn Dương-Tái tự Trọng-Hoằng đưa Lý-Thị-Làng Trời chín thu sắc muộn 64, Đường muôn dặm đưa chàng, Mây hàn đầu ngựa dậy, Gươm báu giắt lưng ngang Tuyên đọc chiếu thiên-tử, Yên lòng người viễn-bang Một ngày tan khí nóng, Thắng ruỗi bến Man-Giang Hàn- Lâm Thừa-Chỉ... hai bên thềm,mà các nước đều đến chầu 70 Vua Hạ Vũ hội họp chư hầu ở núi Đồ Sơn, có hàng vạn nước đem ngọc và lụa đến họp 71 Hoang yêu là nơi xa xuôi 72 Các dinh thự dùng hồ phấn quét tường gọi là phấn thự 73 Tinh thần ở đây cũng như tinh tú, là các vì sao 74 Xem chú thích ở bài thơ của Diêm Phục 75 Cửa cung điện nhà vua 76 Kê Lâm: tên nước, tức nước Tân La Năm Thoát Giải (niên hiệu của vua nước Tân... Hoàng-hoa 62 Bài tựa của Trương-Bá-Thuần, Hàn- Lâm Học-Sĩ, người Gia-Hưng, tiễn chân Lý-Trọng-Tân và Tiêu-Phương-Nhai An-nam là đất Việt ngày xưa, tuy ở ngoài Cửu Châu, nhưng có lẽ cũng thuộc bản-đồ của vua Hạ-Vũ Từ xưa đặt Thứ-sử, thái-thú cai-trị, triêm-nhiễm vănhóa, cho nên phong-tục cũng có văn-vật, không đến đỗi chẳng biết nghĩa lý về việc tôn vua và thân kẻ trên Thế mà từ ngày liệt vào hàng phiên-thuộc... tiên ở 88 Chung Quân lúc hàn vi, đi vào Quan Trung yết kiến quan Bác-Sĩ, khi qua ải, người giữ ải trao cho Chung-Quân một miếng lụa dùng làm phù-hiệu để khi trở về mới được đi qua ải Chung-Quân nói: "Đại-trượng-phu sang phương tây ngao du, quyết không trở về, bèn ném lụa mà đi Sau làm quan đi sứ các quận, khi qua ải, người giữ ải nhìn biết và nói rằng: "Sứ-giả nầy là chàng thơ- sinh ném lụa ngày xưa"... rằng: "Đại trượng phu nên bắt chước Phó-Giới-Tử và Trương-Khiên lập công nơi xa để được phong Hầu, có lẽ nào cứ lui cui ở giữa cây bút và nghiên mực nầy?" 79 Văn-Uyên: tên chữ của Mã -Viện 80 (Khuyết văn.) 81 Biển phương Nam 82 Văn tinh chỉ Phó Dữ Lệ 83 Xem bài thơ Trần Nghiễm 84 Bài văn khắc ở bia hay trên một vật gì để lưu-truyền được lâu 85 (Khuyết văn một hàng.) 86 Vân bình cũng như vân xa, ý nói chờ... Sứ-mạng xong rồi lại ngọc-môn 75 Hàn- Lâm Trực-Học-Sĩ Trần-Nghiễm Hoàng-hoa dứt hát, rượu tàng tàng Trước cửa đô-thành ngựa buộc cương Vâng lãnh tiết-mao từ Bắc-khuyết, Tuyên truyền ngọc chiếu đến Nam-bang Thơ hay giá trọng rừng kê-quái 76 Chí cả gan lỳ chốn hổ lang Dụ Thục Trương-Như xong sứ-mạng, Mau quay chèo quế vượt sông Tương Từ khúc của Hàn- Lâm Ứng-Phụng Đằng-Tân đưa chân Lý-Cảnh-Sơn (Theo điệu... hoàng-hoa của chúng ta Trọng-Tân từng ở ban thượng-thư-lang, Tắc-Bình sung chức phó-sứ hai lần, bình-tố học hành những gì? Nay hai ông ra đi, một lòng trung-nghĩa, không quản đến việc riêng mình và không có thái-độ đa ngôn trong khi vào trực vua, chắc chắn thế nào cũng làm xong công việc mà người khác cho là khó làm Trong tiệc khách không nỡ nghe hát khúc Dương -Quan 63, lại không thể bắt chước các bạn . Những bài tựa và thơ của các quan Hàn Lâm Viện đưa tặng Sứ-giả Bài tựa của Hàn- Lâm Học-Sĩ Lý-Khiêm, hiệu Thụ-Ích, đưa Thượng- Thơ Sài-Trang-Khanh. Năm Chí-Nguyên. sắp đi, các quan Hàn- Lâm- Viện đều làm thơ tống tiễn. Tôi may được dự một chức trong Viện Hàn- Lâm thường những chiếu-dụ, biểu-chương, đều có dự nghe, bèn thuật lại công việc và kính tặng mấy. Rạng cửa y -quan đủ sắc màu. Cờ sứ Tô-Công nay tạm biệt, Danh thơm Mã-Tướng ắt về sau. Đáng cười bọn tớ tình nhi-nữ, Quanh quẩn già đời chẳng biết đâu. Hai bài tứ-tuyệt của Hàn- Lâm Thừa-Chỉ

Ngày đăng: 30/07/2014, 08:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan