Chiến tranh Israel - Ả rập năm 1967 1 ppt

8 332 0
Chiến tranh Israel - Ả rập năm 1967 1 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chiến tranh Israel - Ả rập năm 1967 1 Israel chuẩn bị chiến tranh Trong khi khối Ả Rập phân tán, cố giải quyết vấn đề nội bộ của từng miền mà không xong vì mâu thuẫn quyền lợi, mâu thuẫn chủ trương thì Do Thái rất đoàn kết, cùng xắn tay củng cố quốc gia, khuếch trương kinh tế, chuẩn bị chiến tranh. Họ muốn rửa cái nhục năm 1956 và biết rằng còn phải chiến đấu nữa với Ả Rập. Mỹ giúp cho họ một tỷ sáu trăm triệu Mỹ kim, đồng bào của họ ở Mỹ gửi tiền về, Tây Đức bồi thường cho họ, rồi tiền riêng của họ, họ bỏ ra một phần lớn mua khí giới tối tân (như phi cơ Mirage của Pháp), chế tạo khí giới, tàu chiến, tổ chức lại quân đội huấn luyện sỹ tốt. Đàn ông phải thi hành quân dịch hai năm rưỡi, phụ nữ không có chồng thi hành hai năm, nhưng có thể miễn dịch nếu theo Do Thái giáo. Mỗi năm sỹ tốt hậu bị phải vào trại huấn luyện liên tiếp trong ba mươi ngày và mỗi tháng luyện tập thêm một ngày nữa, như vậy hễ có lệnh động viên là chỉ từ 24 đến 72 giờ, có thể có được 250.000 quân. Dân số năm 1967 khoảng trên hai triệu Do Thái với 500.000 Ả Rập và kiều dân, hai hạng sau không phải nhập ngũ. Tỷ số 250.000 quân trên 2.000.000 dân là tỷ số lớn nhất thế giới. Họ được huấn luyện rất gắt - gắt gấp ba ở Mỹ - được dạy dỗ đàng hoàng về văn hóa, về nghề nghiệp. Họ lại tổ chức nhiều đạo quân thiếu niên từ 14 đến 18 tuổi để kiến thiết quốc gia trong thời bình (đắp đường, xây đồn, cày ruộng), bảo vệ quốc gia trong thời chiến. Khắp biên giới và cả trong sa mạc Neguev chỗ nào cũng mọc lên các Kibboutz mà mỗi Kibboutz là một tiền đồn có đủ sức tự vệ trong khi chờ đợi quân cứu viện. Trừ miền biên giới Sinai và Gaza có quân đội mũ xanh dương của Liên Hiệp Quốc đóng từ sau chiến tranh Suez (1956), còn ở biên giới Jordani, Syrie, các vụ xung đột xảy ra thường ngày. Lỗi về bên nào? Có lẽ về cả hai. Có điều chắc chắn là nếu lỗi về Ả Rập thì Do Thái "trả đũa" dữ dội để tỏ rằng họ mạnh, mà họ mạnh thật. Năm 1964, thấy Israel mỗi ngày mỗi hăng, khối Ả Rập họp nhau để định thái độ. Tunisia ôn hòa nhất, muốn dùng chính sách ngoại giao, Syrie kịch liệt nhất chỉ đòi dùng ngay võ lực, Ai Cập trung dung, đề nghị cứ tạm giữ hiện trạng mà chuẩn bị chiến tranh cho kỹ đã. Để hòa giải hai chủ trương kia, Nasser thành lập một cơ quan giải phóng Palestine mà người cầm đầu là Ahmed Choukein[69]. Cơ quan này có mục đích quấy rối các miền có dân tản cư Ả Rập tức ở Gaza (40000 dân tản cư trên một thẻo đất nhỏ độ ba trăm cây số vuông) và Jordani, trên một biên giới dài 350 cây số. Cơ quan đóng bản dinh ở Jérusalem, rất có nhiều tiền vì hầu hết các quốc gia Ả Rập đều phải đóng góp một thứ thuế gọi là "thuế hồi hương", nhờ vậy trong hai năm thành lập được một đạo quân 16.000 người. Trung Quốc tham dự, tình hình thêm căng thẳng Từ 1956, Tiệp Khắc, Nga vẫn cung cấp khí giới cho Ai Cập (một phần là đổi lấy bông vải Ai Cập vì bông Ai Cập rất tốt). Syrie, từ 1960, cung cấp cả cho lính nữa, gửi nhiều huấn luyện viên quân sự tới ba xứ đó, nhất là Ai Cập. Bắt đầu từ 1965, khối Ả Rập nhận thêm viện trợ quân sự của Trung Quốc. Trung Quốc giao thiệp với khối Ả Rập từ trước 1955, năm 1965 đã được hầu hết các quốc gia Tây Á và Trung Á thừa nhận (chỉ trừ Thổ và Liban). Trung Quốc ở xa bán đảo Ả Rập, không có quyền lợi gì nhiều tại nơi đó, nhưng vẫn muốn gây ảnh hưởng ở khắp các nước Á, Phi, nhất là từ khi Nga dùng chính sách "xét lại", muốn "sống chung hòa bình" với Mỹ thì Trung Quốc cho mình là theo đúng đường lối Marx-Lenin, mới xứng đáng lãnh đạo "đệ tam thế giới", tức khối các nước nhược tiểu, kém phát triển. Ở Ả Rập, họ hô hào đả đảo thực dân Mỹ, Anh, đả đảo "Do Thái tự tôn", tranh giành ảnh hưởng của Nga. Họ viện trợ được rất ít vì họ còn nghèo, thiếu kỹ thuật gia, nhưng sự tuyên truyền của họ có kết quả (sách báo, phim, trao đổi phái đoàn. Từ 1956 đến 1965, có 39 phái đoàn Trung Hoa qua Tây Á, Trung Á, và 17 phái đoàn Tây Á, Trung Á qua Trung Quốc), nên trong các đảng cộng sản Ả Rập đã có phe theo Trung Quốc. Hai nước được họ viện trợ hơn cả là Yemen và Syrie. Năm 1963, Syrie được vay của Trung Hoa 70 triệu quan Thụy sỹ để canh tân kỹ thuật, phát triển kinh tế. Năm 1964 Yemen được mượn (khỏi trả lời) trên 2 triệu quan Thụy sỹ, và 10 triệu Anh bảng để mở đường, lập xưởng dệt. Ở Ai Cập, Iraq, Koweit, ảnh hưởng của Trung Quốc có phần kém. Nhưng khi Nasser thành lập cơ quan giải phóng Palestine thì Chu Ân Lai hứa hết lòng ủng hộ Ả Rập chống lại Mỹ và Do Thái tự trị. Choukein qua Bắc Kinh, được Chu Ân Lai tiếp đón niềm nở, coi như một lãnh tụ Ả Rập, nên về Jérusalem ông ta hăng say, đòi mở cuộc Thánh chiến diệt Israel và tuyên bố "sẽ sẵn sàng bắn phát súng đầu tiên". Nasser thấy ông ta đi quá trớn, vội cải chính nhưng đã quá trễ. Tình hình vì vậy mà cực kỳ căng thẳng: Khắp biên giới Syrie, Jordani, hai bên gây với nhau, lần nào Israel cũng ở cái thế lợi. Tháng 5 năm 1967, Ai Cập đòi Liên Hiệp Quốc rút hết quân đội mũ xanh ra khỏi Sinai và Gaza. Tổng thư ký Liên hiệp Quốc là U Thant chắc hiểu thâm ý của Nasser là khiêu khích Israel để gây chiến, nhưng ông ta cứ theo đúng hiệp ước: Một trong hai bên, Ai Cập hoặc Israel, mà yêu cầu rút quân thì ông cho rút quân. Nasser lại phong tỏa eo biển Tiran trong vịnh Akaba, ngăn các tàu Israel tới Eliath, cửa ngõ của Israel trên Hồng Hải. Ở Washington, tổng thống Johnson lên tiếng cảnh cáo Ai Cập làm cho tình hình Tây Á nguy hiểm và phải chịu hết trách nhiệm. Tức thì Moscow đáp lại: "Kẻ nào dám xâm lăng Tây Á sẽ đụng nhằm lực lượng của liên minh Ả Rập và sự kháng cự của Liên Xô ". Viên đại sứ Trung Quốc lại thăm Choukein, khuyến khích 12.000 fedayin (quân cảm tử) của Choukeiri. Chiến tranh không thể tránh được. Trước kẻ thù chung là Do Thái, các quốc gia Ả Rập lại đoàn kết nhau. Đầu tháng sáu 1967, có tới mười hai quốc gia Ả Rập đứng sau lưng Ai Cập. Tám quốc gia sẵn sàng gửi quân ra mặt trận: Algeri, Maroc, Kowait, Yemen, Jordani, Syrie. Bốn quốc gia kia Ả Rập Saudi, Lybie, Liban chỉ đoàn kết vì chính trị thôi. Ngoài ra hai nước Hồi giáo không thuộc khối Ả Rập là Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan cũng ở xa ủng hộ tinh thần: “Chúng tôi hết thảy đứng về phía Nasser”. Chúng ta nhận thấy Liban, mà một nửa dân số theo Ki Tô giáo, thân phương Tây, nên chỉ ủng hộ lấy lệ là phải rồi. Còn Ả Rập Saudi thì thật không có tinh thần đoàn kết chút nào hết. Ibn Séoud rồi Saud đều làm chủ thánh địa La Mecque, Saud lại bỏ ra không biết bao nhiêu tiền để xây dựng thêm điện thờ, giáo đường ở La Mecque, vậy mà hễ có thánh chiến là họ lại lảng ra. Ibn Séoud không dự chiến tranh 1948 – 1949 với Do Thái, Saud cũng không dự chiến tranh 1967 này. Họ đoán trước là thất lợi? Họ ghét Nasser? Hay họ lãnh đô la của Aramco, nên không muốn mất lòng Mỹ?. Đáng thương nhất là vua Hussein. Thực tâm ông ta cũng như ông nội của ông, Abdallah, không thù gì Do Thái, lại thân Anh, Mỹ vì phải sống nhờ viện trợ của Anh, Mỹ. Nhưng ông ta ở vào cái thế không thể không tham chiến được. 600.000 người Ả Rập di cư và Chonkeiri thúc ông ta phải diệt Do Thái, vả lại biên giới ông tiếp Israel, Jérusalem một nửa thuộc về Israel, ông không đánh Israel thì Israel cũng không tha ông. Nasser thấy chưa bao giờ tình hình thuận lợi như lần này: - Về ngoại giao: Được Nga, Tiệp Khắc ủng hộ. Pháp tuyên bố trung lập. - Về dân số: Ả Rập có 70 triệu người, Israel chỉ có 2 triệu rưỡi. - Về quân số: Ai Cập có 270.000 quân, Syrie có 60.000 quân. Iraq, Algeri, Kowait cũng gửi một số quân tượng trưng qua. Quân hậu bị thì vô số. Israel chỉ có được nhiều lắm là từ 250.000 tới 300.000. - Về võ khí, Nga & Tiệp Khắc mấy năm nay đã cung cấp rất nhiều, mấy trăm phi cơ, mấy ngàn xe thiết giáp, mấy trăm dàn hỏa tiễn. Nhất định là thắng. Ả rập đại bại Không ngờ đại bại, bại một cách nhục nhã, ngay từ mấy giờ đầu. Ngày 5-6-1967, tám giờ sáng bao nhiêu phi cơ của Israel đều nhất loạt tủa lên trời, bay về biên giới Ai Cập và chỉ trong tám mươi phút họ phá được hết các phi cơ khu trục, phóng pháo, chuyên chở của Ai Cập ở Sinai. Họ làm thình lình, Ai Cập không kịp trở tay, và ở các phi trường Ai Cập, xác phi cơ nằm ngổn ngang, nhiều chiếc mới tinh. Tất cả thế giới ngạc nhiên, không hiểu tại sao phi công Israel nhắm trúng đích một cách lạ lùng như vậy, biết được cả chỗ nào để phi cơ thật, chỗ nào để phi cơ giả. Người ta ngờ rằng họ có một khí giới bí mật. Sự thực chỉ nhờ tài tình báo của họ. Họ biết được đủ các chi tiết về các phi trường Ai Cập, cả về tính tình tập quán của sỹ quan Ai Cập nữa. Mấy giờ thức dậy, mấy giờ ăn điểm tâm, mấy giờ có mặt ở sân bay Vậy sau hai giờ đầu, không quân Ai Cập gần như hoàn toàn tan rã. Israel hoàn toàn làm chủ không phận Sinai mà trên sa mạc làm chủ được không phận thì chắn chắn là thắng rồi. Ở dưới đất, chiến xa Israel tiến theo ba trục bắc, trung, nam và ba ngày sau tới bờ kênh Suez và Hồng Hải, chiếm trọn bán đảo Sinai với hàng kho khí giới, hàng đoàn xe thiết giáp, cả những cỗ đại bác 160 li, những dàn hỏa tiễn còn mới nguyên. Quân lính Ai Cập lột áo cởi giày mà chạy, 10.000 bị giết, 5.000 bị cầm tù. Họ ở trong một tình cảnh thê thảm, chính quân thù của họ cũng phải thương cho họ. Trên mặt trận Jordani, quân Israel phải khó khăn mới chiếm được Jérusalem vì phải chiếm từng khúc đường, từng căn nhà và phải tránh các nơi có cổ tích. Một cánh quân khác túa ra đánh chiếm Naplouse, Djenine và ngày 8-6 tới bờ sông Jourdain. Vua Hussein ra lệnh hạ khí giới, tuyên bố với quốc dân rằng chưa bao giờ quốc gia bị một tai họa lớn như vậy. Trên sáu ngàn người tử thương hoặc mất tích, 460 người bị cầm tù. Mặt trận Syrie gay go hơn cả vì địa thế hiểm trở mà quân Syrie chiến đấu hăng. Israel dùng chiến thuật đánh tiêu hao và tấn công bất ngờ, dội bom dồn dập vào phòng tuyến Syrie, nã đại bác vào hậu tuyến Syrie trong ngót trăm giờ liền rồi đánh thốc tới. Ngày 10-6, theo lệnh Liên Hiệp Quốc hai bên ngưng chiến. Tổn thất của Syrie: 200 chết, 5.000 bị thương. Trên cả ba mặt trận, Israel tử thương chưa đầy 1.000, bị thương chưa đầy 1.500. Nhưng tổn thất về sỹ quan rất cao vì họ có lệnh bắt sỹ quan phải xung phong. Chiến tranh này còn chớp nhoáng hơn chiến tranh 1956 với Ai Cập, chỉ trong có 6 ngày Israel đè bẹp ba đạo quân Ai Cập, Jordani, Syrie, chiếm được trọn bán đảo Sinai, trọn miền của Jordani nằm ở phía tây sông Jourdan và một vùng rộng 20 - 30 cây số của Syrie, làm cho cả thế giới ngạc nhiên và thán phục. Bi kịch của Nasser Israel thắng vì: - Có những người chỉ huy tài giỏi như tướng Moshé Dayan đã nổi danh từ chiến tranh độc lập năm 1948-1949, tướng Yitzhak Rabin[70]. - Tinh thần quân đội rất cao, họ biết rằng nếu thua thì sẽ bị tiêu diệt, nên họ liều chết để đánh, sỹ quan nào cũng làm gương cho binh lính. - Họ được huấn luyện rất kĩ lưỡng, luôn trong mười năm, quân hậu bị năm nào cũng luyện tập trên 40 ngày, mấy tháng trước chiến tranh quân lính giờ phút nào cũng ở trong tình trạng báo động, đêm cũng như ngày. Trình độ văn hóa của họ tương đối khá và hễ trình độ đó cao thì có sáng kiến, có tinh thần trách nhiệm, chiến đấu giỏi. - Chiến thuật của họ mới mẻ, linh động, đánh thốc vào phòng tuyến địch, phá tan thật mau rồi xông tới hoài, chứ không mất thì giờ bao vây địch, họ không loan báo chiếm được thành lũy, làm cho địch hoang mang, không ngờ rằng họ đã tới sát nách mình. - Nhất là vì họ tấn công thình lình, diệt ngay được không lực của Ai Cập trong hai giờ đầu. . Chiến tranh Israel - Ả rập năm 19 67 1 Israel chuẩn bị chiến tranh Trong khi khối Ả Rập phân tán, cố giải quyết vấn đề nội bộ của từng miền mà. đường ở La Mecque, vậy mà hễ có thánh chiến là họ lại lảng ra. Ibn Séoud không dự chiến tranh 19 48 – 19 49 với Do Thái, Saud cũng không dự chiến tranh 19 67 này. Họ đoán trước là thất lợi? Họ. sau chiến tranh Suez (19 56), còn ở biên giới Jordani, Syrie, các vụ xung đột xảy ra thường ngày. Lỗi về bên nào? Có lẽ về cả hai. Có điều chắc chắn là nếu lỗi về Ả Rập thì Do Thái "trả đũa"

Ngày đăng: 30/07/2014, 06:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan