Chế độ dinh dưỡng hợp lý khi bị mụn ppsx

4 447 0
Chế độ dinh dưỡng hợp lý khi bị mụn ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chế độ dinh dưỡng hợp lý khi bị mụn Bên cạnh lời khuyên thứ nhất của việc trị mụn đó là "uống nhiều nước", một vài nghiên cứu chỉ ra rằng trong thành phần của thức ăn hằng ngày có thể giúp cho làn da được khỏe mạnh. Axít béo hữu dụng Chất béo trong chế độ ăn uống thường là mục tiêu chính của "chiến dịch" chống mụn, vì những axít béo bão hòa (no) được cho rằng làm gia tăng sự đốt cháy năng lượng trong cơ thể và dẫn tới da bị nhờn. Điều này có thể đúng một phần trong suy luận rằng những chất béo có hại cho cơ thể sẽ không có lợi cho làn da. Tuy nhiên, rất ít người biết rằng có một số loại axít béo đóng vai trò quyết định trong việc giúp cho làn da không bị mụn. Thường do sự sản sinh quá nhiều bã nhờn ở lỗ chân lông dưới sự tăng cường của androgen (hoóc môn sinh dục nam) trong cơ thể khiến da bị mụn. Các axít béo như Omega-3, Omega-6 và Omega-9 là những axít thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ androgen, ngăn ngừa sự dư thừa bã nhờn ở lỗ chân lông và tuyến nang lông, giúp giảm thiểu nguyên nhân gây ra mụn. Chế độ ăn uống của chúng ta thường có khuynh hướng giàu axít béo Omega-6. Tuy nhiên, quá nhiều Omega-6 lại có hại cho cơ thể, vì vậy cần tăng cường axít béo Omega-3 và Omega-9. Những axít này có thể tìm thấy trong các loại cá biển, dầu mè, dầu nành, dầu ôliu, trứng, sữa Vitamin và khoáng chất Bên cạnh những axít béo cần thiết, vitamin và khoáng chất cũng đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống đối với da bị mụn. Vitamin A (dẫn xuất Retinol) được xem là chất quan trọng nhất trong việc trị mụn ở những người thiếu hụt vi chất này, đồng thời cũng đóng vai trò khá lớn trong việc giảm quá trình sản xuất bã nhờn trên da. Vitamin E giúp cho da được mịn màng và khỏe mạnh. Thiamine (vitamin B1) là một vi chất chống ôxy hóa có thể cải thiện sự lưu thông trong máu, giúp da được thông thoáng. Sự thiếu hụt riboflavin (vitamin B2), niacinamide (vitamin B3) và pyridoxine (vitamin B6) được biết tới như nguyên nhân làm mụn trầm trọng thêm và axít pantothenic (vitamin B5) thì lại giúp giảm mụn một cách gián tiếp do làm giảm căng thẳng. Axít ascorbic (vitamin C) là một vi chất chống ôxy hóa khác có những chức năng cải thiện và phục hồi những hư tổn trong mô và biểu bì. Cuối cùng, bioflavanoids (vitamin P) có thể giúp ngăn ngừa mụn thông qua những tác dụng chống khuẩn. Kẽm là một vi khoáng có thể giúp chữa lành vết thương và phục hồi mô nhanh chóng. Sự thiếu hụt kẽm có thể làm gia tăng quá trình sản xuất androgen, làm da nhờn hơn và gây mụn. Crôm lại là một vi khoáng có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Chứng thèm ăn ngọt thường có liên quan đến việc thiếu hụt crôm, do đó sẽ có nhiều tác hại lên da. Những người bị nhiều mụn thường có lượng đường trong máu không ổn định. Đồng thời, crôm còn giúp giảm tỉ lệ nhiễm trùng trên da, giúp điều trị mụn dễ dàng hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy ngoại trừ những thực phẩm gây dị ứng, bạn nên chú trọng vào những thức ăn có nguồn gốc thiên nhiên như rau củ và hoa quả để có được một làn da khỏe mạnh. Nếu bạn muốn điều trị mụn, hãy chú trọng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất như trên. Điều quan trọng hơn cả là bạn cần kiên trì, vì mụn không thể biến mất chỉ sau một đêm hay một tuần. . Chế độ dinh dưỡng hợp lý khi bị mụn Bên cạnh lời khuyên thứ nhất của việc trị mụn đó là "uống nhiều nước", một vài nghiên. giúp cho làn da không bị mụn. Thường do sự sản sinh quá nhiều bã nhờn ở lỗ chân lông dưới sự tăng cường của androgen (hoóc môn sinh dục nam) trong cơ thể khi n da bị mụn. Các axít béo như. chất cũng đóng vai trò quan trọng trong chế độ ăn uống đối với da bị mụn. Vitamin A (dẫn xuất Retinol) được xem là chất quan trọng nhất trong việc trị mụn ở những người thiếu hụt vi chất này,

Ngày đăng: 30/07/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan