Giáo trình ô nhiễm không khí part 2 pptx

33 598 0
Giáo trình ô nhiễm không khí part 2 pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

35 Máy móc thiết bò điện Chế tạo và lắp ráp các chi tiết máy, cung cấp máy móc cho các nhà máy phát điện và những nơi dùng năng lượng điện như các mô tơ điện hoặc các biến áp. Chất ô nhiễm không khí tương tự như đã miêu tả trong phần cơ khí chế tạo. Khai thác mỏ Khai thác đá và nghiền những sản phẩm rắn, khoáng chất, sắt và các loại quặng kim loại, khai thác và lọc dầu. Tìm kiếm và khai thác dầu thô từ trong cát, trong đất phèn sét, từ đó khoan và hút dầu thô từ những giếng dầu. Quá trình lọc dầu phải thỏa mãn các thông số về lưu tốc, nhiệt độ, áp suất làm cho chúng bò lỏng ra, sau đó tách khí đồng hành là một sản phẩm có tính thương mại cao, cuối cùng là tách đến dầu nặng, dầu nhờn. Khí tự nhiên hầu hết là có nguồn gốc từ dầu mỏ. Chất thải sinh ra là các khí đồng hành, CO, bụi, khói. Một lượng lớn các khí phát sinh ra từ dầu gây ô nhiễm không khí. Những chất này gồm hơi dầu bốc ra từ dầu chứa trong kho, SO 2 và khói nhẹ bốc ra từ quá trình phân hủy và đốt cháy dầu khi đi qua thiết bò gia nhiệt. Đồ trang bò nội thất, gỗ xẻ và các sản phẩm về gỗ Đốn gỗ và chế biến bao gồm các quy trình sau: bào nhẵn, dán, chế tạo gỗ dán, tạo ra các sản phẩm như đóng hộp, các contennơ, mùn cưa và các sản phẩm khác. Đồ trang bò nội thất, đồ dùng trong nhà, văn phòng, đồ dùng trong cửa hàng. Các sản phẩm phụ sinh ra từ bào, nghiền, đốn, cưa và các hình thức khác. Sau khi tạo hình để hoàn thành sản phẩm phải qua các công đoạn khác như nhuộm, sơn lót, sơn…. Ngoài ra còn có những chất thải rắn phải thiêu đốt. Mùn cưa và bụi phát sinh từ quá trình nghiền. Khí hữu cơ từ dung môi hòa tan trong sơn hoặc dầu khi sơn trên bề mặt gỗ. Khói sinh ra từ quá trình đốt cháy chất các chất thải từ gỗ, sản phẩm nghiền, bột nhỏ mòn và mùn cưa. Thiết bò vận tải Chế tạo và lắp ráp từng phần hợp thành con tàu, ô tô, Trừ các công đoạn lắp ráp, bản thân nó không phải 36 mô tô, máy bay và các thiết bò vận tải khác, có liên quan đến việc chế tạo các bộ phận, lắp ráp thành hình. Trong trường hợp con tàu bò ghép bằng đinh tán, hàn từ những tấm kim loại. Ở mức độ chuyên môn hóa cao, đặc biệt là với ô tô và máy bay, đòi hỏi một sự đồng bộ cao trong sản xuất hoặc sự tập trung của nhiều ngành công nghiệp cùng hợp tác sản xuất. là nguồn gây ô nhiễm không khí. Còn lại các công đoạn như đúc, gia nhiệt, làm đồ gỗ, mạ, ngâm tẩm đều phát sinh ra chất ô nhiễm. Các chất ô nhiễm phát sinh bao chủ yếu là: Hơi dung môi hữu cơ sinh ra từ quá trình lắp ghép, làm khô nhằm bảo vệ bề mặt. Hóa chất và những sản phẩm tương đương Ngành sản xuất đa dạng các loại sản phẩm: Hóa dầu, dầu nặng, công nghiệp hóa như sản xuất acid sulfuric, cacbonat natri (soda), xút, khí clo, amoniac, các sản phẩm về dược, thuốc trừ sâu, xà phòng, vải tổng hợp, sản phẩm phân rã hạt nhân, nhựa, mỹ phẩm, nylon, hóa chất nhuộm và sản xuất các thiết bò về công nghệ hóa học. Công nghệ hóa học có thể tạo ra các dạng chất ô nhiễm liên quan đến việc bốc hơi các hóa chất (gồm cả các hóa chất và các sản phẩm cuối) và các dẫn chất hoặc sản phẩm của phản ứng của các hóa chất trong khí quyển. Khoáng chất (đá, gạch và các sản phẩm kính) Sản xuất từ đất, đá, đất sét, cát tạo ra các sản phẩm như kính, ximăng, gạch, gốm, bê tông, sản phẩm về thạch cao, các sản phẩm từ việc cưa đá mà ra, sản phẩm amiăng, vật liệu lợp mái. Các máy móc khi sản xuất cần làm nát, trộn, phân loại, tạo khuôn, làm khô và nung trong lò nung. Nung chảy tạo ra các sản phẩm về kính. Bụi từ các máy móc chế biến, khói và hơi từ công đoạn nấu chảy hoặc trong các lò nung. Dệt Bao gồm tách sợi bông, xe sợi, xe chỉ, dây viền đăng Chất thải phát sinh từ bông vải, sợi. Hơi nước và khí 37 ten, dệt thành thảm, mền, đồ thêu, đăng ten và các sản phẩm khác liên quan đến quá trình xe chỉ, cuộn, cuốn ống, dệt, viền, đan len, khâu vá, may mặc, tẩy trắng, nhuộm, in, làm chăn bông, đệm… khác thoát ra từ quá trình nhuộm, tẩy, ngâm tẩm, làm sạch. Bụi khói thoát ra từ quá trình đốt cháy chất thải và từ các khung dệt, băng tải và các quá trình khác. Các sản phẩm về cao su Sản phẩm sản xuất từ cao su tự nhiên, cao su tổng hợp, cao su tái chế (nhựa cao su, kếp …) tạo ra các sản phẩm như làm giày, đế giày, gót giày, các chi tiết dùng trong các máy móc, nguyên liệu làm sàn và các sản phẩm cao su khác. Quá trình chế biến cao su bao gồm quá trình nhai, trộn khoáng chất với cao su tự nhiên để tạo ra cao su hóa học, làm cho cao su có độ liên kết cao hơn. Tạo ra các sản phẩm theo ý muốn rồi đưa vào quá trình lưu hóa. Bụi, bột than đen bốc ra từ quá trình hòa trộn, cán tráng. Tuy nhiên, nguồn gây ô nhiễm này luôn có thể kiểm soát được. Còn một nguồn gây ô nhiễm nữa là hơi dung môi hữu cơ phát sinh từ quá trình nghiền trộn, gắn kết, tạo hình, làm khô sản phẩm. Giấy và các sản phẩm tương đương Sản xuất giấy và các sản phẩm tương đương từ bột gỗ, sợi xenlulô, giẻ rách mà có liên quan đến quá trình cắt chặt, nhai vụn làm nát, trộn, nấu, nghiền giấy bỏ. Mùn bụi thoát ra, nhưng không có sự bốc hơi trừ trường hợp đốt cháy, thiết bò sấy dùng hơi nước và các thiết bò máy móc dùng năng lượng. Các sản phẩm phục vụ ngành xây dựng như các tấm lợp do việc thấm đẫm hắc ín, là nguyên nhân gây ra bụi và khí độc hại. In tại các nhà xuất bản In chính là tạo ra chữ bằng khuôn chữ, thuật in đá, in kẽm hoặc dùng màn hình, đóng sách, in khắc, photo ảnh, in mạ vv… Liên quan đến các khuôn chì trong máy Hơi ô xít chì thoát ra từ các khuôn chì, tuy nhiên, nguồn này cũng dễ kiểm soát. Hơi dung môi hữu cơ hòa tan bốc lên từ quá trình in, đặc biệt là với 38 sắp chữ, một tính chất đáng lưu ý là trong mực có chứa rất nhiều dung môi hòa tan. phương pháp in quay. Thiết bò Sản xuất và lắp ráp các máy móc, đồ điện, thiết bò hóa học dùng trong nha khoa, phòng thí nghiệm, nghiên cứu, kỹ nghệ photo, chụp ảnh, tạo ra đồng hồ. Tạo ra các khuôn đúc, các sản phẩm khác của các hợp kim cứng. Nguyên liệu là đồng thau, thép … Sau đó là quá trình lắp ráp, mạ, hoàn thành. Hơi độc thoát ra từ các máy móc như khói, bụi, hơi (tương tự như phần cơ khí chế tạo) thì luôn luôn kiểm soát được. Trong các quá trình mạ thiết bò ta phải luôn luôn dùng các thiết bò có công nghệ cao, đây chính là nguyên nhân gây ra hơi acid. Thực phẩm và các sản phẩm tương tự Bao gồm các việc như giết thòt, chế biến, hun khói để làm nguyên liệu. Sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm như bơ sữa, đồ hộp, mứt, trái cây rau quả, thực phẩm biển, lúa gạo, bánh và các loại rượu. Từ động vật có thể sản xuất ra các loại mỡ, dầu, mỡ nhờn vv… Thường xuyên bốc mùi hôi. Đặc biệt là khi tái chế và từ các thực phẩm trong gia đình, nhiều khi chúng bò ôi thiu, thối nát. Mùi hôi cũng có thể phát sinh ngay tại bản thân sản phẩm chức trong kho, các công việc khác như rang cà phê, bụi sinh ra từ quá trình xay thóc. Các ngành công nghiệp khác Thuốc lá, súng ống và vũ khí, da và các sản phẩm từ quá trình thuộc da, xây dựng nhà cửa, sản xuất đồ kim hoàn vv… Tất cả các loại ô nhiễm phát sinh từ quá trình chế biến đã được mô tả ở trên. Nguồn “Standard Industrial Classification Manual” 39 2.3. CHẤT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ 2.3.1. Khái niệm về chất ô nhiễm Như đã trình bày ở trên: bất kỳ một chất nào được thải vào không khí với nồng độ đủ để ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển, sinh trưởng của động, thực vật, phá hủy vật liệu, làm giảm cảnh quan môi trường … đều là các chất ô nhiễm. Ví dụ các loại bụi, hơi khí độc, mùi hôi các chất ô nhiễm thải ra từ các nguồn ô nhiễm thường rất đa dạng, chúng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau (dạng hạt, khí, hơi dung môi…), với các nồng độ khác nhau tùy theo các quá trình công nghệ, việc sử dụng nguyên vật liệu, hóa chất, tình trạng máy móc thiết bò và tay nghề của công nhân… Có thể phân loại các chất ô nhiễm theo các cách sau đây. 2.3.2. Phân loại chất ô nhiễm a) Dựa vào nguồn gốc sử dụng nguyên vật liệu Theo cách phân loại này các chất ô nhiễm được chia ra các loại sau đây: - Chất ô nhiễm từ quá trình đốt: khí thiên nhiên, dầu, củi, trấu phục vụ cho các quá trình cung cấp nhiệt cho máy phát điện, nồi hơi, các quá trình sưởi ấm, sấy nóng hoặc các quá trình khác. - Các chất ô nhiễm sinh ra từ các quá trình công nghệ khác nhau: do sử dụng các loại nguyên liệu có sinh ra các chất ô nhiễm trong quá trình sản xuất hoặc sản phẩm của chúng là các chất dễ gây ô nhiễm môi trường. b) Dựa vào nguồn gốc phát sinh Có thể chia chất ô nhiễm thành hai loại như sau: - Chất ô nhiễm sơ cấp: là các chất ô nhiễm được thải trực tiếp từ nguồn ô nhiễm. Ví dụ các chất SO x , NO x , bụi … thải ra từ các quá trình đốt nhiên liệu. - Chất ô nhiễm thứ cấp: là các chất ô nhiễm được tạo thành từ các chất ô nhiễm sơ cấp do các quá trình biến đổi hóa học trong khí quyển. Ví dụ: H 2 SO 4 sinh ra từ quá trình hấp thụ hơi nước trong khí quyển của SO x là chất ô nhiễm thứ cấp. Quá trình lấy mẫu và phân tích khí thải tại nguồn cho phép xác đònh chủng loại và nồng độ của chất ô nhiễm sơ cấp. Còn quá trình lấy mẫu và phân tích các chất ô nhiễm trong khí quyển cho phép xác đònh chủng loại và nồng độ của chất ô nhiễm thứ cấp. Các chất ô nhiễm thứ cấp thường có tính độc cao hơn các chất ô nhiễm sơ 40 cấp, tuy nhiên, cũng có những chất ô nhiễm thứ cấp lại có tác động tốt cho môi trường. Ví dụ sản phẩm của quá trình phản ứng giữa NH 3 với H 2 O và NO 2 trong khí quyển sẽ tạo thành NH 4 NO 3 là một chất làm “giàu” cho đất. c) Phân loại theo tính chất vật lý Theo tính chất vật lý có thể phân ra các loại chất ô nhiễm không khí như sau: - Chất ô nhiễm không khí ở thể rắn: ví dụ các loại bụi. - Chất ô nhiễm không khí ở thể khí: ví dụ các loại hơi khí độc. - Chất ô nhiễm không khí ở thể lỏng: ví dụ các loại hơi dung môi. 2.4. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO BỤI 2.4.1. Ô nhiễm không khí do bụi - Đònh nghóa: Bụi là một tập hợp nhiều hạt, có kích thước nhỏ bé, tồn tại lâu trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi, khói, mù. Bụi bay có kích thước từ 0,001 - 10μm bao gồm tro, muội, khói và những hạt rắn được nghiền nhỏ, chuyển động theo kiểu Brao hoặc rơi xuống đất với vận tốc không đổi theo đònh luật Stok. Về mặt sinh học, bụi này thường gây tổn thương nặng cho cơ quan hô hấp, nhất là khi phổi nhiễm bụi thạch anh (Silicose) do hít thở phải không khí có chứa bụi bioxit silic lâu ngày. Bụi lắng có kích thước lớn hơn 10μm , thường rơi nhanh xuống đất theo đònh luật Niutơn với tốc độ tăng dần. Về mặt sinh học, bụi này thường gây tổn hại cho da, mắt, gây nhiễm trùng, gây dò ứng … 2.4.2. Phân loại bụi - Theo nguồn gốc • Bụi hữu cơ như bụi tự nhiên (bụi do động đất, núi lửa…); • Bụi thực vật (bụi gỗ, bông, bụi phấn hoa…); • Bụi động vật (len, lông, tóc…); • Bụi nhân tạo (nhựa hóa học, cao su, cement…); • Bụi kim loại (sắt, đồng, chì…); • Bụi hỗn hợp (do mài, đúc…) - Theo kích thước hạt bụi 41 • Khi D > 10 μm : gọi là bụi; • Khi D = 10 – 0,1 μm : gọi là sương mù; • Khi D < 0,1 μm: gọi là khói. Với loại bụi có kích thước nhỏ hơn 0,1 μm (khói) khi hít thở phải không được giữ lại trong phế nang của phổi, bụi từ 0,1- 5 μm ở lại phổi chiếm 80-90%, bụi từ 5- 10 μm khi hít vào lại được đào thải ra khỏi phổi, còn với bụi lớn hơn 10μm thường đọng lại ở mũi. - Theo tác hại Theo tác hại của bụi có thể phân ra: • Bụi nhiễm độc chung (chì, thủy ngân, benzen); • Bụi gây dò ứng viêm mũi, hen, nổi ban…(bụi bông, gai, phân hóa học, một số tinh dầu gỗ…); • Bụi gây ung thư (bụi quặng, crôm, các chất phóng xạ…); • Bụi gây xơ hóa phổi (thạch anh, quặng amiăng…). 2.4.3. Tính chất lý hóa của bụi Tính phân tán Phân tán là trạng thái của bụi trong không khí, phụ thuộc vào trọng lượng hạt bụi (sức nặng) và sức cản của không khí. Bụi bé hơn 10μm sức cản gần bằng sức nặng, chúng sẽ rơi theo tốc độ không đổi. Bụi có kích thước lớn, sức nặng lớn hơn sức cản nên sẽ rơi theo vận tốc tăng dần (bụi rơi có gia tốc). Như vậy những hạt có kích thước lớn sẽ rơi xuống đất còn các hạt bé hơn sẽ bay trong không khí, trong đó bụi cỡ 2 μm chiếm 40-90%. Ví dụ bụi thạch anh cỡ 10 μm trong không khí chuyển động mỗi giây rơi xuống được 7,87 mm, bằng 100 lần tốc độ của hạt bụi có kích thước 1 μm (0,078 mm/s). Tính chất này cho ta thấy rõ ảnh hưởng của bụi đến việc thâm nhập vào cơ quan hô hấp và đến phương pháp phòng chống bụi. Bảng 2.2. sau đây giới thiệu mức độ phân tán của một số loại bụi trong sản xuất (theo Piky). Bảng 2.2. Tỷ lệ % của bụi theo kích thước Thao tác Loại bụi ≤ 2μm 2-5 μm 5-10 μm >10 μm Tiện Phay Mài Gỗ Kim loại Đá 48 37 62 20.0 31.5 24.5 20.0 9.5 10.0 8.0 2.0 3.5 Bảng 2.3. Tỷ lệ lắng bụi cao lanh trên đường hô hấp 42 Kích thước (μm ) % lắng đọng chung % đọng ở đường hô hấp % đọng ở trong phế bào 0.5 0.9 1.3 1.6 5.0 47.8 63.5 68.7 71.7 92.3 9.2 16.5 26.5 46.5 82.7 34.5 50.5 34.8 25.9 9.8 Tùy theo mức độ phân tán của bụi, sự lắng đọng của bụi khác nhau ở các bộ phận của cơ quan hô hấp. Bảng 2.3 giới thiệu sự lắng đọng của bụi cao lanh theo Paul, Hatch 1956. Số liệu trong bảng cho thấy % bụi lắng đọng ở đường hô hấp trên tăng theo kích thước hạt bụi, còn bụi đọng lại ở phế bào thường là những hạt bụi dưới 2 μm. Tính nhiễm điện của hạt bụi Nhờ kính hiển vi, người ta xác đònh được điện tích của hạt bụi. Bụi đặt trong một điện trường 3000 Volt sẽ bò hút với tốc độ khác nhau tùy theo kích thước của hạt bụi. Do đó, khi thiết kế hệ thống xử lý bụi bằng tónh điện cần lưu ý đến kích thước hạt bụi. Bảng 2.4. Tốc độ hút bụi của điện thế 3000 Volt Đường kính (μm) Tốc độ (cm/s) 100 10.0 1.00 0.10 885 88.5 8.85 0.88 Tính cháy nổ Bụi càng nhỏ diện tích tiếp xúc với oxy càng lớn thì tính hóa học càng mạnh và càng dễ bốc cháy, dễ gây nổ. Vì thế nghiêm cấm việc dùng lửa, tia lửa điện, đèn không có bảo vệ tại những nơi sản xuất sinh ra nhiều bụi dễ cháy, nổ. Tính lắng bụi do nhiệt Nếu cho khói chuyển động từ một ống có nhiệt độ cao sang một ống có nhiệt độ thấp hơn rất nhiều sẽ có hiện tượng phần lớn khói lắng đọng trên bề mặt ống lạnh 43 hơn. Hiện tượng này là do sự trầm lắng của các hạt do sự giảm tốc độ chuyển động của phân tử khí theo nhiệt độ. 2.5. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO HƠI KHÍ ĐỘC Theo một trong các cách phân loại nguồn ô nhiễm ở trên chúng ta có thể nói có hai loại nguồn gây ô nhiễm môi trường, đó là nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo. - Nguồn tự nhiên Nguồn này do các hiện tượng thiên nhiên như núi lửa, động đất sinh ra các loại khí cùng nham thạch từ lòng đất phun ra. Các quá trình phân huỷ của các loài động vật, thực vật cũng có thể gây ô nhiễm môi trường như tạo ra các mùi hôi, một số các chất khí, chúng có thể tác dụng với các chất khí trong thiên nhiên hình thành các khí sulfat, nitrat, các loại muối axit cacbonic. - Nguồn nhân tạo Nguồn ô nhiễm này rất đa dạng, phức tạp và có thể chia ra nhiều loại nguồn khác nhau, đó là ô nhiễm do giao thông vận tải, ô nhiễm do các quá trình đốt nhiên liệu, khí thải từ các quá trình sản xuất công nghiệp, nơng nghiệp, dịch vụ thương mại và kể cả từ chiến tranh. 2.5.1. Ô nhiễm do các quá trình đốt Quá trình đốt do các hoạt động của con người, trước hết phải kể đến các quá trình đốt nhiên liệu trong các quá trình công nghệ phục vụ cho các nồi hơi, máy phát điện, các quá trình sấy các loại nông sản, rau quả, gỗ…; sau đó có thể kể đến quá trình đốt phá rừng, làm rẫy, các quá trình nấu ăn… Tuy nhiên, các quá trình này thường gây ít ảnh hưởng hơn quá trình đốt nhiên liệu phục vụ cho công nghiệp. Nhiên liệu ở đây có thể là các loại xăng, dầu (DO, FO, mazut…), các loại than đá, củi, trấu, mùn cưa… Tùy theo lượng nhiên liệu, thành phần, tính chất nhiên liệu và thiết bò đốt, khi đốt sẽ sinh ra các hơi khí độc có thành phần, tính chất và nồng độ khác nhau. Nhìn chung, với các loại nhiên liệu trên, thành phần của khí thải thường chứa các loại như: bụi, SO x , NO x , CO, aldehit. Ngoài các yếu tố trên còn phải kể đến tình trạng thiết bò, trình độ vận hành của công nhân cũng ảnh hưởng rất lớn đến thành phần, nồng độ và tính chất của khí thải. Căn cứ vào thành phần nhiên liệu, khối lượng nhiên liệu tiêu thụ, tình trạng thiết bò… chúng ta có thể xác đònh được thành phần, tính chất và khối lượng chất ô nhiễm sinh ra trong khói thải khi đốt chúng. 2.5.2. Ô nhiễm do giao thông vận tải 44 Các loại hoạt động giao thông vận tải của các loại xe cộ, tàu hỏa, máy bay, tàu thủy… cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến ô nhiễm môi trường. Thông thường các loại phương tiện này cũng sử dụng các loại nhiên liệu như xăng, đặc biệt là dầu FO, DO, mazut. Một vài hiện tại còn sử dụng than đá. Thành phần và tính chất của các chất của các chất gây ô nhiễm trong khói thải của các phương tiện cũng giống như trong các quá trình đốt các loại nhiên liệu tương tự như trên. Ngoài ra tiếng ồn cũng là một vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý và giám sát môi trường. Lượng khí thải sinh ra tuỳ thuộc vào tính năng kỹ thuật của các phương tiện. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào chế độ vận hành, thí dụ lúc khởi động, chạy nhanh, chạy chậm, khi phanh (thắng). Bảng 2.5. Thành phần khí độc hại trong khói thải của động cơ ô tô Chế độ làm việc của động cơ Chạy chậm Tăng tốc độ Ổn đònh Giảm tốc độ Thành phần khí độc hại (%) Etxăng Diezen Etxăng Diezen Etxăng Diezen Etxang Diezen Khí CO Hydrocarbon NO x (ppm) Aldehyde 7,0 0,5 30 30 Vết 0,04 60 10 2,5 0,2 1050 20 0,1 0,02 850 20 1,8 0,1 650 10 Vết 0,01 250 10 2,0 1,0 20 300 Vết 0,03 30 30 2.5.3. Ô nhiễm do hoạt động sản xuất trong công nghiệp Sản xuất công nghiệp sinh ra các chất ô nhiễm rất đa dạng với khối lượng lớn. Ngoài các chất ô nhiễm do các quá trình đốt nhiên liệu như kể trên được thải qua ống khói, mỗi ngành công nghiệp còn sinh ra những chất ô nhiễm đặc trưng, không thể có nguyên tắc xác đònh chung. Dưới đây tóm tắt các chất ô nhiễm chỉ thò cho một số ngành công nghiệp chính như sau: - Công nghiệp gang thép: bụi quặng, oxyt sắt, là các tạp chất rất nhỏ do thổi không khí qua kim loại nóng chảy, các hợp chất flo tạo thành từ chất gây cháy CaF 2 , khí thải chứa bụi, các khí thải từ quá trình đốt lò nung. - Công nghiệp chế biến dầu mỏ: hydrocarbon, các hợp chất chứa lưu huỳnh có mùi hôi (mercaptan), SO x , H 2 SO 4 , H 2 S, NO và NO 2 . [...]... SO2 + O2 = SO3 + H2 O = SO3 H2SO4 3.1.3 Phản ứng trong pha lỏng H2 O = H2SO3 2H2SO3 + O2 = 2 H2SO4 H2SO3 + O3 = H2SO4 + O2 H2SO3 + H2 O 2 = H2SO4 + H2 O SO2 + 3.1.4 Phản ứng quang hóa Phản ứng quang hóa trong khí quyển sinh ra chất ô nhiễm rất quan trọng là ôzon (O3) Ôzon được tạo thành trong quá trình phân chia NO2 dưới tác động của tia cực tím (UV) NO2 + hν = NO + O O + O2 + (M) = O3 O3 + NO = NO2... 12, 5 20 0 0,363 NO2 8,5 113 0 ,20 2 SO2 0,6 9 0,016 Axit hữu cơ (acetic) 0,3 4 0,007 Bụi 0,8 12 0, 022 Bảng 2. 10 Hệ số ô nhiễm của các động cơ diesel (Pound/1.000 gallon dầu diesel) Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm Aldehydes (HCHO) 10 CO 60 Hydrocarbons (C ) 136 NO2 22 2 SO2 40 Axit hữu cơ (acetic) 31 Bụi 110 Cũng theo EPA, 1973 Hệ số ô nhiễm của SO2 còn có thể tính nhanh theo các hệ số ô nhiễm sau đây Bảng 2. 11... Btu/h = 0 ,29 31 Watts 2. 6 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO MÙI HÔI Nói đến ô nhiễm không khí ngoài bụi, các loại hơi khí độc và tiếng ồn, không thể không kể đến các chất gây mùi hôi thối khó chòu Thực chất các chất gây mùi hôi đều là các loại hơi khí độc 51 Các chất gây mùi (kể cả mùi hôi và mùi thơm) đều phát sinh từ các quá trình tự nhiên và hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội - Trong lónh vực hoạt động công nghiệp,... hòa trên bề mặt da Thông thường lượng nhiệt bằng hô hấp và dẫn nhiệt nhỏ và thường không kể 56 đến trong các quá trình tính toán thông gió hoặc điều tiết không khí Câu hỏi kiểm tra và đánh giá: 1 Các nguồn gây ô nhiễm không khí thường gặp? Phân loại nguồn ô nhiễm? 2 Đònh nghóa chất ô nhiễm? Phân loại chất ô nhiễm? 3 Tính chất của bụi? Phân loại bụi? 4 Các chất ô nhiễm trong quá trình đốt nhiên liệu?... (Pouds/1.000 gallons dầu) Bảng 2. 6 Hệ số ô nhiễm trong quá trình đốt nhiên liệu (dầu DO, FO) Chất ô nhiễm Aldehyde Dạng lò đốt Công nghiệp Nhà máy điện Cháy không hoàn toàn Cháy hoàn toàn 0,6 2 2 Sinh hoạt 2 48 CO 0,04 2 2 2 Hydrocarbon 3 ,2 2 2 3 NO2 104 72 72 72 SO2 157.S 157.S 157.S 157.S SO3 2, 40.S 2. S 2. S 2. S Bụi 10 23 15 8 Ghi chú: 1 gallon = 3,785 lít; 1 poud = 450 gram S là % khối lượng lưu huỳnh có trong... V = V(SO2) + V(NO2) + V(H2O) + V(CO2) (m3/Kg) (2. 13) Khi xác đònh được tổng thể tích của sản phẩm cháy, nhân với nồng độ các chất ô nhiễm có trong khí thải ta được tải lượng của các chất ô nhiễm c) Tính toán theo hệ số ô nhiễm * Dựa vào hệ số ô nhiễm không khí (emission factor): Theo EPA cho biết hệ số ô nhiễm khi đốt dầu như sau: (Pouds/1.000 gallons dầu) Bảng 2. 6 Hệ số ô nhiễm trong quá trình đốt... lượng chất ô nhiễm đối với các nguồn đốt than đá, khí thiên nhiên và trong giao thông vận tải như sau Bảng 2. 7 Hệ số ô nhiễm trong quá trình đốt than đá (lb/tấn than đá) Chất ô nhiễm Nhà máy điện Công nghiệp Sinh hoạt và Thương mại Aldehydes (HCHO) 0,005 0,005 0,005 CO 0,5 3 50 CH4 0 ,2 1 10 NO2 20 20 8 SO2 38.S 38 S 38 S Bảng 2. 8 Hệ số ô nhiễm trong quá trình đốt khí thiên nhiên (pound/triệu m3 khí thiên... của khí thải… - Tải lượng chất ô nhiễm: là khối lượng chất ô nhiễm thải ra ngoài khí quyển Đây là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát tán chất ô nhiễm trong khí quyển Tải lượng chất ô nhiễm càng lớn có nghóa là chất ô nhiễm thải ra khí quyển càng nhiều và mức độ ô nhiễm càng tăng - Tốc độ của khí thải: là vận tốc của khí thải trước khi thoát ra khỏi nguồn Thông thường đó là vận tốc của khí. .. tra, đánh giá: 1 Các cơ chế của quá trình biến đổi thường xảy ra trong khí quyển của các chất ô nhiễm? 2 Cơ chế và đo đạc quá trình sa lắng khô? 3 Cơ chế và đo đạc quá trình sa lắng ướt? Tài liệu tham khảo Tiếng Việt: 1 Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và kỹ thuật xử lý, tập 1; Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 20 00 – 20 01 2 Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,... tính chất các chất ô nhiễm trong công nghiệp? 6 Nguồn gây ô nhiễm mùi hôi? Đặc điểm? 7 Nguồn gây ô nhiễm do nhiệt? 8 Các nguồn gây ô nhiễm khác? Tài liệu tham khảo: Tiếng Việt 1 Trần Ngọc Chấn, Kỹ thuật thông gió, tập 1; Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, 1998 2 Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và kỹ thuật xử lý, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 20 00 – 20 01 3 Lê Ba, Kỹ thuật môi trường, Trường . loại chất ô nhiễm không khí như sau: - Chất ô nhiễm không khí ở thể rắn: ví dụ các loại bụi. - Chất ô nhiễm không khí ở thể khí: ví dụ các loại hơi khí độc. - Chất ô nhiễm không khí ở thể. loại hơi dung môi. 2. 4. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO BỤI 2. 4.1. Ô nhiễm không khí do bụi - Đònh nghóa: Bụi là một tập hợp nhiều hạt, có kích thước nhỏ bé, tồn tại lâu trong không khí dưới dạng bụi. 2 2 2 49 CO Hydrocarbon NO 2 SO 2 SO 3 Bụi 0,04 3 ,2 104 157.S 2, 40.S 10 2 2 72 157.S 2. S 23 2 2 72 157.S 2. S 15 2 3 72 157.S 2. S 8 Ghi chú: 1 gallon = 3,785

Ngày đăng: 30/07/2014, 02:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan