nghiên cứu tình hình phòng, chống sốt xuất huyết chủ động dựa vào trường học tại 05 xã của huyện cần giuộc, tỉnh long an

86 2.6K 13
nghiên cứu tình hình phòng, chống sốt xuất huyết chủ động dựa vào trường học tại 05 xã của huyện cần giuộc, tỉnh long an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh lây qua trung gian là muỗi Aedes aegypti và lưu hành trên 100 nước thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Có khoảng 2,5 tỷ người sống trong vùng có nguy cơ [8], [62]. Đại dịch sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ 20 với số mắc hàng năm khoảng 10 triệu người. Tỷ lệ chết trung bình khoảng 5% với khoảng 240.000 trường hợp mỗi năm. Tại Đại hội đồng Tổ chức Y tế Thế giới 5/1998 Tổng Giám Đốc G.H. Brundtland đã tuyên bố: “Thế kỷ 21 là thế kỷ phòng, chống bệnh sốt xuất huyết”[7]. Việt Nam có số mắc và chết do sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue gia tăng kể từ năm 1994 trở lại đây là bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng. Bệnh đã và đang trở thành vấn đề y tế nghiêm trọng, hiện nay bệnh sốt xuất huyết Dengue chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc xin chủng ngừa. Vì vậy, diệt muỗi truyền bệnh vẫn là biện pháp chủ yếu trong phòng và chống bệnh sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue [52],[6]. Phòng và chống bệnh sốt Dengue/ sốt xuất huyết Dengue không thể thực hiện được nếu không có sự tham gia hợp tác của cộng đồng. Có nhiều mô hình để huy động cộng đồng tham gia công tác phòng, chống sốt xuất huyết đã có những thành công nhất định, trong đó có mô hình cộng tác viên hàng tháng đến từng hộ dân thực hiện diệt lăng quăng và hướng dẫn các biện pháp phòng chống. Mô hình kiểm soát lăng quăng bằng cách huy động trưởng ấp, cộng tác viên, y tế ấp, đoàn thể, học sinh… tham gia, mỗi chiến dịch thực hiện 02 ngày. Nhưng đến nay bệnh sốt xuất huyết vẫn tồn tại và có chiều hướng gia tăng [4],[33]. 1 Tại tỉnh Long An bệnh sốt xuất huyết được coi là một trong những vấn đề chăm sóc sức khỏe, bệnh thường xuyên đe dọa đến trẻ em trong tỉnh. Hàng năm, ngành Y tế và các ban ngành đã thực hiện một số mô hình và đầu tư khá nhiều nhân lực, vật lực cho hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết nhưng kết quả chưa theo mong đợi [12],[42]. Nhất là tại huyện Cần Giuộc, diễn biến sốt xuất huyết rất phức tạp bệnh xãy ra quanh năm, không còn theo chu kỳ mùa. Tỷ lệ mắc và vào choáng khá cao thể hiện năm 1996 mắc 1.284 choáng 623 chết 2, năm 2006 mắc 1.182 choáng 169, đến năm 2007 mắc 408 vào choáng 57 ca. Theo hiện tượng tảng băng về dịch tễ học của bệnh thì số mắc ngoài cộng đồng của huyện Cần Giuộc là rất cao. Chúng tôi nhận thấy rằng mỗi hộ gia đình đều có con em là học sinh tiểu học, trung học cơ sở là đối tượng tiếp thu khá nhanh những kiến thức cần thiết để có thể tham gia vào việc diệt muỗi, diệt lăng quăng ở tại trường, tại nhà và nhà bên cạnh. Để hình thành thái độ xem muỗi vằn là côn trùng có hại cần tiêu diệt, kiên quyết không chấp nhận sự có mặt của muỗi và để hình thành ý thức về vai trò khả năng của mình trong việc ứng phó với phòng, chống bệnh sốt xuất huyết. Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu tình hình phòng, chống sốt xuất huyết chủ động dựa vào trường học tại 05 xã của huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An”, với mục tiêu: 1. Tìm hiểu kiến thức-thái độ-thực hành của học sinh trường tiểu học và trung học cơ sở tại 05 xã triển khai chương trình phòng chống sốt xuất huyết. 2. Đánh giá kết quả phòng, chống sốt xuất huyết chủ động dựa vào các chỉ số côn trùng, kiến thức-thái độ-thực hành của phụ huynh học sinh và tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. LỊCH SỬ SỐT DENGUE/ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Lâm sàng bệnh sốt Dengue đã được biết từ trên 200 năm nay, nhưng Virus Dengue gây bệnh thì mãi đến năm 1944 mới tìm ra. Virus Dengue đầu tiên được A.B Sabin tìm ra trong thế chiến thứ II trong những binh lính ở Calcutta, New Guinea và Hawaii. Cùng thời các virus phân lập được ở Ấn Độ từ năm 1943-1944, Hawaii và một chủng ở New Guinea, chúng có một kháng nguyên giống nhau được gọi là DEN-1. Ba chủng khác còn lại ở New Guinea có kháng nguyên khác với chủng trên được gọi là DEN-2 và được coi là các chủng mẫu (DEN-1 Hawaii; DEN-2 New Guinea). Sau đó hai typ huyết thanh khác là DEN-3 và DEN-4 lần lượt được W.McD Hammon tìm ra từ bệnh nhân mắc sốt xuất huyết ở Manila- Philippines, 1956 [14],[52]. Trước đây người ta đã ghi nhận dịch Dengue truyền do muỗi nhưng phải tới 1903 Graham mới đưa ra được dẫn chứng cụ thể và đến 1906 Ban Groft đã chứng minh véc tơ truyền bệnh Dengue là muỗi Aedes aegypti [14]. Vụ dịch đầu tiên được khẳng định là sốt xuất huyết Dengue được ghi nhận tại Philippines vào năm 1953-1954. Từ đó nhiều vụ dịch sốt xuất huyết Dengue lớn đã xãy ra ở hầu hết các nước Đông Nam Á với tỷ lệ tử vong cao. Qua 20 năm, tỷ lệ mắc và sự phân bố về mặt địa lý của SXHD tăng rõ rệt, và hiện nay, ở một số nước Đông Nam Á, các vụ dịch hầu như năm nào cũng xãy ra [23],[34]. 1.2. TÌNH HÌNH SỐT DENGUE/ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TRÊN THẾ GIỚI Dịch Dengue đang là vấn đề lây nhiễm ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới và hiện nay là một bệnh nhiễm Arbovirus toàn cầu. Mỗi năm có chừng 3 100 triệu ca mắc bệnh SD, 250.000 ca SXHD và 25.000 ca tử vong. Nhiễm virus Dengue đã được báo cáo trên 100 nước và 2500 triêu người (2/5 dân số thế giới) đang sống trong vùng dịch Dengue (1). Bệnh đang có chiều hướng gia tăng theo với khách du lịch (2). Dengue là mối quan tâm cho sức khoẻ cộng đồng của cả thế giới bởi vì sự phân bố virus theo địa lý, các véctơ lây truyền, tính chu kỳ của nhiều chủng huyết thanh, và các đợt bùng phát dịch ở những vùng mới. Virus Dengue thuộc họ Flaviviridae và do muỗi Aedes lây truyền. Virus này thuộc nhóm virus RNA có vỏ lipid. Sự nhiễm virus có pha trong máu kéo dài 4-8 ngày và hầu hết nhiễm trùng không có triệu chứng. Mức độ RNA virus thay đổi từ 10 5.5 đến 10 9.3 copies/mL và máu thu được trong giai đoạn này có thể lây nhiễm nếu được truyền cho người khác. Sự lây truyền liên quan chăm sóc sức khoẻ gồm lây truyền qua sản phẩm máu đã được nhắc đến vào tháng 3/2008 ở một tạp chí nghiên cứu [66]. Sự lây nhiễm virus liên quan dịch vụ chăm sóc y tế giữa người bao gồm lây nhiễm qua da, niêm mạc, ghép tuỷ, ghép tạng, thẩm phân, truyền máu và sản phẩm của máu. Tuy nhiên, hiện nay, virus Dengue vẫn chưa được xem nguy cơ an toàn truyền máu. Virus Dengue là thành viên của họ Flaviviridae, có 4 týp huyết thanh khác nhau truyền từ người mắc bệnh sang người lành chủ yếu do muỗi A. aegypti. Mặc dầu một số nghiên cứu ở Ấn Độ nhắc đến vai trò muỗi Ae. Aegypti, Ae. Albopictus, Ae. Vittatus. Nhiễm với một loại týp huyết thanh Dengue thì sẽ có miễn dịch đặc hiệu lâu dài, nhưng không có miễn dịch chéo với týp huyết thanh khác để bảo vệ cơ thể. Trận dịch đầu tiên được xác định do virus Dengue gây ra được Benjamin Rush mô tả vào năm 1780 ở Philadelphia [23] và ca đầu tiên được báo cáo năm 1789, nhưng nguyên nhân do virus và muỗi truyền thì chỉ được nói đến đầu thế kỷ 20 [55]. 4 Khoảng thời gian giữa năm 1975 và 1995, SD/SXHD xãy ra ở 102 nước thuộc khu vực của Tổ chức Y tế Thế giới, trong đó Đông Nam Á có 7 nước dịch lưu hành, ở trong khu vực này tỷ lệ mắc sốt xuất huyết Dengue tăng lên đáng kể trong vòng 17 năm qua và từ năm 1980 trở lại đây (1999) số mắc đã tăng lên gấp 5 lần so với 30 năm trước [34],[55]. Nguyên nhân góp phần làm virus Dengue lan tràn mạnh là do số người di chuyển giữa các trung tâm đông dân cư trên thế giới. Mặt khác, sự lan truyền bệnh SD/SXHD trên toàn thế giới một cách mãnh liệt đã xãy ra tạo điều kiện thuận lợi do sự đô thị hóa không có kế hoạch ở các nước phát triển nhiệt đới trong khi kiểm soát muỗi không có hiệu quả. Khi bắt đầu thế kỷ 21, dịch SD/SXHD là một trong những bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng các vùng công nghiệp nhiệt đới [56],[61]. Chính vì vậy mà dịch Dengue xãy ra đã không ngừng tăng lên trong hầu hết các nước vùng nhiệt đới. Dịch SXH đầu tiên ở Singapore bắt đầu từ năm 1901, sự bùng nổ năm 1960 làm 70 ca nhập viện. Kể từ năm 1960, các vụ dịch lớn xảy ra hằng năm từ 1961-1964 và 1966-1968. Tỷ lệ mắc năm 1969 là 42,2/100.000 và 3- 10/100.000 dân năm 1969-1972. Các vụ dich tiếp theo năm 1986, 1989, 1992, 1998, và 2004 với tỷ lệ mắc tăng gần 10 lần từ 16,7/100.000 dân năm 1987 đến 223,1/100.000 dân năm 2004. Tần suất có vẻ theo chu kỳ 6 năm với đỉnh cao là 1992, 1998, và 2004 [51],[65]. Singapore là nước phát triển công nghiệp hoá nằm trong vùng dịch nên đã sử dụng test phát hiện Dengue để sàng lọc. Tỷ lệ huyết thanh nhiễm Dengue ở S là 45% ở 4 triệu dân. Năm 2005, có 14.209 ca mắc có biểu hiện triệu chứng, trong đó thanh thiếu niên và người trưởng thành là 80% [51], [60]. 5 Hình 1.1. Bản đồ phân bố Virus Dengue và véc tơ truyền bệnh năm 2008 (Nguồn: www.treehugger.com/world-dengue-virus-distirb. Map world distribution of dengue viruses and their mosquito vector, Aedes aegypti [76]) Nhiễm virus Dengue có thể không có triệu chứng những có thể dẫn đến sốt không rõ, SD và SXHD hoặc hội chứng sốc Dengue. Nguy cơ mắc bệnh có thể gia tăng ở người có kháng thể kháng Dengue, hoặc chủ động hoặc thụ động, mặc dầu sốc xuất huyết Dengue/SXHD có thể gây tử vong ở lần nhiễm đầu tiên. Một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân vẫn tiếp tục tiến triển sang sốc xuất huyết Dengue với đông máu lòng mạch mặc dầu đã được điều trị tích cực tức thì [2],[57]. 1.3. TÌNH HÌNH SỐT DENGUE VÀ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở VIỆT NAM Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1960 cho đến nay, trở thành một bệnh dịch lưu hành ở nước ta, là vấn đề y tế quan trọng ở Việt Nam từ hơn 3 thập niên qua số mắc và số chết do bệnh sốt xuất huyết liên tục gia tăng và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nhập viện và tử vong ở trẻ em [21],[57]. Bệnh không chỉ xuất 6 hiện ở đô thị mà cả vùng nông thôn, nơi có muỗi véc tơ truyền bệnh. Dịch sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue bùng nổ theo chu kỳ khoảng 3 - 5 năm. Năm 1998 trên toàn quốc bùng nổ vụ dịch lớn, số mắc bệnh và tử vong cao số mắc là 234.920 người; tử vong 372 tại 56/61 tỉnh thành phố. Vì vậy, ngày 10/10/1998, Thủ tướng Chính Phủ đã có quyết định số 196/1998/QĐ-TTg đưa Dự án phòng chống SD/SXHD trở thành một mục tiêu trong chương trình “Mục tiêu Quốc gia thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh nguy hiểm”[5],[7], [29],[37]. Sốt Dengue là một nguyên nhân gây sốt phổ biến ở các nước nhiệt đới nhưng đã góp phần làm nặng gánh các bệnh lý sốt chưa rõ tại các cơ sở chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở các vùng dịch bệnh tại Việt Nam. Miền Trung, dịch SXHD xãy ra năm 1969 có 1.648 trường hợp mắc và tử vong 54 trường hợp. Năm 1974 dịch bùng phát mạnh ở ven biển miền Trung làm mắc 14.320 trường hợp và tử vong 986 [57]. Nghiên cứu tần suất Sốt Dengue như là nguyên nhân gây sốt tại tỉnh Bình thuận, mô tả những triệu chứng đặc trưng của các bệnh nhân Dengue, phân tích độ chính xác của chẩn đoán của các nhân viên y tế và các yếu tố quyết định của quá trình chẩn đoán. Tỉnh Bình Thuận là một tỉnh nằm trong vùng dịch SXH ở nam VN. Từ 4/2001 đến 3/2002, mẫu huyết thanh của bệnh nhân sốt không rõ nguyên nhân cấp tính được thu thập ở 12 trạm y tế xã ngay khi vào viện và sau đó 3 tuần để chẩn đoán huyết thanh học. Tất cả 697 bệnh nhân được thu mẫu xét nghiệm tìm kháng thể kháng virus Dengue gồm test IgG và IgM. Nhiễm cấp tính (IgM) virus Dengue là 33,6% và đã nhiễm trong quá khứ (IgG) là 57,1%. Nhiễm cấp tính xảy ra chủ yếu ở trẻ < 15 tuổi hơn ở người trưởng thành (7,7% so với 3,5% p<0,001). Người trẻ có nguy cơ cao nhiễm cấp với RR : 0,975 -0,997; p=0,014). Có 48,9% lâm sàng biểu hiện SD được khẳng định bằng huyết thanh dương tính trong khi 32,5% không có lâm sàng nhưng có 7 huyết thanh biểu hiện nhiễm virus (OR: 1,981 và p = 0,025, 95%CI: 1,079- 3,635). Như vậy SD chịu trách nhiệm về sốt không rõ nguyên nhân ở các trạm y tế tại tỉnh Bình Thuận. Nhằm xác định các yếu tố nguy cơ người ta tiến hành chẩn đoán huyết thanh trong hai trường tiểu học và dùng bảng câu hỏi đánh giá cũng như quan sát ở nhà ở. Mẫu huyết thanh lấy gồm 961 trẻ và thử tìm kháng thể kháng virus Dengue IgG bằng kỹ thuật miễn dịch ELISA. Tần suất kháng thể IgG là 65,7% trong quần thể nhân dân tỉnh Bình Thuận tăng dần từ 53% đến 88,2%. Tỷ lệ mắc mới hằng năm ở lần nhiễm đầu tiên là 11,7% bằng cách đánh giá bởi phương trình hồi quy nhị tuyến của tần suất huyết thanh bởi tuổi. Tần suất IgG cao có ý nghĩa ở trẻ em (RR: 1,467; 95%CI: 1,245-1,730), ở lợn (RR: 1,228; 95%CI: 1,002-1,504), thú vật nuôi (RR: 1,238; 95%CI: 1,042-1,470). Nghiên cứu ở các trường tiểu học hai xã Hàm Hiệp và Hàm Kiếm gồm các trẻ từ 7 đến 14 tuổi gồm 631 trẻ, có tỷ lệ IgG (+) là 65,7%; trong đó trẻ 7 tuổi là 53% và trẻ 13 tuổi là 88%. Tỷ lệ nhiễm virus không khác biệt giữa trẻ nam và nữ. Như vậy, dịch SD ở Việt Nam bền vững với tỷ lệ mới mắc hằng năm cao. Lây truyền xảy ra do thú vật nuôi có vai trò quan trọng trong sức khoẻ cộng đồng [59]. Miền Nam, dịch SXHD đầu tiên xãy ra vào năm 1960 với 60 em tử vong, kế tiếp dịch bùng phát ở Cái Bè, Châu Đốc, Hồng Ngự, Tân Châu, Cao Lãnh vào năm 1963 với 331 bệnh nhi nhập viện và 116 trường hợp tử vong [3] và đến năm 1998 bùng nổ vụ dịch lớn trong toàn quốc. Theo báo cáo của Bộ Y tế, bệnh sốt xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhập viện và tử vong ở trẻ em miền Nam Việt Nam. Mặc dầu tỷ lệ tử vong của sốt xuất huyết đã được giảm đáng kể trong 10 năm qua, nhưng tỷ lệ này vẫn còn cao ở một số địa phương [21],[44]. Miền Nam và miền Trung bệnh xuất hiện quanh năm và tần số mắc bệnh nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 10, lứa tuổi mắc bệnh phần lớn là trẻ em. 8 Bảng 1.1. Tình hình mắc, chết do sốt xuất huyết Dengue giai đoạn 1996- 2008 ở khu vực phía Nam Năm Số mắc Số mắc/ 100.000 dân Số chết C/M (%) 1996 55.974 288,0 178 0,3 1997 77.370 319,0 222 0,3 1998 123.997 455,7 347 0,3 1999 22.742 83,6 65 0,28 2000 18.740 69,89 49 0,26 2001 28.584 104,51 71 0,25 2002 21.908 76,6 43 0,196 2003 40.543 146,91 69 0,17 2004 66.183 207,44 103 0,155 2005 44.277 153,1 47 0,106 2006 65.706 201,1 62 0,094 2007 87.950 263,6 81 0,092 2008 82592 248 90 0,11 (Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết năm 2008 của Viện Pasteur TP. HCM [48]) 1.4. TÌNH HÌNH SỐT DENGUE/ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở TỈNH LONG AN Tỉnh Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, Bắc giáp Campuchia, Tây giáp tỉnh Đồng Tháp và Nam giáp tỉnh Tiền Giang. Dân số trung bình 1.434.506, mật độ dân số 317 người/ km 2 , gồm 13 huyện và một thị xã với 190 xã phường - thị trấn. Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông Nam bộ và Tây Nam bộ nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông. Sốt xuất huyết là một bệnh dịch lưu hành trên 14 huyện thị của tỉnh Long An, nhưng tập trung chủ yếu là các huyện miền hạ của tỉnh như Cần Đước, Cần Giuộc, Bến Lức, Châu Thành là những huyện có tập quán chứa nước mưa để uống và sinh hoạt, giống như miền tây Nam bộ, trung bình từ 3,1 vật chứa/ nhà (An Giang) đến 6,3 vật chứa/ nhà (Trà Vinh), nhiều hộ có trên 20 chiếc lu trữ nước ăn đặt ở chung quanh nhà [30],[41],[42]. 9 Sở Y tế ra nhiều công văn tăng cường công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết, ký kết hợp đồng trách nhiệm giữa Sở Y tế và UBND huyện, tổ chức triển khai chiến dịch diệt lăng quăng cho toàn tỉnh. Xã hội hóa các hoạt động phòng chống sốt xuất huyết. Ngành Y tế Long An củng cố Ban chỉ đạo, tăng cường giám sát và đã sử dụng phần mềm quản lý ca bệnh SD/SXHD, giám sát hoạt động côn trùng và huyết thanh virus. Mở các lớp tập huấn về điều trị SXH cho tuyến huyện nhằm nâng cao chất lượng điều trị khắc phục tối đa bệnh SXH tử vong. Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh kết hợp với TTYT DP huyện - thị thực hiện biện pháp giảm mắc. Tập huấn về tăng cường kỹ năng giám sát dịch tễ, thống kê báo cáo, xây dựng đường cong dự báo dịch cho tuyến xã, nâng cao năng lực thống kê, triển khai các lớp về điều tra xử lý ổ dịch nhỏ. Triển khai mạng lưới cộng tác viên và được tập huấn về kỹ năng phát hiện, xử lý ổ lăng quăng và kỹ năng tuyên truyền, tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng 2 đợt cho 1 năm ở tất cả 14 huyện, thị [46]. Hàng năm ngành Y tế Long An đều có kế hoạch hoạt động phòng chống sốt xuất huyết đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về giảm tỷ lệ mắc, giảm tỷ lệ chết khống chế không để dịch lớn xãy ra. Tập trung chủ yếu vào việc làm thay đổi hành vi kiểm soát lăng quăng của các hộ gia đình. Hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới sử dụng mô hình khoan giếng, xây hồ đưa nước sạch cho nhân dân sử dụng ở xã Đông Thạnh huyện Cần Giuộc, cộng tác với Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh nghiên cứu mô hình nâng cao năng lực phòng chống sốt xuất huyết chủ động dựa vào trường học ở huyện Bến Lức. Tuy vậy, từ năm 2003 đến nay, năm nào cũng có ca tử vong về sốt xuất huyết và 2 năm trở lại đây thì tỷ lệ mắc càng nhiều và chết vẫn còn, thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.2. Tình hình mắc, chết do sốt xuất huyết Dengue giai đoạn 2000- 2008 tại Long An 10 [...]... độ, thực hành của phụ huynh dưới tác động của học sinh - Kiến thức của phụ huynh học sinh về sốt xuất huyết + Biết về bệnh sốt xuất huyết + Mức độ nguy hiểm và biện pháp điều trị sốt xuất huyết (không có thuốc điều trị, không có thuốc chủng ngừa, dễ gây tử vong): tỷ lệ biết đúng - Thái độ của phụ huynh học sinh với sốt xuất huyết + Tích cực hỗ trợ con em học sinh trong phòng chống sốt xuất huyết + Có... dịch bệnh Trung tâm Y tế huyện Cần Giuộc Nhân viên trạm y tế 5 xã có TKCTPCSXH và 02 xã không TKCTPCSXH 2.4 CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU 2.4.1 Phần phỏng vấn học sinh 2.4.1.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu - Giới: tỷ lệ nam và nữ - Tỷ lệ học sinh thuộc trường tiểu học và trường trung học cơ sở 2.4.1.2 Biến số phụ thuộc - Kiến thức của học sinh về sốt xuất huyết + Nguyên nhân sốt xuất huyết (virus Dengue,... 5 xã triển khai chương trình phòng, chống sốt xuất huyết (Phước Lại, Vĩnh Đông, Đông Thạnh, Phước Lâm, Tân Kim) thuộc huyện Cần Giuộc và 02 xã không triển khai chương trình phòng, chống sốt xuất huyết (Thuận Thành và Long Hậu) thuộc huyện Cần Giuộc Tất cả học sinh từ lớp 4 đến lớp 7 do đặc điểm của nhóm tuổi này (9 -15 tuổi) thích chơi cá, bắt lăng quăng 7 xã được chọn trong nghiên cứu là do có trường. .. sức khỏe ít được quan tâm do vậy dịch bệnh có điều kiện xãy ra nhiều hơn nhất là sốt xuất huyết Bệnh sốt xuất huyết xãy ra quanh năm ở huyện Cần Giuộc và có tỷ lệ mắc và vào choáng khá cao Bảng 1.3 Số liệu bệnh nhân sốt xuất huyết qua các năm ở huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An Năm Chỉ số Số mắc Số chết 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2 005 2006 2007 2008 1284 662 120 25 121 52 196 215 257 223... 2.3.3.1.Giảng dạy cho học sinh Hai buổi sinh hoạt chủ nhiệm, cung cấp và cập nhật kiến thức mới về phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Giáo viên chủ nhiệm phát phiếu cho học sinh của mình vào thứ sáu, học sinh tiểu học tham gia dọn dẹp vệ sinh, diệt lăng quăng ở nhà trường Học sinh trường trung học cơ sở làm vào ngày thứ bảy và tất cả học sinh tham gia diệt lăng quăng ở nhà mình vào ngày chủ nhật, điền vào phiếu... mắc 1.204 652 775 Số chết 05 02 00 05 04 02 01 06 02 Độ III & IV 196 170 189 267 587 339 472 603 394 456 385 596 1.042 363 Nội dung Sốt Dengue 2003 2004 2 005 2006 2007 2008 1.233 2.670 1.803 3.432 5.702 3.794 (Nguồn số liệu: Báo cáo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Long An [42]) 1.5 TÌNH HÌNH SỐT DENGUE/SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở CẦN GIUỘC Cần Giuộc là một huyện vùng hạ của tỉnh Long An Dân số khoảng 170.000... triển của muỗi, nơi sinh sống của muỗi, đường lây truyền của bệnh ….): tỷ lệ học sinh biết đúng 32 + Triệu chứng của sốt xuất huyết ( biết có sốt, có xuất hiện chấm xuất huyết dưới da, biết có nôn, ói, đau bụng): tỷ lệ học sinh biết đúng + Mức độ nguy hiểm và biện pháp điều trị sốt xuất huyết (không có thuốc điều trị, không có thuốc chủng ngừa, dễ gây tử vong): tỷ lệ học sinh biết đúng - Thái độ đối của. .. tiểu học và trung học cơ sở - Phụ huynh của các học sinh tham gia vào nghiên cứu trên - Dụng cụ chứa nước tại nhà các học sinh tham gia vào nghiên cứu trên Các đối tượng học sinh tham gia phỏng vấn từ 5/9/2008 - 31/10/2008 Phỏng vấn người nhà từ 10/2008 - 3/2009 Thu thập cùng lúc với thu thập điều tra côn trùng 2.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu - Học sinh từ lớp 4 đến lớp 7 đang theo học tại các trường tiểu học. .. tỉnh Long An học sinh thực hiện diệt lăng quăng xung quanh trường và tại nhà học sinh vào mỗi thứ bảy, chủ nhật cuối tuần trong liên tiếp 8 tuần các chỉ số như HI, BI đều giảm [47] + Năm 2007, Tại TP Cần Thơ, Nguyễn Trung Nghĩa - Nguyễn Đỗ Nguyên áp dụng biện pháp kiểm soát muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết với sự hợp tác của học sinh, kết quả các ca mắc giảm, chỉ số HI, BI đều giảm [26] Sốt xuất huyết Dengue... số học sinh trong từng cụm khối lớp của từng trường, xác định khoảng mẫu K K= Tổng số học sinh trong cụm khối lớp được chọn Số học sinh cần điều tra của cụm khối + Chọn ngẫu nhiên một số (t) là học sinh đầu tiên được chọn, các học sinh kế tiếp là: t + k, t + 2k… 2.2.2.2 Chọn cỡ mẫu ngẫu nhiên đơn đối với học sinh ở 2 xã không triển khai chương trình phòng, chống sốt xuất huyết như sau: - Ở tại 2 xã . do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình phòng, chống sốt xuất huyết chủ động dựa vào trường học tại 05 xã của huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An , với mục tiêu: 1. Tìm hiểu. độ-thực hành của học sinh trường tiểu học và trung học cơ sở tại 05 xã triển khai chương trình phòng chống sốt xuất huyết. 2. Đánh giá kết quả phòng, chống sốt xuất huyết chủ động dựa vào các chỉ. xã Đông Thạnh huyện Cần Giuộc, cộng tác với Viện Pasteur Thành Phố Hồ Chí Minh nghiên cứu mô hình nâng cao năng lực phòng chống sốt xuất huyết chủ động dựa vào trường học ở huyện Bến Lức.

Ngày đăng: 30/07/2014, 02:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan